1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.47 KB, 112 trang )


bốn nội dung cơ bản là: Phát triển kinh tế nông thôn; Xây dựng kết cấu hạ tầng nông

thôn; Xây dựng thiết chế văn hóa, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa

ở nông thôn; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, phát huy

sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn.

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại với chủ thể là người

nông dân được bảo đảm hài hoà các lợi ích. Do đó, trên quan điểm: Lấy công nghiệp

tác động vào nông nghiệp, văn minh đô thị tác động vào nông thôn, xã sẽ tiếp tục đẩy

nhanh việc hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và tăng cường đầu tư hạ tầng

nông thôn nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới với đầy đủ các tiêu chí từ kết cấu hạ

tầng, đời sống kinh tế xã hội, thiết chế văn hoá… đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất

nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị với việc hình

thành các vùng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và giá trị cao gắn với chế biến,

tiêu thụ, phục vụ thị trường đô thị, công nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực.

Về việc đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới đến năm

2020 trên địa bàn tỉnh theo bộ tiêu chí Quốc gia, đồng chí Trần Văn Tuý, Chủ tịch

UBND tỉnh yêu cầu các ngành cần rà soát tất cả các chính sách về đầu tư phát triển

nông thôn, để xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành nhằm thúc đẩy xây dựng

nông thôn mới theo các tiêu chí đã lựa chọn.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

vấn đề cốt lõi của nó là xây dựng thành công mô hình nông thôn mới làm thay đổi bộ

mặt nông thôn Bắc Ninh. Do vậy, vấn đề thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn tỉnh đang được nhân rộng, trong đó có huyện Tiên Du mà cụ thể là

vấn đề thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm. Vì một mục

đích duy nhất là phát triển nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại xã Phú Lâm. Xây

dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, từng bước “thay da đổi thịt” bộ mặt nông thôn

cũ, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

4.1.2 Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển đến năm 2015 của xã Phú Lâm

Trong tương lai người dân mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tất

cả mọi người ai cũng được hưởng những phúc lợi xã hội như nhau. Thực hiện đường

lối chủ trương của nhà nước ban lãnh đạo xã cùng với nhân dân đã đưa ra các hoạt

động và mục tiêu phát triển đên năm 2015 của xã, được thể hiện qua bảng (4.1).



42



Với mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện, việc nâng cao trình độ

dân trí là vấn đề cấp thiết hiện nay. Khi có trình độ con người có thể tiếp cận được với

các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại, nền văn minh của nhân loại, cải thiện được cuộc

sống của mình. Muốn vậy công tác giáo dục cần được đặc biệt quan tâm. Vấn đề chăm

sóc sức khoẻ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, cần phải chú trọng tới công tác

chăm sóc sức khoẻ định kỳ. Đặc biệt, cần phải có những chính sách hỗ trợ hợp lý đối

với những gia đình chính sách, những người có công với cách mạng và cả những

người có hoàn cảnh khó khăn để họ cũng có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

+ Về phát triển tổ chức: Cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho

đội ngũ cán bộ cơ sở. Đây là một việc rất cần thiết vì đây là bộ máy lãnh đạo của nhân

dân, gần gũi nhất và lắng nghe mọi ý kiến trực tiếp từ người dân. Từng bước kiện toàn các

tổ chức trong thôn, xã và phối hợp với các hoạt động của các tổ chức để tạo ra sức mạnh

tổng hợp góp phần thúc cho sự phát triển cuả xã.

+ Phát triển kinh tế: Xã Phú Lâm là một xã thuần nông, nhằm tận dụng lao

động lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân. Xã đã khuyến khích phát triển

các ngành nghề phụ tại các làng nghề như: Nề, Mộc, Đuc, Chạm, Giấy, Mành, Nón…

tạo việc làm cho hàng ngàn lao động với mức thu nhập khá. Ngoài ra cần phải đưa các

giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây

trồng và vật nuôi hợp lý. Đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào

sản xuất, từng bước phát triển nền kinh tế cuả địa phương.

+ Về phát triển cơ sở hạ tầng: Đây là một trong những hoạt động được xã Phú

Lâm rất ưu tiên thực hiên phát triển. Làm đường bê tông, kiên cố hoá kênh mương,

giao thông nội đồng đang là một vấn đề cấp thiết cần phải thực hiện để phục vụ cho

việc đi lại và vận chuyển được thuận tiện hơn. Việc xây dựng các nhà văn hoá cũng rất

cần thiết cho việc gìn giữ các bản sắc văn hoá truyển thống riêng cuả từng làng, xã.

