1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.99 KB, 43 trang )


Nguyễn Thị Hồng (2006) sinh viên khoa thương mại quốc tế, trường Đại học

Thương mại với đề tài:“Một số giải pháp nhằm hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện

hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị ngành than ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu

than Việt Nam”. Đề tài này đã tìm hiểu được sự khó khăn trong khâu làm thủ tục hải

quan, thuê tàu, lưu cước tại công ty và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Lê Thị Thu Thảo (2012) sinh viên khoa thương mại quốc tế, trường Đại học

Thương mại với đề tài: “ Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

phân phối thép tại cơ quan văn phòng tổng cơng ty Thép Việt Nam. Qua đề tài nghiên

cứu này, sinh viên nghiên cứu đã tìm hiểu được nguyên nhân của sự khó khăn trong tổ

chức thực hiện hợp đồng của công ty Thép Việt Nam là khâu làm thủ tục hải quan và

thanh tốn, từ đó đã đưa ra các giải pháp giải quyết tình trạng này.

Tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều có những điểm riêng nghiên cứu về một vấn đề

khác nhau đối với từng dòng hàng riêng biệt trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập

khẩu của doanh nghiệp nghiên cứu.

Đề tài “Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu thực

phẩm của Công Ty Cổ Phần Cơng nghệ và Thực phẩm Hồng Lâm” sẽ là lần đầu

tiên đi sâu nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu cho dòng hàng

nguyên liệu thực phẩm của công ty cổ phần Thương mại và Cơng nghệ thực phẩm

Hồng Lâm.

1.3 . Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở xem xét thực trạng của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại

Công ty Cổ phần Thương mại và Cơng nghệ thực phẩm Hồng Lâm để đưa ra các giải

pháp nhằm nâng cao và hồn thiện cơng tác này ở Công ty.

1.4 . Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hoạt động trong quá trình tổ chức

thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ thực

phẩm Hoàng Lâm.

1.5 . Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài sẽ phân tích, nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng

hóa cả về dữ liệu và số liệu của cơng ty xét trên 2 góc độ khơng gian và thời gian.

Thời gian: Đề tài sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu trong giai đoạn 2012-2014



2



Khơng gian: Nghiên cứu sẽ chỉ tiến hành phân tích trong phạm vi Công Ty Cổ

phần Thương mại và Công nghệ thực phẩm Hoàng Lâm.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

1.6.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Sử dụng phương pháp Phi Thực Nghiệm. Cụ thể là:quan sát và điều tra bằng câu

hỏi

- Phương pháp quan sát thực tế kinh doanh của công ty, tổng kết thực tiễn hoạt

động nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm của công ty cổ phần

thương mại và công nghệ thực phẩm Hoàng Lâm.

- Phương pháp điều tra bằng Phiếu Điều tra câu hỏi: Dự kiến nghiên cứu định

lượng 15 phiếu điều tra dành cho đối tượng cán bộ quản lý một số phòng ban, bộ phận

trong cơng ty như phòng mua hàng, phòng tài chính kế tốn, phòng hành chính nhân

sự trong công ty.

- Phỏng vấn sâu : Tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng là cán bộ trong

cơng ty để được khái qt tình hình hoạt động của công ty, về cơ sở vật chất, về nhân

sự và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Cơng ty, phát hiện ra các vấn đề còn

tồn tại và nguyên nhân. Đồng thời phỏng vấn những người trực tiếp tham gia vào hoạt

động nhập khẩu hàng hóa của Công ty để nắm được cụ thể các bước cũng như những

vướng mắc thường gặp khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

Bảng hỏi ( hay phiếu điều tra chuyên sâu) và câu hỏi phỏng vấn được trình bày

trong phần phụ lục của luận văn.

1.6.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn chính là:

+ Nguồn dữ liệu bên trong: Các báo cáo tài chính về tình hình hoạt động chung

của cơng ty, về tình hình xuất khẩu, báo cáo nghiên cứu thị trường....

