1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Y khoa - Dược >

Dây chằng và cơ xương búa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 90 trang )


11



1.2.2.2. Xương đe

∗ Hình dáng, cấu tạo



Hình 1.8. Xương đe [11]

A. Nhìn từ phía trong

B. Nhìn từ phía ngoài

1. Ngành ngang 2. Thân

3. Diện khớp với xương búa

4. Ngành xuống 5. Mỏm đậu

- Hình dáng: trông giống như một răng hàm có 2 chân. Xương đe gồm

các phần:

+ Thân xương: nằm ở thượng nhĩ, có diện khớp với xương búa ở phía

trước.

+ Ngành ngang: nằm trong hố đe của thượng nhĩ, ở phía sau thân

xương đe. Đây là một mốc quan trọng để bộ lộ dây VII.

+ Ngành xuống: liên tiếp với phần thân ở trên, to ở phần sát thân, nhỏ

ở phần tiếp khớp với chỏm xương bàn đạp, chạy chếch xuống dưới

và ra trước. Thân và ngành xuống xương đe hợp với chỏm và cán

búa thành một góc nhọn.

+ Ở đầu tận cùng của ngành xuống xương đe có một mỏm xương gần

như vuông góc với ngành xuống gọi là mỏm đậu. Đây chính là phần

nối với chỏm xương bàn đạp để tạo thành khớp đe- đạp.

- Kích thước:



12



+ Chiều dài: người Việt Nam là 6,21 ± 0,41 mm, theo Youngjian là

6,8 ± 0,3 mm.

+ Chiều rộng là 4,94 ± 0,35 mm, theo Youngjian là 5,0 ± 0,3 mm.

+ Mỏm đậu: đường kính là 0,6- 0,7 mm, chiều dài là 0,6- 0,7 mm.

- Khối lượng: ở người Việt Nam là 26,68 ± 3,02 mg, theo Youngjian là

24,2 ± 3,9 mg, theo Schuneckt là 27 mg.

∗ Dây chằng

Xương đe được cố định vào hố đe bởi các dây chằng:

- Dây chằng sau: đi từ mỏm của ngành ngang xương đe vào mỏm sau hố đe.

- Dây chằng trên: đi từ thân xương đe tới trần thượng nhĩ.

- Dây chằng bên: là dây chằng gắn xương đe vào chỏm xương búa.

1.2.2.3. Xương bàn đạp

∗ Hình dạng, cấu tạo

Gồm có chỏm nối với mỏm đậu, 2 gọng nối với chỏm bởi cổ xương

bàn đạp, 2 gọng ở phía dưới gắn vào đế xương bàn đạp.

- Chỏm: nằm cân đối ở chính giữa 2 gọng hoặc lệch về phía sau hoặc

trước. Hình dạng chỏm chia làm 2 loại:

+ Chỏm tròn: có đường kính dọc bằng đường kính ngang.

+ Chỏm bầu dục: có đường kính dọc lớn hơn đường kính ngang.

- Cổ: là phần nối giữa chỏm và gọng xương bàn đạp.

- Gọng xương bàn đạp: nối chỏm với đế:

+ Gọng trước: thẳng và nhỏ hơn gọng sau.

+ Gọng sau: thường cong và to hơn gọng trước.

+ Giữa 2 gọng nối với nhau ở phía trên, ngay dưới cổ xương bàn đạp

tạo nên 2 cung là cung trên và cung dưới.

- Đế xương bàn đạp: là nơi 2 gọng gắn vào. Đế có hình bầu dục, chiều

cong lồi về phía tiền đình, chiều cong lõm về phía ốc tai. Có 2 hình

dạng đế thường gặp:

+ Bầu dục cân đối: chiều ngang đế phía trước bằng phía sau.

+ Bầu dục lệch: có một đầu to và một đầu nhỏ. Thường là phía trước

to hơn phía sau.



