1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Ảnh hưởng của tro bay nhiệt điện và puzơlan thiên nhiên đến cường độ chống kéo của BTĐL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 96 trang )


-63-



Cường độ kháng kéo của BTĐL tăng theo tuổi của bê tông. Khi sử

dụng phụ gia khoáng cho BTĐL, cường độ kháng kéo thời kỳ đầu của bê tông

phát triển chậm, nhưng càng về sau, cường độ kháng kéo của BTĐL phát

triển càng nhanh. Điều này được giải thích do trong quá trình thủy hóa giai

đoạn đầu, các phản ứng Puzơlanic diễn ra chưa nhiều, sản phẩm thủy hóa sinh

ra ít. Nhưng càng về sau, tốc độ thủy hóa tăng nhanh, quá trình này sản sinh

ra một lượng lớn Silicat Canxi thủy hóa dạng sợi, chúng liên tiếp giao thoa

với nhau tạo thành cường độ kết cấu cao, tạo ra khu kết cấu có tính chống kéo

lớn đồng thời làm tăng khu kết dính quá độ của cốt liệu với vữa keo dính

cứng hóa. Do vậy mà nâng cao rõ rệt cường độ kháng kéo thời kỳ sau của

BTĐL.

Trong luận văn, học viên chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của các loại

phụ gia khoáng hoạt tính, cụ thể là ảnh hưởng của Tro bay nhiệt điện và

Puzơlan thiên nhiên đến cường độ kháng kéo của BTĐL.

Kết quả thí nghiệm ở một số công trình cụ thể sử dụng PGK hoạt tính

là Puzơlan thiên nhiên cho kết quả như trong bảng 3.8; các thí nghiệm sử

dụng PGK hoạt tính là tro bay nhiệt điện cho kết quả như trong bảng 3.9

Bảng 3.8: Kết quả Rk (MPa) trung bình các mẫu thí nghiệm của các

công trình sử dụng PGK Puzơlan thiên nhiên



STT



Công trình



Cường độ kháng kéo (Mpa)

R90



R180



R365



1



Tân Mỹ



1.54



1.85



2.16



2



Nước Trong



1.51



1.68



1.74



3



Bản Vẽ



0.88



1.00



1.24



-64-



Bảng 3.9: Kết quả Rk (MPa) trung bình các mẫu thí nghiệm của các

công trình sử dụng PGK Tro bay

STT



Công trình



Cường độ kháng kéo (Mpa)

R90



R180



R365



1



Tân Mỹ



2.34



2.67



3.10



2



Nước Trong



1.88



1.94



2.65



3



Bản Vẽ



1.11



1.19



1.33



Hình 3.2: Biểu đồ so sánh cường độ kháng kéo của BTĐL khi sử dụng

PGK tro bay và Puzơlan thiên nhiên



-65-



Từ kết quả trên nhận thấy: Cường độ kháng kéo của BTĐL sử dụng tro

bay nhiệt điện cao cường độ kháng kéo của BTĐL sử dụng Puzơlan thiên

nhiên ở cả độ tuổi 90 ngày, 180 ngày và 365 ngày.

3.3. Ảnh hưởng của tro bay nhiệt điện và puzơlan thiên nhiên đến cường

độ kháng nén của BTĐL

Cường độ kháng nén là chỉ tiêu quan trọng trong thiết kế kết cấu

BTĐL; là tham số chủ yếu của thiết kế tỷ lệ cấp phối BTĐL.

Cường độ kháng nén của BTĐL thí nghiệm trên mẫu lập phương kích

thước 150mm x150mm x150mm.

BTĐL là loại siêu khô cứng, hàm lượng vữa tương đối ít, hóa lỏng khó,

lực ma sát giữa các cốt liệu thô cũng lớn nếu chỉ tăng tải trọng bề mặt ; ảnh

hưởng dung trọng cũng không lớn và chỉ làm cho tiếp xúc giữa các hạt tăng

lên. Muốn cho mật độ bê mặt thay đổi thì phải làm cho kết cấu của nó biến

dạng, cũng có nghĩa là làm cho các hạt thắng được trở lực ma sát giữa chúng

mà di chuyển. Ở điều kiện tĩnh lực, trở lực ma sát này rất lớn, nhưng dưới tác

dụng của động lực, các hạt mịn ở vào trạng thái rung động chảy, còn các hạt

thô thì được sắp xếp lại thành kết cấu chắc, ổn định. Do vật BTĐL phải dùng

rung động để đầm chặt.

Tiến hành nghiên cứu về cơ lý của việc đầm chắc BTĐL đã phát hiện:

- Cường độ kháng nén của BTĐL tăng theo gia tốc rung, khi gia tốc cực



đại lớn hơn 5g (g = 9,81m/s2) thì sự tăng trưởng cường độ kháng nén có xu

thế giảm dần đến ổn định. Do vậy, điều kiện tiên quyết để nghiên cứu cường

độ kháng nén của BTĐL là phải tác dụng rung động làm cho nó hóa lỏng đạt

đến mật độ rắn chắc. Loại BTĐL này mới có kết cấu đạt yêu cầu thiết kế.



-66- Cường độ kháng nén của BTĐL tăng theo thời gian rung động, kéo dài



thời gian rung vượt quá hai lần thời gian giới hạn hóa lỏng (2Vc) thì độ tăng

tưởng cường độ kháng nén có xu thế ổn định.

- Chỉ cần BTĐL đạt đến đủ đặc chắc, bất kể là dùng loại máy nào để tạo



hình mẫu thử thì cường độ kháng nén không có gì khác biệt lắm.

Trong luận văn, học viên chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại

phụ gia khoáng hoạt tính là tro bay nhiệt điện và Puzơlan thiên nhiên đến

cường độ kháng nén của BTĐL.

Cường độ kháng nén của BTĐL cũng như bê tông thường trong điều

kiện trộn một lượng chất độn nhất định thì cường độ giảm khi tỷ lệ chất kết

dính tăng.

Trong BTĐL có trộn phụ gia khoáng, cường độ sớm của bê tông có thể

giảm và phát triển chậm hơn so với bê tông không dùng phụ gia, nhưng về

sau cường độ phát triển rất nhanh. Chất lượng của phụ gia ảnh hưởng đến quy

luật phát triển cường độ BTĐL không giống nhau. Cường độ sớm của BTĐL

giảm theo lượng độn phụ gia tăng, còn cường độ thời gian có tỷ lệ tăng khi

lượng phụ gia tăng, tuỳ thuộc vào loại phụ gia. Tăng lượng trộn phụ gia tuy

có làm giảm cường độ kháng nén sớm của BTĐL, điều này cũng không quan

trọng lắm đối với bê tông thể tích lớn, nhưng lượng phụ gia đó sẽ cải thiện

được tính công tác của BTĐL, làm giảm sự toả nhiệt của bê tông và tránh sự

phân ly của cốt liệu, điều này rất quan trong trong quá trình thi công BTĐL.

Nghiên cứu đã chứng minh: Khi lượng chất keo dính và tỷ lệ nước keo

không đổi, trong tình hình trộn ít phụ gia thì không ảnh hưởng nhiều đến

cường độ kháng nén của BTĐL, nhưng khi trộn với lượng nhiều thì cường độ

kháng nén của bê tông giảm rõ rệt. Điều đó là do trong bê tông nhiều phụ gia,

xi măng lại tương đối ít, cường độ sớm của bê tông giảm, nồng độ Ca(OH)2



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×