1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

e) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 118 trang )


59



khí nhà kính

- Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong xây dựng, giao thông,

chiếu sáng, thiết bị điện, sản xuất, dịch vụ; khuyến khích đầu tư thu hồi năng

lượng, nhiệt trong sản xuất, tiêu dùng để tái sử dụng.

- Nghiên cứu xu hướng dịch chuyển, các mô hình phát triển mới, những

thay đổi trong cơ cấu kinh tế khu vực và toàn cầu để tranh thủ cơ hội và hạn

chế các tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu lên môi trường nước ta.

2.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về nâng cao hiệu quả công tác

quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn

2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài

a. Kinh nghiệm quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn SODOKWON Hàn Quốc [28]

Để xử lý lượng rác thải tại BCL Sodokwon, Công ty đã áp dụng các

giải pháp về kỹ thuật trong công tác quản lý môi trường bãi chôn lấp như sau:

+ Chôn lấp an toàn tầng đáy: Gồm có tầng loại bỏ nước ngầm (30 cm),

tầng chống thấm nước làm cứng (75 cm) và tầng loại bỏ nước thải (60 cm).

+ Chôn lấp hợp vệ sinh: Thi công các cấu trúc như thiết bị gom khí rác

thải, loại bỏ nước mưa và nước thấm vào, xây thiết bị phụ ngoài bờ bao và

đường bộ.

+ Chôn lấp rác và phủ đất: Mỗi tầng rác đổ cao 4,5 m; sau đó được phủ

15-20 cm lớp đất lên trên bể mặt. Tổng cộng có 8 tầng rác, cứ 2 tầng rác lại

phủ thêm lớp đất trung gian là 0,5m và tầng bề mặt trên cùng cao khoảng 1m,

tổng cộng bãi rác được chôn và đổ cao đến khoảng 40 m.

+ Thu gom khí: Để tái sử dụng khí rác thải phát sinh làm năng lượng

thì bãi rác được lắp đặt ống khí nằm ngang và thẳng đứng để thu, dẫn khí và

chuyển sang máy phát điện (công suất 50MW).

+ Loại bỏ nước mưa: Tối thiểu hóa khu vực đổ rác để giảm lượng nước



60



mưa đọng phát sinh, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, khống chế nhập rác

vào khi trời mưa to.

+ Giảm mùi hôi: Sau khi đổ rác xong trong vòng 5 giờ phải lấp đầy đất

và nén cho đất lún xuống, thực hiện khử mùi hôi trong và ngoài khu vực đổ

rác, lắp đặt máy đốt khí đơn giản và tiến hành đốt một phần khí.

+ Hệ thống xử lý nước rỉ rác: Hệ thống nhà máy xử lý nước rỉ rác nằm

ngay trong khu liên hợp bãi chôn lấp, có thể xử lý 6.700 tấn nước rỉ rác/ ngày.

Nơi xử lý nước rỉ rác có lắp đặt quá trình lên men sau khi đốt khí hỗn hợp,

khử nítơ/tạo thành axit nitric, kết tủa hóa học lần 1, xử lý kết tủa oxy hóa lần

2. Hiệu quả thiết bị xử lý nước rỉ rác này loại bỏ màu đến 98%, giúp ngăn

ngừa ô nhiễm nước biển. Đồng thời, phương pháp xử lý sạch hóa nước rỉ rác

giúp giảm chi phí xử lý 7 tỉ Won/ năm (xấp xỉ 6,4 triệu USD).

+ Hệ thống thu khí CH4: Nhà máy thu hồi và sử dụng khí gas

Sudokwon - Seoul cũng được lắp đặt trong khuôn viên khu liên hợp bãi chôn

lấp. Với 3.500 tấn rác sinh hoạt/ngày, đã thu hồi khí gas cho trạm phát điện

50MW, chuyển nhượng giá trị chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính 115

triệu đô la trong 10 năm.

