1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Xác định cường độ kéo trực tiếp (dọc trục) của BTĐL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 96 trang )


-47-



- Máy sấy thổi khí nóng;

- Keo dán epoxy 2 thành phần.

* Chế tạo mẫu:

Mẫu trụ đúc theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành được làm theo mục

2.2.1.3

* Chuẩn bị mẫu thử:

Kiểm tra sai lệch về độ thẳng của viên mẫu:

+ Phương pháp thứ nhất: lăn viên mẫu sau khi đã cắt phẳng hai đầu

đạt kích thước yêu cầu trên một mặt phẳng, đo kẽ hở lớn nhất giữa đường

sinh của mẫu và mặt phẳng bằng đồng hồ đo khe hở. Nếu khe hở lớn nhất đo

được > 0,5 mm coi như viên mẫu không đạt yêu cầu về độ thẳng.

+ Phương pháp thứ 2: viên mẫu đã được gia công cắt 2 đầu theo kích

thước để thí nghiệm đặt vào khối chữ V. Điều chỉnh đầu đo của kim đồng hồ

chạm vào mẫu. Vặn chốt bệ giá cố định đồng hồ, chỉnh kim đồng hồ về vạch

số "0". Tịnh tiến viên mẫu dọc theo rãnh chữ V, quan sát và ghi lại giá trị lớn

nhất của kim đồng hồ ký hiệu ∆0 ứng với góc ban đầu là 0o. Xoay mẫu đi các

góc 90o, 180o, 270o so với ban đầu và đo được các giá trị trên đồng hồ là ∆90,

∆180, ∆270. Giá trị lớn nhất trong 4 giá trị đo được không được lớn hơn 0.5 mm.

* Dán mũ kéo vào 2 đầu của mẫu:

- Đối với mẫu đúc bằng khuôn hình trụ, dùng máy cắt bê tông cắt bỏ đi

0.5 đến 1.0 cm ở 2 đầu của mẫu để hở ra cốt liệu.

- Để khô mẫu tự nhiên hoặc dùng máy sấy thổi hơi để làm khô 2 đầu của

viên mẫu.



-48-



- Trộn keo epoxy theo hướng dẫn của nhà sản xuất sau đó dùng keo dán

từng mũ chụp vào đầu mẫu sao cho mặt phẳng má ép vuông góc với trục của

mẫu.

- Đặt mẫu trên bệ giá ổn định sau thời gian quy định của nhà sản xuất để

cho keo dán đông cứng và rắn chắc.

* Thí nghiệm kéo mẫu:

- Nới lỏng 1 đầu ren liên kết giữa khớp tự điều chỉnh và mũ chụp để loại

bỏ lực xoắn. Gá thanh kéo vào 2 má kẹp của máy và đóng chốt siết chặt má

kéo vào thanh kéo.

- Tăng tải máy kéo với tốc độ 200 ± 20 kPa/phút cho đến khi mẫu đứt

rời. Ghi lại lự kéo lớn nhất tại thời điểm mẫu bị đứt rời.

- Nén mẫu thí nghiệm bị đứt tại mối dán thì phép thử phải làm lại từ đầu

với viên mẫu khác.

* Xử lý kết quả:

- Cường độ kéo trực tiếp của tổ mẫu được tính từ kết quả trung bình của

ít nhất 3 viên mẫu. Kết quả được tính chính xác đến 0.01 MPa.

- Cường độ chịu kéo dọc trục của từng viên mẫu được tính theo công

thức:

RKDT =

Trong đó : RKDT:



P

F



(2)



Cường độ chịu kéo dọc trục tính bằng MPa



P:



Lực kéo phá hoại mẫu tính bằng N



F:



Diện tích tiết diện ngang của mẫu thí nghiệm, mm2



-49-



2.2.2.5. Phương pháp xác định độ chống thấm của BTĐL

Tiêu chuẩn 14TCN – F.1 – 74 lần đầu tiên giới thiệu phương pháp thí

nghiệm xác định khả năng chống thấm nước của bê tông dựa theo tiêu chuẩn

của Liên xô cũ. Nội dung phương pháp này như sau : Thí nghiệm được tiến

hành trên 06 mẫu trụ có đường kính bằng chiều cao và bằng 15 cm, mẫu có

thể được đúc hoặc khoan từ công trình ở tuổi 90 ngày. Trước khi thí nghiệm

mẫu được giữ trong môi trường không khí 01 ngày đêm. Sau khi 06 viên mẫu

được lắp trên máy, bắt đầu thí nghiệm với áp lực 1daN/cm2, sau đó cứ 8 giờ

lại tăng thêm 1daN/cm2. Khả năng chống thấm của bê tông được lấy theo áp

lực nước lớn nhất mà ở áp lực đó 04 trong 6 viên mẫu chưa thấy xuất hiện

nước thấm qua. Từ áp lực đó quy ra mác chống thấm của bê tông.

Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 3116 – 79 quy định phương pháp thử độ

không thấm nước của bê tông. Trong tiêu chuẩn Việt nam lần này không dùng

cụm từ ‘‘ độ chống thấm ’’. Phương pháp thí nghiệm của tiêu chuẩn TCVN

3116 – 79 dựa theo phương pháp của Liên xô cũ.

Tiêu chuẩn nghành Thủy lợi 14TCN 65- 88 cũng trích dẫn tiêu chuẩn

TCVN 3116 – 79.

Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 3116- 93 quy định phương pháp xác định

độ chống thấm nước của bê tông. Tiêu chuẩn này thay thế tiêu chuẩn TCVN

3116 – 79 và dùng cụm từ ‘‘độ chống thấm’’ thay cho ‘‘độ không thấm

nước’’. Tiêu chuẩn quy định một số điểm đáng chú ý như sau :

- Sau khi lắp 06 viên mẫu lên máy thí nghiệm thấm như đã trình bầy ở

trên, bơm nước tạo áp lực tăng dần từng cấp, mỗi cấp 2daN/cm2. Thời gian

duy trì mẫu ở một cấp áp lực là 16 giờ ;

- Tiến hành tăng từng cấp áp lực cho đến khi thấy trên mặt viên mẫu có

xuất hiện nước thấm qua. Khóa van và ngừng thử viên mẫu đã bị nước thấm

qua. Sau đó tiếp tục thử cho đến khi 4 trong 6 viên mẫu đã bị nước thấm qua;



-50-



- Độ chống thấm của bê tông được xác định bằng cấp áp lực nước tối đa

mà ở đó 4 trong 6 viên mẫu chưa bị nước thấm qua. Như vậy, mác chống

thấm của bê tông chính là hiệu số giữa cấp áp lực mà ở đó có 4 viên mẫu đã

bị nước thấm qua trừ đi 2;

- Trong tiêu chuẩn TCVN 3116 - 1993 cũng quy định mác chống thấm

của bê tông là : B2, B4, B6, B8, B10, B12.

Tiêu chuẩn TCVN 3116 – 1993 đã được Viện KHCN XD biên soạn lại

thành TCVN 3116 – 2007. Về cơ bản, nội dung vẫn như tiêu chuẩn cũ chỉ có

mác chống thấm ký hiệu là CT hoặc W chứ không dùng B nữa. Mác chống

thấm của bê tông từ W2 đến W20. Áp lực nước không dùng đơn vị daN/cm2

mà dùng MPa.

Ở Việt nam, trong tiêu chuẩn Ngành Thủy lợi 14TCN 65 – 88 cũng đã

quy định phương pháp thí nghiệm hệ số thấm của bê tông. Về cơ bản là theo

tiêu chuẩn GOST 19426 – 74 của Liên Xô cũ ngoài ra có bổ xung thêm một

số điểm theo sổ tay bê tông và vữa của liên xô cũ.

Có một số điểm đáng lưu ý như sau :

- Dùng mẫu đúc hoặc nõn khoan hình trụ có đường kính 15 cm và chiều

cao bằng 5,10 hoặc 15 cmm ứng với Dmax của cốt liệu lần lượt bằng 10, 20

hoặc 40 mm. Mẫu được thí nghiệm trong trạng thái độ ẩm cân bằng với môi

trường không khí ẩm hoặc trong trạng thái bão hòa nước ;

- Sau khi mẫu được lắp trên máy thí nghiệm, tăng áp lực nước lên mặt

mẫu là 1daN/cm2, sau đó cứ 1 giờ lại tăng lên 1 daN/cm2, cứ như thế cho đến

khi xuất hiện nước thấm qua mẫu. Từ đó không tăng áp lực nữa mà chỉ hứng

nước thấm qua mẫu bằng ống lường có chia vạch để xác định khối lượng

nước thấm qua từng mẫu. Trong trường hợp thiết kế quy định áp lực thử, thì

việc tăng áp lực nước tới trị số đó phải qua không ít hơn 5 bậc và mỗi bậc



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×