Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 83 trang )
21
Đoạn chủ chậu: Sử dụng đầu dò 3,5MHz. Khám động mạch chủ bụng
đến chỗ chia đôi. Xem xét trên cả mặt cắt ngang và mặt cắt dọc. Tới ngã ba
chủ chậu thì đưa đầu dò chếch sang hai bên hướng theo trục của động mạch
chậu gốc và chậu ngoài. Sử dụng kiểu B đơn thuần để đánh giá tình trạng
thành mạch, các mảng xơ vữa, và đo đường kính lòng mạch. Sau đó kết hợp
kiểu B với kiểu Doppler xung và màu để xác định động mạch, ghi phổ
Doppler động mạch. Chọn góc giữa đầu dò và mạch máu <600.
Đoạn đùi khoeo: Sử dụng đầu dò 7,5MHz. Đặt đầu dò ngang dưới cung
đùi hướng lên trên để ghi động mạch đùi chung, động mạch nằm bên ngoài
tĩnh mạch. Di chuyển đầu dò dọc theo hướng đi của động mạch, kiểm tra chỗ
phân chia của động mạch đùi nông và đùi sâu, rồi di chuyển đầu dò dọc theo
động mạch đùi nông đến động mạch khoeo. Để thăm khám động mạch khoeo,
bệnh nhân nằm sấp với tư thế chân duỗi thẳng. Đánh giá cả mặt cắt ngang và
dọc, trình tự thăm khám cũng giống như động mạch chủ chậu.
Đoạn dưới khoeo: Sử dụng đầu dò 7,5MHz. Kiểm tra động mạch chày
trước từ dưới cổ xương mác đến mu chân, đầu dò đặt ở phía trước ngoài của
xương chày, giữa xương chày và xương mác. Để kiểm tra động mạch mác và
động mạch chày sau, bệnh nhân được nằm sấp hoặc nằm ngửa với bàn chân
xoay ngoài, đầu dò ở phía trong của cẳng chân hướng về phía xương mác nếu
kiểm tra động mạch mác và hướng ra sau xương mác nếu kiểm tra động mạch
chày sau, ngoài ra còn kiểm tra động mạch chày sau ở đoạn cổ chân ở phía sau
mắt cá trong. Trình tự thăm khám cũng giống như các động mạch phía trên.
Hình ảnh siêu âm Triplex động mạch chi dưới:
1. Hình ảnh bình thường:
Trên siêu âm 2D: Các động mạch lớn và vừa, mạch máu là các cấu trúc
dạng ống trống âm thành nhẵn và đều.
22
Trên siêu âm Doppler màu: Lòng mạch được lấp đầy và đều đặn bởi
phổ màu, không có hiện tượng khảm màu.
Siêu âm Doppler xung: Phổ Doppler xung động mạch chi dưới bình
thường có dạng sóng ba pha do trở kháng ngoại vi cao: Pha dương thứ nhất là
pha tâm thu tương ứng với thì thất trái co, pha sóng ngược chiều ở đầu thì tâm
trương là pha âm do dòng máu bị dội ngược trở lại do sức cản ngoại vi cao, và
pha dương thứ hai tương ứng với sức căng của thành mạch máu đẩy máu đi
tiếp trong thì tâm trương.
2. Hình ảnh hẹp động mạch:
Siêu âm 2D: Đối với các động mạch lớn và vừa, hình hẹp là hình mất
sự liên tục và nhẵn đều của thành mạch, thay vào đó là cấu trúc lồi vào lòng
mạch, nguyên nhân có thể do mảng xơ vữa, cục huyết khối bám thành, … Có
thể xác định được vị trí, đo đạc kích thước, đánh giá tình trạng bề mặt và cấu
trúc âm của mảng xơ vữa. Đo đường kính lòng mạch, tính được tỷ lệ % hẹp
so với đoạn bình thường. Đánh giá được tính chất thành mạch.
Siêu âm Doppler màu: Sự lấp đầy màu hẹp hơn so với vùng kế cận. Tại
vùng hẹp màu sáng hơn (hoặc đảo màu). Có thể thấy hình khảm màu sau chỗ
hẹp do dòng rối.
Siêu âm Doppler xung: Áp dụng các phương pháp phân tích phổ với
đánh giá định lượng và định tính.
Đánh giá định lượng: Đo tốc độ đỉnh tâm thu Vp, tốc độ dòng đảo
ngược Vr.
Đánh giá định tính: Phân tích hình dạng sóng, đường viền của phổ, sự
phân bố các tần số trong lòng của phổ. Cụ thể ngay chỗ hẹp tốc độ đỉnh tâm
thu tăng cao và có sự mở rộng phổ tùy mức độ hẹp. Sau chỗ hẹp thay đổi tùy
mức độ hẹp:
23
Hẹp < 50% đường kính: Hẹp không có ý nghĩa huyết động, chưa ảnh
hưởng đến tốc độ dòng chảy ở hạ lưu. Phổ sau hẹp còn bình thường.
Hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch: Hẹp có ý nghĩa huyết động, có ảnh
hưởng đến huyết động ở hạ lưu, phổ sau hẹp có dạng 1 pha tốc độ tâm thu
giảm, thời gian dốc lên và thời gian tâm thu kéo dài, cửa sổ tâm thu thấp hoặc
bị lấp đầy.
3. Tắc động mạch:
Siêu âm 2D: Không thấy hình lòng mạch ở vị trí giải phẫu của nó.
Siêu âm Doppler màu: Không thấy có tín hiệu màu ở vị trí động mạch.
Siêu âm Doppler xung: Không có phổ Doppler tại đoạn tắc, đoạn sau
tắc có thể có sóng một pha với tốc độ tâm thu giảm do có tuần hoàn bàng hệ
cung cấp.
Hình 1.9: Phổ Doppler bình thường và các mức độ hẹp tắc
trên siêu âm Doppler xung của động mạch chi dưới [30].
24
1.4
Tình hình nghiên cứu hẹp, tắc động mạch chi dưới trong và ngoài nước:
1.4.1 Các nghiên cứu trong nước:
Từ năm 1978 đến 1985, Hoàng Kỷ [4] và cộng sự đã thăm dò mạch
máu cho 495 bệnh nhân, trong đó 257 bệnh nhân được đối chiếu với phẫu
thuật, bao gồm các bệnh viêm tắc động mạch ngoại vi do xơ vữa, bệnh
Buerger, bệnh Takayashu, chấn thương và vết thương mạch máu, thông động
tĩnh mạch, kiểm tra kết quả cắt hạch giao cảm điều trị viêm động mạch, diệt
hạch giao cảm chữa tăng tiết mồ hôi tay,…và đã khẳng định siêu âm Doppler
giúp chẩn đoán vị trí và một phần nguyên nhân của bệnh mạch máu, theo dõi
sự tiến triển của bệnh mạch máu.
Năm 1983, Nguyễn Văn Quýnh [4] đã nghiên cứu chẩn đoán bệnh tắc
nghẽn động mạch chi dưới bằng Doppler so sánh với chụp mạch một số
trường hợp và kết luận: Siêu âm Doppler có giá trị chẩn đoán chính xác vị trí
và mức độ tắc nghẽn động mạch chi dưới.
Năm 1996, Dương Đức Hoàng [2] đã nghiên cứu một số động mạch chi
dưới bằng phương pháp siêu âm Doppler màu ở người bình thường và bệnh
nhân tắc nghẽn động mạch chi dưới và có vài trường hợp đối chiếu với chụp
mạch và rút ra kết luận: Doppler màu tạo điều kiện thuận lợi phát hiện cũng
như đánh giá mức độ hẹp tắc của các động mạch.
Năm 1996-1999, Hoàng Kỷ, Phạm Minh Thông, Bùi Văn Giang [9] đã
nghiên cứu vai trò của siêu âm Doppler và chụp mạch trong chẩn đoán bệnh
lý mạch máu chi dưới, trong đó 218 bệnh nhân được siêu âm Doppler và 15
bệnh nhân được chụp mạch, đã kết luận siêu âm Doppler giúp định loại nhóm
bệnh lý động mạch, góp phần định hướng chẩn đoán và tiên lượng đối với
bệnh nhân có tổn thương động mạch chi dưới.
Năm 2000, Lê Văn Hùng [4] đã nghiên cứu giá trị của siêu âm Triplex
đối chiếu với chụp mạch trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch chi dưới, trong
25
đó 40 đã được siêu âm và chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và đã kết luận
siêu âm Triplex có giá trị cao trong việc chẩn đoán và sàng lọc bệnh lý động
mạch chi dưới.
Năm 2006, Dương Đức Hoàng [3] đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
siêu âm Doppler ở 102 bệnh nhân động mạch chi dưới mạn tính và rút ra kết
luận Doppler màu tạo điều kiện thuận lợi phát hiện cũng như đánh giá mức độ
hẹp tắc của các động mạch.
1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài:
Năm 1987, Kohler [30] đã đánh giá 393 đoạn động mạch chủ chậu và
đùi khoeo ở 32 bệnh nhân, kết quả cho thấy việc phát hiện hẹp >50%, siêu âm
so với chụp mạch cũng tốt như kết quả so sánh giữa hai nhà điện quang đọc
cùng một phim.
Năm 1996, Koelemay [29] đã tổng hợp những nghiên cứu về tắc nghẽn
động mạch chi dưới từ 1976 đến 1994 từ MEDLINE đã được xuất bản bằng
tiếng Anh, Đức và Hà Lan. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện hẹp
>50% hoặc tắc ở đoạn chủ chậu là 86% và 97%, đoạn đùi khoeo là 80% và
96%, đoạn dưới gối là 83% và 84% tương ứng. Sensier đã nghiên cứu tiến
cứu, mù đôi 1658 đoạn động mạch chủ chậu, đùi khoeo và dưới khoeo ở 148
chi có so sánh giữa Doppler màu và chụp mạch DSA. Sự phù hợp toàn bộ
giữa siêu âm và chụp mạch là khá lớn (Kappa = 0,74).
