1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

2 Các nhân tố môi trường bị tác động bởi dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 112 trang )


Luận văn Thạc Sĩ



13



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



+ Phát triển công nghiệp và kinh tế

+ Thay đổi khí hậu theo chiều hướng tốt hơn

Khi sử dụng các tiềm năng của các dòng sông, con người không dừng lại

ở mục tiêu phát triển nguồn năng lượng mà còn biến nó thành động lực to

lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vì lợi ích thuỷ điện hết sức rõ ràng và

to lớn đã làm cho người ta quên mất mặt trái của nó hoặc xem nhẹ hoặc chưa

hiểu đầy đủ về những hậu quả của việc phát triển thuỷ điện. Việc tích nước

hồ chứa có thể dẫn đến hàng vạn hecta rừng bị chìm ngập, làm mất đi không

chỉ thực vật, chủ yếu là loại lưỡng cư, bò sát, sinh vật sống trong vùng lòng

hồ. Sự biến động tính đa dạng sinh học do tích nước hồ là đương nhiên,

nhưng sự biến động này sẽ còn lớn hơn rất nhiều, có thể làm mất hàng loạt

diện tích rừng, gây xói mòn, huỷ hoại môi trường, làm xáo trộn cuộc sống

của một bộ phận dân cư đang sinh sống trong vùng lòng hồ....Như vậy những

hậu quả mà thuỷ điện gây nên cũng không phải là nhỏ như:

`+ Khí hậu

+ Khí tượng

+ Thuỷ văn

+ Cung cấp nước, sự sói mòn và lắng đọng

+ Sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp

+ Quần thể động vật

+ Chất lượng nước và hệ thuỷ sinh

+ Sức khoẻ công cộng…

Đối với dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 là một bậc thang thuỷ điện trên sông

Tranh thuộc hệ thống Vu Gia- Thu Bồn, vị trí công trình chủ yếu thuộc địa

bàn huyện Trà My thuộc tỉnh Quảng Nan, nơi sinh sống của đồng bào các dân

tộc ít người, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững

của quốc gia.

Để đáp ứng được sự quan tâm về môi trường đặc biệt là sự tác động của

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



14



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



dự án thuỷ điện đến môi trường, chúng ta cần đánh giá đầy đủ về chất lượng

và số lượng các tác động này, việc đánh giá và hạch toán chi phi về môi

trường bị tác động bởi dự án gây ra giúp ta đánh giá được đầy đủ phúc lợi xã

hội mà dự án mang lại cho nền kinh tế quốc dân.

Các ảnh hưởng chủ yếu của dự án thủy điện Sông Tranh 2 gồm:

Những tác động tiêu cực đến môi trường có quy mô lớn đáng chú ý như:

+ Giai đoạn tiền thi công

+ Giai đoạn xây dựng dự án và tích nước hồ

+ Giai đoạn tích nước hồ

+ Giai đoạn vận hành dự án

Những tác động tiêu cực đến đền bù, tái định cư có quy mô lớn đáng chú ý

như:

+ Ảnh hưởng đến nhà cửa, ảnh hưởng đến đất đai

+ Ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu

+ Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc và các tài sản trên

đất.

Hạch toán các lợi ích, chi phí của các yếu tố môi trường xã hội bị tác động

bởi dự án thủy điện Sông Tranh 2 trên Sông Tranh (một phụ lưu của sông Thu

Bồn thuộc hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn tỉnh Quảng Nam) được thực hiện

bởi các khảo sát tại vùng lưu vực hồ chứa đặc biệt là vùng lòng hồ, khu vực

mặt bằng công trường và vùng hạ du đập thuộc huyện Bắc Trà My. Phạm vi

khảo sát nghiên cứu bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội

thuộc huyện Trà My tỉnh Quảng Nam.

Toàn bộ khu vực nghiên cứu có thể phân biệt được các cảnh quan cơ bản

như núi rừng, trung du và vùng thung lũng ven sông. Điều đáng chú ý là

thượng lưu của công trình là khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Các loại

hình thủy vực đặc trưng ở đây là thủy vực nước chảy như sông, suối. Trong



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



15



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



mùa khô, các suối nhỏ là suối cạn, ít nước. Trong mùa mưa, nước sông, suối

đểu chảy xiết, nước đục.