Kinh nghiệm từ mô hình chôn lấp rác thải sinh hoạt mà Hàn Quốc đang

áp dụng rất hiệu quả và an toàn về môi trường, không những giải quyết vấn đề

ô nhiễm môi trường do rác thải mà còn giảm được chi phí xử lý khắc phục ô

nhiễm môi trường nước hàng năm. Đồng thời, đem lại lợi ích kinh tế từ việc

tái sử dụng chất thải phục vụ phát điện, giảm khí nhà kính và tăng nguồn thu

ngân sách từ việc bán hạn ngạch khí thải do tiết kiệm được.

b. Kinh nghiệm quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn

Semakau – Singapore [29]

Tổ hợp bao gồm hai hòn đảo nhỏ kết nối với nhau, là bãi rác có 11 hố

chứa rác, được phủ bằng chất dẻo và đất sét nhằm ngăn chặn các chất thải độc



61



hại lan ra biển được đưa vào sử dụng từ năm 1999, đủ để đáp ứng nhu cầu

chôn rác của Singapore cho đến tận năm 2040.

Điểm khác biệt với các bãi rác khác là Semakau hoàn toàn sạch và

không hề có mùi rác thải, đảm bảo các quy định về môi trường. Hai phần ba

trong số lượng rác hằng ngày được chuyển về Semakau đều đã được xử lý tại

lò đốt khiến khối lượng rác giảm đi chỉ còn khoảng 10%. Chất thải sau xử lý

đều được bọc kỹ theo quy định về môi trường, do đó không thể thoát ra và

gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, xung quanh các hố rác được bao bọc

rừng đước. Không chỉ làm sạch môi trường, những cây đước còn có tác dụng

như chỉ thị sinh học của đất đai trên đảo. Nếu chất thải độc hại từ rác chôn rò

rỉ ra ngoài, các cây đước bị héo và chết.

Sự kết hợp giữa những thảm cỏ biển, những rạn san hô, bờ biển kéo dài

với rừng đước đã tạo khu chôn lấp rác thải Semakau thành một khu sinh thái

đa dạng, phong phú với sự xuất hiện của nhiều loài động thực vật. Từ tháng

07/2005, Chính phủ Singapore quyết định tổ chức các tour du lịch sinh thái

cho người dân đến quần đảo Semakau với mục đích tuyên truyền nâng cao ý

thức bảo vệ môi trường.

Cơ quan môi trường Singapore khẳng định bãi rác Semakau có thể là

mô hình phát triển bền vững. Sự đa dạng sinh học của khu chôn lấp rác thải

Semakau cho thấy sự phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường hoàn

toàn có thể song hành.

2.3.2. Kinh nghiệm trong nước

a. Kinh nghiệm của khu xử lý rác thải Đình Vũ – Hải Phòng [27]

Với quy mô bãi rác Đình Vũ 3000m 2, chiều cao lớp rác 6m, phương

pháp Fukuoka xử lý rác thải và nước rỉ rác theo phương thức thu gom và cho



62



tuần hoàn nước rỉ rác bằng hệ thống ống cống có khoan lỗ được lắp đặt đơn

giản dưới đáy bãi rác. Trên bãi rác có các hệ thống thoát khí thải nhằm tạo

điều kiện cho các vi sinh phân huỷ rác nhanh, giảm nồng độ khí mê-tan, khí

độc trong khu vực bãi rác.



Hình 2.2: Thu hồi nước rỉ rác, cung cấp không khí qua đường ống cho

các vi sinh vật phân hủy rác.



Ngoài ra, tại bãi rác đã tiến hành lắp đặt hệ thống quạt gió trong hồ thu

nước rác và ứng dụng dòng chảy tự nhiên. Theo đó, nguồn gió tự nhiên của

khu vực Đình Vũ được tận dụng để sục ôxy trong hồ thu nước rác, làm giảm

hàm lượng COD, BOD trong nước thải. Đồng thời, nước rác được chảy vào

phễu theo hình xoắn ốc sẽ sục khí, tăng ôxy để xử lý các chất gây ô nhiễm .