Năm 1997, Pemberton [38] đã tổng hợp những dữ liệu ở MEDLINE
được xuất bản bằng tiếng Anh từ năm 1985 đến 1996 và đã kết luận rằng siêu
âm Doppler màu có thể thay thế chụp mạch chẩn đoán trong phần lớn trường
hợp. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng đây là kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng cao
nên việc rèn luyện đóng vai trò quan trọng.
Đối với các động mạch dưới khoeo, năm 1998 Sensier [42] đã nghiên
cứu mù, hồi cứu 204 đoạn động mạch của 51 chi bằng cách so sánh giữa siêu
26
âm Duplex màu và chụp mạch DSA, và mỗi phim chụp được đọc bởi hai
chuyên gia XQ độc lập nhau, chỉ số Kappa giữa siêu âm và chụp mạch là 0,61
và 0,8. Do đó siêu âm Duplex màu có thể được dùng để đánh giá sự thông
suốt của các động mạch dưới kheo.
Năm 2004, Miraude.M.Adriaense [18] và cộng sự đã nghiên cứu điều
tra mức độ tin tưởng và giá trị hình ảnh mang lại giữa chụp CLVT đa dãy
(CTA) và chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) trên 145 bệnh nhân có triệu
chứng bệnh động mạch chi dưới, trong đó có 73 bệnh nhân được chụp CLVT
đa dãy (CTA) và 72 bệnh nhân được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và đi
đến kết luận là CTA có thể thay thế được DSA trong hầu hết các trường hợp.
Năm 2011, A.Napoli [34] và cộng sự đã nghiên cứu so sánh chụp
CLVT 64 dãy với chụp mạch DSA (coi như đây là tiêu chuẩn vàng) trên 212
bệnh nhân với tổng số 7420 đoạn động mạch, đã thu được kết quả độ phù hợp
chung của hai phương pháp chẩn đoán trên là rất cao (Kappa ≥ 0,982) và độ
nhạy và độ đặc hiệu trong việc chẩn đoán hẹp trên 70% lên tới 96 và 98%. Và
đã rút ra kết luận chụp CLVT 64 dãy chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới có
triệu chứng có giá trị rất lớn, và kết quả có thể được sự dụng để quyết định
phương pháp điều trị tiếp theo cho những bệnh nhân này.
Năm 2012, Kayhan [28] và cộng sự đã so sánh giá trị của siêu âm
Triplex và chụp CLVT 40 dãy trong việc chẩn đoán bệnh lý mạch máu chi
dưới trên 774 đoạn chi ở 43 bệnh nhân và cũng kết luận siêu âm Triplex có
giá trị cao trong việc chẩn đoán hep, tắc động mạch chi dưới, mặc dù tỷ lệ
phát hiện tổn thương thấp hơn so với chụp CLVT 40 dãy là 5,7%.
27
Chương II.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1
Đối tượng nghiên cứu:
Số lượng bệnh nhân: 45 bệnh nhân với tổng sổ chi được làm siêu âm
Triplex và chụp CLVT 64 dãy là 90 chi. Toàn bộ các bệnh nhân này được
nghiên cứu tiến cứu.
Các bệnh nhân này có triệu chứng lâm sàng của hẹp, tắc động mạch chi
dưới, được nằm viện tại các khoa của Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên
cứu từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
• Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới trên
lâm sàng như có cơn đau cách hồi, loét hoặc hoại tử chi, được siêu âm
Triplex và chụp CLVT 64 dãy mạch chi dưới.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
• Bệnh nhân không được chụp CLVT 64 dãy mạch chi dưới
• Bệnh nhân tổn thương động mạch sau chấn thương
• Bệnh nhân phình tách hoặc tắc động mạch chủ ngực - bụng (do không
thực hiện được test Bolus)
2.2
Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Bạch Mai.
2.3
Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Thiết kết nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích đối
chứng giữa siêu âm Triplex với chụp CLVT 64 dãy đầu dò chẩn đoán tổn
thương động mạch chi dưới.
Bệnh nhân được thực hiện đồng thời và độc lập hai phương pháp chẩn
đoán là Siêu âm Triplex do học viên thực hiện và chụp CLVT 64 dãy do các
chuyên gia khác trong khoa CĐHA thực hiện theo mẫu nghiên cứu có sẵn.
28
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu:
Áp dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất, lựa chọn tất cả các
trường hợp đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 11 năm
2011 đến tháng 8 năm 2012.
2.4 Phương tiện nghiên cứu:
- Máy siêu âm Triplex của hãng PHILIPS và MEDISON đặt tại khoa
Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai.
- Máy chụp CLVT 64 dãy đầu dò của hãng SIEMEN.
2.5
Các biến số nghiên cứu:
2.5.1 Đặc điểm chung
Tuổi
Giới: Nam, nữ
Đánh giá các yếu tố nguy cơ: Tiền sử ĐTĐ, THA, tăng lipid máu, tiền
sử nghiện thuốc lá.
Đánh giá các triệu chứng lâm sàng: Quan sát màu sắc da, loét, hoại tử
chi, bắt mạch, khai thác cơn đau cách hồi.
Phân loại giai đoạn lâm sàng theo Leriche và Fontaine.