Cần xây dựng, lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị để việc dạy và học được tốt hơn,

khuyến khích các em học sinh học tốt hơn góp phần nuôi dưỡng, phát triển nhân tài

cho thế hệ tương lai.



43



Bảng 4.1 Mức độ ưu tiên cho các hoạt động phát triển đên năm 2015 xã Phú Lâm

TT ưu tiên

Mục tiêu

Phát triển con



Mức 1



Mức 2



Mức 3



Mức 4



Nâng cao



Chăm sóc sức



Quan tâm gia đình



Quan tâm đến hộ



người

Phát triển tổ



trình độ dân trí

Phát triển Hội



khỏe ban đầu

Nâng cao trình



chính sách



nghèo



chức



Nông dân

Phát triển ngành



độ cho cán bộ



Phát triển kinh

tế



nghề truyền

thống



Đưa giống mới

vào sản xuất



Bê tông hóa



Xây dựng nhà



Nâng cấp sửa chữa



hạ tầng



đường GTNT



văn hóa



trường học các cấp



Phát triển VH -



Xây dựng nơi



XH, bảo vệ MT



sinh hoạt cộng



Nâng cao mức



đồng

Cải thiện hệ



sống người dân



thống tưới tiêu



hương ước mới



Mức 6



Xuất khẩu lao động



Phát triển cơ sở



Thực hiện



Mức 5



Kiên cố kênh



Cải tạo hệ



mương, giao thông



thống đèn



nội đồng



đường



Mở rộng và củng

cố



Xây nhà vệ



các câu lạc bộ

Xây dựng hệ thống



sinh tự hoại



Tu sửa đình chùa



Thành lập đội

ngũ gom rác



Xây dựng hệ

thống thoát

nước



cung cấp nước sạch

Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới



44



+ Phát triển xã hội – môi trường: Môi trường sinh thái có ảnh hưởng xấu đang

có xu hướng gia tăng nhất là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước bởi các nguyên nhân nước

thải do công nghiệp, sử dụng quá mức phân hoá học, thuốc trừ sâu…Hịên trạng ô

nhiễm môi trường đã và đang làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con nguời. Do đó, việc

gìn giữ bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết, từng thôn xóm nên

thành lập các đội thu gom rác thải và có hệ thống sử lý nước thải sinh hoạt và công

nghiệp một cách hợp lý.

4.1.2 Quản lý kinh phí trong thực hiện mô hình nông thôn mới

Trước hết về vấn đề kinh phí cho các hoạt động đã được bố trí nguồn kinh phí

này với sự tham gia của các bên, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều

kiện sống của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng thể hiện ở nhiều mặt, trong đó sự

chia sẻ kinh phí là cần thiết. Các bên tham gia có mức độ đóng góp khác nhau, cụ thể

là sự hỗ trợ của nhà nước có mức đóng góp lớn nhất, người dân địa phương tham gia

đóng góp với mức độ, hình thức khác trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có.

Trên nguyên tắc minh bạch tài chính, thông tin về các hoạt động và tài chính

cần thiết đều được cơ quan điều phối công khai, minh bạch trong báo cáo đánh giá,

giám sát và được công bố trong các buổi tổng kết, mọi người dân có nhu cầu đều được

tham gia tiếp cận với nguồn thông tin này.

Trong cơ cấu tài chính, việc huy động sự tham gia cuả cộng đồng sẽ giúp tăng

cường tính bền vững của mô hình. Một khi người dân đóng góp công sức vào các hoạt

động, họ sẽ có trách nhịêm hơn trong quản lý. Cụ thể cho từng hoạt động đang thi

công hiện nay thì công tác quản lý tài chính đang được triển khai có hiệu quả, góp

phần thúc đẩy các hoạt động diễn ra đúng tiến độ.

Trong cơ cấu tài chính, đóng góp của người dân được huy động từ một phần thu

nhập của hộ, các nguồn lực tại chỗ, sẵn có như công lao động đắp bờ kênh, bao tải cọc

tre, địa điểm sinh hoạt và các chi phí khác. Theo đó công lao động công ích do chính

quyền địa phương trả cho những người dân tham gia lao động.

Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động được lên kế hoạch và đưa ra thảo luận

với từng nhóm đối tượng, theo đó Ban quản lý các hoạt động sẽ quyết định phân bổ kinh

phí đến từng hoạt động mà không qua bất cứ một trung gian nào khác. Do vậy, vấn đề

tài chính luôn được thực hiện một cách nhanh gọn, rõ ràng và các khoản chi đúng mục

đích.



45



 Nguồn lực hoạt động xây dựng các mô hình sản xuất

Sản xuất phát triển là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của cộng đồng của

mỗi địa phương. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển

và đây chính là động lực chính cho những tiến bộ xã hội thực hiện. Sau khi có thu nhập

ổn định đảm bảo cuộc sống, người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình

phục vụ đời sống cho chính gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung.

Bảng 4.2 Nguồn lực hoạt động các mô hình sản xuất

Tổng kinh



Kinh phí



Hỗ trợ bên



Mô hình sản xuất



phí (Tr.đ)

1212,5



thôn (Tr.đ)

786,25



ngoài (Tr.đ)

425,57



lúa lai

Mô hình dự án hoa



1470,75



1176,25



294,5



79,98



cây cảnh

Đưa giống khoai



98,5



69,5



19,0



70,56



2781,5



2032



679,5



73,05



STT

1

2



3



Hoạt động



So sánh (%)

64,85



tây mới vào sản

xuất

Tổng Cộng



Nguồn: Ban quản lý dự án nông thôn mới

Với mức dự kiến ban đầu, cùng với sự hỗ trợ của bên ngoài hoạt động phát triển

nông nghiệp xã đã mở rộng diện tích sản xuất lúa lai lên tới 250 ha. Việc mở rồng vùng

sản xuất lúa lai là cơ sở để hộ nâng cao năng xuất cây trồng, tăng thêm thu nhập cho hộ.

Từ đó tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao chất lượng sống của chính hộ dân. Với sự hỗ

trợ cuả nhà nước về giống (tỉnh hỗ trợ 50%, huyện hỗ trợ 20%) và quy trình kĩ thuật,

người dân rất tích cực tham gia vào các hoạt động của mô hình sản xuất.

Việc đưa giống khoai tây mới vào sản xuất là cơ sở để hộ nâng cao năng suất

cây trồng, tăng nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp. Từ đó tạo điều kiện để cải thiện

điều kiện sống của chính hộ.

Tỷ lệ giữa nguồn kinh phí nhân dân tự đóng góp so với tổng kinh phí cao nhất ở

hoạt động mở rộng mô hình dự án hoa cây cảnh ở thôn Giới Tế (chiếm 79,98%). Bởi đó

là hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập cho chính hộ dân nên dù không được hỗ trợ

nhưng người dân vẫn tự mình tiến hành sản xuất kinh doanh.



46



 Nguồn lực hoạt động xây dựng các công trình nông thôn

Những công trình cần thiết trong xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương

là có bộ mặt nông thôn đổi mới trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu.

Qua bảng 4.3 ta thấy, người dân ở các thôn đã tham gia tích cực vào việc đóng

góp kinh phí để thực hiện những hoạt động xây dựng công trình chung của thôn với

tổng kinh phí để thực hiện là 4580,27 triệu đồng, trong đó ngân nguồn ngân sách do

nhà nước hỗ trợ là 2779,89 triệu đồng chiếm 60.69% tổng kinh phí thực hiện các hoạt

động các hạng mục trên.

Như vậy, trong các hoạt động xây dựng các công trình của các thôn đã có sự tham

gia của mọi người dân trong việc đóng góp tiền của, công sức lao động. Nguồn kinh phí này

là một phần không thể thiếu để các hoàn thành công việc theo tiến độ được đề ra.

