1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TẤT CẢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG BỞI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 112 trang )


Luận văn Thạc Sĩ



22



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



Vị trí công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Tranh là một

nhánh sông chính của thượng nguồn Sông Thu Bồn. Sông Tranh là hợp lưu

của hai con sông chính là Sông Tranh và Sông Pui. Công trình nằm trên

huyện Bắc Trà My và Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh

Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía

tây giáp Lào, tỉnh Kontum và phía Đông là Biển Đông.

Quảng Nam là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của khu vực miền

trung cụm kinh tế Liên Chiểu - Dung Quất, Quảng Nam có vị trí thuận lợi để

phát triển kinh tế. Bên cạnh đó mạng lưới giao thông hoàn chỉnh: quốc lộ 1A,

14B, 14D, 14E, đường sắt Bắc Nam, cảng kỳ Hà và sân bay Chu Lai đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

phát triển kinh tế.

Công trình xây dựng tại huyện Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam. Toàn

bộ hệ thống công trình đầu mối và hồ chứa nằm trong địa phận Bắc Trà My,

Nam Trà My vị trí tuyến đập chính cách trị trấn Bắc Trà My khoảng 10 Km

về phía hạ lưu đập

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là một trong những bậc thang thủy

điện trên sông Tranh thuộc hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn được nghiên cứu ở

giai đoạn quy hoạch bậc thang thủy điện sông Vu Gia -Thu Bồn, được xếp

vào công trình xây dựng đợt 2 sau công trình A Vương 1.

2.1.2 Nhiệm vụ của công trình thủy điện Sông Tranh 2

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là công trình lợi dụng tổng hợp, có

nhiệm vụ chính là cung cấp điện năng cho hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu

điện ngày càng tăng cao và nâng cao chất lượng cấp điện cho khu vực.

Ngoài nhiệm vụ cấp điện, công trình thủy điện Sông Tranh 2 sẽ tham gia

điều tiết dòng chảy, cấp nước bổ sung vào mùa kiệt đáp ứng nhu cầu nước

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



23



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



tưới, nước sinh hoạt và công nghiệp; đồng thời tăng dòng chảy mùa kiệt, góp

phần đẩy mặn cho hạ lưu. Dự án giúp đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho

thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, các thị trần và khu dân cư ven sông, cấp

nước cho khu công nghiệp trong vùng như Liên Chiểu, Hòa Khương, An

Dồn, Vu Gia… đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Công trình cũng sẽ tham gia điều tiết lũ, giảm thiểu tác hại do lũ lụt gây

ra, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống của người dân ở hạ lưu

công trinh. Tuy nhiên, hiệu ích chống lũ chỉ là hiệu ích thu được từ việc điều

tiết các con lũ để bảo vệ công trình chứ không phải la nhiệm vụ đặt ra cho

công trình.

2.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực dự án và các

thông số kỹ thuật của công trình thủy điện Sông Tranh 2

2.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh 2

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Tranh là một nhánh của

thượng nguồn sông Thu Bồn. Sông Tranh là hợp lưu của hai con sông chính

là sông Tranh và Sông Pui, vị trí hợp lưu cách tuyến đập 1,5 km về phía

thượng lưu. Sau vị trí hợp lưu sông chảy theo hướng Tây- Đông, sau tuyến

đập 3km về phia hạ lưu sông đổi hướng chảy chủ yếu là Đông - Nam- Tây

Bắc. Sông Pui bắt nguồn từ các dãy núi Ngọc Linh và Ngọc KRinh thuộc tỉnh

KonTum và Quảng Ngãi, hướng chảy chủ yếu là Nam-Bắc.

Nhìn chung trong phạm vi lòng hồ, Sông Tranh, Sông Pui và các phụ lưu

chính có thung lũng cắt sâu có hình V, sườn khá dốc. Lòng sông lộ đá gốc,

nhiều ghềnh thác ít tích tụ aluvi. Dưới tuyến sau khi đổi hướng chảy theo

hướng Đông Nam - Tây Bắc đến khu vực tuyến nhà máy thung lũng sông mở

rộng, sườn thoải, lòng sông ít lộ đá gôc, hai bên bờ và lòng sông phát triển

các bãi bồi nhỏ.



