Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.97 KB, 77 trang )
Các khái niệm đưa ra trên đây cho dù được tiếp cận dưới góc độ nào
đều phải đảm bảo được 2 đặc trưng chủ yếu.
-Chất lượng luôn luôn gắn liền với thực thể vật chất nhất định, không
có chất lượng tách biệt khỏi thực thể. Thực thể được hiểu theo nghĩa rộng,
không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả các hoạt động, quá trình, doanh
nghiệp hay con người.
-Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu bao gồm cả
những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn được phát hiện trong quá
trình sử dụng.
Trong những năm trước đây, quan điểm của các quốc gia thuộc hệ
thống XNCN cho rằng chất lượng sản phẩm đồng nhất với giá trị sử dụng của
sản phẩm. Họ cho rằng, :"Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kỹ
thuật, kinh tế của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản
phẩm đó". Quan điểm này được xem xét dưới góc độ của nhà sản xuất. Theo
đó, chất lượng sản phẩm được xem xét biệt lập, tách rời với nhu cầu, sự biến
động của thị trường, hiệu quả kinh tế và các điều kiện của một doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quan điểm này lại phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi vấn đề đều được thực hiện theo chỉ tiêu
kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng
thời, các doanh nghiệp cũng ít chú ý tới vấn đề chất lượng sản phẩm, mà nếu
có cũng chỉ trên giấy tờ, khẩu hiệu mà thôi.
Nhưng năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, cũng như chịu mọi trách
nhiệm về sự phát triển của công ty mình. Cùng tồn tại trong một môi trường,
điều kiện, các doanh nghiệp vừa bình đẳng vừa cạnh tranh với nhau để vươn
lên tồn tại, phát triển, suy cho cùng vấn đề tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết
định đến sự tồn tại cảu doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy,
mà nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ
thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó
phản ánh giá trị sử dụng và chắc năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Trong những điều kiện xác định
về kinh tế xã hội, quan điểm này đã phản ánh đúng bản chất của sản phẩm về
mặt kỹ thuật. Nhưng ở đây, nó chỉ là 1 chỉ tiêu kỹ thuật, không gắn liền với
những biến đổi của nhu cầu thị trường, cũng như điều kiện sản xuất và hiệu
8
quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nước mỗi khu vực cụ thể. Do vậy,
điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ chất lượng sản phẩm không cải tiến kịp thời, khả
năng tiêu thụ kém và không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên
quan điểm này để dùng đánh giá được chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể
cải tiến, hoàn thiện sản phẩm (về mặt kỹ thuật) thông qua việc xác đinh rõ
những đặc tính hoặc chỉ tiêu của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo hướng khách hàng là các đặc tính
của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và có khả năng thoả mãn
nhu cầu của họ. Theo cách tiếp cận này thì chỉ có những đặc tính của sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới được coi là chất lượng sản phẩm.
Mức độ thoả mãn nhu cầu là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm . ở đây,
chất lượng sản phẩm không cần thiết phải tốt nhất, cao nhất mà chỉ cần nó
phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng chính
là người xác định chất lượng của sản phẩm chứ không phải nhà sản xuất hay
nhà quản lý. Do đó, sản phẩm hàng hoá cần phải được cải tiến, đổi mới một
cách thường xuyên và kịp thời về chất lượng để thoả mãn 1 cách tốt nhất nhu
cầu của người tiêu dùng. Đây cũng chính là khó khăn lớn mà nhà sản xuấtkinh doanh phải tự tìm ra câu trả lời và hướng đi lên của doanh nghiệp.
Theo các hướng tiếp cận trên đây, để giảm đi những hạn chế của từng
quan niệm, tổ chức ISO đã đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm như sau:
"Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối
tượng); tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu xác
định hoặc tiềm ẩn". Quan niệm này phản ánh được chính xác, đầy đủ, bao
quát nhất những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, từ các yếu tố, đặc
tính cơ lý hoá liên quan đến nội tại sản phẩm tới nhứng yếu tố chủ quan trong
quá trình mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng: đó là khả năng thoả mãn
nhu cầu. Chính vì sự kết hợp này mà khái niệm trên đây được chấp nhận khá
phổ biến.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng trái lại, việc nâng cao
chất lượng sản phẩm lại bị giới hạn bởi công nghệ và các điều kiện kinh tế xã
hội khác. Do đó, chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường được coi là
hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những
thông số có thể đo được hoặc so sánh được và phù hợp với những điều kiênj
kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện tại, thoả mãn được nhu cầu nhất định của xã
hội. Gắn liền với quan niệm này là khái niệm chất lượng tối ưu và chất lượng
9
toàn diện. Điều này có nghĩa là lợi ích thu được từ chất lượng sản phẩm nằm
trong mối tương quan chặt chẽ với những chi phí lao động xã hội cần thiết.
