Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.05 KB, 67 trang )
34
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Như đã trình bày ở trên, quá trình tuyển dụng và lựa chọn lực lượng bán
hàng tại chi nhánh được diễn ra theo một trình tự rõ ràng. Tại chi nhánh có sự
phân công nhân sự phụ trách việc tuyển dụng nhân viên bán hàng. Có bản mô tả
công việc rõ ràng cũng như các yêu cầu cho ứng viên. Đồng thời việc tuyển chọn
cũng có những tiêu chí để người tuyển dụng có thể dựa vào đó tuyển chọn những
ứng viên thích hợp. Việc tuyển dụng diễn ra khá nhanh gọn, dựa vào việc sử
dụng sức mạnh của internet giúp thông tin được lan truyền nhanh chóng và trên
diện rộng. Và tiết kiệm chi phí cho việc tuyển dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì việc tuyển dụng vẫn có những
nhược điểm nhất định.
Thứ nhất, việc phỏng vấn ứng viên chỉ có một lần phỏng vấn mà không
được chia làm hai vòng là phỏng vấn lần đầu và phỏng vấn chuyên sâu, đây có lẽ
là một trong những hạn chế của quy trình tuyển dụng và lựa chọn. Việc phỏng
vấn lần đầu giúp cho nhà tuyển dụng tìm hiểu những thông tin cơ bản của ứng
viên như hình dáng, giọng nói, tính cách.
Việc phỏng vấn chuyên sâu là để kiểm tra kỹ năng, năng lực của ứng viên
xem có phù hợp với vị trí bán hàng hay không. Như vậy, việc phỏng vấn hai lần
sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên, tránh việc tuyển
chọn nhầm người gây lãng phí cho việc huấn luyện cũng như chi phí thử việc.
Tiếp đến, việc tuyển dụng và lựa chọn nhân viên bán hàng tại chi nhánh
còn có một trong những hạn chế nữa đó là công ty đã bỏ qua một nguồn tuyển
mộ ứng viên khá tiềm năng đó là các trung tâm nghề, cao đẳng. Đây là ngồn lực
đã được trang bị kiến thức một cách khá là hệ thống, nếu được đào tạo thực tế có
thể làm việc một cách chuyên nghiệp.
Thứ ba, toàn bộ quá trình tuyển chọn nhân viên bán hàng của chi nhánh
chỉ có sự tham gia của bộ phận hành chính – nhân sự, đây có lẽ là một thiếu xót.
Các bộ phận có liên quan trực tiếp đến việc quản lý lực lượng bán hàng là các
cửa hàng trưởng là những người hiểu hơn ai hết về toàn bộ công việc của nhân
viên bán hàng và có kinh nghiệm để lựa chọn những ứng viên chất lương. Chính
vì vậy, quá trình tuyển dụng hoặc vòng phỏng vấn nên có sự tham gia của cửa
hàng trưởng, để quá trình tuyển dụng đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra các tiêu chí tuyển chọn vòng sơ tuyển vẫn còn chưa cụ thể từng
chi tiết cũng như thang điểm rõ ràng và các câu hỏi cụ thể để ứng viên tiện đánh
giá.
Cuối cùng, sau quá trình tuyển dụng chi nhánh không có một chương trình
đánh giá mức độ thành công của chương trình tuyển dụng.
34
Sinh viên: La Khắc Linh
Lớp: QTKD Tổng hợp A
35
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
2.2.2.1.2 Đào tạo nhân viên bán hàng
Với nhân viên mới được tuyển chọn
Người chịu trách nhiệm đào tạo là cửa hàng trưởng là người đã có kinh
nghiệm trong quản lý nhà sách và hiểu biết về chi nhánh.
Nhân viên được đào tạo trực tiếp tại nhà sách với ưu điểm có đầy đủ môi
trường, các điều kiện về sản phẩm để minh họa cho nhân viên bán hàng. Nhân
viên sau khi học xong có thể được thực hành và kiểm tra ngay tại chỗ.Phương
pháp huấn luyện chủ yếu vẫn là bài giảng và huấn luyện trong công việc. Với các
nội dung về kiến thức thì sẽ phát tài liệu và giải thích cho nhân viên bán hàng về
lịch sử hình thành, sản phẩm…Với các nội dung về kỹ năng, cửa hàng trưởng sẽ
làm mẫu và hướng dẫn nhân viên thực hành ngay tại chỗ. Với nội dung về kiến
thức nhân viên sẽ được học kiến thức về chi nhánh, sản phẩm, ngành hàng. Về
mặt kỹ năng, các kỹ năng chủ yếu mà nhân viên bán hàng ở chi nhánh được học
là các kỹ năng bán hàng hiệu quả, cách giải quyết các vấn đề phát sinh.
