1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Thiết bị sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 96 trang )


-42-



- Thanh sắt tròn trơn, đường kính 16 mm, dài 600 mm, hai đầu múp

tròn.

- Khay kim loại, bay trộn bằng kim loại, ni lông che phủ.

Bảng 2.14. Chỉ tiêu cần xác định và hình dáng, kích thước viên mẫu

Chỉ tiêu cần xác định

Cường độ nén

Cường độ kéo

Độ chống thấm nước



Hình dáng viên mẫu



Kích thước mâu, mm



Hình trụ



d = 150, h = 300



Lập phương

Hình trụ



a = 150

d = 150, h = 300



Hình trụ



d = h = 150



Lập phương



a = 150



2.2.1.2. Lấy mẫu

Hỗn hợp BTĐL dùng để đúc mẫu được lấy theo TCVN 3105:1993.

Nếu BTĐL sử dụng cốt liệu có Dmax > 40 mm, dùng sàng loại bỏ các hạt có

đường kính > 40 mm. Sau khi sàng, cho hỗn hợp vào khay kim loại, trộn

lại hỗn hợp BTĐL bằng xẻng và lấy ni lông che lại để hạn chế bốc hơi nước.

Không sử dụng hỗn hợp BTĐL đã qua thí nghiệm xác định Vc để đúc mẫu.

2.2.1.3. Đúc mẫu

- Đúc mẫu bằng khuôn trụ: Đặt khuôn hình trụ D150 x H300 mm lên

bàn rung và bắt chặt khuôn vào bàn rung bằng các bu lông hãm. Cho hỗn

hợp BTĐL đã trộn sẵn vào khuôn thành 3 lớp, dùng thanh thép tròn (d =16

mm) đầm 25 lần. Sau khi đầm xong lớp thứ nhất, đặt quả gia tải vào khuôn

cho bàn rung làm việc. Rung cho đến khi hồ xi măng xuất hiện trên bề mặt

bê tông thì dừng lại. Dùng thanh thép cạo lớp hồ trên mặt lớp bê tông đã

đầm để tạo nhám và tiếp tục đổ lớp bê tông tiếp theo rồi dùng thanh thép

đầm tiếp 25 lần và lại cho bàn rung làm việc cho đến khi nổi hồ xi măng



-43-



lên bề mặt. Lại dùng thanh thép cạo bề mặt làm nhám rồi đổ lớp bê tông

cuối cùng. Lượng hỗn hợp bê tông lần thứ ba cho vào khuôn sao cho sau

khi đầm bằng gia tải xong, mặt hỗn hợp BTĐL còn cách miệng khuôn từ 1

đến 2 mm đủ để phủ một lớp hồ xi măng làm phẳng đầu mẫu.

Cách làm phẳng đầu mẫu trụ sau khi đúc như sau: Trộn hồ xi măng

đặc (tỷ lệ N/X = 0,27 đến 0,29). Sau khoảng 2 đến 3 giờ, chờ cho mặt mẫu

se lại và hồ xi măng đã co ngót sơ bộ, trộn lại hồ xi măng sau đó phủ hồ xi

măng lên đầu mẫu. Sử dụng tấm kính hoặc tấm thép phẳng để làm phẳng

nhẵn đầu mẫu.

- Đúc mẫu bằng khuôn hình lập phương: Đặt khuôn hình lập phương

kích thước 150x150x150 mm lên bàn rung và bắt chặt khuôn vào bàn rung

bằng các bu lông hãm. Cho hỗn hợp BTĐL vào khuôn thành 2 lớp, dùng

thanh thép tròn đầm 25 lần. Sau khi đầm xong lớp thứ nhất, đặt quả gia tải

vào khuôn và cho bàn rung làm việc . Rung đến khi nào hồ xi măng xuất

hiện xung quanh quả gia tải . Dừng đầm rung, bỏ quả gia tải ra ngoài, dùng

thanh thép cạo hồ trên mặt lớp thứ nhất để tạo nhám. Đặt khúc nối khuôn

lên miệng khuôn, đổ lớp hỗn hợp BTĐL thứ hai cao hơn miệng khuôn từ 1

đến 2 cm nhưng vẫn thấp hơn miếng nối khuôn. Dùng thanh thép tròn chọc

25 lần rồi đặt quả gia tải cho bàn rung làm việc cho đến khi hồ xi măng xuất

hiện xung quanh quả gia tải (thời gian thường là 2 lần Vc). Lượng hỗn hợp

BTĐL cho vào lớp thứ 2 sao cho sau khi đầm rung xong, mặt lớp cuối cùng

vừa bằng mặt khuôn.

