1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

CHƯƠNG I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.36 KB, 75 trang )


Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Xi Măng Sông



Cầu trong 3 năm qua.

-----------------------------



I.Vài nét về Công ty Cổ Phần Xi Măng Sông Cầu

1. Tên Doanh nghiệp:



Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG CẦU

Tên tiếng anh: Song Cau Joint Stock Company.

Viết tắt: SCJ

2. Địa chỉ:



Đạo Ngạn 2- Xã Quang Châu- Huyện Việt Yên- Tỉnh Bắc Giang.

3. Ngành nghề kinh doanh:

o Chuyên sản xuất Xi măng PCB 30 và PCB 40, tấm lợp, vách ngăn, vách trần xi

măng(thuộc ngành sản xuất thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh, gốm sứ và vật

liệu xây dựng).

o Sản xuất ván ép gỗ công nghiệp( thuộc ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ).

Sản xuất sơn tổng hợp, sơn thủ, matit, vecni(thuộc ngành sản xuất hóa chất và các

sản phẩm từ hóa chất).

o Gạch không nung kích thước các loại, ngói và gốm sứ xây dựng không chịu lửa và

các sản phẩm khác từ xi măng. Sản xuất hộp, can, ca bằng kim loại và đồ chứa

khác.

o Hạt nhựa và ống nhựa các loại.

o Xây dựng công trình giao thông công nghiệp, dân dụng, san lấp mặt bằng, làm

đường giao thông nội bộ trong mặt bằng xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng.

o Dịch vụ cân hàng và cho thuê nhà ở, cho thuê đât, nhà xưởng, kho bãi đỗ xe, cho

4.



5.

6.

7.



thuê máy móc và thiết bị. Sản xuất các sản phẩm từ Plastic và sản xuất nhựa.

Điện thoại:

(0240) 3 868 270- 3 868 859

(0241) 3 816 139

DĐ: 0983 118 559

Fax: (0240) 3 868 415

Mã số thuế: 2400291251

Ngày cấp: 15-04-2003

Vốn điều lệ: 10.000.000.000đ ( Mười tỷ đồng)

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



4



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



8. Mệnh giá cổ phần: 100.000đ/ 1 cổ phần

9. Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp là: 89.196,8 cổ phần, trị giá 8.919.680.000



đồng.

10. Số cổ phần cổ đông đăng ký mua: 89.196,8 cổ phần.

11. Số cổ phần được quyền chào bán: 10.803,2 cổ phần.

12. Lịch sử hình thành và phát triển công ty:

Tiền thân của công ty Cổ Phần Xi Măng Sông Cầu là nhà máy Phân Lân Hà

Bắc được thành lập từ năm 1977.

Tháng 12/1996 Hà Bắc được tách ra thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Do đó, nhà máy đổi tên thành nhà máy Phân Lân Bắc Giang.

Tháng 12/2002, được sự chỉ đạo của Sở Công Nghiệp Bắc Giang nhà máy

Phân Lân Bắc Giang đã được cổ phần hóa trên giấy tờ giao dịch. Khi chuyển đổi

cổ phần hóa được đổi tên thành Công ty cổ phần Phân bón Hóa chất Bắc Giang.

Ngày 14/03/2003, Công ty Cổ Phần Phân bón Hóa chất Bắc Giang được

thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón hóa chất.

Do kết quả sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón không mang lại hiệu quả

kinh tế cao, để xác định chiến lược mới trong kinh doanh, doanh nghiệp đã tiến

hành tìm hiểu nghiên cứu thị trường và ngày 16/02/2004 lãnh đạo công ty đã quyết

định chuyển đổi sản phẩm sản xuất của mình thành xi măng và đổi tên công ty

thành Công ty Cổ Phần Xi Măng Sông Cầu. Sau khi thành lập, công ty đã đi vào

hoạt động sản xuất và bước đầu thu được kết quả khả quan.

Công ty có số vốn đăng ký là 6.894 tỷ đồng. Trong đó số vốn của công ty là

5.560 tỷ đồng, vốn vay là 1.334 tỷ đồng. Hàng năm, nguồn vốn được bổ sung từ

kết quả kinh doanh, đóng góp của các cổ đông, từ nguồn vốn đi vay và các tổ chức

tín dụng và các nguồn khác.



II.Đánh giá tổng quan Công ty.

Với quyết tâm và thấu hiểu những yêu cầu cạnh tranh thời hội nhập/ WTO

nên Công ty đã từng bước áp dụng chặt chẽ các yêu cầu, quy định liên quan đến

sản xuất, áp dụng các chính sách của nhà nước nên sản xuất đã tìm được hướng đi

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



5



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



mới. Trong những năm qua sản xuất luôn phát triển, đời sống người lao động được

cải thiện.