Và sau đó, thường thì nhân viên mới sẽ được tập sự bằng cách bắt tay
ngay vào công việc, nhưng cùng với sự kèm cặp hướng dẫn của nhân viên cũ để
thực hiện các nghiệp vụ bán hàng.
• Với nhân viên cũ của chi nhánh
Chi nhánh rất khuyến khích nhân viên tự nguyện đi học tập nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy với lao động xin đi học nâng cao trình độ, chi
nhánh tạo điều kiện và có các chế độ khuyến khích động viên riêng: Cho phép
nghĩ làm nhưng vẫn hưởng lương cơ bản và hỗ trợ một phần học phí và chi phí
học tập.
Tuy nhiên để đảm bảo về số lượng nhân lực phuc vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh và cơ chế giám sát kiểm tra nguồn nhân lực, những ai có nhu cầu xin
đi học thêm nâng cao trình độ chuyên môn phải viết đơn xin ý kiến giới thiệu của
cửa hàng trưởng và gửi lên cho bộ phận hành chính nhân sự. Bộ phận nhân sự
tổng hợp các đơn, loại bỏ các đơn không hợp lệ, sau đó trình lên Giám đốc duyệt.
Giám đôc xem xét lại thực trạng hoạt của nhà sach có người nộp đơn, từ đó sẽ
chuẩn đơn và đưa ra thời gian để nhân viên đó có thời gian học tập mà không làm
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh mà chi nhánh có nhu cầu
phải nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng bán hàng của mình. Trong
trường hợp này chi nhánh sẽ cử nhân viên của mình tham gia vào các khóa học,
lớp học về mảng chuyên môn này. Chi nhánh sẽ chu cấp toàn bộ học phí học tập
và các khoản phụ cấp bù đắp năng suất lao động cho nhân viên đó.
•
35
Sinh viên: La Khắc Linh
Lớp: QTKD Tổng hợp A
36
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Việc đào tạo và huấn luyện tại chi nhánh về cơ bản là đã có một quy trình
hợp lý, nội dung đào tạo bám sát với những yêu đòi hỏi của công việc bán hàng.
Đặc biệt là các nhân viên cũ hướng dẫn và chỉ dạy các nhân viên mới là phương
pháp rất hiệu quả và tiết kiệm.
Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế cần được xem xét . Trong nội dung
của chương trình đào tạo và huấn luyện nhân viên bán hàng tại chi nhánh vẫn còn
thiếu về đối thủ cạnh tranh, về kỹ năng thu thập thông tin và việc lên hồ sơ khách
hàng, những yếu tố về hành vi của khách hàng và yếu tố môi trường. Nội dung
đào tạo mới dừng lại ở việc bán hàng, chứ chưa đạt tới mục tiêu đào tạo mỗi
nhân viên bán hàng là một người giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả marketing.
Và một việc quan trọng nữa là sau khi tiến hành đào tạo chưa có chương trình
đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo.
2.2.2.2 Giám sát, kiểm tra, và đánh giá nhân viên bán hàng
Giám sát, kiểm tra nhân viên bán hàng
_ Nội dung, phương pháp giám sát và kiểm tra:
Chi nhánh thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động
tại nhà sách. Các hoạt động kiểm tra, giám sát này gồm có: kiểm tra định kỳ
( hàng tháng, hàng quý) và kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra thường do giám đốc
và bộ phận hành chính – nhân sự phụ trách. Trong một số trường hợp đặc biệt chi
nhánh còn thành lập các đoàn kiểm tra có chuyên viên phụ trách và cán bộ của cơ
quan chức năng cử xuống. Ngoại ra còn thông qua khách hàng: chi nhánh sử
dụng các hòm thư góp ý để khách hàng có thể đưa ra các ý kiến về hàng hóa
cũng như thái độ phục vụ…
Nội dung kiểm tra:
+ Tình hình thực hiện kế hoạch được giao
+ Kiểm tra mặt hàng kinh doanh: Chủng loại và chất lượng hàng
hóa có đảm bảo không, có phù hợp với giấy phép kinh doanh không.
+ Các chính sách, chế độ, điều kiện làm việc của nhân viên bán
hàng có được đảm bảo không.