Trên cơ sở đi thực tế, thu thập tài liệu và tham khảo các ý kiến chuyên gia

tác giả sẽ ước lượng chi phí của môi trường dự án Thủy điện Sông Tranh 2.

1.3 Hiệu quả Kinh tế

1. Khái niệm về hiệu quả Kinh tế

Không thể nói đến đầu tư dự án mà không nói tới hiệu quả đầu tư vì hiệu

quả đầu tư là mục đích cuối cùng của đầu tư dự án. Hiệu quả đầu tư được thể

hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ

ra để thực hiện đầu tư. Do mục đích đầu tư khác nhau nên tiêu chuẩn đánh giá

hiệu quả đầu tư ở mỗi thời kỳ phát triển và mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư

cũng khác nhau. Có hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế (trồng cây

thuốc phiện, phá rừng, nhà máy hoá chất xây dựng ở khu vực đông dân cư)

nhưng lại không mang lại hiệu quả xã hội. Có hoạt động đầu tư tuy hiệu quả

kinh tế thấp, hoặc không có hiệu quả kinh tế trước mắt những lại có hiệu quả

về mặt xã hội lâu dài (trồng rừng, xử lý rác thải công nghiệp, xây dựng trường

học, bệnh viện). Các doanh nghiệp thường đầu tư vào các dự án có hiệu quả

kinh tế, còn các dự án có hiệu quả xã hội thì Nhà nước phải đầu tư.

Đối với vốn ngân sách Nhà nước, mục đích đầu tư không chỉ vì lợi ích

kinh tế trước mắt mà là vì lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài. Do đó đối tượng sử

dụng vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư là những dự án mang lại lợi ích trực

tiếp hoặc mang lại lợi ích cho toàn xã hội, nhưng thông thường có sự kết hợp

hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Mục tiêu của hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho nhà

đầu tư và cho nền kinh tế quốc dân cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Để nâng cao

hiệu quả kinh tế, xã hội, trong hoạt động đầu tư, cần coi trọng việc hoàn thiện



Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Luận văn Thạc Sĩ



16



Ngành: Kinh Tế TNTN & MT



các cơ chế quản lý và sử dụng nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng

ở các khâu của quá trình đầu tư ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

- Trên góc độ quản lý vĩ mô: để hoạt động đầu tư có hiệu quả cần có chiến

lược đầu tư dài hạn đúng và ổn định. Trên cơ sở đó có quy hoạch hợp lý (quy

hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và nông

thôn, quy hoạch xây dựng) phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đất nước. Căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt để xác định bước

đi phù hợp với mục tiêu chiến lược để sắp xếp, bố trí kế hoạch đầu tư cho các

dự án theo ngành và theo vùng đảm bảo cân đối, hợp lý với khả năng vốn cho

phép. Chất lượng và hiệu quả các nội dung trên phụ thuộc nhiều vào việc xác

định quyền hạn, trách nhiệm các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân từ

Trung ương đến địa phương trong việc tạo ra các quyết định liên quan đến

chủ trương đầu tư, cơ chế quản lý và điều hành hoạt động đầu tư như: huy

động vốn đầu tư; thẩm định và ra quyết định đầu tư; phê duyệt thiết kế và

tổng dự toán, dự toán; phân cấp và kế hoạch; cơ chế giao thầu, giải ngân và

quyết toán đảm bảo thống nhất.

- Trên góc độ quản lý vi mô: hiệu quả hoạt động đầu tư được quyết định

bởi công tác quản lý cụ thể trong từng khâu quản lý và nghiệp vụ quản lý. Để

nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ở cấp vi mô cần phân định rõ trách nhiệm

(nhiệm vụ và nội dung công việc, giới hạn công việc, trách nhiệm và quyền

hạn) từng khâu công tác. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý cụ thể cho

từng khâu để thực hiện các mục tiêu cụ thể, mối quan hệ phối kết hợp giữa

các cá nhân, tập thể, tổ chức trong quá trình điều hành và quản lý vốn đầu tư

cũng như hoạt động đầu tư.

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án

Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đang

được các cấp, các ngành đặc biệt chú ý, trên bình diện quốc gia nó còn là

những chỉ tiêu phản ánh lợi thế của mỗi quốc gia nhằm phản ánh khả năng

Học viên: Nguyễn Thị Hoa



Lớp: CH17KT



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×