1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Y khoa - Dược >

Đỉnh bình thường (A)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 90 trang )


55



3.2.2.3. Đối chiếu kết quả chụp cắt lớp vi tính với tổn thương trong mổ

Bảng 3.17. Đối chiếu tổn thương trên phim CLVT xương thái dương với

phẫu thuật

CLVT

Số tai (n)



Phẫu thuật

Số tai (n)



Cầu xương



2



7



Thiếu hụt xương búa



5



5



Thiếu hụt xương đe



26



31



Thiếu hụt XBĐ



22



27



Tổn thương



Nhận xét:

- Trên phim chụp CLVT xương thái dương phát hiện 2 trường hợp có

cầu xương. Trong phẫu thuật phát hiện có 7 trường hợp có cầu

xương. Như vậy tỉ lệ chẩn đoán đúng tổn thương cầu xương của

phim chụp CLVT xương thái dương là 2/7 (28,6%).

- Trên phim chụp CLVT phát hiện 5 trường hợp có thiếu hụt xương

búa. Trong phẫu thuật phát hiện 5 trường hợp thiếu hụt xương búa.

Như vậy tỉ lệ chẩn đoán đúng tổn thương thiếu hụt xương búa trên

phim chụp CLVT xương thái dương là 5/5 (100%).

- Trên phim chụp CLVT phát hiện 26 trường hợp có thiếu hụt xương

đe. Trong phẫu thuật phát hiện 31 trường hợp có thiếu hụt xương đe.

Như vậy tỉ lệ chẩn đoán đúng của CLVT xương thái dương đối với

tổn thương xương đe là 26/31 (83,9%).

- Trên phim chụp CLVT phát hiện 22 trường hợp có tổn thương XBĐ.

Trong phẫu thuật phát hiện 27 trường hợp có tổn thương XBĐ. Như



56



vậy tỉ lệ chẩn đoán đúng của CLVT xương thái dương với tổn

thương XBĐ là 22/27 (81,5%).



Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng, thính lực, nhĩ lượng và cắt lớp vi tính xương thái

dương của bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con

4.1.1. Một số đặc điểm về tuổi, giới

∗ Đặc điểm về giới

Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới chiếm 59,5%, nam giới chiếm

tỷ lệ 40,9%. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ không có ý nghĩa thống

kê với p> 0,05.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Park và cộng sự khi nghiên

cứu trên 66 BN (76 tai) cho thấy không có sự khác biệt về giới [20].

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt, tỉ lệ nữ giới chiếm

75,8% cao hơn tỷ lệ nam giới là 24,2% [34]. Điều này có thể giải thích do

nghiên cứu được tiến hành trên BN dị dạng và cứng khớp xương con, bao

gồm cả BN xốp xơ tai. Do đó có thể giải thích được việc tỷ lệ bệnh gặp ở nữ

giới cao hơn nam giới.

∗ Đặc điểm về tuổi

Theo kết quả bảng 3.1 cho thấy BN nhóm tuổi 16- 30 chiếm tỷ lệ

cao nhất là 24/42 BN (57,1%), sau đó đến nhóm tuổi 6- 15 chiếm tỷ lệ

14/42 BN (33,3%). Trong nghiên cứu của chúng tôi không có BN nào

dưới 5 tuổi và trên 46 tuổi. BN ít tuổi nhất là 7 tuổi, nhiều tuổi nhất là 42

tuổi. Tuổi trung bình là 19.

Độ tuổi trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu khác.

Theo nghiên cứu của Park và cộng sự cho thấy độ tuổi trung bình tại thời

điểm chẩn đoán là 24,3; tuổi của nhóm BN nghiên cứu dao động từ 5- 58

tuổi [20]. Theo tác giả Vittorio và cộng sự khi nghiên cứu về kết quả sử



57



dụng trụ dẫn xương búa- XBĐ cho thấy tuổi của BN dao động từ 15- 75

tuổi, trung bình là 38 tuổi [35].

