Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.97 KB, 77 trang )
người tiêu dùng và nâng cao uy tín của mình, nhà máy đã sản xuất theo tiêu
chuẩn chất lượng với kiểu dáng và nhãn hiệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng
với kiểu dáng và nhãn hiệu theo yêu cầu của hãng Carlsberg. Cả hai nhãn hiệu
đều được tách khỏi tên tuổi của nhà máy. Đây là điều kiện để tung ra sản
phẩm mới khi mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất trong tương lai mà vẫn
không che lấp tên tuổi và uy tín của 2 loại sản phẩm hiện thời.
3. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy bia Đông Nam Á.
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố như: nguyên vật
liệu, trình độ thiết bị công nghệ, trình độ tay nghề công nhân...Muốn có sản
phẩm tốt có đủ khả năng bảo đảm chất lượng, thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng thì công việc quản lý chất lượng cần phải được đặt ra. Công tác
quản lý chất lượng chính là quản lý những yếu tố có thể ảnh hưởng chất lượng
sản phẩm.
Nắm bắt được quan điểm này, nhà máy bia Đông Nam á đã có những
thay đổi lớn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Bắt đầu từ việc thay đổi
tư tưởng chất lượng và quản lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý. Tiếp
theo đó là thực hiện quản lý chất lượng dựa trên cơ sở quản lý các yếu tố
khác.
Về nguyên vật liệu: Hầu hết các nguyên vật liệu được nhập từ nước
ngoài. Malt và Hoahoublon, còn lại là sử dụng nguyên vật liệu trong nước.
Những nguyên vật liệu nhập, đặc biệt từ nước ngoài được kiửm tra chất lượng
một cách cẩn thận, bảo đảm đủ tiêu chuẩn đưa vào quá trình sản xuất. Các
nguyên vật liệu trước khi đưa vào quy trình sản xuất đều được chuẩn bị một
cách kỹ lưỡng từ việc xay xát, làm sạch loại bỏ tạp chất, sàng lọc,...
Về thiết bị công nghệ. Trước quy trình sản xuất, khâu kiểm tra an toàn
thiết bị được xem xét một cách cẩn thận tránh những rủi ro có thể xảy ra khi
thực hiện quy trình.
Về con người: Con người được chuẩn bị một cách chu đáo bảo đảm
không xảy ra bất cứ một sai sót gì trong khi thực hiện công việc. Do quy trình
công nghệ là hiện đại, nên việc chuẩn bị nhân sự được chuẩn bị sao cho phù
hợp với năng lực vận hành và khả năng thao tác.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sau mỗi giai đoạn của quy trình
được thực hiện rất nghiêm túc. Phòng KCS có 8 người nhưng đều là những
người có trình độ tay nghề cao, được tổ chức kiểm tra một cách hợp lý kết
53
hợp chặt chẽ với các phòng ban khác bảo đảm quản lý chất lượng sản phẩm
một cách hiệu quả nhất.
Có thể đưa ra nhận xét chung về thực trạng quản lý chất lượng ở nhà
máy bia Đông Nam Á như sau:
Về phương diện quản lý chất lượng từng khâu nói riêng đều đảm bảo
tốt cho quá trình hình thành chất lượng sản phẩm tốt. Nhưng ngược lại ta
cũng cần nhìn nhận một số điểm không tốt. Sự thiếu đồng bộ trong việc chuẩn
bị các thiết bị máy móc bổ sung; tay nghề của người công nhân trực tiếp với
sản xuất nhiều khi được bố trí không phù hợp với yêu cầu của ( sản xuất )
công việc; ...
4. Tính toán các chỉ tiêu so sánh chất lượng ở nhà máy bia Đông Nam Á.
Để làm rõ hơn chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm, ta
đi phân tích một số chỉ tiêu sau:
* Đối với bia Halida;
Halida là sản phẩm được coi là bia của tầng lớp bình dân và khá giả.
Thị trường của sản phẩm này rất rộng được phổ biến tới mọi người dân.
Công tác sản xuất và quản lý được thực hiện trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu
ban đầu đề ra. Ta đi xem xét một số năm thực hiện theo chỉ tiêu này.
Biểu 13: So sánh tiêu chuẩn bia Halida.
