1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.47 KB, 112 trang )


chính của chính phủ, thậm chí ở những vùng có kinh tế kém phát triển phải hoàn toàn

dựa vào chính phủ đầu tư.

Sau một thời gian nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng xây dựng nông

thôn mới tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi rút ra một số kết luận

sau:

Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư do nhà nước

cấp ngân sách mà đây là quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực

của cộng đồng.

Thứ hai, các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ có

tính chất hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động phát triển của nông thôn.

Thứ ba, được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của tỉnh Bắc Ninh, Nhà nước các hoạt

động phát triển làng xóm được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực

tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin của người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối

của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Thứ tư, Sau một năm hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà

nước đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc

sống của người dân, đưa kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới.

Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hướng tăng lên. Cơ cấu

kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành nông

nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp.

Về cơ sở hạ tầng: Đã được nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh

hoạt được bảo đảm hơn.

Về văn hoá – xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phương được tiếp tục

phát triển. Đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao.

Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần

chúng.

Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh

Bắc Ninh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong

đợi. Cụ thể là: Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính tự chủ của người dân, họ

vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, sự tham gia vào các hoạt

động phát triển làng lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và quyết toán các

công trình; Mặt khác, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực của các tổ chức hội,



89



đoàn thể còn thấp; Sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm.

5.2 Kiến nghị

Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm bảo tính thống

nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể có định hướng dài hạn.

Tuy nhiên, muốn gì vẫn phải đảm bảo yếu tố hài hoà giữa yêu cầu tính thống nhất

trong phát triển với năng lực hiện tại của cộng đồng. Để đem đến sự thay đổi mạnh

mẽ, có hiệu quả thì công tác phát triển nông thôn cấp cơ sở phải được thực hiện liên

tục. Cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp

chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều

kiện thực tế và có khả năng nhân rộng.

Với sự hỗ trợ chủ chương và chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự hỗ từ

các tổ chức bên ngoài về cả mặt tài chính và kỹ thuật thì việc triển khai xây dựng mô

hình nông thôn mới sẽ đáp ứng tiến độ và kết quả như mong muốn. Qua nghiên cứu

tìm hiểu tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm, tôi

đưa ra một số kiến nghị như sau:

Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, cần coi nguồn vốn

nội lực là chính, dựa vào nội lực cộng đồng và do người dân làm chủ.

Đối với ban lãnh đạo xã, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể trong từng thôn:

+ Cần đôn đốc, thúc đẩy, tạo động lực cho các hộ nông dân đưa vốn đầu tư,

khoa học kĩ thuật vào sản xuất và mở rộng ngành nghề tạo thêm công ăn việc làm cho

lao động trong xã.

+ Phải tuyên truyền để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung của

việc xây dựng nông thôn mới.

+ Phải giúp người nông dân xây dựng được quy hoạch phát triển nông thôn mới

dựa trên bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành và dựa trên chuẩn của các ngành.

+ Cho người nông dân biết những chính sách hỗ trợ của nhà nước để họ có thể

lựa chọn việc nào làm trước, việc nào làm sau

Đối với hộ nông dân: Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây

dựng thôn, xóm giàu đẹp. Mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học vào ứng dụng để tìm ra

phương thức sản xuất phù hợp với địa phương và với điều kiện của từng hộ để mang

lại hiệu quả kinh tế cao. Tích cực tham gia vào việc gìn giữ, phát huy truyền thống của



90



các làng nghề truyền thống để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập

cho hộ.

Đối với ban tổ chức lãnh đạo của từng thôn: Cần nâng cao trình độ quản lý, các

hoạt động phát triển thôn cần khuyến khích người dân tham gia cả trực tiếp lẫn gián

tiếp, đảm bảo tính dân chủ của người dân.



91



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Thanh Cúc - Quyền Đình Hà - Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyễn Trọng Đắc

(2005). Giáo trình phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản phát luật hiện

hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội.

3. Lê Thị Nghệ (2002). Tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển nông

thôn cấp xã.

4. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà (2002). Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp

và nông thôn. NXB thống kê.

5. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và

mai sau. NXB Chính trị quốc gia.

6. Cát Chí Hoa (2008), Từ nông thôn mới đến đất nước mới, NXB Giang Tô

7. Lê Đình Thắng (2000). Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị

quyết 10 của Bộ chính trị. NXB Chính trị quốc gia.

8. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản phát luật hiện

hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội.

9. Đặng Kim Sơn (2001). Công nghiệp hoá từ nông nghiệp - lý thuyết, thực tiễn và

triển vọng áp dụng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà nội.

10. GS. Hồ Văn Thông (2005). Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện

nay. NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội.

11. Michacl Dower(2004), Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về phát triển nông thôn toàn

diện, NXB Nông nghiệp, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

12. http://m.tuyengiao.vn/Home/kinhte-61/2010/Ve-tinh-hinh-phat-trien-kinh-



te-nong-nghiep-nong-19057.aspx

13. http://www.kinhtenongthon.com.vn



http://www.agro.gov.vn/.../SEAMUN



14.



%20Undong_2006_10_4_16_6_45.doc

15. http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?



co_id=30701&cn_id=336340

16. http://www.isgmard.org.vn/Information%20Service/PABs/PAB%20No



%207-%20Rural%20development%20policy-v.pdf



92



17. http://sokhoahoccn.angiang.gov.vn/xem.asp?



maidtt=311&maidmuc=7&tenmuc=&page=3

18. http://192.168.1.3/fulltext/HNQGGL/TLPTNT.Pdf

19. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?



Object=14350349&News_ID=17758384

20. http://www.bacninh.gov.vn



93



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

×