1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 118 trang )


66



quản lý môi trường đối với cơ sở chế biến, sản xuất phân vi sinh và một số

công nghệ xử lý chất thải rắn khác, đặc biệt là khu liên hợp xử lý chất thải

rắn. Việc sớm ban hành quy định về công tác quản lý môi trường đối với khu

liên hợp xử lý chất thải rắn sẽ là cơ sở pháp lý mạnh mẽ để kiểm soát chất

lượng môi trường đối với tất cả các cơ sở lý chất thải rắn.

- Các văn bản về quản lý môi trường và quản lý chất thải rắn đã ban

hành khá nhiều, tuy nhiên chưa đi vào thực tiễn, còn thiếu cơ chế quản lý,

kinh phí thực hiện. Vì vậy, đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình cần chỉ đạo các

cấp áp dụng sâu rộng và có hiệu quả hơn nữa các văn bản quy phạm của

Chính phủ, Bộ đã ban hành.

- Đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình là đơn vị quản lý trực tiếp cần

nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với khu xử lý chất thải rắn.

Nghĩa là, ngoài nguồn kinh phí thu từ phí vệ sinh môi trường (người hưởng

lợi phải trả tiền thông qua phí bảo vệ môi trường), UBND tỉnh cần tính đến sử

dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ đủ phần chi còn thiếu của các cơ sở xử

lý chất thải rắn.

- Do công tác xử lý chất thải rắn và công tác quản lý môi trường trong

khu xử lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tính đặc thù, vì vậy đề xuất

UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách về kinh phí hỗ trợ công ty về việc bảo

hành, bảo trì, hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn chứ không chỉ hỗ trợ

mức kinh phí chỉ đủ mức duy trì hoạt động của xử lý chất thải rắn của công ty

như hiện nay.

- Đề xuất với Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định

việc đặt hàng sản phẩm công ích về thu gom và xử lý chất thải rắn, quản lý

môi trường khu xử lý chất thải rắn. Cần có hướng dẫn và quy định rõ trách

nhiệm của UBND tỉnh (là bên đặt hàng) với việc thực hiện về tài chính, khối



67



lượng thực hiện, chất lượng dịch vụ, định mức kinh tế kỹ thuật, nghiệm thu,

thanh toán... nhằm tạo điều kiện cho bên nhận đặt hàng chủ động công việc,

tự chủ và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và kinh phí thực hiện.

- Bổ sung các quy định, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm

trong lĩnh vực BVMT theo hướng nghiêm khắc, đủ sức răn đe nhằm hạn chế

các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, đặc biệt là các đối

tượng vi phạm nhiều lần, tái phạm. Theo Nghị định số 179/2009/NĐ-CP [15]

thì mức phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng áp dụng đối với một hành vi vi phạm gây

hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới môi trường. Có thể thấy đây không phải là

mức chi phí lớn so với khoản phải đầu tư xây dựng và vận hành một hệ thống

xử lý môi trường. Bên cạnh quy định phạt tiền như vừa nêu, trong Luật

BVMT 2005 còn quy định tùy từng trường hợp, có thể áp dụng thêm biện

pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, những quy định trên

lại chưa đề cập tới những trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm, có tổ chức,

gây hậu quả nghiêm trọng.

- Đề xuất với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nghiên cứu, soạn

thảo, ban hành quy định cụ thể về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong

lĩnh vực BVMT đối với khu xử lý chất thải rắn. Hệ thống chính sách, pháp

luật về BVMT hiện nay chưa phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan chức

năng, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. Hiện nay, chưa có

quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT mà đối tượng là

khu xử lý chất thải rắn trong giai đoạn vận hành, các hành vi vi phạm này vẫn

phải được xử lý theo các quy định trong Pháp lệnh xử phạt hành chính của Ủy

ban thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002, theo các

quy định trong Luật BVMT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành mà tiêu

biểu là Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực BVMT.



68



3.1.2. Nâng cao vai trò quản lý nước đối với công tác quản lý môi trường

khu xử lý thải rắn

Cơ quan Quản lý Nhà nước trực tiếp thực hiện chức năng quản lý môi

trường khu xử lý chất thải rắn là Phòng Tài nguyên môi trường thành phố

Thái Bình, phối hợp với phòng Quản lý đô thị, Sở Tài nguyên và môi trường

tỉnh Thái Bình.

Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với công tác quản lý môi trường

khu xử lý chất thải rắn bằng các biện pháp sau:

- Một là, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm, thường

xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vận hành khu xử lý, phát hiện, nhắc nhở,

xử lý các trường hợp vi phạm về BVMT.

- Hai là, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức về môi trường

cho cộng đồng dân cư để huy động nguồn lực từ cộng đồng hỗ trợ cơ quan

nhà nước trong công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn.

- Ba là, hoàn thiện các chính sách kinh tế thích hợp trong việc kiểm

soát chất lượng môi trường. Ngoài việc thực thi áp dụng những quy định của

pháp luật, cần nghiên cứu ban hành những quy định cụ thể đối với trường hợp

khu xử lý chất thải rắn.

- Bốn là, nâng cao năng lực của cán bộ công chức nhà nước trong lĩnh

vực quản lý môi trường. Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý

môi trường có trình độ chuyên môn về môi trường và quản lý đô thị. Ngoài

đào tạo chính quy phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng các

hình thức đào tạo khác như: Tổ chức tập huấn, mở thêm các khóa học ngắn

hạn cho cán bộ phường, xã về công tác quản lý môi trường. Bên cạnh đó,

cũng cần nâng cao trách nhiệm cho cán bộ qua việc điều chỉnh phụ cấp, đảm

bảo mức lương hợp lý để họ an tâm công tác, gắn bó với công việc.



69



- Năm là, chính quyền thành phố và các phòng ban cần thường xuyên

tiếp cận thông tin, học tập kinh nghiệm quản lý môi trường trong nước và

quốc tế, đặc biệt là quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn để lựa chọn

giải pháp quản lý môi trường cho phù hợp với điều kiện địa phương mình.

3.2. Đề xuất thành lập, hoàn thiện bộ phận quản lý môi trường trong xí

nghiệp môi trường đô thị

3.2.1. Đề xuất cải tiến cơ cấu tổ chức và nhân sự cho Xí nghiệp môi trường đô

thị thuộc công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình.

Cơ chế quản lý là cả một hệ thống các biện pháp, các quy định cụ thể

của chủ thể quản lý nhằm hướng tới mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn. Đề

xuất một số giải pháp cụ thể về đổi mới cơ chế quản lý môi trường áp dụng

cho khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình như sau:

- Thay đổi phương thức giao kế hoạch từ thông báo dự toán thu chi vốn

sự nghiệp trong năm của UBND tỉnh chuyển sang việc ký hợp đồng quản lý

vận hành khu xử lý chất thải rắn với công ty TNHH MTV môi trường và công

trình đô thị Thái Bình. Hợp đồng quản lý vận hành cho phép công ty chủ

động và năng động hơn, đồng thời cũng phân định rõ ràng trách nhiệm phù

hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.

- Hoàn tất việc chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp nhà nước hoạt

động công ích sang công ty TNHH MTV theo tinh thần Luật Doanh nghiệp

2005. Coi đây là bước đổi mới quan trọng chuyển từ cơ chế quản lý hành

chính sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Sắp xếp lại bộ máy tổ chức, bổ sung và phân công lại chức năng

nhiệm vụ cho các phòng ban, xí nghiệp. Đối với xí nghiệp môi trường đô thị

cần bổ sung bộ phận quản lý môi trường trong xí nghiệp môi trường đô thị

với chức năng hướng dẫn, giám sát chất lượng môi trường trong khu xử lý.



70



- Tăng cường quản lý và xây dựng cơ chế tiền lương khuyến khích lao

động hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Thực hiện

cơ chế khoán quỹ lương đối với lực lượng trực tiếp và với các đội tiến tới

khoán quỹ lương tới tất cả các lực lượng gián tiếp.

- Tăng cường quản lý tài sản thiết bị của công ty, khai thác và sử dụng

có hiệu quả phương tiện, dụng cụ vệ sinh môi trường,... phục vụ cho nhiệm vụ

xử lý chất thải rắn đảm bảo yêu cầu môi trường trong khu xử lý chất thải rắn.