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
1998
1999
2000
+ Độ đường ban đầu (oS)
10,5
10,50,2
10,50,2
10,50,2
+ Hàm lượng cồn (% V)
3,5
3,30,2
3,30,2
3,30,2
+ hàm lượng CO2 (g/l)
>3,5
>4,5
>4,7
>4,7
+ Độ chua ( g/l)
< 1,71
<1,53
<1,53
<1,53
+ Độ màu (EBC)
78
68
6,58
6,58
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
lạc/ 1ml bia
lạc/ 1ml bia
lạc/ 1ml bia
lạc/ 1ml bia
+ Vi khuẩn kị khí
Không có
Không có
Không có
Không có
+ Ecoli
Không có
Không có
Không có
Không có
+ Nấm men/ mốc
Không có
Không có
Không có
Không có
+ Vi sinh vật gây đục
Không có
Không có
Không có
Không có
- Chỉ tiêu hoá học
- Chỉ tiêu vi sinh
+ Vi khuẩn hiếu khí
54
+ Vi khuẩn gây bệnh
Không có
- Thời gian bảo quản tốt nhất
Không có
Không có
90 ngày
90 ngày
90 ngày
Không có
90 ngày
Nhìn vào biểu trên đây ta thấy, hầu hết các tiêu chuẩn chất lượng của
bia Halida là không thay đổi. Chỉ có diều hàm lượng CO 2 tăng lên là do nhà
máy áp dụng hệ thống lên men khép kín làm cho lượng CO 2 ít mất đi trong
quá trình lên me. Ưu đieemr cho công nghệ này là tiết kiệm được lượng khí
CO2 và làm tăng độ giải khát của sản phẩm.
* Đối với bia Carlsberg.
Là mặt hàng cao cấp tập trung người chủ yếu vào tầng lớp người có thu
nhập cao ở thành phố và thị xã lớn. Do vậy, chất lượng sản phẩm đòi hỏi cần
phải cao. Việc sản xuất được thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu yêu cầu của
hãng Carlsberg quốc tế. Có thể nói việc tiêu thụ bia Carlsberg chủ yếu tập
trung vào loại bia chai Carlsberg 330 ml. Do đó, công ty cần tập trung vào
loại sản phẩm này và khuyếch trương sản phẩm với những trang quảng cáo
thu hút người quan tâm và hấp dẫn hơn nữa.
Biểu 14: So sánh tiêu chuẩn bia Carlsberg.
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
1998
1999
2000
+ Độ đường ban đầu (oS)
11
11,50,2
11,50,2
11,50,2
+ Hàm lượng cồn (% V)
4
3,80,2
3,90,2
3,90,2
>3,5
>4,7
>4,9
>4,9
+ Độ chua ( g/l)
< 1,71
<1,53
<1,53
<1,53
+ Độ màu (EBC)
78
68
78
78
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
< 100 khuẩn
lạc/ 1ml bia
lạc/ 1ml bia
lạc/ 1ml bia
lạc/ 1ml bia
+ Vi khuẩn kị khí
Không có
Không có
Không có
Không có
+ Ecoli
Không có
Không có
Không có
Không có
+ Nấm men/ mốc
Không có
Không có
Không có
Không có
+ Vi sinh vật gây đục
Không có
Không có
Không có
Không có
+ Vi khuẩn gây bệnh
Không có
Không có
Không có
- Thời gian bảo quản tốt nhất
180 ngày
180 ngày
180 ngày
- Chỉ tiêu hoá học
+ hàm lượng CO2 (g/l)
- Chỉ tiêu vi sinh
+ Vi khuẩn hiếu khí
55
Không có
180 ngày
Cũng như sản phẩm Halida, sản phẩm Carlsberg cũng có hàm lượng
CO2 tăng lên đáng kể tạo thêm sự sảng khoái cho những người uống bia
Carlsberg. Độ chua được giảm nhiều để chống lại sự nhàm chán khi thưởng
thức và bảo quản được lâu hơn. Còn hầu hết các chỉ tiêu khác đều đạt những
yêu cầu đặt ra.
