1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

4 Các kết quả nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 112 trang )


Luận văn Thạc Sĩ



20



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



xã hội của dự án. Lý do chủ yếu của những hiếm khuyết này là do một số yếu

tố môi trường còn thiếu thị trường trao đổi cũng như việc xác định giá trị cho

các loại hàng hoá này còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó dẫn đến hiệu quả kinh

tế và giá điện mà các chủ đầu tư báo cáo chưa thật sự phản ánh đúng với thế

giới thực của vấn đề.



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



21



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG

CỦA TẤT CẢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG BỞI DỰ ÁN THỦY

ĐIỆN SÔNG TRANH 2

2.1. Giới thiệu về vị trí, nhiệm vụ công trình thủy điện Sông Tranh 2

2.1.1 Vị trí công trình



Hình 2.1: Bậc thang thuỷ điện sông Vu Gia – Thu Bồn



Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là một trong những bậc thang thủy

điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Hệ thống sông này nằm trên lãnh

thổ của các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp

tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây giáp tỉnh Sê Công của nước Cộng Hòa dân chủ

nhân dân Lào, phía Nam là tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi. Lưu vực hệ

thống sông được xếp vào loại lớn của miền Trung.

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



22



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



Vị trí công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Tranh là một

nhánh sông chính của thượng nguồn Sông Thu Bồn. Sông Tranh là hợp lưu

của hai con sông chính là Sông Tranh và Sông Pui. Công trình nằm trên

huyện Bắc Trà My và Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh

Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía

tây giáp Lào, tỉnh Kontum và phía Đông là Biển Đông.

Quảng Nam là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của khu vực miền

trung cụm kinh tế Liên Chiểu - Dung Quất, Quảng Nam có vị trí thuận lợi để

phát triển kinh tế. Bên cạnh đó mạng lưới giao thông hoàn chỉnh: quốc lộ 1A,

14B, 14D, 14E, đường sắt Bắc Nam, cảng kỳ Hà và sân bay Chu Lai đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

phát triển kinh tế.

Công trình xây dựng tại huyện Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam. Toàn

bộ hệ thống công trình đầu mối và hồ chứa nằm trong địa phận Bắc Trà My,

Nam Trà My vị trí tuyến đập chính cách trị trấn Bắc Trà My khoảng 10 Km

về phía hạ lưu đập

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là một trong những bậc thang thủy

điện trên sông Tranh thuộc hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn được nghiên cứu ở

giai đoạn quy hoạch bậc thang thủy điện sông Vu Gia -Thu Bồn, được xếp

vào công trình xây dựng đợt 2 sau công trình A Vương 1.

2.1.2 Nhiệm vụ của công trình thủy điện Sông Tranh 2

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là công trình lợi dụng tổng hợp, có

nhiệm vụ chính là cung cấp điện năng cho hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu

điện ngày càng tăng cao và nâng cao chất lượng cấp điện cho khu vực.

Ngoài nhiệm vụ cấp điện, công trình thủy điện Sông Tranh 2 sẽ tham gia

điều tiết dòng chảy, cấp nước bổ sung vào mùa kiệt đáp ứng nhu cầu nước

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



23



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



tưới, nước sinh hoạt và công nghiệp; đồng thời tăng dòng chảy mùa kiệt, góp

phần đẩy mặn cho hạ lưu. Dự án giúp đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho

thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, các thị trần và khu dân cư ven sông, cấp

nước cho khu công nghiệp trong vùng như Liên Chiểu, Hòa Khương, An

Dồn, Vu Gia… đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Công trình cũng sẽ tham gia điều tiết lũ, giảm thiểu tác hại do lũ lụt gây

ra, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống của người dân ở hạ lưu

công trinh. Tuy nhiên, hiệu ích chống lũ chỉ là hiệu ích thu được từ việc điều

tiết các con lũ để bảo vệ công trình chứ không phải la nhiệm vụ đặt ra cho

công trình.

