1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

a. Môi trường không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 118 trang )


18



Bụi trên bề mặt có thể bị cuốn theo gió ra xung quanh. Đặc biệt, tại ô chôn lấp

nhân viên chưa bao giờ thực hiện phun nước tưới ẩm rác, do đó làm gia tăng

vấn đề ô nhiễm bụi.

- Tiếng ồn

Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu là từ phương tiện giao thông chuyên

chở rác, từ xe san ủi lấp rác. Tuy nhiên, lượng xe chuyên chở rác trong ngày

không nhiều, các xe san ủi lấp rác làm việc theo từng đợt, khu dân cư cách xa

khu vực dự án, do đó tiếng ồn chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân vận hành

trong khu xử lý.

- Khí phát sinh

Mùi phát sinh trong quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ, trong quá

trình vận chuyển và tại các khu phân loại, sản xuất hữu cơ và ô chôn lấp.



a)



b)



Hình 1.3. Hiện trạng môi trường không khí tại khu sản xuất phân phân compost,

khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

a) Khu phân loại chất thải



b) Khu ủ tươi sản xuất phân compost



+ Tại các khu ủ rác tươi và ủ rác chín: Thành phần chủ yếu của khí phát

sinh bao gồm CO2, CH4, H2S, NH3. Do các bể ủ tươi và ủ chín đều là bể dạng

hở nên trong quá trình ủ rác, các chất hữu cơ phân huỷ dễ dàng phát tán mùi

khó chịu ra môi trường xung quanh.



19



Hình 1.4. Hiện trạng môi trường không khí tại khu chôn lấp khu xử lý

chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.



+ Tại khu chôn lấp: Do chưa xây dựng hệ thống thu và xử lý khí sinh

học nên khu vực ô chôn lấp đã phát sinh mùi gây ô nhiễm môi trường. Khí

thoát ra từ khu chôn lấp ảnh hưởng trực tiếp tới những cán bộ, công nhân viên

làm việc. Ngoài ra, khí thoát ra còn ảnh hưởng đến môi trường không khí khu

dân cư xung quanh khu xử lý. Lượng khí metan thoát ra từ bãi chôn lấp còn là

mối nguy hiểm thứ cấp gây ra cháy nổ và thành phần làm gia tăng hiệu ứng

nhà kính trên trái đất.

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh khu xử lý

rác thải Thành phố Thái Bình, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công

trình đô thị Thái Bình thực hiện quan trắc chất lượng môi trường không khí,

kết quả được thể hiện ở bảng 1.8.

Các mẫu không khí được lấy tại các khu vực đặc trưng của khu xử lý,

cụ thể như sau:

TB01: Vị trí tại khu tập kết, phân loại rác thải

TB02: Vị trí khu ủ rác thải làm phân hữu cơ

TB03: Ví trí khu nhà hành chính

TB04: Vị trí khu chôn lấp

Bảng 1.8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu xử lý

chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình [17]



20



Tên chỉ

Đơn vị

tiêu



QCVN

TB02



TB03



TB04



05:2009/



26:2010/B



BTNMT



TB01



QCVN

TNMT



Ồn



dBA



68



43,2



32



55



--



70



Bụi



mg/m3



0,53



0,29



<0,1



0,39



0,30



--



NOx



mg/m3



0,35



0,49



<0,05



0,30



0,20



--



SOx



mg/m3



0,56



0,42



<0,35



0,38



0,35



--



COx



mg/m3



38



43



<30



55



30



--



Pb



mg/m3



0,0001



0,0001



0,0001



0,0001



--



--



Kết quả đợt quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường tháng 11/2012

cho thấy nồng độ bụi, các khí độc hại tại một số khu vực trong khu xử lý vượt

quá giới hạn cho phép trong quy chuẩn so sánh. Cụ thể:

+ Khu tập kết, phân loại rác: Nồng độ bụi vượt 1,76 lần, NOx vượt 1,75

lần, SOx vượt 1,6 lần, COx vượt 1,26 lần so với nồng độ cho phép tại quy

chuẩn QCVN05:2009/BTNMT, QCVN26:2010/BTNMT.

+ Khu ủ chất thải rắn là phân hữu cơ: Nồng độ NOx vượt 2,45 lần, SOx

vượt 1,2 lần, COx vượt 1,43 lần so với nồng độ cho phép tại quy chuẩn

QCVN05:2009/BTNMT.

+ Khu chôn lấp: Nồng độ bụi vượt 1,30 lần, NOx vượt 1,50 lần, SOx

vượt 1,08 lần, COx vượt 1,83 lần so với nồng độ cho phép tại quy chuẩn

QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT.

b. Môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên là 3,5 m3/ngày.

Lượng nước thải sinh hoạt này được thu gom vào bể phốt đặt ngay tại

khu vực vệ sinh để xử lý. Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm



21



trong nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng 1.9.

Bảng 1.9. Kết quả chất lượng môi trường nước thải sinh hoạt khu xử lý

chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình [17]



Tên chỉ tiêu



Khối lượng

(g/người/ngày)



Tải lượng (g/ngày)



Nồng độ (mg/l)



BOD5



45 - 54



315 - 378



450 - 540



COD



72 - 102



504 - 714



720 - 1020



SS



70 - 145



490 - 1015



700 - 1450



∑N



6 - 12



42 - 84



60 -120



Amôni



2,4 - 4,8



16.8 - 33.6



24 - 48



∑P



0,4 - 0,8



2.8 - 5.6



4-8



- Nước mặt: Bao gồm chủ yếu là nước mưa tại khu vực khu xử lý.

