1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.97 KB, 77 trang )


Giai đoạn 1986 - 1993: Sau nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

6, nền kinh tế nước ta đã dần chuyển dang nền kinh tế thị trường. Nhà máy

thực phẩm Hà Nội đã nhanh chóng chuyển hướng sang xuất khẩu đến các thị

trường Liên Xô và Đông Âu, với sản phẩm chính là kẹo lạc và nước chấm.

Cuối năm 1989, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại Liên Xô và Đông Âu

lâm vào khủng hoảng, điều này đã khiến cho nhà máy đứng trước tình thế rất

khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, nhà máy đã tổ chức lại công tác sản xuất,

công tác quản lý lao động, và tài chính cùng với sự hỗ trợ của Liên hiệp thực

phẩm vi sinh nhằm đổi mới mặt hàng, tìm thị trường tiêu thụ mới.

Tháng 9/1991, nhà máy đầu tư mua 1 dây chuyền sản xuất bia của Đan

Mạch với công suất 3.000.000 lít/ năm, với số vốn huy động từ các nguồn:

- Vay ngân hàng đầu tư: 284.338 triệu đồng.

- Vay ngân hàng nông nghiệp: 5.800 triệu đồng.

- Vay của tổ chức SIĐA: 1.578 triệu đồng.

Sau thời gian lắp đặt và chạy thử, sản phẩm bia lon HALIDA xuất hiện

trên thị trường Việt Nam. Cùng với việc sử dụng dây chuyền này, nhà máy đã

đổi tên nhà máy bia Việt Hà. Bia HALIDA đã nhanh chóng được người tiêu

dùng chấp nhận và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tháng 3/1993, bia

HALIDA được trao tặng cúp bạc của tổ chức quản lý chất lượng Liên hiệp

Anh.

Giai đoạn 1994 đến nay. Đứng trước nhu cầu ngày càng và đa dạng của

người tiêu dùng cả về bia chai và bia lon thì khả năng cung cấp và đáp ứng

nhu cầu của nhà máy bia Việt Hà còn rất hạn chế. Được sự cho phép của

UBND thành phố Hà Nội, nhà máy đã tiến hành đàm phán với tập đoàn

Danbrew (nhà sản xuất Carlsberg trên thế giới) và ký kết hợp đồng liên doanh

thành lập nhà máy bia Đông Nam Á. Tổng số vốn của nhà máy bia Đông

Nam Á là 14.475.000 USD trong đó nhà máy bia Việt Hà góp 5.795.000 UDS

tương đương với 40% tổng số vốn góp, Đanbrew và quỹ công nghiệp hoá

dành cho các nước đang phát triển của Đan Mạch góp 8.685.000 USD tương

đương 60% tổng số vốn liên doanh. Theo hợp đồng liên doanh, nhà máy bia

Đông Nam Á là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, tự chủ về tài

chính, có tư cách pháp nhân, được phép mở tài khoản tiền nội tệ và ngoại tệ

tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thời hạn hoạt động của liên

doanh là 30 năm. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày

12/8/1993.

39



* Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy bia Đông Nam Á theo điều lệ

liên doanh của công ty, nhà máy có nhiệm vụ và chức năng sau đây:

- Tổ chức sẩn xuất kinh doanh các mặt hàng bia và các sản phẩm khác

theo đăng ký kinh doanh.

- Bảo toàn và phát triển vốn.

- Thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước đã quy định trong các văn bản

pháp quy.

- Thực hiện cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công

nhân viên, liên tục nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của các cán bộ và

nhân viên.

- Đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường.

Nhà máy bia Đông Nam Á hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc

lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở giao dịch và con dấu giao dịch riêng.

Biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh tế.

Chỉ tiêu

Doanh thu

Lợi nhuận

Thu

nhập

BQ

Số lao động



Đơn vị

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tr. đồng



1998

373,328

92.434

1.468



1999

486,908

121.764

1.627



2000

516,434

138.976

1.630



Người



345



358



364



2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.

Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng loại hình kinh doanh, các doanh

nghiệp lựa chọn và tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp, góp phần vào

hoạt động có hiệu quả quá trình sản xuất - kinh doanh.