Nắm bắt được yêu cầu của thị trường, Công ty đã tiến hành ứng dụng,

chuyển giao công nghệ sản xuất gạch không nung, mang lại hiệu quả cao trong lĩnh

vực xây dựng. Đây là hướng đi tốt, triển vọng nhằm bảo vệ môi trường và quỹ đất

ngày càng hạn hẹp ở địa phương, nhất là từ khi Bắc Giang có quyết định dừng hoạt

động đun đốt của các lò gạch thủ công trên địa bàn 7 huyện, thành phố từ ngày

1/3/2012. Trong sản xuất Công ty Xi măng Sông Cầu luôn thấu hiểu chất lượng có

tầm quan trọng, khách hàng có tính chất quyết định đến thành bại nên luôn chú ý

áp dụng tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm xi măng đã thực hiện chứng nhận hợp

chuẩn, dây chuyền sản xuất nay đã có chứng nhận áp dụng ISO 9001:2000 của

QUACERT.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi

măng Sông Cầu cho biết, Công ty đã đầu tư trên 1,8 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền

sản xuất gạch xi măng (gạch không nung), áp dụng công nghệ tiên tiến có mức độ

cơ giới hóa và tự động hóa cao (khoảng 90%), sản lượng gạch đặc và gạch đục lỗ

các loại đạt từ 6 - 10 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng của người dân và

các cơ quan, đơn vị ở trong tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh, thành phía Bắc khác

như Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương...

Sản phẩm gạch không nung hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng các công

trình xây dựng dân dụng, công cộng và kể cả làm đường giao thông nông thôn;

phù hợp với định hướng trong Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng từ nay đến

năm 2020 của Việt Nam (sử dụng vật liệu xây dựng không nung sẽ chiếm khoảng

50% trong các công trình xây dựng). So sánh về mặt hiệu quả kinh tế, giá thành

gạch không nung thường thấp hơn từ 15 - 20% so với gạch tuynen (hiện một viên

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



6



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



gạch không nung giá bán tại nhà máy là 900 đồng, trong khi gạch đỏ tuynen có giá

bán từ 1.300 - 1.400 đồng/viên).

Với việc đầu tư đưa vào sản xuất dây chuyền gạch không nung, Công ty cổ

phần xi măng Sông Cầu đã tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động

địa phương; mỗi năm doanh thu nhờ đó đã tăng thêm gần 7 tỷ đồng và lợi nhuận

tăng thêm trên 1tỷ đồng.

Trong Hội nghị, Giám đốc Công ty và khách hàng đã trao đổi nhiều vấn đề

liên quan đến sản xuất, kinh doanh. Công ty Sông Cầu là một trong số các Công ty

SX ở Bắc Giang đã khai thác tốt hệ thống tài liệu thông tin của Chi cục TCĐLCL

Bắc Giang ( TBT/WTO).



III.Cơ cấu tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp.

Là công ty sản xuất xi măng theo hình thức tập trung, công ty Cổ Phần Xi

Măng Sông Cầu có số lao động hiện nay là 94 người

Trong đó: 12 người có trình độ đại học, 15 người có trình độ cao đẳng, 19

người có trình độ trung cấp, 25 người có trình độ sơ cấp, còn lại là trình độ dưới

sơ cấp.

- Ban lãnh đạo:

+ Chủ tịch HĐQT và 4 thành viên HĐQT:

Điều này cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của công ty không có ban kiểm soát

(Theo điều 95, Luật doanh nghiệp năm 2005).

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty: Nguyễn Thanh Phong



Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



7



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



+ Giám đốc và Phó Giám đốc .

Tên giám đốc: Ngô Đức Quang.

- Phòng ban, phân xưởng:

+ Phòng kinh doanh và vật tư

+ Phòng kế toán – thống kê

+ Phòng công nghệ – kĩ thuật

+ Phòng tổ chức – hành chính

+ Phân xưởng xi măng

+ Phân xưởng tấm lợp

- Bộ phận công tác đặc thù:

+ Nhà ăn – Trực thuộc phòng tổ chức – hành chính

+ Tổ bảo vệ – Trực thuộc phòng tổ chức – hành chính

+ Tổ công nghệ (KCS) – Trực thuộc phòng kĩ thuật

+ Tổ điện nước - trực thuộc phòng kĩ thuật.



ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG



Ban kiểm soát

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



8



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ



CHỦ TỊCH HĐQT



GIÁM ĐỐC



Phòng kế

toán

thống kê



Phân

xưởng

xi măng



ĐẠI DIỆN LAO

ĐỘNG CHẤT

LƯỢNG



Phân

xưởng

gạch



Phòng

công

nghệ kĩ

thuật



Tổ

KCS



Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



Tổ

điện

nước



9



GIÁM ĐỐC



Phòng

tổ chức

hành

chính



Phòng

kinh

doanhvật tư



Kho



Nhà

cân



Bảo

vệ



Nhà

ăn



Báo cáo thực tập



Ghi chú:



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



Chỉ đạo trực tuyến

Mối quan hệ phối hợp công tác

Chỉ đạo gián tiếp



Chức năng của từng bộ phận:

 Hội đồng quản trị (HĐQT ):



Là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định

mọi vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động, quyền lợi của công ty.

 Chủ tịch HĐQT :



- Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ

khâu quản lý tài chính, giám sát và kí kết hợp đồng mua bán vật tư, nguyên

liệu, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm.