- Tuyên truyền và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng

cao công tác quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn, kiên quyết xử lý

bồi hoàn kinh tế đối những vi phạm do thực hiện không đúng quy trình xử lý

chất thải rắn, tận thu bồi hoàn nếu phát hiện làm hư hỏng các thiết bị trong

khu xử lý chất thải rắn...gây ô nhiễm môi trường. Từ đó có cơ chế trích lại

cho thanh tra quản lý môi trường nội bộ công ty hoạt động.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và hệ thống dữ liệu, đặc biệt hệ

thống giám sát môi trường khu xử lý chất thải rắn phục vụ cho quản lý bao

gồm cả việc xây dựng trang thông tin điện tử giám sát tự động, đo nhanh chất

lượng môi trường của công ty.

- Xã hội hóa một số lĩnh vực dịch vụ có thể cho phép các doanh nghiệp

tư nhân tham gia một phần trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn,

quản lý, giám sát, quan trắc chất lượng môi trường áp dụng cơ chế lựa chọn

nhà thầu bằng hình thức đấu thầu một số hạng mục công bằng và minh bạch

theo đúng văn bản quy định hiện hành.

- Đề xuất bổ sung vào cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của xí nghiệp môi

trường phòng quản lý kỹ thuật và môi trường được thể hiện sơ đồ 3.1. Thành

lập phòng quản lý kỹ thuật và môi trường gồm 5 người: 1 trưởng phòng và 4

nhân viên, thực hiện chức năng quản lý kỹ thuật vận hành và quản lý môi

trường khu xử lý.



71



+ Trưởng phòng: 1 người, chịu trách nhiệm chung cả 2 mảng quản lý

kỹ thuật vận hành và quản lý môi trường trước ban giám đốc xí nghiệp, ban

giám đốc công ty.

+ Nhân viên: Gồm 4 người chia làm 2 tổ, mỗi tổ 2 người chịu trách

nhiệm về 2 nhóm công việc (quản lý kỹ thuật vận hành và quản lý môi trường

khu xử lý).

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hoàn thiện cơ cấu tổ chức của xí nghiệp môi trường đô thị

Giám đốc

(1 người)

Phó giám đốc

(1 người)



Phòng KT



Phòng quản lý KT và MT



Phòng TC-



-TV (2 người)



(5 người)



HC (2 người)



Tổ phân



Tổ sàng



Tổ lò đốt



Tổ sửa



Tổ bảo



loại



tinh



(22 người)



chữa CG



vệ



(12 người)



(15 người)



(10 người)



(5 người)



Vai trò và trách nhiệm cụ thể mỗi tổ trong phòng quản lý kỹ thuật và

môi trường cụ thể như sau:

a. Tổ quản lý kỹ thuật vận hành:

Gồm 2 người trình độ đại học được đào tạo đúng chuyên ngành về kỹ

thuật vận hành khu xử lý chất thải rắn.



72



+ Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc xí nghiệp, công ty về lĩnh vực

quản lý kỹ thuật vận hành khu xử lý chất thải rắn.

+ Quản lý các công trình thực hiện nhiệm vụ xử lý chất thải rắn tại khu

xử lý. Bao gồm điểm tập kết chất thải rắn, dây chuyền phân loại chất thải rắn,

khu sản xuất phân compost (gồm khu ủ tươi, ủ chín, sàng tinh), khu lò đốt,

khu chôn lấp.

+ Quản lý nhân viên vận hành các công trình trong khu xử lý tuân theo

quy định của đơn vị thiết kế, quy chế công ty, quy định văn bản hiện hành về

kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

+ Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, kịp thời đề xuất các

giải pháp thay thế, sửa chữa công trình, hạng mục trong khu xử lý chất thải.

+ Thường xuyên tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý

thức làm việc nhân viên trong thực hiện quy chế kỹ thuật và vệ sinh môi

trường làm việc tại khu xử lý.

+ Đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, hoàn thiện công nghệ xử lý

chất thải rắn trong khu xử lý.

+ Thường xuyên quản lý, kiểm tra, giám sát nhân viên thực hiện đúng

quy định, quy chế làm việc của công ty. Từ đó đánh giá năng lực nhân viên,

có kế hoạch bồi dưỡng tay nghề, ngoài ra cần có cơ chế khuyến khích nhân

viên làm việc có hiệu quả và trách nhiệm đối với công việc.

b. Tổ quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn: gồm 2 người có trình

độ đại học được đào tạo đúng chuyên ngành về kỹ thuật môi trường.

+ Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc xí nghiệp và công ty về lĩnh

vực quản lý môi trường trong khu xử lý.