Là loại hình công ty liên doanh, bộ máy quản lý của nhà máy bia Đông

Nam Á được tổ chức theo mô hình. (Xem phụ lục 1)

a. Nhiệm vụ của một phòng ban chính của nhà máy.

* Hội đồng quản trị: Là tổ chức lãnh đạo cao nhất của nhà máy. HĐQT

có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh

doanh của nhà máy ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông. Tổ chức nhân sự của HĐQT có 7 người, chủ tịch là người Đan



40



Mạch, phó chủ tịch là người Việt Nam. HĐQT họp thường kỳ một năm ba

lần.

* Ban Giám đốc: có tách nhiệm điều hành, quản lý và giám sát hoạt

động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Ban Giám đốc bao gồm Tổng Giám

đốc, phó Tổng Giám đốc và các giám đốc chức năng.

- Giám đốc chức năng.

- Giám đốc Marketing.

- Giám đốc kỹ thuật - sản xuất

- Giám đốc tài chính

- Giám đốc nhân sự.

* Phòng Marketing: Đây là phòng có nhân sự lớn nhất trong công ty

(gần 50 người). Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Marketing là lập kế hoạch sản

xuất và tiêu thụ hàng hoá, thu nhận thông tin, tổ chức nghiên cứu và hoạch

định các chiến lược xúc tiến bán, tham gia vào việc xác định giá và duy trì

mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh phân phối.

* Phòng tài chính kế toán: Gồm 12 nhân sự có nhiệm vụ cân đối và bảo

đảm về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, xây dựng

các mức chi phí tài chính, thanh quyết toán hàng tháng, quý và các khoản phải

chi khác của công ty.

* Phòng kỹ thuật: Gồm có 10 nhân sự trong đó có 2 chuyên gia nước

ngoài. Phòng có nhiệm vụ xây dựng các quy trình công nghệ an toàn lao

động, theo dõi kiểm tra, tu sửa bảo dưỡng máy móc thiết bị.

* Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Bao gồm 8 nhân sự

trong đó có 1 chuyên gia nước ngoài, có nhiệm vụ kiểm tra CLSP và nghiệm

thu sản phẩm.

Ngoài ra còn có một số các phòng ban khác có nhiệm vụ bổ sung, hỗ

trợ các bộ phận trên đây hoạt động có hiệu quả và đảm bảo thực hiện đúng

trách nhiệm của mình.

b. Đặc điểm lao động của nhà máy.

Do đặc điểm sản xuất bia là tập trung vào mùa hè và dịp tết nên yêu cầu

về lao động trong những dịp này tăng mạnh. Vì thế mà, nhà máy giữ một số

lượng lao động tương đối ổn định, còn khi có nhu cầu thì sẽ thuê thêm nhân

công (chủ yếu là lao động làm các công việc đơn giản, đóng két, đóng hộp,



41



bốc xếp,...). Tuy nhiên, do mở rộng quy mô, nên số lao động hàng năm có xu

hướng tăng lên.



Biểu 2: Số lượng lao động của nhà máy qua một số năm gần đây.

Năm

1998

1999

2000



Số lao động cuối kỳ

340

310

320



Lao động bình quân

345

358

364



Chất lượng lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu là bao gồm: độ tuổi,

bậc thợ, trình độ văn hoá.

Biểu 3: Cơ cấu độ tuổi cán bộ công nhân viên.

Độ tuổi

Dưới 30

30 - 35

36 - 40

41 - 45

Trên 45



Số người

187

98

46

18

15



Tỷ lệ (%)

51,37

26,9

12,64

2,19

6,9



Biểu 4: Trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên.

Trình độ

Trên đại học

Đại học

Công nhân kỹ thuật

Trung cấp cao đẳng



Số người

2

33

315

12



42



Tỷ lệ (%)

1

9

86

4



Bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất là 4/7. Số công nhân viên có

trình độ đại học và trên đại học là 37 người chiếm 10,2%, trung cấp cao đẳng

là 12 người chiếm 3,3 %.

Về kết cấu lao động theo tính chất công việc:

Biểu 5: Kết cấu lao động.

CHỈ TIÊU

1. CNV sản xuất

- Công nhân trực tiếp

- Công nhân gián tiếp

2. CNV ngoài SX

- Nhân viên bán hàng

- Nhân viên quản lý



Kế hoạch

Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)

310

87

295

83

15

4

45

13

20

6

25

7



Thực hiện

Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)

319

88

307

84

12

4

45

12

25

7

20

5



3. Đặc điểm về quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.