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



24



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



Khu vực nghiên cứu từ đây là huyện Bắc Trà My và Nam Trà My có địa hình

phức tạp với nhiều dãy núi cao, độ dốc khá lớn, khe suối chằng chịt. Nhìn

chung địa hình chia làm 3 vùng chủ yếu như sau:

- Vùng núi cao: Địa hình phức tạp, rất nhiều dãy núi cao nằm ở phía Nam

của huyện gồm các xã Trà Nam, Trà Tập, Trà Giang, Trà Vân, Trà Linh, Trà

Mai và Trà. Độ cao trung bình từ 60 đến 100, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Ngọc

Linh cao 2567 m

- Vùng núi thấp: Nằm ở vùng trung tâm huyện bao gồm các xã Trà Leng,

Trà Dơn, Trà Giáp và Trà Bui. Độ cao trung bình từ 300 đến 700 m đỉnh cao

nhất là đỉnh Hòn Bà cao 1347 m

-



Vùng thấp: Vùng thấp: nằm ở phía đông bắc và phía bắc của huyện gồm



các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà Tân, Trà Giang, và thị trấn Bắc Trà

My. Độ cao trung bình từ 300 đến 1000 m.

Vùng tuyến đập chính nằm trong khu vực đồi núi có cao độ đỉnh từ 200

đến 350 m nằm kéo dài theo hướng á vĩ tuyến, có xu thế thấp dần về phía

Đông. Nguồn gốc địa hình chủ yếu là bóc mòn xân thực, các yếu tố địa hình

có nguồn gốc tích tụ chiếm diện tích nhỏ, phân bố hạn chế. Nhìn chung các

bề mặt sườn dốc trong khu vực có độ dốc từ trung bình đến thoải, bị phân cắt

mạnh bởi hệ thống sông suối.

Hồ chứa nằm trong vùng đồi núi chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng

bằng Trung – Trung bộ, gồm các khối núi, dãy núi trung bình ( độ cao đỉnh >

700 m ) và thấp (độ cao đỉnh khoảng 250 – 700 m ) kéo dài theo hướng Đông

Tây, có xu thế thấp dần về phía Đông và Bắc. Địa hình khu vực chủ yếu có

nguồn gốc xâm thực bóc mòn, dạng địa hình tích tụ phân bố hạn chế, kích

thước nhỏ dọc theo Sông Tranh ở phía hạ lưu tuyến đập.

Đập dâng nước nằm trong khu vực phân bố đá gneis cứng chắc, các đứt

gẫy cắt qua tuyến đập chỉ là bậc IV, hai bên vai đập chiều dày từng phủ

không lớn 10 – 20 m, đới tương đối nguyên vẹn của đá gốc nằm sâu trung

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



25



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



bình từ 20 – 25 m, lòng sông chủ yếu lộ đá gốc, lớp phủ aluvi rất mỏng coi

như không có.

Tuyến đập tràn: Đoạn kênh dẫn vào nằm trong vùng phân bố đất đá xâm

nhập thuộc phức hệ Trà Bồng có sườn dốc thoải từ 50 đến 7o, lớp phủ sườn

P



P



P



P



tàn tích và đới phong hoá mãnh liệt mỏng 2- 5 m. Phần thân tràn, dọc nước

nằm trong vùng phân bố đá biến chất thuộc hệ tầng Khâm Đức, độ cao mái đá

cứng chắc dao động khoảng 135 – 145 m. Bề dày đới phong hoá phía trên

khoảng 15 – 18 m.

Nhà máy nằm trong vùng phân bố của hệ tầng Khâm Đức có chiều dày

tầng phủ khoảng 10 – 11 m phong hoá mạnh. Tại vị trí cửa lấy nước có bề

dày lớp sườn tàn tích và đới phong hoá mạnh liệt khoảng 7 – 10 m, đới phong

hoá mạnh dày 2- 3 m.

Vùng hồ nằm trong hai đới cấu trúc Ngọc Linh và Trà Bồng – Khâm Đức

gồm các đá biến chất thuộc các hệ tầng Sông Re, Pắc Tô và Khâm Đức. Đá

gốc cứng chắc đến rất cứng chắc. Hoạt động kiến tạo phát triển mạnh với hệ

thống đứt gãy á kinh tuyến thuộc đới đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vi. Dọc

theo các đứt gãy đá gốc bị biến vị phá huỷ, minolit hoá, bề rộng các đới phá

huỷ từ 1 đến vài chục mét. Đá gốc trong vùng bị phân hoá mạnh hình thành

lớp phủ sườn tàn tích phân bố rộng rãi trên bề mặt đá gốc phong hoá. Tại

những nơi sườn dốc vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng sạt đất trong lớp

phủ với qui mô kích thước nỏ. Ứng với phương án mực nước dâng bình

thường 175 m thì hồ chứa không có khả năng mất nước do thấm sang lưu vực

khác.