Trong nghiên cứu này không gặp BN dưới 5 tuổi. Điều này có thể giải

thích do phẫu thuật được trì hoãn đến khi BN được ít nhất 5 tuổi để hạn chế tỷ

lệ viêm tai giữa, tăng khả năng phối hợp của BN trong quá trình phẫu thuật và

thực hiện các biện pháp thăm dò thính học [6] [19].

Như vậy, bệnh gặp chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên.

Đây là nhóm tuổi đang trong thời kỳ học tập và làm việc. Do đó suy giảm sức

nghe sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, lao động, công tác của

người bệnh và được BN chú ý đến.

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng

4.1.2.1. Triệu chứng cơ năng

∗ Triệu chứng nghe kém

Nghe kém là lý do chính để BN đi khám bệnh. Khi hỏi dấu hiệu này có

từ bao giờ BN thường không xác định được khoảng thời gian chính xác. Thời

gian phát hiện nghe kém được xác định là khoảng thời gian từ khi BN phát

hiện ra dấu hiệu nghe kém đến khi được phẫu thuật. Theo kết quả ở biểu đồ

3.3 có 28/42 BN (66,7%) có thời gian phát hiện nghe kém trên 5 năm, 10/42

BN (23,7%) có thời gian phát hiện nghe kém từ 2 – 5 năm và 4/42 BN (9,5%)

phát hiện nghe kém dưới 2 năm. Thời gian phát hiện nghe kém ngắn nhất là 1

năm, nhiều nhất là 20 năm. Nghe kém có đặc điểm không tiến triển, nghe kém

mức độ nặng ngay từ đầu làm ảnh hưởng đến lao động, học tập nên được BN

chú ý đến và đi khám. Ngoài ra một số BN do nhận thức hoặc do điều kiện

kinh tế nên không đến viện ngay từ khi phát hiện nghe kém. Tất cả các BN

trong nghiên cứu đều không có tiền sử chấn thương, chảy mủ tai, gia đình

không có tiền sử xốp xơ tai. Những đặc điểm này giúp gợi ý chẩn đoán phân



58



biệt với các bệnh lý gây nghe kém truyền âm khác hay gặp hơn như viêm tai,

xốp xơ tai.

Theo kết quả ở biểu đồ 3.2 có 24/42 BN (57,1%) nghe kém cả hai bên tai,

18/42 BN (42,9%) nghe kém một bên tai. Tỷ lệ nghe kém cả hai bên tai cao hơn

tỷ lệ nghe kém một bên tai. Tỷ lệ nghe kém cả hai bên tai cao hơn so với nghiên

cứu của các tác giả khác. Theo tác giả Anil K. Lalwani, tỷ lệ bệnh lý ở cả hai bên

tai là 25- 40% [6]. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Công Định và Đào Trung

Dũng, tỷ lệ nghe kém cả hai bên tai là 42,9% [2]. Theo Sylva và cộng sự, bệnh

lý ở cả hai bên tai chiếm tỷ lệ 10- 30% [18].

∗ Triệu chứng ù tai

Ù tai cũng là triệu chứng gây khó chịu và đây cũng là lý do chính để

BN đi khám bệnh. Ù tai có thể xuất hiện trước hoặc cùng lúc BN phát hiện ra

triệu chứng nghe kém. Triệu chứng này thường được nhận biết rõ, sớm hơn

nghe kém. Theo kết quả ở biểu đồ 3.4, 15/42 BN (35,7%) có triệu chứng ù tai,

trong đó có 6/42 BN (14,3%) ù một bên tai và 9/42 BN (21,4%) ù hai bên tai.

Trong số các BN bị ù tai, 100% bị ù tai tiếng trầm, không có BN nào bị ù tai

tiếng cao. Kết quả của nghiên cứu này khác với các nghiên cứu khác. Theo

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt, hầu hết BN dị dạng xương con

không có triệu chứng ù tai [34].