Bảng 4.3 Nguồn lực hoạt động xây dựng công trình nông thôn

STT



Hoạt động



Tổng kinh phí



Kinh phí thôn



So sánh



(Tr.đ)

1673,4

882,75



(Tr.đ)

703,76

387,46



(%)

42,06

42,87



I

1



Thôn Tam Tảo

Đường GTNT



2

3

II

1

2

III

1

2

IV

1

V

1

2



Nâng cấp, cải tạo chợ Tam Tảo

850,65

325,30

Xây dựng trung tâm VH

3991,75

925,78

Thôn Giới Tế

838,88

385,18

Xây dựng khu thể thao VH

213,50

89,68

Nâng cấp đường GTNT

625,38

295,50

Thôn Đông Phù

1229,13

318,64

Cải tạo đường GTNT

644,95

198,64

Cải tạo, tu sưa nhà trông trẻ

584,18

120

Thôn Vĩnh Phục

872,56

265,35

Cải tạo đường GTNT

872,56

265,35

Thôn Ân Phú

499,48

247,45

Làm sân vận động

70,98

30,25

Nâng cấp đường GTNT

428,5

217,2

Tổng cộng

8574,02

2726,16

Nguồn: Báo cáo cuối năm 2009 xã Phú Lâm



38,24

23,19

45,92

42,01

46,45

25.92

30,80

20,54

30,41

30,41

49,54

42,87

50,69

31,80



4.1.3 Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới

Đội ngũ cán bộ là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng,

hiệu quả hoạt động của công tác Hội và phong trào nông dân. Như Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã dạy: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích

cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân báo cáo cho

Đảng, cho Chính phủ rõ để đặt chính sách cho đúng”. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của



47



mọi công việc. Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy rằng “Cán bộ thế nào phong trào thế

ấy”, tức là ở đâu cán bộ có năng lực, có trình độ, có khả năng vận động, tập hợp được

quần chúng, có uy tín, có nhiệt tình, tâm huyết với công việc thì ở đó phát huy được

tác dụng của phong trào có hiệu quả.

Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước của cán bộ cấp

cơ sở là một trong những tiêu chí quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, trong những năm qua địa phương

đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ giữ chức danh chủ

chốt cấp xã, nhờ đó trình độ học vấn của cán bộ, công chức không ngừng được nâng

lên. Cán bộ đảng viên đều đã thông qua các lớp lý luận chính trị nên có khả năng chỉ

đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy

nhiên số có trình độ đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ thấp và cán bộ cơ sở có năng

lực quản lý điều hành còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là khi thực hiện

xây dựng nông thôn mới. Sau đây là bảng tổng hợp trình độ văn hoá của cán bộ cơ sở:

Bảng 4.4 Tổng hợp trình độ văn hoá cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Trình độ văn hoá



Trình độ văn hoá

Cấp 2



Chủ tịch xã

Bì thư Đảng uỷ

Phó chủ tịch xã

Chủ tịch MTTQ

Chủ tịch HPN

Chủ tịch HND

Đoàn thanh niên

Trưởng thôn

Tổng



Cấp 3

1

1

2

1

1

1

1

5

13



Trình độ chuyên môn

Chưa ĐT



Sơ cấp



TC



ĐH-CĐ

1

1

2



1

1

1

1

1

2

2

2

4

3

Nguồn: Ban thống kê xã



1

4



Nhờ tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nên chất lượng,

hiệu quả thực hiện các chủ trương của Nhà nước, phong trào nông dân... trong

những năm qua đã được nâng lên đáng kể cả về nội dung, hình thức.

Với chủ trương của UBND huyện định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp

theo hướng đô thị, xây dựng nông thôn mới giai đọan 2009 – 2010 và tầm nhìn đến



48



năm 2015, phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, xác định khu vực sản xuất, kết hợp xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất có

hiệu quả và ổn định, đồng thời tránh lãng phí khi phát triển công nghiệp đô thị.



Quán triệt tình hình trên ngày 03/11/2008 UBND xã Phú Lâm đưa ra Quyết

định số 57/QĐ - UBND thành lập Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới do đồng

chí Đỗ Tiến Văn - chủ tịch UBND xã Phú Lâm làm trưởng ban, 2 đồng chí phó ban

cùng các trưởng ngành, đoàn thể và các tiểu ban quản lý ở các thôn do các đồng chí

trưởng thôn là trưởng ban. Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới bao gồm 24

đồng chí. Ban quản lý dự án đã triển khai nôi dung dự án trong toàn Đảng bộ, cán bộ,

công chức xã vào thôn, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân 5 thôn trong xã, thông

qua các cuộc họp đoàn thể và các ngày lễ lớn, lễ hội đại đoàn kết dân tộc...

Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới cũng đã xây dựng quy chế hoạt

động, lập kế họach phân công từng thành viên trong Ban quản lý dự án thực hiện các

mảng công việc trong dự án đề ra.

4.2 Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà

nước tại xã

4.2.1 Vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến xây dựng nông thôn mới

Vai trò của hội phụ nữ

Vai trò của Hội LHPN xã Phú Lâm thể hiện rất rõ thông qua việc thực hiện các

phong trào do cấp trên và do Đảng ủy, chính quyền xã phát động. Trong năm qua Hội

đã thực hiện rất tốt các phong trào do Huyện ủy đề ra và đạt được một số kết quả nhất

định, góp phần cải thiện tình hình kinh tế cho một số chị em phụ nữ trên địa bàn xã, cụ

thể như sau:

Với tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, bám sát chức năng,

nhiệm vụ và định hướng hoạt động của Hội cấp trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Lâm

đã tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, hướng các hoạt động về các chi

hội phụ nữ và triển khai các hoạt động đạt kết quả tốt trên nhiều phương diện góp phần

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cụ thể là:

- Kết quả thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng

gia đình hạnh phúc” và kết quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”



49



Trong năm qua Hội đã thực hiện rất tốt các phong trào do Huyện ủy đề ra và đạt

được một số kết quả nhất định, góp phần cải thiện tình hình kinh tế cho một số chị em

phụ nữ trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

Thực hiện kế hoạch của Huyện ủy và Hội LHPN Tiên Du về phong trào tiết kiệm:

“ Nuôi lợn đất”, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy xã, Ban Chấp hành Hội chỉ đạo 5

chi hội trong các thôn phong trào “Nuôi lợn đất tiết kiệm”. Kết quả thu được: 6,9 triệu

đồng tiền mặt với 467 thành viên tham gia, đã hỗ trợ cho 12 gia đình hội viên nghèo vay

vốn và giúp đỡ 2 gia đình gặp hoạn nạn.

Ngoài ra, Hội còn vận động chị em xây dựng vườn rau gia đình để cải thiện

cuộc sống. Đến nay, 60% gia đình hội viên có vườn rau gia đình đồng thời qua các

buổi sinh hoạt hội viên, Hội còn lồng ghép tuyên truyền, giáo dục chị em phụ nữ học

tập theo gương Bác Hồ trong tiết kiệm chi tiêu như: tiết kiệm chất đốt, tiết kiệm thời

gian, nâng cao hiệu quả lao động, sắp xếp cuộc sống gia đình một cách khoa học, chấp

hành giờ giấc sinh hoạt đúng quy định, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình góp phần

xóa đói giảm nghèo từng bước vươn lên làm giàu chính đáng…

- Trong năm qua, Hội liên tục phát động và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm mà

cấp trên đã dề ra cho Hội và đồng thời làm tốt vai trò của Hội trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể như:

+ Nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Hội đã xây dựng và phát triển các mô hình câu lạc bộ như: Câu lạc bộ không

sinh con thứ ba, câu lạc bộ làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ thể dục thể thao nhằm nâng cao

nhận thức cho chị em về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, y tế, cũng như tạo điều kiện

giúp đỡ nhau phát triển kinh tế giữa các hội viên trong Hội, điều này góp phần làm

tăng thêm tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và tình cảm giữa các chị em trong Hội.

Trong năm 2009, Hội phụ nữ xã và các chi hội phụ nữ đã tổ chức được 4 đợt

tham quan, học tập, tham quan các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao của các địa

phương lân cận. Việc tham quan, học tập này sẽ giúp cho chị em mở rộng tầm mắt,

học tập kinh nghiệm từ các nơi khác từ đó vận dụng vào địa phương mình nhằm tăng

thêm tri thức và có kỹ thuật hơn.

+ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập

Trong năm 2009, Hội liên hiệp phụ nữ xã đã phối hợp với Trạm khuyến nông tổ

chức được 6 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với 315 hội viên tham gia



50



chủ yếu về các vấn đề kỹ thuật sản xuất rau màu, hoa cây cảnh, nuôi trồng thủy sản.