2.2.2 Đặc điểm thuỷ văn, khí tượng của khu vực dự án thuỷ điện Sông

Tranh 2

Đặc trưng khí tượng của khu vực dự án thủy điện Sông Tranh 2

* Chế độ mưa: Lưu vực sông Tranh tính đến tuyến công trình Sông Tranh 2

có lượng mưa rất dồi dào, nhưng biến động khá lớn theo không gian và thời

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



26



Luận văn Thạc Sĩ



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



gian. Hệ số biến động lượng mưa năm trạm Trà My vào loại lớn Cv=0,25. Ở

Khu vực Trà My mùa mưa bắt đầu sớm từ tháng IV đến tháng 1 năm sau.

Lượng mưa mùa chiếm 95% lượng mưa cả năm. Ba tháng có lượng mưa lớn

nhất là tháng X, XI, XII với lượng mưa tháng đạt 500 – 1000 mm. Tổng

lượng mưa ba tháng này chiếm 60% lượng mưa năm. Mùa khô thường chỉ

kéo dài 2 – 3 tháng, lượng mưa chỉ khoảng 60 – 70 mm/ tháng. Tại Trà My

lượng mưa tháng nhiều nhất (XI) là 990mm gấp 15 lần tháng ít nhất (III). Về

cơ bản lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN) giảm dần từ tâm mưa lớn

Trà My ra xung quanh. Lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực sông

Tranh tính đến tuyến công trình là 3990 mm.

Số ngày mưa trung bình năm đạt 200 – 240 ngày.

Mưa to sinh lũ trên hệ thống sông suối thường xuất hiện trong hình thế thời

tiết bão hoặc hội tụ nhiệt đới. Bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung bộ với tần

số trung bình 1 – 2 cơn bão/ năm.

Chế độ gió: Có hai loại gió mùa chính ảnh hưởng đến khí hậu trong vùng







là gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng IV đến tháng VIII và gió mùa Đông

Bắc hoạt động từ tháng IX đến tháng II năm sau. Tốc độ gió trung bình năm

đạt 2 – 3 m/s, lớn nhất tuyệt đối đạt 25 – 35 m/s.

Nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí trung bình năm lưu vực khoảng







240C, tại Trà My là 24,50C. Cứ lên cao 100mm, nhiệt độ không khí giảm

P



P



P



P



0,650C Nhiệt độ cao nhất vào khoảng 39,50C, và nhiệt độ thấp nhất vào

P



P



P



P



khoảng 10,10C.

P







P



Độ ẩm không khí trung bình năm vào khoảng 85 – 89%, độ ẩm không khí



tối thấp tuyệt đối là 40% và tối cao tuyệt đối là 100%. Độ ẩm không khí trung

bình năm tại trạm Trà My là 87,1%.

Chế độ dòng chảy và các đặc trưng thuỷ văn

Chế độ dòng chảy sông Tranh 2 có hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt:



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



27



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



Mùa lũ thường kéo dài 3 tháng từ tháng X đến tháng XII. Vào mùa lũ, do địa

hình lưu vực có độ dốc lớn lại thường có mưa to tập trung nên lũ lên nhanh và

xuống nhanh tốc độ dòng chảy lớn. Mùa lũ tuy ngắn nhưng lượng dòng chảy

chiếm tới 60% cả năm.

Mùa kiệt kéo dài 9 tháng từ tháng I đến tháng IX. Trong đa phần thời gian

mùa kiệt ở thượng và trung lưu dòng sông trong lưu vực nghiên cứu, do lượng

nước ít lòng sông chủ yếu là đá gốc nên dòng chảy thường bị thu hẹp lại trong

những khe nhỏ hoặc chảy tràn trên những bãi cạn.

2.2.3 Đặc điểm dân sinh kinh tế của khu vực dự án thuỷ điện Sông Tranh 2

2.2.3.1 Đặc điểm về dân sinh khu vực dự án

Huyện Bắc và Nam Trà My có 21 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự

nhiên là 1.645km2, tổng dân số là 57.169 người trong đó nữ 28.659 người

chiếm 50,13%, nam là 28.510 người chiếm 49,86% (theo niên giám thống kê

huyện Trà My năm 2002). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huỵên là 1,87%, tỷ

lệ chết là 0,46%. Nhìn chung dân cư phân bố không đều, mật độ dân cư giữa

các vùng trong huyện biến động lớn. Mật độ dân số trung bình là 34

người/km2. Đại bộ phận dân cư chủ yếu tập trung ở thị trấn huyện và một số

xã như Trà Bui, Trà Giang, Trà Dương, Trà Đông...

