1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.97 KB, 77 trang )


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA

NHÀ MÁY BIA ĐNA.



1. Thành tựu

Với phương châm không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm, trên cơ

sở đó không ngừng phát triển thị trường, tăng thị phần, nâng cao hình ảnh, uy

tín sản phẩm và doanh nghiệp, tạo đà cho phát triển những năm tiếp theo, Nhà

máy bia ĐNA đã từng bước đạt nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình sản

xuất kinh doanh. Sản phẩm của nhà máy được người tiêu dùng chấp nhận và

ngày càng có chỗ đứng vững trên thị trường. Để có được điều đó, nhà máy đã

không ngừng đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt, trong đó có công tác quản lý

và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Những thành tích mà nhà máy đạt được trước tiên phải kể đến nhận

thức của ban lãnh đạo về công tác quản lý chất lượng. Nếu như trước đây

công tác quản lý chất lượng được xem xét đơn thuần là kiểm tra chất lượng

sản phẩm cuối cùng thì nay quản lý chất lượng sản phẩm được hiểu một

cách cặn kẽ, bảo đảm thực hiện một cách triệt để, toàn diện hơn ngay ở từng

khâu, từng bộ phận đến toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh. Với phương

pháp quản lý như vậy, chất lượng sản phẩm được nâng lên một cách rõ rệt, tỷ

lệ sản phẩm hỏng ( phế phẩm, kém chất lượng) giảm đi rất nhiều.

Cũng trên cơ sở đó, nhà máy đã tập hợp được đội ngũ cán bộ có trình

độ cao hơn so với khá nhiêu doanh nghiệp cùng ngành. Đội ngũ cán bộ quản

lý chất lượng sản phẩm cũng không ngừng tăng lên, hoàn thiện về chuyên

môn, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ quản lý ddaps ứng sự phát triển và đòi

hỏi của công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, đội

ngũ công nhân trực tiếp cũng được nâng cao về trình độ tiệp nhận công nghệ

nhằm đáp ứng yêu câù công việc khác nhau.

Trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm mà nhà máy đã đẩy nhanh

được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Tốc độ tiêu thụ tăng 26.4% năm 1999 so với

năm 1998 lên 32,75% năm 2000 so với năm 1998. Điều đó, là làm doanh thu

tăng lên 21,76% từ năm 1998 đến năm 2000.

Hiện nay, nhà máy vẫn duy trì và hoàn thiện công tác quản lý chất

lượng nhằm nâng cao sản phẩm, khẳng địng uy tín của doanh nghiệp trên thị

trường giải khát. Ta có thể tin tưởng hơn nữa bởi sự nỗ lực và quyết tâm toàn

doanh nghiệp, trong tương lai nhà máy sẽ đạt nhiều thành tựu hơn nữa.



57



2. Tồn tại:

Bên cạnh những thành tựu đạt được kể trên ta cũng phải thừa nhận

những tồn tại vẫn còn xuất hiện.

Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm được xây dựng bởi hãng

Carlsberg quốc tế, do vậy, nhà máy mất khả năng chủ động trong việc nâng

cao chất lượng sản phẩm.

Thêm vào đó khâu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu tuy đã có cố

gắng, song nhiều khi vẫn còn lơi lỏng, do đó vẫn còn có những phế phẩm

xuất hiện trong quy trình sản xuất. Điều này, có ảnh hưởng tới công tác tiêu

thụ, đặc biệt là xây dựng các chương trình quảng cáo xúc tiến tiêu thụ khó

khăn, bởi nhãn hiệu sản phẩm vẫn chưa thực sự hấp dẫn sự chú ý của

ngườitiêu dùng.

Bên cạnh việc tăng cường đầu tư vào máy móc thiết bị, đội ngũ công

nhân tuy được đào tạo và được hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị hiện đại

song khả năng vận hành máy móc vẫn còn hạn chế, chỉ dừng lại ở việc chấp

hành quy trình và phương pháp công nghệ, mà vẫn chưa phát huy được khả

năng sáng tạo, cải tiến chúng cho phù hợp với điều kiện của công ty. Đồng

thời đội ngũ công nhân vẫn chưa chính thức rõ vai trò của họ trong việc quản

lý chất lượng sản phẩm. Vì vậy, họ coi việc này là của nhà quản lý hay cán bộ

phòng KCS. Điều đó, ảnh hưởng không những trong từng bộ phận, mà còn

ảnh hưởng tới sự phối hợp (nhóm chất lượng) của từng công nhân, từng bộ

phận trong toàn bộ quy trình sản xuất.

3. Nguyên nhân tồn tại.

Những hạn chế trên đây chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân. Trước

hết là đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao nhưng chậm đổi mới trong tư

duy, phương pháp làm việc. Việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thiếu trọng

tâm, dễ gây ra hoang phí và thiếu chiều sâu đối với cán bộ quản lý, đặc biệt là

còn thụ động trong tìm tòi và đưa ra phương pháp quản lý hiện đại, áp dụng

ngay vào quá trình sản xuất và quản lý chất lượng.