Cả 2 loại bia đều được sản xuất trên cùng 1 dây chuyền khép kín, tự
đông. Quá trình thực hiện được thao tác bởi các nút bấm tự động, do đó, chất
lượng của sản phẩm rất đồng đều, lượng bia vào chai, lon. Tuy nhiên, một số
công đoạn như lựa chọn, kiểm tra nguyên vật liệu: Malt, gạo hoặc bia
houblor, ... vẫn còn là thủ cong, do đó không thể tránh khỏi những sai sot. Hệ
thống bảo quản và các thiết bị bổ sung cho dây chuiyền còn thiếu đồng bộ
cung cấp ảnh hưởng không nhỏ tới sản phẩm sản xuất, đặc biệt là ở bia
Halida. Khâu rửa chai, lon trong công ty cũng được tự động hoá. Giám sát các
chai lon không đạt yêu cầu trên dây chuyền có 2 công nhân, nhưng nếu họ bị
phân tâm cũng ảnh hưởng tới chất lượng bia.
Tóm lại, bằng nỗ lực của mình, trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ,
công nhân viên nhà máy đã duy trì được chất lượng sản phẩm và nâng cao
hơn nữa. ĐIều này thể hiện rõ nỗ lực trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm
tra, sàng lọc cũng như nâng cao tay nghề, đồng thời giảm tỷ lệ phế phẩm
xuống nhiều. Để rõ hơn ta xem bảng sau:
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng
tû lÖ phÕ phÈm
0.005
0.0046
0.0038
0.004
0.0032
0.003
0.0029
0.002
0.001
0
1997
1998
1999
tû lÖ phÕ phÈm
56
2000
n¨m
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA
NHÀ MÁY BIA ĐNA.
1. Thành tựu
Với phương châm không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm, trên cơ
sở đó không ngừng phát triển thị trường, tăng thị phần, nâng cao hình ảnh, uy
tín sản phẩm và doanh nghiệp, tạo đà cho phát triển những năm tiếp theo, Nhà
máy bia ĐNA đã từng bước đạt nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Sản phẩm của nhà máy được người tiêu dùng chấp nhận và
ngày càng có chỗ đứng vững trên thị trường. Để có được điều đó, nhà máy đã
không ngừng đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt, trong đó có công tác quản lý
và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Những thành tích mà nhà máy đạt được trước tiên phải kể đến nhận
thức của ban lãnh đạo về công tác quản lý chất lượng. Nếu như trước đây
công tác quản lý chất lượng được xem xét đơn thuần là kiểm tra chất lượng
sản phẩm cuối cùng thì nay quản lý chất lượng sản phẩm được hiểu một
cách cặn kẽ, bảo đảm thực hiện một cách triệt để, toàn diện hơn ngay ở từng
khâu, từng bộ phận đến toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh. Với phương
pháp quản lý như vậy, chất lượng sản phẩm được nâng lên một cách rõ rệt, tỷ
lệ sản phẩm hỏng ( phế phẩm, kém chất lượng) giảm đi rất nhiều.
Cũng trên cơ sở đó, nhà máy đã tập hợp được đội ngũ cán bộ có trình
độ cao hơn so với khá nhiêu doanh nghiệp cùng ngành. Đội ngũ cán bộ quản
lý chất lượng sản phẩm cũng không ngừng tăng lên, hoàn thiện về chuyên
môn, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ quản lý ddaps ứng sự phát triển và đòi
hỏi của công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, đội
ngũ công nhân trực tiếp cũng được nâng cao về trình độ tiệp nhận công nghệ
nhằm đáp ứng yêu câù công việc khác nhau.
Trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm mà nhà máy đã đẩy nhanh
được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Tốc độ tiêu thụ tăng 26.4% năm 1999 so với
năm 1998 lên 32,75% năm 2000 so với năm 1998. Điều đó, là làm doanh thu
tăng lên 21,76% từ năm 1998 đến năm 2000.
Hiện nay, nhà máy vẫn duy trì và hoàn thiện công tác quản lý chất
lượng nhằm nâng cao sản phẩm, khẳng địng uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường giải khát. Ta có thể tin tưởng hơn nữa bởi sự nỗ lực và quyết tâm toàn
doanh nghiệp, trong tương lai nhà máy sẽ đạt nhiều thành tựu hơn nữa.
57