+ Quản lý các công trình về bảo vệ môi trường trong khu xử lý chất

thải rắn: Hệ thống thu gom và xử lý nước mặt, hệ thống thu gom va xử lý



73



nước rỉ rác tại khu phân loại, khu sản xuất phân compost, hệ thống thu khí, xử

lý khí và nước rỉ rác ô chôn lấp, hệ thống thu và xử lý nước và khí thải của

các lò đốt.

+ Quản lý quy trình vận hành các công trình bảo vệ môi trường tại trạm

bơm, hệ thống thu gom và xử lý nước thải và khí thải, các điểm đấu nối và xả

thải ra môi trường tuân thủ đúng quy trình vận hành

+ Kiểm soát chặt chẽ (quan trắc định kỳ, đo nhanh các chỉ tiêu) chất

lượng nước mặt, nước rỉ rác, khí thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn xả thải

cho phép và các quy định về xả thải.

+ Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình bảo vệ môi trường,

kịp thời đề xuất các giải pháp thay thế, sửa chữa công trình, hạng mục trong

khu xử lý chất thải.

+ Chịu trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định

hiện hành của pháp luật.

+ Thường xuyên tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý

thức làm việc của cán bộ và nhân viên trong xí nghiệp.

+ Đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, hoàn thiện công nghệ, nâng

cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trong khu xử lý.

+ Đối với lĩnh vực mình quản lý, cần kiểm tra, giám sát nhân viên thực

hiện đúng quy định, quy chế làm việc với mỗi công việc cụ thể của công ty.

Từ đó đánh giá năng lực nhân viên, có kế hoạch bồi dưỡng tay nghề, ngoài ra

có cơ chế khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả và tính trách nhiệm

cao đối với công việc.

3.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cho cán bộ xí nghiệp môi trường đô

thị thuộc công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình

Nhằm nâng cao cao hiệu quả công tác quản lý môi trường khu xử lý

chất thải rắn thành phố Thái Bình, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

về quản lý môi trường. Đề xuất cần thực hiện:



74



- Có cơ chế thu hút các cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo

chính quy về lĩnh vực môi trường (kỹ thuật môi trường, công nghệ môi

trường, quản lý môi trường) nhằm đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý

môi trường tại khu xử lý chất thải rắn.

- Hàng năm, mở các lớp tập huấn và đào tạo nâng cao năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý môi trường. Đặc biệt, nâng

cao chuyên môn, nghiệp vụ trong vận hành sản xuất và kiểm soát chất lượng

môi trường trong khu xử lý chất thải rắn.

- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tiếp cận thông tin, học tập kinh

nghiệm, cải tiến, hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng suất xử lý chất

thải rắn đảm bảo các quy định về yêu cầu chất lượng môi trường.

- Tạo điều kiện đến mức tối đa cung cấp các trang thiết bị công nghệ

tiên tiến cho các cán bộ chuyên trách nhằm đáp ứng nhanh, đúng và hiệu quả

trong công tác quản lý môi trường như thiết bị phục vụ công tác quan trắc môi

trường, trang thiết bị phụ vụ công tác quản lý và xử lý dữ liệu môi trường

(máy tính, phần mềm),...

3.3. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình

3.3.1. Hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn trong khu xử lý

a. Tiêu chí hoàn thiện công nghệ xử lý khu xử lý chất thải rắn

Để hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị nói chung và thành

phố Thái Bình nói riêng phải căn cứ:

- Thành phần, đặc tính và khối lượng chất thải rắn của địa phương: Đặc

điểm CTR khi thu gom về khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình đều

chưa được phân loại, thành phần chất thải rắn vật liệu xây dựng cao.

- Điều kiện cụ thể của địa phương:

+ Khi thay đổi và hoàn thiện công nghệ xử lý cần phù hợp khí khí hậu



75



địa phường, cần quan tâm đến các loại vật liệu phù hợp điều kiện nóng ẩm

mưa nhiều của tỉnh Thái Bình. Ngoài ra còn có các yếu tố như thổ nhưỡng,

địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn.

+ Tính tới yếu tố phù hợp với tập quán sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

+ Có diện tích đất đai đáp ứng cho nơi xử lý: Hiện tại khu xử lý chất

thải rắn thành phố Thái Bình đang hoạt động song diện tích đất dành cho chôn

lấp ngày càng hạn hẹp, có thế nói là không còn trong và lân cận khu xử lý.