Nhà máy, hiện nay đang sản xuất - kinh doanh 2 chủng loại sản phẩm

là Halida và Carlsberg với các sản phẩm:

- Bia lon Halida 330 ml

- Bia chai Halida 330 ml

- Bia chai Halida 640 ml

- Bia chai Halida xuất khẩu sang Pháp 330 ml.

- Bia lon Carlsberrg 330 ml

- Bia chai Carlsberrg 330 ml

- Bia chai Carlsberrg 640 ml.

Hai chủng loại sản phẩm này được sản xuất trên cùng một dây chuyền

công nghệ. Tuy nhiên, quy trình công nghệ có khác nhau: Sản phẩm Halida có

quy trình sản xuất kéo dài 12 ngày tính từ khi lên men cho đến khi ra sản

phẩm bia nước. Sản phẩm Carlsberg có quy trình sản xuất là 22 ngày.



43



Sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của

Đan Mạch được đánh giá vào hàng hiện đại nhất của ngành sản xuất bia Việt

Nam. Vì là sản phẩm đồ uống nên từng công đoạn của quy trình được kiểm

tra kỹ lưỡng, bảo đảm sản phẩm tới tay người tiêu dùng là sản phẩm có chất

lượng, vệ sinh an toàn trong bảo quản và sử dụng. Mọi công đoạn từ khi

nguyên vật liệu đi vào dây chuyền tới khi ra sản phẩm hoàn chỉnh, trừ đóng

két và đóng thùng (bia tươi và bia hơi) là thủ công, đều được tự động hoá.

Quy trình công nghệ sản xuất bia bao gồm các công đoạn sau: (Xem

phụ lục 2)

- Xử lý nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu cần được sàng sạch, loại bỏ

tạp chất và xay min theo tiêu chuẩn.

Biểu 6: Tiêu chuẩn nguyên vật liệu(%)

Thành phần

Trấu

Bột to

Bột nhỏ

Bột mịn



Bột malt



Bột gạo



Sàng(lỗ/cm3)



32

32

18

18



22

36

25

15



50

65

200

800



-Hồ hoá: Bột gạo đổ vào nồi đã có nước vừa đủ ở 37 0C rồi mở hơi chạy

cánh khuấy, dịch nấu đặc dần, nhiệt độ hồ hoá 800C -850C.

-Dịch hoá:thêm malt để giảm độ nhớt, chống khê, chảy, làm loãng dịch

nấu. Thời gian dịch hoá là 30 phút, ở nhiệt độ 700C -750C.

-Nấu chín: tiếp tục đảo trộn và nâng nhiệt độ nấu chín nguyên liệu lên

1000C -1300C.

-Đạm hoá và đường hoá: Nguyên liệu được nấu chín sẽ chuyển sang

giai đoạn đường hoá và đạm hoá. Giai đoạn này được chia lam 3giai đoạn

nhỏcó nhiệt độ khác nhau: 500C -520C, 600C -650C và 700C -720C trong một

thời gian nhất định.

-Lọc bã: Dùng máy ép lọc khung bản để loại bỏ bã malt, vỏ trấu, vỏ hạt

và các tạp chất khác. Lọc bã được dịch đường, nhiệt độ 80 0C trong thời gian

dài.



44



-Nấu hoa: để hoà tan các chất có trong hoa, làm cho bia có mùi thơm

đặc trưng, vị đắng hấp dẫn, sau khi nấu nhất thiết phải loại bỏ bã hoa và các

chất kết tủa.

-Bổ sung đường: Có thể bổ sung một tỷ lệ thích hợp đường để điều

chỉnh nồng độ.

- Làm nguội: Dùng không khí nén để làm nguội từ một 100 0C đến 600

C. Dùng nước lã hồi lưu làm nguội từ 30 0C - 350C. Dùng nước muối làm

nguội tiếp từ 100C - 80C trong thời gian từ 1 giờ đến 1,5 giờ.

-Lên men: Đây là giai đoạn quan trọng nhất đòi hỏi các điều kiện phức

tạp. Qua hai giai đoạn nhỏ: Lên men chính và lên men phụ kéo dài từ 12 đến

30 ngày.

