Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 83 trang )
28
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu:
Áp dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất, lựa chọn tất cả các
trường hợp đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 11 năm
2011 đến tháng 8 năm 2012.
2.4 Phương tiện nghiên cứu:
- Máy siêu âm Triplex của hãng PHILIPS và MEDISON đặt tại khoa
Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai.
- Máy chụp CLVT 64 dãy đầu dò của hãng SIEMEN.
2.5
Các biến số nghiên cứu:
2.5.1 Đặc điểm chung
Tuổi
Giới: Nam, nữ
Đánh giá các yếu tố nguy cơ: Tiền sử ĐTĐ, THA, tăng lipid máu, tiền
sử nghiện thuốc lá.
Đánh giá các triệu chứng lâm sàng: Quan sát màu sắc da, loét, hoại tử
chi, bắt mạch, khai thác cơn đau cách hồi.
Phân loại giai đoạn lâm sàng theo Leriche và Fontaine.
29
2.5.2 Đặc điểm tổn thương trên siêu âm Triplex
2.5.2.1 Chuẩn bị bệnh nhân:
Bệnh nhân được giải thích phương pháp tiến hành để yên tâm phối hợp
tốt, nghỉ ngơi trước khi tiến hành 15 phút.
2.5.2.2 Các bước tiến hành:
Trình tự thăm khám siêu âm:
Tư thế nằm ngửa thoải mái, chân duỗi thẳng hơi xoay ra ngoài để khám
động mạch chủ - chậu - đùi, động mạch chày trước và động mạch mu chân.
Tư thế nằm xấp để khám động mạch khoeo và chày sau. Nằm nghiêng hai bên
để khám động mạch mác và động mạch chày sau.
Chúng tôi dùng đầu dò lồi (Convex) tần số 3,5 và 5MHz để thăm khám
các động mạch chủ bụng và động mạch chậu hai bên. Dùng đầu dò phẳng
(Linner) 7,5MHZ để thăm khám các động mạch chi dưới từ động mạch đùi
chung xuống dưới.
Các thông số đo đạc và thu nhận kết quả:
Đo khẩu kính của động mạch tại chỗ hẹp (d:mm), khẩu kính của động
mạch bình thường ngay dưới chỗ hẹp (D:mm), từ đó tính ra các mức độ hẹp,
tắc khác nhau, chúng tôi chia ra thành 5 mức độ từ S0 đến S4 theo NASCET:
S0: Không hẹp
S1: Hẹp nhẹ (dưới 50% đường kính ngang lòng mạch)
S2: Hẹp vừa (từ 50% đến dưới 70% đường kính lòng mạch)
S3: Hẹp nặng (Từ 70% đến 99% đường kính lòng mạch)
S4: Tắc hoàn toàn
Đánh giá tình trạng tổn thương thành mạch: Chúng tôi phân mức độ tổn
thương thành mạch ra làm ba mức độ từ T0 đến T2:
T0: Thành mạch nhẵn đều, mềm mại, không có vôi hóa và xơ vữa
T1: Thành mạch có những nốt vôi hóa hoặc xơ vữa nhỏ trong nội
mạc hay dưới nội mạc làm xơ cứng thành mạch nhưng không gây hẹp
tắc lòng động mạch
30
T2: Thành mạch có những mảng xơ vữa lớn, có hoặc không có
vôi hóa, gây hẹp hoặc tắc lòng động mạch
Đo kích thước mảng xơ vữa ở những động mạch lớn (mm) ở đoạn chủ
chậu và đùi khoeo, đánh giá tính chất mảng xơ vữa:
V1: Xơ vữa mềm (mảng xơ vữa giảm âm trên siêu âm 2D)
V2: Xơ vữa cứng (mảng xơ vữa tăng âm trên siêu âm 2D)
V3: Xơ vữa có vôi hóa (mảng xơ vữa có vôi hóa cản âm)
Đo tốc độ đỉnh tâm thu (Vs:cm/s)
Phân tích phổ Doppler xung, chúng tôi phân chia phổ Doppler thành 3
nhóm dựa vào dạng sóng Doppler từ P0 đến P2:
P0: Phổ Doppler bình thường, có dạng sóng 3 pha
P1: Phổ Doppler mất dạng sóng 3 pha
P2: Không thấy tín hiệu phổ Doppler
Phân tích hình ảnh Doppler màu, chúng tôi cũng chia thành các mức độ
dựa vào phổ màu và khảm màu, từ C0 đến C2:
C0: Màu đều, không có hình khảm màu
C1: Màu tăng sáng, có hình khảm màu
C2: Không có màu
2.5.3 Đặc điểm tổn thương trên chụp CLVT 64 dãy
2.5.3.1 Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân tại phòng chụp
Bệnh nhân và người nhà được giải thích về thủ thuật, những tai biến,
rủi ro có thể xảy ra để phối hợp tốt với bác sỹ.
Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, chân đưa vào trước.
Loại bỏ các vật dụng kim loại khỏi cơ thể bệnh nhân từ bụng trở xuống.
Không kê gối hay vật kê dưới chân.
Đặt một đường truyền tĩnh mạch, truyền qua bơm tiêm điện
Thuốc cản quang đường tĩnh mạch: Xenetic lọ 100ml, hàm lượng
350mg Iod/ml.