Trang thiết bị được đầu tư với dây chuyền khép kín hiện đại. Song các

thiết bị đầu tư còn thiếu đồng bộ dẫn tới sự kém hiệu quả trong công tác quản

lý. Thêm vào đó, khó khăn về vốn cũng là nguyên nhân khiến cho việc đầu tư

còn chậm được thực hiện. Sản phẩm của Nhà máy hiện nay chịu sức ép cạnh

tranh với rất nhiều sản phẩm khác. Halida có bia Hà Nội và các loại bia địa

phương:Nada (Nam Định),Habada(Bắc giang),.... Carlsberg có heineken cạnh

58



tranh về chất lượng , Tiger cạnh tranh về giá cả,..... Mặt khác để đảm bảo kế

hoạch hàng năm, Nhà máy tập trung nâng cao sản lượng tiêu thụ, giảm giá

dẫn đến doanh thu không cao, làm cho người tiêu dùng có cáI nhìn phiến

diện, không tốt đối với sản phẩm của nhà máy.

Để giải quyết những hạn chế này nhà máy cần tập trung đưa ra những

giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường,

nâng cao uy tín của doanh nghiệp... Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác

quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ trong quá trình sản xuất của Nhà máy.



PHẦN III

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA

NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á

I - PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY BIA ĐÔNG

NAM Á.



1. Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy.

Trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy cũng đã gặt hái

được nhiều thành công, cũng như gặp phải nhiều hạn chế. Tuy nhiên, điều đó phụ

thuộc rất lớn vào những thuận lợi và khó khăn mà nhà máy vấp phải.

Có thể nói, hầu hết các trang thiết bị của nhà máy được đầu tư đều là

những công nghệ hiện đại, điều này bảo đảm cho các sản phẩm của nhà máy

có đủ điều kiện về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên,

do dây chuyền sản xuất là khép kín nên việc bảo đảm chất lượng của một

khâu có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống chất lượng.

Thêm vào đó, nhà máy có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên ổn định,

cơ cấu hợp lý, có tay nghề cao do được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao thường

xuyên. Tuy nhiên, trong khâu tiêu thụ, đội ngũ nhân viên có trình độ cao

không nhiều, lại ít kinh nghiệm. Do đó hoạt động trong khâu này còn thiếu

đồng bộ, kém hiệu qủa.

Mặc dù, sản phẩm của nhà máy có mặt rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên

cả nước, nhưng trên thực tế lượng tiêu thụ lại tập trung chủ yếu ở Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm ảnh hưởng lớn

tới việc tiêu thụ, chưa gây được ấn tượng, kém tính thuyết phục trong quảng

59



cáo. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm không linh hoạt cũng ảnh hưởng không

nhỏ tới việc thu hút khách hàng. Bởi việc định giá sản phẩm do Hội đồng

quản trị quyết định, được áp dụng cho cả năm tài chính trên phạm vi cả nước.

Một khó khăn của không ít các doanh nghiệp, đó chính là vốn. Đối với

Nhà máy Bia Đông Nam Á, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất và thị

trường tiêu thụ đòi hỏi phải có một số vốn nhất định, cần thiết. Nhưng vào

thời điểm này, việc huy động một số vốn lớn sẽ là rất khó, bởi cơ cấuvốn của

nhà máy không được hợp lý. Nguồn vốn vay chủ yếu là ngắn hạn, do vậy cần

phải giảm bớt nguồn vốn vay ngắn hạn và tăng lượng vốn vay dài hạn. Đồng

thời cần phải sử dụng các nguồn vốn khác sao cho tiết kiệm , hợp lý.

2. Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh .

Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp

có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là kim chỉ nam để lập các kế hoạch tác nghiệp

và hoạt động trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, nó còn cụ thể hoá

một số các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra.

Nhằm khẳng định tầm vóc của mình,nhà máy bia Đông Nam á đã đưa

ra phương hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh : không ngừng nâng cao

chất lượng sản phẩm trên cơ sở không ngừng phát triển thị trường, tăng thị

phần, nâng cao tầm vóc, uy tín, hình ảnh của sản phẩm, của doanh nghiệp, để

tạo đà cho phát triển các năm tiếp theo.

Để thực hiện được định hướng mà hội đồng quản trị đã đề ra, một số

chủ trương biện pháp được cụ thể hoá như sau.

- Tổ chức nghiên cứu, dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường để có

hướng điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp với điều kiện Việt Nam . Các sản

phẩm cần được cải tiến về mặt mẫu mã, bao bì, kích cỡ chất lượng sản phẩm

bảo đảm được các thông tin quảng cáo mà vẫn tạo được sự chú ý, hấp dẫn đối

với người tiêu dùng.

- Xác định phẩm cấp và thị trường mục tiêu của từng loại sản phẩm

cho phù hợp.

Calsberg được xác định là sản phẩm cao cấp đối với người tiêu dùng. Do

vậy ,cần định hướng phát triển nhằm vào đối tượng có mức thu nhập cao tập

trung ở các nhà hàng cao cấp, khách sạn hoặc được người tiêu dùng lựa chọn

trong những dịp lễ tết đặc biệt.



60



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

×