- Ký các quyết định về phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



10



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



doanh và các chủ trương lớn của công ty.

- Ký các quyết định về hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế.

- Phê duyết phương án tổ chức bộ máy điều hành, phê duyệt quyết toán

của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của công ty.

- Ký các quyết định phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

- Ký các quyết định xác nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, chuyển

nhượng cổ phiếu, mua bán cầm cố các loại tài sản chung của công ty theo quy

định của pháp luật.

- Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh trong HĐQT, bổ nhiệm

giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc và tất cả các chức danh

khác. Ký các quyết định điều động, cho thôi việc, chuyển công tác, cho nghỉ

hưu, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật cho CBCNV.

- Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm quy chế của công ty.

- Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán thống kê và phòng tổ chức hành chính.

Trực tiếp quản lý các bản gốc giấy tờ: Danh sách cổ đông, toàn bộ văn

kiện Đại hội đồng cổ đông, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy

phép kinh doanh.

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



11



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



- Ký phiếu thu, chi tiền mặt, séc chuyển khoản, các văn bản chứng từ

giao dịch với ngân hàng, ký các quyết toán tài chính tháng, quý, năm. Ký các

phiếu xuất nhập vật tư nguyên liệu.

- Ký các quyết định thuộc thẩm quyền của HĐQT như: Điều lệ công ty,

nội quy công ty, bảng phân công, phân cấp và chế độ làm việc, các quyết định

hướng dẫn thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, ký các văn bản

nghiệm vụ khác do phòng, phân xưởng trình lên để phê duyệt. Ký các quyết

định thành lập các hội đồng, các ban và tiểu ban để thực hiện các nhiệm vụ

sản xuất, xây dựng cơ bản và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng…

- Ký các văn bản liên quan đến người đại diện theo pháp luật của công ty.



 Giám đốc:



- Là người do HĐQT bổ nhiệm có vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm

chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Quyết định kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng ngày, tháng, quý và tiến

độ sản xuất từng loại sản phẩm, thực hiện giao ban, hội ý công tác đầu giờ

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



12



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



hàng ngày với phòng kĩ thuật và phân xưởng.

- Trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc phân xưởng sản xuất.

- Trực tiếp chỉ đạo phòng công nghệ kĩ thuật thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Quản lý các định mức tiêu hao nguyên liệu, điện năng. Phê duyệt kế

hoạch bảo dưỡng, phương án sửa chữa máy móc thiết bị đồng thời chỉ đạo

phòng kĩ thuật và phân xưởng tổ chức thực hiện.

Điều động các phương tiện vận tải, vật tư, nguyên liệu SXKD. Trực tiếp

chỉ đạo xử lý các sự cố xảy ra trong sản xuất.

- Chỉ đạo công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống

cháy nổ, chỉ đạo công tác kiểm kê tài sản, vật tư hàng hóa theo định kì hoặc

đột xuất.

- Thống nhất với chủ tịch HĐQT quyết định xử lý các trường hợp sản

phẩm không phù hợp (nguyên liệu, thành phẩm chưa đạt chuẩn).

- Quyết định điều chỉnh, thay đổi đơn phối liệu sản xuất các loại sản phẩm.

- Ký duyệt các văn bản chứng từ sau: Phiếu xuất kho bán hàng, kế hoạch

sản xuất. Ký các quyết định tuyển dụng chuyển công tác, cho thôi việc, nghỉ

chế độ, nâng lương, nâng bậc, điều động các chức danh từ phó phòng, phó

quản đốc trở xuống khi được chủ tịch HĐQT ủy quyền.

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



13



Báo cáo thực tập



GVHD: Ths.Mai Thị Lụa



- Ký thủ tục giao dịch với ngân hàng, các hợp đồng kinh tế khi được ủy quyền.



 Phó giám đốc và phòng kinh doanh:



- Giúp chủ tịch HĐQT và Giám đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cung

ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn của

phòng kinh doanh và phòng vật tư.

- Tổ chức tiếp thị, phát triển thị trường, lựa chọn và thiết lập các đại lý

bán hàng, các kênh phân phối sản phẩm.

- Quản lý và chăm sóc khách hàng (trước, trong và sau bán hàng). Tham

mưu, đề xuất phương thức tiêu thụ và chính sách bán hàng.

- Theo dõi tổng hợp sản phẩm xuất, nhập, tồn kho điều hành sản phẩm

tiêu thụ hàng ngày, tổ chức cung ứng cho khách hàng.

- Tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng, tiếp thu các phản ánh của khách

hàng, đề xuất và thực hiện các phương án giải quyết.

Chỉ đạo việc đánh giá lựa chọn nhà cung ứng, xây dựng kế hoạch mua

sắm vật tư nguyên liệu. Phục vụ sản xuất và xây dựng cơ bản, Chỉ đạo phòng

vật tư chủ trì có sự phối hợp với phân xưởng, phòng kĩ thuật thực hiện nhiệm

vụ tiếp nhận, kiểm tra bảo quản dự trữ.

Trần Thị Hệ- ĐHQT4A3ND



14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

×