Ngày nay, chất lượng sản phẩm còn gắn liền với các yếu tố giá cả và
dịch vụ sau khi bán hàng. Vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, thanh
toán thuận tiện ngày càng trở nên quan trọng hơn. Và khi các phương pháp
sản xuất mới: Just in time; Non stock production ngày càng phát triển đến 1
hình thái mới là chất lượng tổng hợp phản ánh 1 cách trung thực trình độ quản
lý của mỗi doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố chính được thể hiện trên mô hình
sau.
Từ các phân tích trên ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây của chất
lượng.
Chất lượng được đo bởi thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải được coi là sản phẩm chất
lượng kém, dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện
đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra
chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn mà nhu cầu, không gian, điều
kiện sử dụng.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến
mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ
thể.
Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử
dụng có thể đảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá
trình sử dụng.
10
Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá như ta
vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng còn áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là
sản phẩm, hay một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con
người.
Mặt khác, khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố
giá cả và dịch vụ sau khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng
quan tâma sau khi thấy sản phẩm của họ định mua thoả mãn nhu cầu của họ.
Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là yếu tố vô cùng quan
trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là các phương pháp dự trữ bằng không
đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây.
2. Phân loại chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là 1 phạm trù tổng hợp cả về kinh tế-kỹ thuật, xã
hội gắn với mọi mặt của quá trình phát triển. Do đó, việc phân loại chất lượng
sản phẩm được phân theo hai tiêu thức sau tuỳ thuộc vào các điều kiện nghiên
cứu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ...
a) Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000.
Theo tiêu thức này, chất lượng sản phẩm được chia thành các loại sau:
-Chất lượng thiết kế.
Chất lượng thiết kế của sản phẩm là bảo đảm đúng các thông số trong
thiết kế được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường,
các đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng và tham khảo các chỉ tiêu chất lượng cả
các mặt hàng cùng loại.
-Chất lượng tiêu chuẩn
Là mức chất lượng bảo đảm đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm
do các tổ chức quốc tế, nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền quy định.
+Tiêu chuẩn quốc tế: Là tiêu chuẩn do các tổ chức chất lượng quốc tế
nghiên cứu, điều chỉnh và triển khai trên phạm vi thế giới và được chấp nhận
ở các nước khác nhau.
+Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, được xây
dựng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới phù
hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
+Tiêu chuẩn ngành: Là chất lượng do các bộ, ngành ban hành được áp
dụng trong phạm vi nội bộ ngành
11
+Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là chỉ tiêu chất lượng do doanh nghiệp tự
nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình.
-Chất lượng thực tế
Là mức chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản lý chi phối.
-Chất lượng cho phép
Là mức chất lượng có thể chấp nhận được giữa chất lượng thực tế và
chất lượng tiêu chuẩn, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- kỹ thuật, trình độ lành
nghề của công nhân, phương pháp quản lý của doanh nghiệp...
-Chất lượng tối ưu:
Là mức chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao chất lượng
lớn hơn chi phí đạt mức chất lượng đó.
Ngày nay, các doanh nghiệp phấn đầu đưa chất lượng của sản phẩm
hàng hoá đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục đích quan trọng
của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý kinh tế nói chung. Tuy nhiên,
mức chất lượng tối ưu tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng cụ thể của từng nước,
từng vùng trong những thời điểm khác nhau. Nâng cao chất lượng sản phẩm
trên cơ sở giảm tỷ suất lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm với mức chi phí
hợp lý, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng.
b) Phân loại theo mục đích công dụng của sản phẩm.
-Chất lượng thị trường
Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất
trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Nói cách khác, chất lượng là thị
trường, là khả năng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng có khả
năng cạnh tranh trên thị trường, sức tiêu thụ nhanh hiệu quả cao.
-Chất lượng thị hiếu
Là mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với ý thích sở trường, tâm lý
của người tiêu dùng.
-Chất lượng thành phần.
Là mức chất lượng có thể thoả mãn nhu cầu mong đọi của một số người
hay một số nhóm người. Đây là mức chất lượng hướng vào một nhóm người
12