- Hoàn thiện công nghệ xử lý cần đảm bảo yếu tố kỹ thuật, vệ sinh môi

trường. Đạt mức cho phép của văn bản hiện hành về ngưỡng các chất độc hại

đối với môi trường trong khu xử lý và khu vực lân cận.

- Phù hợp với trình độ và năng lực cán bộ, nhân công hiện tại. Nếu cần

thiết phải đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên thì cần tính tới kinh phí

đào tạo phù hợp và được sự cho phép của địa phương.

- Hoàn thiện công nghệ cần tính tới yêu cầu của thị trường như số

lượng, chất lượng, giá thành của các sản phẩm từ việc xử lý chất thải rắn

- Khả năng tài chính của địa phương (vốn đầu tư và vận hành, duy tu

sửa chữa). Cần phân tích, xem xét kỹ trong mối quan hệ với những yếu tố

khác và đặc biệt là phải so sánh về yêu cầu sự thích hợp của công nghệ, đất

đai, chi phí thi công, thiết bị, vận hành...

- Việc hoàn thiện công nghệ cần có độ tin cậy của công nghệ trong quá

trình hoạt động. Các công nghệ cần được thẩm định, được cấp phép của cơ

quan chuyên ngành về độ tin cậy của công nghệ.

b. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công nghệ xử lý trong khu xử lý

- Khu phân loại:

Qua điều tra nhận thấy, nguyên nhân việc phân compost khó kinh

doanh và cạnh tranh trên thị trường là do trong phân còn chứa nhiều sạn (vật

liệu xây dựng). Giải pháp công nghệ đưa ra, đó là:



76



+ Tăng cường khâu phân loại chất rắn tại nguồn (hộ gia đình, cơ sở sản

xuất, y tế, trường học, khu công nghiệp) và quá trình phân loại rác tại khâu

phân loại của khu xử lý. Hướng tới hoàn thiện công nghệ phân loại chất thải

rắn hoàn toàn bằng máy thay vì sử dụng kết hợp máy móc và thủ công như

hiện nay.

+ Bổ sung sàng vật liệu xây dựng như đá, sỏi dạng hạt nhỏ,...

+ Tiến hành sửa chữa các chỗ hỏng trên băng chuyền phân loại rác thải,

đồng thơi có lưới bao bang chuyền để tránh việc rơi vãi chất thải rắn như hiện nay.

+ Bổ sung hệ thống phun chế phẩm khử mùi tại băng chuyền phân loại

chất thải rắn thay vì chỉ phun chế phẩm khử mùi ở khu tập kết như hiện nay.

+ Xây dựng hệ thống thu gom nước mặt, hệ thống thu gom nước rác khu

vực phân loại chất rắn.

- Khu sản xuất phân compost:

+ Bổ sung thiết bị đo nhiệt độ tại các vùng ủ trong khu ủ tươi và ủ chín

nhằm tránh việc xuất hiện vùng yếm khí trong khu ủ sẽ phát sinh mùi khó chịu.

+ Sử dụng lượng chất thải rắn chưa phân hủy hết hoặc khó phân hủy ở

mẻ ủ trước phủ lên bề mặt mẻ ủ sau nhằm ngăn chặn khả năng phát tán mùi

phát sinh, đồng thời kéo dài thời gian phân hủy cho chất thải.

+ Xây dựng hệ thống thu gom nước mặt tại các khu ủ của khu vực sản

xuất phân compost, không để lượng nước mặt chảy vào hệ thống thu gom

nước rỉ rác như hiện nay, làm gia tăng lượng nước rỉ rác, gia tăng công suất

trạm xử lý, gây tốn kém, lãng phí.

+ Xây dựng hệ thống thu gom nước rỉ rác khu vực sản xuất phân

compost bằng cống kín, không sử dụng cống hở như hiện nay sẽ phát tán mùi

ra môi trường, gây mất mỹ quan khu xử lý.

- Khu vực lò đốt rác thải:

+ Bổ sung hệ thống làm khô rác (sân phơi, quạt gió, hệ thống sấy,…)

tại khu vực tập kết chất thải rắn đem đốt, bởi đặc trưng lò đốt rác ENVIC sử



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

×