Trong quá trình đúc mẫu, để cho việc đúc mẫu ở lớp cuối cùng một cách

dễ dàng, có thể lắp thêm phần nối dài khuôn cao 40 đến 50 mm để dẫn hướng

cho quả gia tải.



-44-



2.2.1.4. Bảo dưỡng mẫu

Việc bảo dưỡng các mẫu BTĐL cho đến trước khi thí nghiệm được

tiến hành theo quy định của TCVN 3105 : 1993

2.2.2. Quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của BTĐL

2.2.2.1. Phương pháp xác định độ công tác

Dùng máy rung Vebe cải tiến có các thông số như trong TCVN 3107 :

2007, nhưng có thêm gia trọng đặt trên mặt hỗn hợp BTĐL khi đầm; gia

trọng là hai đĩa thép tròn có lỗ ở giữa, mỗi đĩa nặng 7,5 ± 0,05kg đặt lọt vào

miệng thùng. Tính công tác của hỗn hợp BTĐL là chỉ số tính bằng thời

gian (s) rung lèn cần thiết để vữa của hỗn hợp BTĐL chuyển sang trạng

thái giả lỏng dưới áp lực lèn và tần số rung nhất định, biên độ rung nhất định

(xem Hình 2.1).

Thiết bị cho phép thử với loại BTĐL có đường kính lớn nhất cốt liệu

Dmax = 40mm. Để thí nghiệm hỗn hợp BTĐL có Dmax cốt liệu > 40mm, thì

phải tiến hành sàng loại bỏ các hạt cốt liệu trên sàng 40mm sau đó mới tiến

hành thử.

* Các bước thí nghiệm:

+ Hỗn hợp BTĐL sau khi được trộn dùng bay xúc đổ hỗn hợp BTĐL

vào trong thùng thành hai lớp, lớp dưới đổ quá nửa thùng, lớp trên đổ đến

miệng thùng. Sau khi đổ mỗi lớp dàn cho bê tông phẳng mặt, dùng thanh

thép có đường kính 16 mm chọc 25 lần xoắn từ ngoài vào trong. Lớp dưới

chọc tới đáy thùng, lớp trên chọc tới xuyên tới lớp dưới 1-2cm. Chọc xong

tầng trên lấy bay gạt bằng mặt và dùng thanh gỗ dàn phẳng trên bề mặt

hỗn hợp BTĐL trong thùng sao cho hỗn hợp BTĐL cách miệng thùng

3cm.

+ Đưa thùng lên bàn rung, vặn ốc cố định thùng mẫu trên bàn rung,



-45-



xoay cần tấm nhựa trong có quả tạ đặt lên bề mặt bê tông, nới lỏng vít hãm

để cần trượt tự do, bật công tắc chạy máy rung. Ghi lại thời gian (tính bằng

giây) từ lúc bắt đầu chạy máy cho tới khi có vữa xi măng xuất hiện xung

quanh tấm nhựa trong.

+ Thí nghiệm độ công tác nên tiến hành trong 20 phút kể từ khi hoàn tất việc

trộn hỗn hợp BTĐL. Mẫu chưa kịp thí nghiệm thì phải có biện pháp che phủ

chống mất nước bê tông.

+ Xử lý kết quả thí nghiệm: Lấy kết quả trung bình của hai lần đo làm

trị số VC của hỗn hợp BTĐL (độ chính xác tới 0,5s). Nếu kết quả 2 lần đo

chênh lệch quá 5s thì phải thí nghiệm lại.



Hình 2.1. Máy rung Ve be cải tiến



2.2.2.2. Phương pháp xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp BTĐL

- Xác định thể tích của hỗn hợp BTĐL trong thùng (l) sau khi thí

nghiệm chỉ số VC bằng cách dùng thước kẹp chính xác tới 0.01 mm đo

khoảng cách từ miệng thùng đến mặt trên của tấm nhựa trong. Lấy giá trị

trung bình của 5 điểm đo cách đều nhau trên miệng thùng cộng với chiều



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×