13



Hình 1.9. Xương bàn đạp và các thành phần xung quanh [12]

1. Dây chằng vòng 2. Cành trước 3. Chỏm

4. Khớp đe- đạp

5. Ngành xuống xương đe và mỏm đậu 6. Gân cơ bàn đạp 7. Cành sau

8. Mỏm tháp

9. Hố cửa sổ bầu dục 10. Đế đạp



* Kích thước, khối lượng

- Kích thước: chiều cao xương bàn đạp trung bình ở người Việt Nam là

3,33 ± 0,21 mm. Theo Donalson là 3,26 mm.

+ Chỏm xương bàn đạp:

• Đường kính dọc là 1,02 ± 0,12 mm.

• Đường kính ngang là 0,76 ± 0,07 mm.

• Chiều cao chỏm là 0,82 ± 0,16 mm.

+ Đế xương bàn đạp:

• Chiều dài là 2,95 ± 0,29 mm. Theo Donalson là 2,99 mm.

• Chiều ngang là 1,46 ± 0,11 mm. Theo Donalson là 1,41 mm.

• Độ dày đế: ở giữa là 0,26 ± 0,04 mm, ở phần trước của đế là

0,41± 0,07 mm, ở phần sau đế là 0,52 ± 0,05 mm.

- Khối lượng là 3,42 ± 0,8 mg. Theo Donalson là 2,86 mg.

* Cơ bàn đạp

- Cấu tạo cơ bàn đạp:



14



+ Là một cơ có hình thoi nhỏ, nằm trong một ống xương xẻ trong

thành hòm nhĩ và nằm trước đoạn 3 cống Fallope.

+ Nguyên ủy và bám tận: cơ bám ở trong ống xương, chui ra ở mỏm

tháp bởi 1 gân. Gân này bẻ gập và quặt ngược lại để bám vào chỏm

xương bàn đạp.

+ Kích thước của gân cơ bàn đạp: dài 2mm, đường kính 0,43 × 0,46

mm.

- Tác dụng khi cơ co:

+ Kéo chỏm bàn đạp về phía sau và vào trong, do đó đẩy ngành

xuống xương đe ra ngoài, thân xương đe quay vào trong do đó kéo

theo chỏm xương búa vào trong. Khi chỏm búa bị kéo vào trong thì

cán búa bị đẩy ra ngoài, do đó làm chùng màng nhĩ.

+ Khi cơ co sẽ làm xương bàn đạp nghiêng. Vì dây chằng vòng dài ở

đầu trước hơn đầu sau đế nên xương bàn đạp khi nghiêng lấn nhiều

hơn ở phần đế phía sau vào tai trong còn phần đế trước bị kéo ra

ngoài. Do đó áp lực nội dịch tai trong giảm. Cơ bàn đạp là cơ nghe

tiếng trầm và âm thanh nhỏ.

+ Cơ bàn đạp có 2 chức năng: là cơ nghe và chức năng thứ 2 là bảo vệ

tai trong. Với những âm thanh lớn > 80 dB dội vào tai, cơ bàn đạp

sẽ co cứng làm cho đế đạp không ấn vào tiền đình.

1.2.3. Các khớp của hệ thống xương con

1.2.3.1. Đặc điểm khớp

- Khớp của hệ thống xương con là khớp không tải trọng (nonweight

articulations).

- Bề mặt khớp được lót bởi sụn có hoặc không có đĩa gian khớp.

- Mọi khớp đều có một bao khớp thực sự. Bao khớp này có các sợi dây

chằng nối giữa màng xương và khớp xương con.

1.2.3.2. Khớp búa- đe

- Là khớp có bao hoạt dịch, là khớp động nối xương búa và xương đe.

- Có hình giống cái yên ngựa, phần đứng của khớp được gắn rất chắc.

- Có một đĩa gian khớp. Phần sụn của khớp có 2 lớp nông và sâu:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

×