Nước rỉ rác gom qua hệ thống ống cống được đưa tuần hoàn sử dụng trở lại

bãi rác, tiếp tục giúp phân huỷ rác nhanh hơn, không thải ra môi trường, giảm

thiểu ô nhiễm ô nhiễm môi trường...

Việc ứng dụng thành công phương pháp xử lý rác thải, nước rỉ rác tại

bãi rác Đình Vũ (Hải Phòng) đang mở ra triển vọng mới trong việc xử lý rác

thải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, kinh tế song vẫn đảm bảo các các yêu cầu kỹ

thuật về vệ sinh môi trường, giải quyết các vấn đề đang gây bức xúc không

chỉ ở các khu vực đô thị mà cả ở các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo

hiện nay.



63



b. Kinh nghiệm quản lý môi trường của khu xử lý rác thải Tràng Cát –

thành phố Hải Phòng [27]

Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát, Hải Phòng chính thức đi vào

hoạt động từ năm 2008, với tổng mức đầu tư gần 360 tỷ đồng, Dự án xử lý

chất thải rắn gồm 4 hạng mục thi công trên diện tích 34,4 ha là Nhà máy xử lý

chất thải thải rắn; thiết bị chuyên dùng; bãi chứa chất thải.

Phương thức xử lý rác thải này chiếm nhiều diện tích đất, tốn kém về

công sức, tài chính và đầu tư kỹ thuật, tuy nhiên vẫn gây ô nhiễm môi

trường. Như vậy từ năm 2008 đến 2011, quá trình vận hành khu xử lý rác thải

Tràng Cát gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của công nhân trong khu xử lý và

người dân khu vực lân cận do khu xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Có thời điểm khu xử lý chất

thải rắn Tràng Cát phải dừng hoạt động và thỏa thuận với cộng đồng dân cư

xung quanh khu xử lý.

Kinh nghiệm quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát đưa

ra đó là cần phải có sự tham gia cộng đồng. Chính quyền xã Hải An, Ban

giám đốc khu xử lý và toàn bộ nhân dân xã Hải An đã tổ chức liên tiếp các

cuộc họp để lấy ý kiến cộng đồng nhằm giải quyết các tác động của khu xử lý

tới chất lượng môi trường sống. Một thỏa thuận được đưa ra sau lấy ý kiến

cộng đồng là tiến hành lập Ban giám sát cộng đồng. Vai trò Ban giám sát

cộng đồng được thể hiện như sau:

+ Số lượng người tham gia Ban giám sát.

+ Tiến hành giám sát các hoạt động của khu xử lý có liên quan đến vấn

đề môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí.

+ Thường xuyên báo cáo hoạt động giám sát cho Ban giám đốc khu xử

lý chất thải Tràng Cát.

+ Nếu phát hiện có nguy cơ ô nhiễm, dấu hiệu ô nhiễm môi trường

nước, đất, không khí thì phải cáo ngay cho Ban giám đốc khu xử lý để tiến



64



hành biện pháp xử lý. Nếu Ban giám đốc không tiến hành xử lý thì báo cáo

tiếp tục 1 lần/1 tuần, trong vòng 3 tuần. Sau thời gian 3 tuần, nếu Ban giám

đốc không tiến hành các biện pháp xử lý các vấn đề có nguy cơ và dấu hiệu ô

nhiễm thì Ban giám sát cộng đồng được quyền báo cáo lên cơ quan quản lý

môi trường và chính quyền của thành phố.

+ Kinh phí hoạt động của Ban giám sát cộng đồng được trích từ kinh

phí xử lý ô nhiễm môi trường của công ty.

Từ đó (năm 2012) đến nay, với sự phối hợp chặt chẽ và tích cực của

Ban giám sát cộng đồng, Chính quyền địa phương, Ban giám đốc công ty,

công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát đã được làm tốt

và triệt để, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về môi trường, phù hợp tập quán địa

phương. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình sự tham gia cộng đồng mà ở đây trực

tiếp là hoạt động của Ban giám sát cộng đồng trong công tác quản lý môi

trường khu xử lý chất thải rắn đô thị tới các đô thị khác có điều kiện tương tự.



