1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

b) Nhóm các nhân tố chủ quan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.97 KB, 77 trang )


Để nâng cao chất lượng quản lý trong doanh nghiệp cũng như nâng cao

trình độ năng lực của lao động thì việc đầu tư phát triển và bồi dưỡng cần

phải được coi trọng.

Mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức lao động khoa học, đảm

bảo và trang bị đầy đủ các điều kiện, môi trường làm việc an toàn, vệ sinh cho

người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có các chính sách động

viên, khuyến khích nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến, nâng cao

chất lượng sản phẩm thông qua chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Mức

thưởng phạt phải phù hợp, tương ứng với phần giá trị mà người lao động làm

lợi hay gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

-Trình độ máy móc, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng

Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố

cơ bản, quyết định tới chất lượng sản phẩm.

Trình độ hiện đại, tính đồng bộ và khả năng vận hành công nghệ... ảnh

hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, thật khó tin

rằng với trình độ công nghệ, máy móc ở mức trung bình mà có thể cho ra đời

các sản phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, cũng không thể nhìn nhận rằng cứ

đổi mới công nghệ là có thể có được những sản phẩm chất lượng cao, mà chất

lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên vật liệu, trình độ quản

lý, trình độ khai thác và vận hành máy móc, thiết bị...

Đối với các doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản

xuất hàng loạt thì chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, trình

độ của các doanh nghiệp về công nghệ, thiết bị máy móc phụ thuộc vào rất

nhiều và không thể tách rời trình độ công nghệ thế giới. Bởi nếu không, các

nước, các doanh nghiệp sẽ không thể theo kịp được sự phát triển trên thế giới

trong điều kiện đa dạng hoá, đa phương hoá. Chính vì lý do đó mà doanh

nghiệp muốn sản phẩm của mình có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên

thị trường thì doanh nghiệp đó cần có chính sách công nghệ phù hợp và khai

thác sử dụng có hiệu quả các công nghệ và máy móc, thiết bị hiện đại, đã

đang và sẽ đầu tư.

-Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của doanh nghiệp.

Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động...

dù có ở trình độ cao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng

bộ, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản

phẩm có chất lượng. Không những thế, nhiều khí nó còn gây thất thoát, lãng

16



phí nhiên liệu, nguyên vật liệu... của doanh nghiệp. Do đó, công tác tổ chức

sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp đóng

một vai tròn hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, để mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt

động có hiệu quả thì cần phải có năng lực quản lý. Trình độ quản lý nói chung

và quản lý chất lượng nói riêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải

tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này gắn liều với

trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý về chất lượng, chính sách

chất lượng, chương trình và kế hoạch chất lượng nhằm xác định được mục

tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện, cải tiến.

Trên thực tế, sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

quốc tế ISO 9000 đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của quản lý trong

qúa trình thiết kế, tổ chức sản xuất, cung ứng và các dịch vụ sau khi bán hàng.

-Chất lượng nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản

xuất, cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ

thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng

nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng

tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên

tục , nhịp nhàng; sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, không thể có

được những sản phẩm có chất lượng cao từ nguyên liệu sản xuất không bảo

đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm

được việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất với chất lượng cao,

kịp thời, đầy đủ và đồng bộ ? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như

doanh nghiệp xác lập thiết kế mô hình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng

nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đáng giá nhu cầu về thị

trường (cả đầu vào và đầu ra), khả năng tổ chức cung ứng, khả năng quản lý...

-Quan điểm lãnh đạo của doanh nghiệp.

Theo quan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại, mặc dù công

nhân là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng người quản lý lại là người

phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất ra. Trong thực tế, tỷ lệ tỷ lệ

liên quan đến những vấn đề trong quản lý chiếm tới 80%.

Do vậy, họ phải nhận thức được rằng đó không chỉ do lỗi ở trình độ tay

nghè người công nhân mà còn do chính bản thân mình. Trên thực tế, liệu đã

17



có nhà quản lý nào đặt cho chính họ những câu hỏi như: Họ bố trí lao động đã

hợp lý chưa? Việc bố trí có phát huy được khả năng, trình độ tay nghề của

người công nhân hay không? Sản phẩm sản xuất với chất lượng kém có phải

do con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay do nguyên nhân nào

khác...

Thêm vào đó, chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng được lập ra

dựa trên những nghiên cứu, thiết kế của các lãnh đạo doanh nghiệp. Quan

điểm của họ có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chất lượng trong toàn

công ty. Điều này chứng tỏ rằng, chỉ có nhận thức được trách nhiệm của lãnh

đạo doanh nghiệp thì mới có cở sở thực hiện việc cải tiến và nâng cao chất

lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là đặc tính, định lượng của tính chất cấu

thành hiện vật sản phẩm. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản

phẩm. Chúng được phân thành hai loại:

-Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được.

-Nhóm các chỉ tiêu so sánh được.

a) Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được

-Chỉ tiêu công dụng: Đây là chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính, xác

định những chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng của sản

phẩm.

-Chỉ tiêu độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính sử dụng của

sản phẩm, khả năng sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu

của người tiêu dùng.

-Chỉ tiêu công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp, quy

trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất (tối

thiểu hoá các chi phí sản xuất) sản phẩm:

-Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh mối quan hệ giữa con người với sản

phẩm, đặc biệt là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng trong

quá trình sử dụng.

-Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho mức độ truyền cảm, hấp dẫn của sản

phẩm, sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu.



18



-Chỉ tiêu độ bền: Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian từ khi sản

phẩm được hoàn thiện cho tới khi sản phẩm không còn vận hành, sử dụng

được nữa.

-Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản phẩm trong

quá trình di chuyển, vận chuyển trên các phương tiện giao thông.

-Chỉ tiêu an toàn: Chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ an toàn khi sản xuất

hay tiêu dùng sản phẩm.

-Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hưởng đến môi

trường xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành sản phẩm.

-Chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá. Đặc trưng cho khả năng lắp

đặt và thay thế của sản phẩm khi sử dụng.

-Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết kế, chế tạo

đến khi cung ứng sản phẩm và các chi phí liên quan sau khi tiêu dùng sản

phẩm.

b) Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được

-Tỷ lệ sai hỏng: Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong

các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng

sản phẩm:

+Sử dụng thước đo hiện vật

Số lượng sản phẩm sai hỏng

Tỷ lệ sai hỏng =



x 100%

Tổng sản phẩm sản xuất



+Sử dụng thước đo giá trị:

Chi phí cho các sản phẩm hỏng

Tỷ lệ sai hỏng =



x 100%

Tổng chi phí cho toàn bộ sản phẩm



-Hệ số phẩm cấp bình quân: áp dụng đối với những doanh nghiệp sản

xuất có phân hạng chất lượng sản phẩm.



H=



∑ (qi. pi)

∑ (qi. p1)

19



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

×