Nước mưa tại khu xử lý được thu gom chung với nước rác là không đúng với

thiết kế [đã trình bày tại điểm e, tiểu mục 1.1.2], ngoài ra còn làm gia tăng

lượng nước thải cần phải xử lý, tăng kích thước đường cống, gây tốn kém,

không kinh tế.

- Nước rỉ rác: Là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm cả môi trường nước ngầm

và nước mặt. Do đang trong quá trình xây dựng hệ thống thu gom nước mặt

và nước rỉ rác nên nước rỉ rác và nước mặt vẫn đang chảy tràn khu chôn lấp

[đã trình bày tại điểm c, tiểu mục 1.1.2] gây ô nhiễm môi trường.Từ đó, dẫn

đến bức xúc và kiện tụng kéo dài cùa người dân xung quanh khu xử lý.

Chất lượng môi trường nước rác tại khu xử lý chất thải rắn thành phố

Thái Bình thể hiện bảng 1.10.



22



a)



b)



Hình 1.5. Hiện trạng môi trường nước tại khu chôn lấp, khu xử lý chất thải rắn

thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

a. Tuyến cống đang hoàn thiện



b. Nước rỉ rác và nước mặt chảy tràn



Kết quả phân tích nước rỉ rác bãi rác qua các đợt quan trắc cho thấy

nồng độ một sốt chỉ tiêu trong nước thải vượt giới hạn cho phép trong quy

chuẩn trước khi thải ra môi trường. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng là các chỉ

tiêu hữu cơ (BOD, COD, tổng N, amoni), TSS và các kim loại nặng (Mn,

Hg). Đáng chú ý là chỉ tiêu NH4-N tại đợt quan trắc đều vượt 6,6 lần, và chỉ

tiêu tổng Nitơ vượt 2,4 lần so với giới hạn cho phép trong Quy chuẩn

25:2009/BTNMT (B1), chỉ tiêu coliform vượt 39,2 lần so với giới hạn cho

phép trong Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (B).

Điều này cho thấy nước rỉ rác tại khu chôn lấp đang gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng trong khu xử lý và vùng lân cận, do đó cần có biện pháp

kịp thời để ngăn chặn và hạn chế các tác động này.

Bảng 1.10: Bảng kết quả chất lượng môi trường nước rỉ rác khu xử lý

chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình [17]



23



QCVN

TT



Tên chỉ tiêu



Đơn vị



Kết quả



QCVN



40:2011/BTNMT 25:2009/BTNMT

(B)



1



pH



2



(B1)



-



7,4



5,5-9



-



BOD5



mg/l



112,8



50



100



3



COD



mg/l



279



150



400



4



TSS



mg/l



70



100



-



5



Fe



mg/l



4,71



5



-



6



Pb



mg/l



<0,005



0,5



-



7



NH4-N



mg/l



165,76



10



25



8



Phenol



mg/l



<0,001



0,5



-



9



Zn



mg/l



0,07



3



-



10



Mn



mg/l



1,737



1



-



11



Dầu mỡ



mg/l



0,25



10



-



12



Tổng N



mg/l



144,36



40



60



13



Coliform



mg/l



196000



5000



-



14



CN



mg/l



0,129



0,1



-



15



S2-



mg/l



<0,04



0,5



-



16



Hg



mg/l



0,009



0,01



-



17



Tổng P



mg/l



0,22



6



-



18



DO



mg/l



2,5



-



-



c. Các sự cố xảy ra

- Tại khu xử lý chất thải rắn Thái Bình đã xảy ra sự cố cháy nổ tại ô

chôn lấp rác số 1: Rủi ro này bắt nguồn từ sự vận hành không đúng quy định.

Nguyên nhân chính là khí gas thoát ra tại ô chôn lấp gặp tác nhân gây cháy là

đầu mẩu thuốc chưa tắt trong điều kiện trời nắng làm xuất hiện đám cháy âm ỉ

trong nhiều ngày.

- Ngoài ra, tại khu chôn lấp rác thải còn xuất hiện sự cố sụt lún bãi:

Quá trình chôn lấp bắt buộc phải được đầm nén kỹ, tuy nhiên quá trình phân



24



huỷ rác cũng sẽ kéo theo sự giảm thể tích và gây sụt lún mặt bãi. Sự cố này

tuy không gây thương tích đến người và vật nhưng ảnh hưởng lớn đến quá

trình phân huỷ rác. Tuy nhiên ở các nơi sụt lún, các tầng rác tiếp nhận nước

mưa làm gia tăng đột biến lượng nước rỉ rác, tạo điều kiện cho sự xâm nhập

cho các loại côn trùng và động vật mang bệnh ra cộng đồng, đồng thời cũng

gây hiện tượng thoát khí gas từ các chôn lấp.

1.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý trong lĩnh vực quản lý môi trường

tại khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình [17]

Cho đến nay, công tác quản lý môi trường của thành phố Thái Bình

được giao cho công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị

Thái Bình đảm nhiệm. Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị

Thái Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Thái Bình

hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ công ích với nhiệm vụ chính được

giao như sau:

- Thu gom và xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị

- Quản lý sửa chữa nhỏ cơ sở hạ tầng đô thị

- Quản lý và khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước thải

- Quản lý và sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng công cộng

- Phục vụ tang lễ

a. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình

đô thị Thái Bình

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, công ty có cơ cấu tổ chức quản lý

như sơ đồ 1.2 bao gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc (PGĐ) phụ trách sản xuất

và kinh doanh, bao gồm 4 phòng nghiệp vụ và 6 đội và 1 xí nghiệp sản xuất

trực tiếp với tổng số nhân viên công ty là 386 người.

- Phòng tổ chức hành chính (TC-HC): (14 người) thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn giải quyết các thủ tục hành chính và giao dịch, làm văn bản báo



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

×