+ Thái độ làm việc, phục vụ của nhân viên bán bàng, vấn đề giải
quyết thắc mắc của khách hàng…
•
_ Kết quả của công tác kiểm tra,giám sát:
Trong những ngày đầu hoạt động của các nhà sách thì một số nhân viên
bán hàng có vi phạm nội quy, quy chế của chi nhánh như: đi làm muộn, trong giờ
36
Sinh viên: La Khắc Linh
Lớp: QTKD Tổng hợp A
37
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
làm việc bỏ ra ngoại. Nhưng do công tác kiểm tra, giám sát được chi nhánh quan
tâm và quá trình nâng cao chất lượng lao động, nên tình hình đã được cải
thiện( Từ cuối năm 2009 chở lại đây chi nhánh không có tình trạng thất thoát
hàng hóa, tài sản, các hàng hóa kinh doanh đúng chủng loại và chất lượng, thái
độ làm việc của nhân viên bán hàng cũng không có sự thắc mắc, phàn nàn nhiều
từ khách hàng.
• Đánh giá nhân viên bán hàng
_ Lực lượng bán hàng tự đánh giá
Tại mỗi nhà sách của chi nhánh cửa hàng trưởng tiến hành đánh giá các
nhân viên làm việc trong nhà sách mình quản lý. Cách thức đánh giá đó là nhận
xét và xếp loại theo mẫu có sẵn và nộp về chi nhánh. Các tiêu chí đánh giá dành
cho nhân viên bán hàng do cửa hàng trưởng đánh giá gồm các mặt kỉ luật, kiến
thức, kỹ năng. Để đánh giá về kỉ luật căn cứ trên các quy định về nội quy lao
động dành cho nhân viên bán hàng tại chi nhánh, cửa hàng trưởng đối chiếu và
xem xét đánh giá xem nhân viên đã tuân thủ hay chưa. Các tiêu chuẩn có thể kể
đến đầu tiên như là về thời gian. Nhân viên bán hàng được yêu cầu đi làm đúng
giờ quy định. Trong giờ giấc làm việc của nhân viên cũng quy định về thời gian
nghĩ trưa. Việc chấp hành nghiêm túc kỉ luật còn được đánh giá cả tác phong và
nề nếp làm việc. Nhân viên có chấp hành nghiêm túc việc mặc đồng phục và đeo
the trong giờ làm việc. Ngoài ra, còn nhiều các quy định khác về kỉ luật cũng như
là cơ sở để quản lý nhà sách đánh giá nhân viên bán hàng. Đánh giá về kết quả
thực hiện công việc, các tiêu chí để đánh giá gồm có: mức độ hoàn thành công
việc được giao, tinh thần trách nhiệm khi làm việc. Đánh giá về kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, trình độ và năng lực của nhân viên bán hàng, cửa hàng trưởng
dựa trên quan sát của mình để đánh giá xếp loại. Cuối cùng, tiêu chí được sử
dụng đó là cách thức mà nhân viên bán hàng giải quyết các vấn đề phát sinh khi
bán hàng và tính cách con người.
Sau khi cửa hàng trưởng đánh giá các nhân viên bán hàng thuộc sự quản
lý của mình, ngược lại các nhân viên bán hàng cũng được sử dụng các tiêu chí
trên để đánh giá lại cửa hàng trưởng và nộp kết quả về chi nhánh.
_ Đánh giá của ban quản trị tại chi nhánh
Tại chi nhánh sử dụng hình thức đánh giá thông qua việc tiến hành kiểm
tra định kỳ các nhân viên bán hàng làm việc tại nhà sách của công ty.
Việc kiểm tra được tiến hành bởi ban kiểm tra gồm có: giám đốc chi
nhánh, nhân viên bộ phận hành chính – nhân sự. Các thức kiểm tra đối với
nhân viên bán hàng là làm bài trắc nghiệm kết hợp phỏng vấn tại chỗ. Bài trắc
37
Sinh viên: La Khắc Linh
Lớp: QTKD Tổng hợp A
38
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
nghiệm được chia làm bốn phần. Phần thứ nhất có nội dung về kiến thức sản
phẩm có 5 câu hỏi mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Phần thứ hai, nhân viên
bán hàng được hỏi về kỹ năng bán hàng và hiểu biết về thị trường, bao gồm 5
câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Phần thứ 3 là hiểu biết về nội quy
và quy chế cũng gồm có 5 câu hỏi, mỗi trả lời đúng được 1 điểm. Phần cuối
cùng là trả lời những câu hỏi tình huống đặt ra gắn liền với việc bán hàng.
Việc phỏng vấn tại chỗ, nội dung là các câu hỏi trực tiếp của ban kiểm tra đặt
ra và không giới hạn câu hỏi. Nhân viên bán hàng còn được kiểm tra trực tiếp
tại gian hàng để tiến hành đánh giá.