+ Nguồn tài liệu bên ngồi: Đó là các tài liệu chuyên ngành về hoạt động kinh

doanh thương mại quốc tế như giáo trình, một số báo, tạp chí chun ngành, 1 số

website của Bộ Cơng nghiệp, bộ Thương Mại, một số văn bản liên quan đến hoạt động

xuất khẩu như các quy định của Chính Phủ, của Bộ tài chính... và khóa luận của các

khóa trước.



3



1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

 Phương pháp thống kê: Thống kê và sử dụng dữ liệu sơ cấp thu được qua việc

tổng hợp kết quả từ bảng câu hỏi và câu hỏi phỏng vấn.

 Phương pháp so sánh: So sánh kết quả kinh doanh nói chung và tình hình kinh

doanh xuất khẩu nói riêng theo thị trường và theo mặt hàng qua 3 năm gần đây nhất

2012-2013-2014.

 Phương pháp tiếp cận thực tiễn các vấn đề lý luận: nghiên cứu và so sánh quy

trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thực tế diễn ra tại doanh nghiệp với lý thuyết xem

có những điểm khác biệt như thế nào.

1.7. Kết cấu của khóa luận.

Khóa luận thực hiện nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của

công ty được phân thành bốn chương, dựa trên đối tượng nghiên cứu,mục đích

nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:

Chương 1: Tổng quan về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty

Thương mại và Công nghệ thực phẩm Hồng Lâm.

Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu

thực phẩm của Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ thực phẩm Hồng Lâm.

Chương 3: Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu thực

phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại và Cơng nghệ thực phẩm Hồng Lâm.

Chương 4: Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu thực

phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại và Cơng nghệ thực phẩm Hồng Lâm.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU.

2.1. Một số khái niệm cơ bản.

2.1.1 Khái niệm hợp đồng nhập khẩu.

Dựa trên những gì được học tại nhà trường, cá nhân em xin đưa ra khái niệm hợp

đồng nhập khẩu như sau:

Hợp đồng nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau

và phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể.

Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là loại hợp đồng mua bán đặc biệt hay hợp đồng

mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các

nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu ( bên bán ) có nghĩa vụ chuyển

4



quyền sở hữu hàng hóa cho bên khác gọi là bên nhập khẩu ( bên mua ), một tài sản

nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.

2.1.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu.

Bước 2: Mở L/C ( nếu thanh toán bằng L/C ).

Bước 3: Thuê tàu lưu cước.

Bước 4: Mua bảo hiểm.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Bước 6: Giao nhận và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.

Bước 7: Thanh toán cho người xuất khẩu.

Bước 8: khiếu nại và xử lý hợp đồng.

2.2. Một số lý thuyết về quy trình thực hiện hợp đồng.

2.2.1. Nội dung hợp đồng nhập khẩu.

Một hợp đồng nhập khẩu thường có hai phần chính là: Những điều trình bày

chung và điều khoản của hợp đồng.

- Trong phần trình bày chung thường có:

+ Số hiệu của hợp đồng ( contract number): Đây không phải là nội dung pháp lý

bắt buộc của hợp đồng nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám

sát điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.

+ Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng: Nội dung này có thể ở đầu của hợp đồng

nhưng cũng có thể ở cuối của hợp đồng. Trong trường hợp không có những thỏa thuận

gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết.

+ Tên và địa chỉ của cả bên nhập khẩu và bên xuất khẩu: Đây là phần chỉ rõ các

chủ thể của hợp đồng nên cần phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: Tên ( theo giấy

phép thành lập ), địa chỉ, người đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký hợp đồng.

+ Những định nghĩa dùng trong hợp đồng: Trong hợp đồng có thể sử dụng các

thuật ngữ mà các thuật ngữ này ở các quốc gia khác nhau có thể được hiểu theo các

nghĩa khác nhau. Để tránh hiểu lầm, những thuật ngữ hay những vấn đề quan trọng

cần được định nghĩa.

+ Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định chính phủ đã ký



5



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

×