Bắc Nam Trà My là huyện miền núi, dân cư trong huyện chủ yếu là

người Kinh chiếm 36,35% và dân tộc Ka Dong chiếm 39,5% dân số toàn

huyện, số dân này sống tập trung dọc theo thung lũng Sông Tranh và Sông

Pui, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp (trồng lúa nước, phát nương làm

rẫy) và buôn bán nhỏ. Còn lại là các dân tộc thiểu số bao gồm dân tộc Xê

Đăng 13,04%, Mơ Nông 3,54%, Cỏ 6,68%, Mường 0,56%, Nùng 0,17%, Cà

Tu 0,02%, Dao 0,04%, Tày 0,02%, Thái 0,02% và một số dân tộc khác

0,06%. Tình hình dân số các xã trong huyện xem phần phụ lục.



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



28



Luận văn Thạc Sĩ



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



Dân số trong độ tuổi lao động: cả huyện có 24.570 người ở độ tuổi

lao động, trong đó số lao động nông nghiệp là 22.1970 lao động, số lao động

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là: 306 lao động, số lao động thương

nghiệp là 595 lao động, còn lại 1472 lao động của các ngành khác (lâm

nghiệp, giáo dục, y tế, hoạt động văn hoá, hoạt động Đảng, Đoàn thể....)

2.2.3.2 Đặc điểm kinh tế khu vực dự án

Tuyến công trình và hồ chứa nằm trong địa phận huyện Bắc Trà My, Nam

Trà My tỉnh Quảng Nam vị trí tuyến đập chính dự kiến cách thị trấn Bắc Trà

My khoảng 10 km về phía hạ lưu. Đây là huyện miền núi cao, việc giao thông

đi lại giữa trung tâm thị trấn các xã gặp nhiều khó khăn, mạng lưới giao thông

còn nghèo nàn. Cơ sở hạ tầng của huyện chưa được đầu tư xây dựng, nhiều

công trình bị xuống cấp. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém

phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2002 đạt

3.250 triệu đồng. Ngành thương mại, dịch vụ hiện tại có đang có hướng phát

triển, giải quyết những khó khăn trước mắt cho toàn huyện. Sản xuất ngành

nông lâm nghiệp là một trong những ngành chủ yếu của huyện, giá trị sản

xuất nông nghiệp năm 2002 là 35,4 triệu đồng (theo niên giám thống kê

huyện Trà My năm 2002). Nhìn chung đời sống kinh tế văn hoá của nhân

trong vùng còn thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Các hộ đói nghèo chiếm

48,19% tổng số các hộ của huyện.

Thực trạng phát triển các ngành sản xuất

Ngành nông nghiệp: Mặc dù diện tích nông nghiệp chiếm 3,36% tổng

U



U



diện tích tự nhiên nhưng hiện tại đây vẫn là hoạt động chính trong các hoạt

động sản xuất. Thu nhập bình quân của hộ làm nông nghiệp là 330 nghìn

đồng/ tháng. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người là 102,9

kg/người. Sản xuất lương thực theo phương thức canh tác với các loại cây

trồng chính là: lúa, ngô, sắn và khoai lang. Do địa hình dốc và thiếu nước, sản

xuất lúa nước rất khó khăn, chỉ có khoanh ruộng nhỏ qui mô vài trăm m2 nằm

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



29



Luận văn Thạc Sĩ



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



ven sông Tranh hoặc trong các thung lũng. Trình độ canh tác lúa nước của các

hộ nhìn chung còn thấp, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên cho năng

suất thấp. Diện tích, nămg suất, sản lượng một số loại cây trồng chính xen

trong bảng 9 : Hiện tại kinh tế vườn chưa được chú trọng đầu tư phát triển,

chỉ có một số hộ đang xây dựng kinh tế vườn chưa được chú trọng đầu tư phát

triển, chỉ có một số đang xây dựng vườn kinh tế theo hướng hàng hoá với các

loại cây trồng chính như: cam, quế, chanh, chuối, dứa.... Đất có mặt nước

nuôi trồng thuỷ sản ít chỉ có khoảng 16,88 ha.