65



CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI

RẮN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

3.1. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách và nâng cao vai trò quản lý

nhà nước đối với công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn

3.1.1. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách đối với công tác quản lý môi trường

khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi

trường. Hiện tại, luật bảo vệ môi trường sửa đổi và ban hành năm 2005 thay

thế cho luật bảo vệ môi trường ra đời năm 1993, cùng với đó là sự ra đời của

nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của

luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một

số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP,...Mới đây nhất ngày 23/6/2014,

Quốc hội đã nhất trí thông qua luật bảo vệ môi trường năm 2014, sẽ có hiệu

lực thi hành từ 1/1/2015, từ đó sẽ kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các văn

bản dưới luật vào các năm tới đây. Qua đó cho thấy, các văn bản pháp luật

trong lĩnh vực quản lý môi trường đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung và

tiến tới hoàn thiện một cách đầy đủ, có tính hệ thống các văn bản từ trung

ương đến địa phương sẽ là cơ sở hành lang pháp lý quan trọng trong công tác

quản lý môi trường.

- Cần ban hành quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về công tác quản lý

môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn. Các văn bản hiện hành mới chỉ

tập trung quy định công tác quản lý môi trường đối các đơn vị công trình

riêng lẻ như bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường, bãi chôn lấp chất thải rắn

nguy hại, lò đốt chất thải công nghiệp, lò đốt chất thải y tế (TCVN

6696:2000,



TCXDVN



261:2001,



TCXDVN



320:2004,



QCVN



25:2009/BTNMT,…) mà chưa có văn bản quy phạm yêu cầu cụ thể công tác



66



quản lý môi trường đối với cơ sở chế biến, sản xuất phân vi sinh và một số

công nghệ xử lý chất thải rắn khác, đặc biệt là khu liên hợp xử lý chất thải

rắn. Việc sớm ban hành quy định về công tác quản lý môi trường đối với khu

liên hợp xử lý chất thải rắn sẽ là cơ sở pháp lý mạnh mẽ để kiểm soát chất

lượng môi trường đối với tất cả các cơ sở lý chất thải rắn.

- Các văn bản về quản lý môi trường và quản lý chất thải rắn đã ban

hành khá nhiều, tuy nhiên chưa đi vào thực tiễn, còn thiếu cơ chế quản lý,

kinh phí thực hiện. Vì vậy, đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình cần chỉ đạo các

cấp áp dụng sâu rộng và có hiệu quả hơn nữa các văn bản quy phạm của

Chính phủ, Bộ đã ban hành.

- Đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình là đơn vị quản lý trực tiếp cần

nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với khu xử lý chất thải rắn.

Nghĩa là, ngoài nguồn kinh phí thu từ phí vệ sinh môi trường (người hưởng

lợi phải trả tiền thông qua phí bảo vệ môi trường), UBND tỉnh cần tính đến sử

dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ đủ phần chi còn thiếu của các cơ sở xử

lý chất thải rắn.

- Do công tác xử lý chất thải rắn và công tác quản lý môi trường trong

khu xử lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tính đặc thù, vì vậy đề xuất

UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách về kinh phí hỗ trợ công ty về việc bảo

hành, bảo trì, hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn chứ không chỉ hỗ trợ

mức kinh phí chỉ đủ mức duy trì hoạt động của xử lý chất thải rắn của công ty

như hiện nay.

- Đề xuất với Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định

việc đặt hàng sản phẩm công ích về thu gom và xử lý chất thải rắn, quản lý

môi trường khu xử lý chất thải rắn. Cần có hướng dẫn và quy định rõ trách

nhiệm của UBND tỉnh (là bên đặt hàng) với việc thực hiện về tài chính, khối



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

×