Tổ chức khảo sát hộ nghèo, hộ nghèo có phụ nữ đứng chủ để có kế hoạch cho vay vốn,

giao chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu xóa nghèo cho các chi hội. Hội còn vận động hội

viên tiết kiệm chi tiêu để tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, chú trọng khai thác

nguồn vốn tại chỗ để xây dựng nguồn vốn bền vững. Tổng huy động vốn cả năm của

Hội là 2650,1 triệu đồng. Số vốn trên đã giải quyết cho 439 hộ vay trong đó có 95 hộ

phụ nữ nghèo.

Cùng với việc hỗ trợ vốn vay, Hội còn làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát

và tư vấn sử dụng vốn đúng mục đích tránh lãng phí vốn mà không mang lại hiệu quả cho

người được vay, tỷ lệ sử dụng vốn có hiệu quả đạt 90 - 95%. Hầu hết các hộ vay vốn đều

thực hiện tốt chế độ nộp lãi, trả vốn gốc đúng quy định, vốn vay Ngân hàng chính sách xã

hội nợ quá hạn tỷ lệ thấp, nhiều hộ vay vốn làm ăn có lãi cao, có nhiều mô hình phát triển

kinh tế của phụ nữ trên địa bàn xã. Toàn xã có 28 mô hình hội viên làm kinh tế giỏi,

mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình.

Ngoài ra, để hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế, Hội còn lập ra các phường,

hụi như phường tiền, phường lúa, phường ngói… chủ yếu để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong

làm ăn.

+ Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc

Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ này, Ban Chấp hành Hội đã chỉ đạo các chi hội

tổ chức học tập, quán triệt nội dung, chuẩn mực của nhiệm vụ và nội dung Nghị quyết

liên tịch số 01 giữa Công an và Phụ nữ đến tận cán bộ, hội viên phụ nữ gắn với việc vận

động chị em ký cam kết thực hiện đạt tỷ lệ 90%.

Hội còn phối hợp với Ban dân số gia đình và trẻ em, trạm y tế xã tuyên truyền,

vận động hội viên xây dựng mô hình VAC, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo

vệ môi trường, khảo sát các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, vận động các biện pháp

tránh thai vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Vận động hội viên trong độ tuổi sinh đẻ

ký cam kết không sinh con thứ 3 góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống 5% (toàn

xã có 5/98 chị sinh con thứ 3).

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trên địa bàn không có tệ nạn xã hội như

ma túy, mại dâm, cờ bạc, hạn chế tệ nạn bạo lực gia đình.

Trong năm, hội phụ nữ cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi cho

tất cả các hộ trong thôn nhằm giúp họ đưa ra định hướng tốt nhất cho mình. Trong những



51



buổi tập huấn này, các hộ sản xuất giỏi sẽ truyền những kinh nghiệm của chính mình cho

những hộ khác để các hộ khác học tập và noi theo.

Trong năm đã thành lập được 2 câu lạc bộ giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi

sinh ở hai thôn Giới Tế và Tam Tảo.

Vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã Phú Lâm có nhiều đổi mới, số hộ

nghèo giảm, hộ khá và giàu ngày càng tăng, đời sống người dân được cải thiện. Đó là

kết quả của những phong trào do Hội Nông dân xã phát động.

Trong thời gian vừa qua, Hội nông dân xã Phú Lâm tiến hành nhiều hoạt động

trên nhiều lĩnh vực, có vai trò quan trọng trong hỗ trợ, giúp nông dân cải thiện đời

sống, phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức thực hiện các phong trào

+ Xây dựng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi:

Đây là phong trào hoạt động chính của Hội nhằm góp phần vào công cuộc xoá

đói giảm nghèo của Đảng. Đầu mỗi năm Hội đều phát động phong trào để các hộ gia

đình đăng kí thi đua. Với 14 chi hội trong toàn xã, hàng năm số hộ gia đình đăng kí thi

đua sản xuất kinh doanh giỏi qua mỗi năm đều tăng lên và đáng mừng hơn là số hộ đạt

chỉ tiêu nông dân sản xuất giỏi ngày càng tăng.

Nhờ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi mà hội đã giới thiệu

được rất nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào này qua 3 năm. Từ đó tạo

điều kiện để các đại biểu, các hộ gia đình có điều kiện trao đổi học tập được nhiều mô

hình hay, kinh nghiệm tốt, nhất là bí quyết làm giàu chính đáng trên cơ sở khai thác

hiệu quả tiềm năng của từng các nhân, hộ gia đình.



52



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

×