Sau khi kiểm tra đánh giá thì kết quả là cơ sở để tiến hành đánh giá hiệu
quả của việc đào tạo và giám sát tại chi nhánh. Nó cũng là cơ sở để đánh giá
khen thưởng nhân viên bán hàng.
Công tác đánh giá nhân viên bán hàng tại chi nhánh được cho là đã đánh
giá được các mặt của lực lượng bán hàng một cách khá chính xác. Cũng theo như
kết quả điểu tra sơ cấp, nhân viên bán hàng cũng có cùng nhận xét tốt về việc
đánh giá lực lượng bán hàng tại chi nhánh
Vào quý 2 năm 2010 chi nhánh có thực hiện một cuộc điều tra để đánh giá
mức độ hài lòng của nhân viên bán hàng đối với công tác đánh giá lực lượng bán
hàng của chi nhánh. Cuôc điều tra được thực hiện một cách công khai và các
nhân viên bán hàng được phát cho bảng hỏi, không phải ghi tên và trả lời sau đó
nộp lại . Bảng hỏi gồm 5 câu hỏi về độ hài lòng với phương pháp đánh giá cũng
như người đánh giá. Các câu hỏi này có thang điểm mức hài lòng tăng dần từ 17. Nếu tổng điểm đưới 15 điểm là không đồng ý, từ 15 – 20 điểm là trung hòa và
trên 20 điểm là đồng ý. Theo như kết quả điều tra trên thì có 9% nhân viên cho
rằng việc đánh giá là không đồng ý, có 44% trung hòa và có 47% nhân viên đồng
ý (như biểu đồ 2.1). Như vậy đa số nhân viên cho rằng việc đánh giá là chính
xác.
Tuy nhiên việc đánh giá cũng còn một số hạn chế. Về các tiêu chí đánh
giá, đặc biệt các tiêu chí trong bản đánh giá dành cho quản lý cửa hàng vẫn còn
khá chung chung, các tiêu chí như vậy sẽ khiến cho việc đánh giá chỉ dựa vào
cảm tính và thiếu đi sự công bằng chính sách. Các tiêu chí này cần cụ thể hơn
nữa bằng các câu hỏi. Sau khi tiến hành đánh giá, công ty cần có một cuộc phỏng
vấn đánh giá với lực lượng bán hàng nhằm xét lại toàn bộ tình hình thực hiện
công việc của nhân viên bán hàng.
38
Sinh viên: La Khắc Linh
Lớp: QTKD Tổng hợp A
39
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Biểu đồ 2.1. Đánh giá thành tích chính xác
Nguồn: công ty cổ phần văn hóa Phương Nam chi nhánh Hà Nội
2.2.2.3 Chế độ thù lao và tạo động lực cho nhân viên bán hàng
Mỗi nhân viên lựa chọn làm một công việc là để tìm kiếm, thỏa mãn nhu
cầu nào đó. Nhu cầu cơ bản là có khoản thu nhập để có thể có trang trải cho cuộc
sống hàng ngày và cao hơn là có mức sống tôt. Và được làm việc trong môi
trường an toàn, giao lưu với đồng nghiệp, mở rộng mối quan hệ và được người
khác tôn trọng, ngoài ra còn được học hỏi phát triển bản thân và tự khẳng định
mình. Vì vậy để thỏa mãn được nhu cầu trên chi nhánh cũng đưa ra các chính
sách thù lao cho người lực lượng bán hàng để có thể tạo động lực làm việc cho
họ gồm có thù lao vật chất và thu lao tinh thần.
• Thù lao vật chất
Về lương cơ bản là số tiền giới hạn trả cho nhân viên bán hàng trên cơ sở
thường xuyên thực hiện các hoạt động đã định liên quan đến bán hàng, chi nhánh
tính lương theo thâm niên. Mức lương khởi điểm cho nhân viên vào thử việc là
45.000 đồng cho một ca làm việc 7,5 tiếng. Mức lương này được tăng dần qua
các năm tương ứng với thâm niên làm việc của nhân viên như bảng 2.2
Đáng chú ý hơn cả trong biện pháp khuyến khích động viên lực lượng bán
hàng tại chi nhánh phải kể tới chương trình khoán doanh thu mà chi nhánh đang
áp dụng. Chương trình khoán doanh thu là chương trình mà trong đó chi nhánh
sẽ tính ra một mức kỳ vọng về doanh số cho lực lượng bán hàng trên cơ sở cân
nhắc đầy đủ các yếu tố về môi trường, đối thủ cạnh tranh…khi lực lượng bán
hàng đạt mức kỳ vọng đó sẽ được thưởng theo tỷ lệ quy định trong chương trình
của chi nhánh. Chương trình này nhắm tới mục tiêu cho cả chi nhánh và người
lao động hay chính là nhân viên bán hàng theo hướng hai bên cùng có lợi. Với
mục tiêu về phía công ty là nhằm thúc đẩy doanh số và nâng cao lợi nhuận, tạo
mục tiêu cạnh tranh cụ thể cho cá nhân, tăng sức cạnh tranh trong tuyển dụng và
đào tạo cũng như tăng tính thống nhất, đoàn kết trong tập thể. Mục tiêu về phía
người lao động là nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo mục tiêu cạnh tranh
cá nhân và nâng cao ý thức của lực lượng bán hàng với cá nhân với tập thể, chi
nhánh. Không có một công thức tính thưởng cố định bởi nó được bộ phận kế toán
xem xét kết hợp với các yếu tố tác động của từng giai đoạn khác nhau.