Bảng 2.1 : Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng

Hạng mục



TT

1



Diện tích



Năng suất



Sản lượng



(ha)



(Tạ/ha)



(Tấn)



Lúa nước

Đông - Xuân



768



32



2.460



Hè – Thu



611



23



1.426



1.273



11



1.413



730



7



538



313,5



10,8



341



1.182,5



47,9



5663



2



Lúa rẫy



3



Ngô



4



Khoai lang



5



Sắn



Nguồn: Công Ty Cổ Phần Tư vấn Xây dựng Điện 1



Chăn nuôi: Tổng số đàn trâu là 4.850 con, đàn bò là 6.900 con, đàn heo là

U



U



23.500 con, đàn gia cầm là 90.000 con. Nhìn chung công tác tiêm phòng gia

súc được chú trọng, thời tiết thuận lợi tác động tích cực đến sự sinh trưởng,

phát triển của con vật nuôi, đặc biệt là số lượng gia cầm và đàn bò tăng đáng

kể.

Ngành lâm nghiệp: trong năm 2002 nhân dân các địa phương đã gieo ươm

U



U



625.000 cây quế, 200.000 cây keo. Kết quả phát triển kinh tế vườn, kinh tế

trang trại tiếp tục được triển khai ở các xã. Tuy nhiên việc thực hiện chính



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



30



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



sách đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại còn

tiến hành trậm. Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 44,3% tổng diện tích tự nhiên

trong đó đất rừng tự nhiên là 70.593 ha, đất rừng trồng là 2.371 ha. Hiện nay

trên địa bàn huyện còn duy nhất một lâm trường Trà My với nhiệm vụ phủ

xanh đất trống đồi trọc theo chương trình 327, khai thác quản lý bảo vệ rừng

và ổn định đời sống nhân dân.

Công tác quản lý bảo vệ rừng: đã tổ chức tuyên truyền Luật bảo vệ và

phát triển rừng ở 21 điểm, 1664 ngưòi tham gia, tổ chức cam kết bảo vệ rừng

1605 hộ, triển khai phương án bố trí kiểm lâm địa bàn, củng cố Ban Lâm

nghiệp tổ, đội bảo vệ rừng ở các xã. Nhưng vấn đề khai thác, mua bán, vận

chuyển lâm sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn

hoạt động tinh vi. Việc phát rừng làm nương rẫy xảy ra nhiều nơi như: Trà

Đốc, Trà Leng, Trà Tập. Đã kiểm tra xử lý 91 vụ vi phạm, thu 224m3 gỗ tròn,

11,5m3 gỗ xẻ, xử phạt hành chính 14,8 triệu đồng.

Ngành công nghệp và tiểu thủ công nghiệp: . Nhìn chung ngành công

U



U



nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại vùng dự án chưa phát triển, những sản

phẩm chủ yếu là thủ công nghiệp truyền thống trong vùng chủ yếu là đan lát

của người Ka Dong, Mơ Nông để phục vụ tiêu dùng trong gia đình, chưa trở

thành sản phẩm hàng hoá. Hiện nay trong huyện Trà My (Bắc Trà My và

Nam Trà My) có 132 cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó 3 cơ sở thuộc nhà

nước quản lý và 129 cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh. Các ngành nghề công

nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác ( khai thác đá, cát, sạn, quặng, kim

loại), công nghiệp chế biến (sản xuất thực phẩm đồ uống, sản xuất trang

phục, sản phẩm da, sản phẩm gỗ, lâm sản, sản phẩm phi kim loại, sản phẩm

tái chế kim loại), sản xuất và phân phối điện, nước

Ngành dịch vụ du lịch thương mại: Hiện nay trên địa bàn của huyện có

U



U



401 cơ sở thương nghiệp, 113 cơ sở dịch vụ và 66 nhà hàng. Các cơ sở dịch

vụ du lịch thương mại ở khu vực này chỉ là các tụ điểm buôn bán vừa và nhỏ

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



31



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



phục vụ cho nhân dân tại địa phương. Các loại mặt hàng chưa phong phú,

chất lượng không cao, đặc biệt là vật tư phục vụ sản xuất, nông lâm nghiệp

chưa đáp ứng đúng thời vụ. Nhìn chung thương mại – du lịch phát triển còn

trậm chưa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

2.2.3.3 Về cơ sở hạ tầng

Nhà ở phần lớn là nhà gỗ tốt đã lợp ngói (70%) và nhà tranh 30%. Cơ sở kỹ

thuật hạ tầng còn rất hạn chế cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.

