1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.47 KB, 112 trang )


điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hoá, hiên

đại hoá, dân chủ hoá” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ

đạo ở trên 200 làng điểm ở các địa phương.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo bước đột phá trong phát triển nông

nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi

Nghị quyết TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết đại

hội Đảng các cấp. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển

nông thôn, xã Phú Lâm đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

mới. Xây dựng các làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch.

Sau một năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi

một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ, cách làm của người dân

giúp người dân biết áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi... làm cho cả đời sống

vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt làng, xã cũng được thay

đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ.

Nhưng mặt hạn chế cũng không phải là ít, theo Ban chỉ đạo xây dựng nông

thôn mới của tỉnh, đây là một lĩnh vực mới, trong khi kinh nghiệm của cán bộ chưa

cao. Khi đề xuất nội dung xây dựng đã yêu cầu chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng,

chưa quan tâm nhiều đến các mô hình sản xuất mới. Sự trông chờ ỷ nại của một bộ

phận cán bộ cơ sở, dân cư là khá lớn, vẫn tồn tại quan niệm “xin – cho”. Vì thế, họ

chỉ chú trọng đến việc giải ngân tốt mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu chất

lượng của chương trình. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng Nông thôn mới

của Nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà

nước tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số

giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại

địa phương.



2



1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình

nông thôn mới.

- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú lâm - Tiên

Du - Bắc Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thành công

mô hình nông thôn mới của địa phương.

1.3 Đối tượng, địa bàn, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình

nông thôn mới.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

- Phạm vi thời gian: + Thời gian nghiên cứu thực trạng: Từ năm 2007-2009.

+ Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2010 – 5/2010.

- Nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về xây dựng mô hình nông

thôn mới.



3



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về nông thôn

Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó,

có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều

quan điểm khác nhau.

Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị.

Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng

dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị.

Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ

tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị.

Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,

phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình

độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị.

Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm

nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong

vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng

khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu

kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có

tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển

kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam

chúng ta có thể hiểu:

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông

dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và

môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ

chức khác”(1).



(1) (Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà Nội, trang 11, 2005)



4



2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là Thị

tứ; Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh

giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ

cấu và chức năng mới.

Xây dựng nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ

hay cố định nông dân tại nông thôn. Đô thị hoá và phi nông hoá nông dân chính là

nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới

phải đặt trong bối cảnh đô thị hoá. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn

chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là

các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác khu xã nông dân kiểu mới đóng một vai

trò đặc biệt trong sự nghiệp này.

Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn

khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát

triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và văn

minh hoá.

Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là

những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học - kỹ

thuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc

sống văn hoá, tinh thần.

Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu

phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu

quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; Tiến bộ hơn so

với mô hình cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên

cả nước.

Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của

người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực

hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và

diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và

thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng



5



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

×