Bảng 2.2 Bảng lương cơ bản và mức thưởng của nhân viên bán hàng tại chi
nhánh
Chỉ tiêu
Thử việc
1 năm
2 năm
3 năm
39
Sinh viên: La Khắc Linh
Lớp: QTKD Tổng hợp A
40
Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Mức lương/1 ca
45
50
60
65
(đơn vị: nghìn VNĐ)
Mức thưởng
300
400
450
500
(đơn vị: nghìn VNĐ)
Nguồn: công ty cổ phần văn hóa Phương Nam chi nhánh Hà Nội
Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp: phụ cấp là tiền trả công lao động
ngoài tiền lương cơ bản, bổ sung cho lương cơ bản, nó bù đắp thêm cho người
lao động khi họ phải làm việc trong điều kiện không ổn định và không thuận lợi
mà những thiệt hại đó chưa được tính vào lương cơ bản.
Bên cạnh đó nhân viên bán hàng cũng được nhận các phúc lợi xã hội theo
chế độ nhà nước quy định. Điều này thể hiện sự quan tâm của chi nhánh tới đời
sống của nhân viên bán hàng, kích thích nhân viên gắn bó trung thành với chi
nhánh. Cụ thể chi nhánh thực hiện đầy đủ các khoản phúc lợi sau: tiền bảo hiểm
y tế, bảo hiểm xã hội; và tiền nghỉ trong thời gian thai sản, trợ cấp ốm đau. Chi
nhánh tiến hành thưởng cho nhân viên vào ngày lễ như tết dương lịch, âm lịch,
ngày quốc tế phụ nữ, quốc tế lao động. Đặc biệt là tết âm lịch được thưởng 1
tháng lương cơ bản. Còn các ngày lễ khác thì mức thưởng tùy thuộc vào từng
năm khác nhau và phụ thuộc vào thâm niên như bảng số 2.2
• Thù lao tinh thần
Ngoài các khoản thù lao vật chất, chi nhánh còn áp dụng các khoản thù
lao phi vật chất đối với đội ngũ nhân viên bán hàng nhằm tạo động lực tinh thần
cho nhân viên bán hàng thông qua các hoạt động của tổ chức công đoàn. Hàng
năm chi nhánh đều tổ chức các chương trình du lịch, nghỉ mát. Có các chương
trình khen thưởng, tuyên dương những nhân viên xuất sắc.
Nhìn chung thì chế độ thù lao của chi nhánh có lương cơ bản có thể thõa
mãn các nhu cầu cơ bản hàng ngày của nhân viên và các khoản thưởng, phụ cấp
để khuyến khích nhân viên làm viêc và gắn bó với chi nhánh. Đồng thời các hoạt
động tuyên dương khen thưởng, tổ chức du lịch và nghỉ mát hàng năm để thỏa
mãn các nhu cầu xã hội của nhân viên, các hoạt động này làm nhân viên có gắng
làm việc và gắn bó, yêu mến chi nhánh . Và có các khoản phúc lợi xã hội tuân
theo quy định của pháp luật và quan tâm tới người lao động.
Tuy nhiên công cụ khuyến khích chưa thực sự khích lệ tinh thần đối với
nhân viên bán hàng cơ hội thăng tiến của nhân viên bán hàng là khá nhỏ. Và mực
thu nhập của nhân viên cũng đang còn thấp nên chưa thực sự hấp dẫn nhân viên
bán hàng chuyên nghiệp và sự gắn bó của nhân viên bán hàng với chi nhánh, nên
thỉnh thoảng vẫn có nhân viên bán hàng xin thôi việc.
40
Sinh viên: La Khắc Linh
Lớp: QTKD Tổng hợp A