-Lọc bia: Loại bỏ tạp chất để bia có nồng dộ trong và mầu sắc mong

muốn.

-Nạp CO2 sau quá trình lọc bia bia thường mất CO2 do đó cần nạp thêm

khí CO2.

-Đóng chai, lon: Bia được đóng chai ở nhiệt độ thấp, tránh bay hơi CO 2

và bảo đảm tiệt trùng.

-Thanh trùng : ở nhiệt độ chính xác là 80 0C , thời gian là 7 phút để

tránh nổ chai và tránh nhiễm trùng. làm nguội khô để dán nhãn, trên có ghi rõ

ngày tháng sản xuất.

-Bảo quản; Bia có thể bảo quản từ 2 đến 4 ngày tuỳ vào nhiệt độ dụng

cụ chứa bia. Bia chai bảo quản trên một tháng ở nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ

phòng.

Trong quá trình sản xuất, các khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau, khâu

trước ảnh hưởng đến khâu sau. Nếu một khâu không hoàn thành sẽ ảnh hưởng

đến kế hoạch sản xuất. Do vậy, việc kết hợp một cách nhịp nhàng giữa các bộ

phận rất quan trọng, cần tổ chức lao động một cách khoa học. Nhìn vào quy

trình ta có thể thấy sự phức tạp của quy trình sản xuất. Vấn đề thay đổi theo

các thuộc tính chất lượng, hạ giá thành là không rễ ràng. Do đó, nó ảnh hưởng

đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.

Nguyên liệu của một mẻ bao gồm: Malt (hạt đại mạch), gạo, hoa

Houblon, đường:

- Malt đại mạch: 600kg.

45



- Gạo: 240kg.

- Hoa Houblon: 4,6kg

Sản lượng bia mỗi mẻ đạt 8000lít.

Hầu hết nguyên vật liệu, nhà máy đều phải nhập khẩu. Nhu cầu nguyên

vật liệu cho hoạt động sản xuất.



46



Biểu 7: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Tên vật liệu

Malt

Gạo

Hoa Houblon



Kg/100lit

7,5

3,

0,58



Kế hoạch (tấn)

2300

950

180



4. Đặc điểm về vốn kinh doanh.

Vốn là yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của mình, các doanh nghiệp luôn luôn phải bảo đảm nhu cầu về vốn. Thêm

vào đó, các doanh nghiệp phải năng động trong việc huy động các nguồn vốn

và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Phân tích tình hình vốn của nhà máy bia Đông Nam á dựa vào bảng cân

đối kế toán ta thấy có những đặc điểm sau: (Xem phụ lục 3)

a. Tài sản cố định.

Dựa vào bản dưới đây ta thấy, tài sản cố định của nhà máy cuối kỳ tăng

10,2%. Tài sản cố định dùng trong sản xuất tăng 12,2%, đặc biệt là các

phương tiện kỹ thuật tăng 50%.Nhà máy đã chú ý quan tâm đến năng lực sản

xuất trực tiếp làm tăng năng suất lao động bằng các phương tiện kỹ thuật dẫn

đến tăng khả năng sản xuất.Nhà máy đầu tư thêm vào các phương tiện nhằm

súc tiến bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ. Do vậy, tài sản cố định dùng ngoài

sản xuất tăng 5,5%, trong đó tài sản cố định dùng trong bán hàng tăng 7%.

Biểu 8: Phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định năm 1999.

Loại TSCĐ



Đầu kỳ



Cuối kỳ



Chênh lệch



Nguyên giá



%



Nguyên giá



%



Mức



%



- Tài sản dùng trong sx

+ Phương tiện kỹ thuật



142.780.422300



70



160.234.412.000



71



17.453.989.700



12,2



70.243.124.000



34



105.434.412.000



47



35.191.297.000



50



- Tài sản ngoài sản xuất



61.191.609.570



30



64.580.714.900



29



389.105.330



5,5



+ TSCĐ trong bán hàng



25.191.609.570



12



26.977.815.230



12



1.786.205.660



7



+ TSCĐ trong quản lý



36.000.000.000



18



38.218571.570



17



2128.271.570



6



TỔNG SỐ



203.972.031.900



20.843.095.000



10,2



224.875.126.900



(Nguồn số liệu từ phòng tài chính của nhà máy)



47



b. Tài sản lưu động.