31
Liều lượng: Từ 2-2,5ml/kg. Thông thường 125ml thuốc (2,5 lọ) + 50ml
nước muối sinh lý
Bước 2: Đặt thông số chụp
Hằng số chụp thông thường: 120Kv, 110 mAs, vòng quay 0,33s, bước
chuyển bàn (Pitch) 0,8 và thời gian cắt 20-25s
Chụp 5mm, tái tạo lại 0,75mm
Tốc độ bơm thuốc 4ml/s
Bước 3:Tiến hành chụp
Chụp Topogram lấy từ động mạch chủ bụng xuống đến hết chân
Test bolus: Cắt một lát cắt qua ĐMC, đánh dấu HU vào điểm giữa
ĐMC (100-130) và đặt chế độ tự động chụp
Tiến hành chụp cây động mạch với lớp cắt dày 1mm từ động mạch chủ
bụng dưới động mạch thận xuống đến hết bàn chân
Bước 4: Tái tạo hình ảnh và đánh giá
Tái tạo lại lớp cắt 0,75mm
Dựng hình ảnh động mạch trên MIP và VRT
2.5.3.2 Các thông số đo đạc và thu nhận kết quả
Đo đạc, đánh giá tổn thương, bao gồm vị trí hẹp, tắc động mạch, các mức
độ hẹp, tắc. Chúng tôi chia ra các mức độ hẹp, tắc động mạch thành 3 mức độ:
Độ 1: Không hẹp hoặc hẹp nhẹ dưới 50% đường kính lòng mạch
(tương ứng hẹp không có ý nghĩa huyết động trên siêu âm Triplex)
Độ 2: Hẹp trên 50% đường kính lòng mạch (Bao gồm các mức
độ hẹp có ý nghĩa huyết động trên siêu âm Triplex)
Độ 3: Tắc hoàn toàn
2.6.Thu thập thông tin, phân tích vả xử lý số liệu
Thu thập số liệu: Theo phiếu thu thập số liệu thiết kết sẵn về siêu âm
Triplex và chụp CLVT 64 dãy đầu dò
Số liệu sau đó được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 1.6 và các phần
mềm tính toán khác.
32
Các thuật toán áp dụng:
Thuật toán Kappa: Là khả năng phù hợp chẩn đoán. Đây là một số đo
lượng hóa khả năng phù hợp (cũng như khả năng không phù hợp-về phía
ngược lại) trong thống nhất chẩn đoán giữa hai phương pháp khác nhau.
Công thức: Kappa = Phù hợp thực tại/ Phù hợp tiềm ẩn
Trong đó: Phù hợp thực tại = Phù hợp quan sát - phù hợp ngẫu nhiên
Phù hợp tiềm ẩn = Phù hợp hoàn toàn - phù hợp ngẫu nhiên
K = 0,0 - 0,2Độ phù hợp quá ít
K = 0,2 - 0,4Độ phù hợp thấp
K = 0,4 - 0,6Độ phù hợp trung bình
K = 0,6 - 0,8Độ phù hợp tốt
K = 0,8 - 1,0Độ phù hợp rất tốt
Khai thác bài toán χ2 cho bảng 2 hàng hai cột: Tính độ nhạy, độ đặc
hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính: Sử dụng thuật toán
trong Crosstabs của SPSS 1.6
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Các thông tin riêng về bệnh tật của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án hoàn
toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Mỗi bệnh
nhân được gắn cho một mã số riêng để đảm bảo tính chính xác cũng như tính
bảo mật thông tin.
Lợi ích của luận văn: Số liệu rút ra từ kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
cải thiện về chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân hẹp, tắc
động mạch chi dưới tốt và chính xác hơn.
Đề cương của học viên đã được thông qua Hội đồng xét duyệt đề
cương của trường Đại học Y Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Nghiên cứu được sự chấp nhận của Bệnh viện Bạch Mai và trường Đại học Y
Hà Nội.
33
Chương III.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ở 45 bệnh nhân với tổng số chi là
90, bao gồm 1215 đoạn động mạch từ động mạch chủ bụng dưới động mạch
thận đến các động mạch ở cổ chân và rút ra một vài kết quả như sau:
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi
Số lượng
Tỷ lệ %
Trên 60
36
80
Từ 60 đến 40
7
15,6
Dưới 40
2
4,4
Tổng cộng
45
100,0
Tuổi lớn nhất : 87
Tuổi nhỏ nhất: 25
Tuổi trung bình: 67,3
Nhận xét: Bệnh nhân ở nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ rất cao (80%) và
nhóm tuồi dưới 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,4%). Tuổi trung bình của bệnh
nhân trong nhóm nghiên cứu rất cao (67,3 tuổi).
34
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính trong nhóm nghiên cứu
Số bệnh nhân nam: 31 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 69%
Số bệnh nhân nữ: 14 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 31%
Nhận xét: Số lượng bệnh nhân nam cao hơn rất nhiều so với số bệnh
nhân nữ (chiếm tỷ lệ trên 2 lần).
3.1.3 Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ
Bảng 3.2: Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Số lượng
Tỷ lệ %
Tăng huyết áp
28
62,2
Đái tháo đường
25
55,6
Hút thuốc lá
10
22,2
Rối loạn Lipid máu
7
15,6
Khác
2
4,4
Kết hợp từ 2 yếu tố trở lên
25
55,6
Xơ vữa động mạch
43
95,6
Tổng số
45
100,0
Nhận xét:
Trong các yếu tố trên, tăng huyết áp là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất,
chiếm 62,2%, tiếp đó đến đái tháo đường chiếm 55,6%