U



Giao thông: Từ thị xã đi Tam kỳ có duy nhất tuyến đường tỉnh lộ 616 dài 76

U



km đường nhựa, lưu thông tương đối thuận lợi trong cả hai mùa. Mạng lưới

giao thông trong các xã chủ yếu là đường đất, đường cấp phối chỉ sử dụng

được trong mùa khô, còn mùa mưa đường rất trơn và lầy đi lại rất khó khăn.

Hiện nay 8 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã như xã: Trà Linh, Trà

Nam, Trà Vân, Trà Tập, Trà Long, Trà Don, Trà Đốc, Trà Cang.

Bưu điện: Trung tâm huyện đã liên lạc được với cả nước và quốc tế nhưng

chưa thông suốt và thường xuyên. Thư tín từ Tỉnh đến thị Trấn tương đối

thuận lợi, việc trao đổi thông tin với các xã còn gặp rất nhiều khó khăn. Hệ

thống thông tin liên lạc từ huyện xuống các xã chưa có gây khó khăn cho

công tác chỉ đạo sản xuất. Điện thoại đến UBND xã có 8 xã và 14 xã chưa có

điện thoại đến UBND xã.

Thuỷ lợi: Ngành nông nghiệp huyện đang quản lý và khai thác 21 công trình

U



U



thuỷ lợi với năng lực thiết kế tưới tiêu 380 ha. Đập lớn nhất tưới được 170 ha.

Đập nhỏ nhất tưới được 4 ha. Sử dụng kém hiệu quả không phát huy được

công suất thiết kế. Hiệu quả sử dụng mới được 47% công suất.

Điện năng: Hiện có 9 xã đã được sử dụng điện từ điện lưới quốc gia và 7 xã

sử dụng nguồn điện khác và 6 xã chưa được sử dụng điện. Điện lưới quốc gia

mới chỉ cung cấp được 2565 hộ gia đình (31% hộ sử dụng lưới điện). Nguồn

thuỷ điện tại chỗ với trạm thuỷ điện Trà Nu với công suất 180 kW/h phục vụ

cho 130 hộ gia đình.

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



32



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



Văn hoá – xã hội:

U



Tuy trong huyện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống nhưng nhìn chung có

hai phong tục tập quán khác biệt nhau tồn tại, bao gồm:

-



Dân tộc Kinh, Ka Dông: đã định canh định cư, biết tổ chức sản xuất, khai



hoang ruộng nước, làm nhiều nghề phụ nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó

khăn do thiếu vốn sản xuất.

-



Dân tộc ít người: còn mang nhiều phong tục lạc hậu, canh tác nương rẫy,



sống du cư, công cụ sản xuất tô sơ nên đời sống còn rất nhiều khó khăn.

Hoạt động văn hoá ở khu vực này còn rất hạn chế về mọi mặt, do thiếu thốn

về cơ sở vật nên các phong trào văn hoá văn nghệ, thông tin quảng cáo.....

không được sôi nổi. Số xã được phủ sóng truyền thanh chiếm 50%, số xã

được phủ sóng truyền hình chiếm 41%.

Giáo dục:

U



Mạng lưới giáo dục trên địa bàn huyện phát triển chân rết từ huyện xuống

xã, tổng số 29 trường với 438 phòng học ở các xã và Thị trấn trong đó chỉ có

6 trường bán kiên cố 15 trường cấp 4, 1 trường kiên cố.

Tổng số học sinh đến trường là 15.741 học sinh trong đó 11.273 học sinh

tiểu học, 3.442 học sinh trung học cơ sở, 1.026 học sinh phổ thông trung học,

số học sinh đi học chiếm 97% số người trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên ở

vùng núi do đồng bào dân tộc còn mang nhiều phong tục lạc hậu cộng với

trang thiết bị dậy và học thiếu thốn nên hiện tượng mù chữ còn phổ biến. Đội

ngũ giáo viên từ tiểu học và Trung học trong đầu năm 2002 – 2003 đã được

bổ sung thêm để đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ giảng dậy các cấp. Tuy

nhiên số lượng giáo viên ở các cấp về trình độ đạt tiêu chuẩn thì không nhiều

và giáo viên là người dân tộc tiểu số. Với số lượng giáo viên này ngành cần

bồi dưỡng đào tạo thêm để nâng cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn

để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên.



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×