Tài sản lưu động cuối kỳ tăng so với đầu kỳ, trong đó tiền tăng nhiều

(17.290.000.000 = 3.219.398.000 = 14.070.602.000) do nhà máy đã sử dụng

tiền mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Các khoản phải thu là tài sản của nhà máy bị chiếm dụng tăng ( +

11.374.145.200), điều này không tốt: công tác thu hồi vốn kém hiệu quả dẫn

đến ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là nguồn vốn kinh

doanh.

Hàng tồn kho cuối kỳ tăng đáng kể ( + 30.665.544.000) trong đó chủ

yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho. Điều này có thể do kết quả của

việc tăng quy mô sản xuất. Như vậy, cần quan tâm tới việc dự chữ cơ cấu hợp

lý về nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho, đặc biệt là công tác tiêu thụ cần

được chú trọng, để tránh ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh.

Như vậy, tài sản của nhà máy tăng lên đáng kể cả về quy mô và cơ cấu

nhằm tăng năng lực sản xuất và tăng mức tiêu thụ, nhưng ngược lại xét về sử

dụng nguồn vốn và cơ cấu các loại vốn là không hiệu quả lắm. Nguồn vốn

chủ yếu là vốn vay (2/3 tổng nguồn vốn) nhưng đa số là vay ngắn hạn. Tài sản

cố định gấp gần 10 lần tài sản lưu động nên chi phí cố định cao, đòn bảy kinh

doanh lớn do đó khi hoạt động kinh doanh vượt quá điều hoà vốn thì tỷ lệ lãi

thuần của nhà máy sẽ cao hơn nhiều. Với kết quả số vốn như hiện nay nhà

máy khó có thể huy động được một số vốn lớn khi cần thiết. Đây không phải

là kết quả của sự kinh doanh không hiệu quả mà là việc sử dụng vốn kém

hiệu quả.(Xem phụ lục)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CLSP CỦA NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á.



1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam

Á.

Trong những năm gần đây, hoạt động của sản xuất kinh doanh của nhà

máy không ngừng tăng lên về quy mô, khối lượng sản phẩm, thị trường tiêu

thụ. Để làm rõ hơn, ta xem xét các chỉ tiêu chủ yếu.

Trên cơ sở phân tích tình hình thị trường bia Việt Nam hiện nay, Công

ty đã xác định thị trường mục tiêu cho hai loại sản phẩm, Halida & Carlsberg

hướng vào khu vực tập trung dân cư, có mức sống trung bình trở lên, chủ yếu

là các thị xã, thành phố lớn.

Những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của nhà máy không ngừng tăng

lên.

48



Biểu 9: Sản lượng tiêu thụ của nhà máy.

Sản lượng

Toàn ngành

Nhà máy bia ĐNA

Tỷ lệ



Đơn vị

Tr.lit

Tr.lit

%



1998

656,5

30

4,6



1999

830

37

4,5



2000

871,5

41

4,7



Có thể đánh giá chung về thị trường tiêu thụ của nhà máy tập trung ở

một số thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng,

Quảng Ninh, Nghệ An... Đối với sản phẩm Haliđa, thị trường miền Bắc là khu

vực tiêu thụ chủ yếu chiếm trên 90%, còn lại ở thị trường phái Nam, đa số

tiêu thụ các sản phẩm của công ty bia Sài Gòn, do vậy, tỷ lệ chiếm không

nhiều ngược lại, đối với sản phẩm Carlsberg, thị trường tiêu thụ tương đối cân

bằng ở miền Bắc và miền Nam.

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường sản phẩm

Sản phẩm Halida



Sản phẩm Carksberg



5%



50%



50%



95%



Chú thích:



Thị trường miền bắc

Thị trường miền nam



Cùng với việc tăng quy mô và mở rộng thị trường, doanh thu của nhà

máy cũng tăng lên, tuy nhiên còn ở mức độ chậm do việc giảm giá sản phẩm

nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường song vẫn đảm bảo

chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện

nhiều loại bia ngoại nhập vào làm cho sản lượng cung cấp tăng lên đáng kể,

do đó, cạnh tranh trong ngành càng gay gắt hơn.



49



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

×