2.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực dự án và các

thông số kỹ thuật của công trình thủy điện Sông Tranh 2

2.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh 2

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Tranh là một nhánh của

thượng nguồn sông Thu Bồn. Sông Tranh là hợp lưu của hai con sông chính

là sông Tranh và Sông Pui, vị trí hợp lưu cách tuyến đập 1,5 km về phía

thượng lưu. Sau vị trí hợp lưu sông chảy theo hướng Tây- Đông, sau tuyến

đập 3km về phia hạ lưu sông đổi hướng chảy chủ yếu là Đông - Nam- Tây

Bắc. Sông Pui bắt nguồn từ các dãy núi Ngọc Linh và Ngọc KRinh thuộc tỉnh

KonTum và Quảng Ngãi, hướng chảy chủ yếu là Nam-Bắc.

Nhìn chung trong phạm vi lòng hồ, Sông Tranh, Sông Pui và các phụ lưu

chính có thung lũng cắt sâu có hình V, sườn khá dốc. Lòng sông lộ đá gốc,

nhiều ghềnh thác ít tích tụ aluvi. Dưới tuyến sau khi đổi hướng chảy theo

hướng Đông Nam - Tây Bắc đến khu vực tuyến nhà máy thung lũng sông mở

rộng, sườn thoải, lòng sông ít lộ đá gôc, hai bên bờ và lòng sông phát triển

các bãi bồi nhỏ.



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



24



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



Khu vực nghiên cứu từ đây là huyện Bắc Trà My và Nam Trà My có địa hình

phức tạp với nhiều dãy núi cao, độ dốc khá lớn, khe suối chằng chịt. Nhìn

chung địa hình chia làm 3 vùng chủ yếu như sau:

- Vùng núi cao: Địa hình phức tạp, rất nhiều dãy núi cao nằm ở phía Nam

của huyện gồm các xã Trà Nam, Trà Tập, Trà Giang, Trà Vân, Trà Linh, Trà

Mai và Trà. Độ cao trung bình từ 60 đến 100, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Ngọc

Linh cao 2567 m

- Vùng núi thấp: Nằm ở vùng trung tâm huyện bao gồm các xã Trà Leng,

Trà Dơn, Trà Giáp và Trà Bui. Độ cao trung bình từ 300 đến 700 m đỉnh cao

nhất là đỉnh Hòn Bà cao 1347 m

-



Vùng thấp: Vùng thấp: nằm ở phía đông bắc và phía bắc của huyện gồm



các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà Tân, Trà Giang, và thị trấn Bắc Trà

My. Độ cao trung bình từ 300 đến 1000 m.

Vùng tuyến đập chính nằm trong khu vực đồi núi có cao độ đỉnh từ 200

đến 350 m nằm kéo dài theo hướng á vĩ tuyến, có xu thế thấp dần về phía

Đông. Nguồn gốc địa hình chủ yếu là bóc mòn xân thực, các yếu tố địa hình

có nguồn gốc tích tụ chiếm diện tích nhỏ, phân bố hạn chế. Nhìn chung các

bề mặt sườn dốc trong khu vực có độ dốc từ trung bình đến thoải, bị phân cắt

mạnh bởi hệ thống sông suối.

Hồ chứa nằm trong vùng đồi núi chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng

bằng Trung – Trung bộ, gồm các khối núi, dãy núi trung bình ( độ cao đỉnh >

700 m ) và thấp (độ cao đỉnh khoảng 250 – 700 m ) kéo dài theo hướng Đông

Tây, có xu thế thấp dần về phía Đông và Bắc. Địa hình khu vực chủ yếu có

nguồn gốc xâm thực bóc mòn, dạng địa hình tích tụ phân bố hạn chế, kích

thước nhỏ dọc theo Sông Tranh ở phía hạ lưu tuyến đập.

Đập dâng nước nằm trong khu vực phân bố đá gneis cứng chắc, các đứt

gẫy cắt qua tuyến đập chỉ là bậc IV, hai bên vai đập chiều dày từng phủ

không lớn 10 – 20 m, đới tương đối nguyên vẹn của đá gốc nằm sâu trung

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×