4.1.2.2 Triệu chứng thực thể

Kết quả nội soi tai cho thấy ở tất cả các tai, da ống tai khô sạch. Đặc

điểm lâm sàng này chưa thấy tài liệu nào mô tả và đề cập tới. Tất cả các

trường hợp đều có màng tai sáng bóng, không thủng. Trong đó có 38/46 tai

(82,6%) có màng tai di động bình thường, 5/46 tai (10,9%) có màng tai di

động hạn chế khi làm nghiệm pháp Valsava. 5 trường hợp này tương ứng với

5 trường hợp có cố định xương búa- đe phát hiện được trong quá trình phẫu

thuật. Có 3/46 tai (6,5%) không thấy hình ảnh cán búa qua nội soi tai.



59



Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với mô tả trong các tài liệu [6] [22].

Theo đó, trong dị dạng chuỗi xương con, nội soi tai thấy tai ngoài và màng

nhĩ bình thường. Trong trường hợp thiếu hụt xương búa- đe, thiểu sản xương

búa, nội soi tai có thể thấy sự thiếu hụt các mốc giải phẫu khi thăm khám

màng nhĩ. Làm nghiệm pháp bơm hơi khi thăm khám có thể thấy màng nhĩ

hạn chế di động khi xương búa- đe bị cố định. Theo nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Thế Đạt, tất cả các BN dị dạng HTXC đều có màng nhĩ sáng bóng

[34]. Theo nghiên cứu của các tác giả Lê Công Định và Đào Trung Dũng, tất

cả BN dị dạng HTXC khi nội soi tai đều có màng nhĩ bình thường [2].

Kết quả thăm khám cho thấy không có trường hợp nào viêm mũi

họng, nghiệm pháp Valsalva (+) ở tất cả các tai. Điều này giúp loại trừ các

nguyên nhân gây nghe kém khác do tắc vòi tai và đây cũng là điều kiện để

chỉ định phẫu thuật.

4.1.3. Kết quả đo thính lực

Theo kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy có 37/46 tai (80,4%) nghe kém

dẫn truyền, 9/46 tai (19,6%) nghe kém hỗn hợp. Nghe kém là do HTXC bị

cố định hoặc gián đoạn làm ảnh hưởng tới quá trình dẫn truyền âm thanh từ

tai giữa vào tai trong. Trong nghiên cứu này, hình thái tổn thương của

xương con có thể là cứng khớp, cầu xương, thiếu hụt xương hoặc phối hợp

các hình thái tổn thương trên.

Tỷ lệ nghe kém dẫn truyền trong nghiên cứu này thấp hơn trong nghiên

cứu của các tác giả Lê Công Định, Đào Trung Dũng cho thấy có 7/7 trường

hợp (100%) có nghe kém dẫn truyền [2]. Điều này có thể giải thích do cỡ mẫu

trong nghiên cứu của các tác giả nhỏ hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.

Theo nghiên cứu của Swartz và Faerber cũng cho thấy 100% trường hợp có

nghe kém dẫn truyền [36].

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt, tỷ lệ nghe kém dẫn

truyền là 59,1%, tỷ lệ nghe kém hỗn hợp là 40,9% [ 34]. Tỷ lệ nghe kém



60



hỗn hợp trong nghiên cứu của tác giả cao hơn trong nghiên cứu của chúng

tôi do đối tượng nghiên cứu bao gồm cả BN xốp xơ tai, thính lực đồ chủ

yếu là nghe kém hỗn hợp.

Theo kết quả ở bảng 3.4 cho thấy ngưỡng nghe đường khí ở các tần số

đều tăng, ngưỡng nghe đường xương ở từng tần số vẫn trong giới hạn bình

thường. Ngưỡng nghe đường khí giảm ở mức 50- 60 dB, đặc biệt ở các tần số

giao tiếp, điều này làm ảnh hưởng đến lao động, học tập và sinh hoạt của BN.

Ngưỡng nhe trung bình đường khí PTA là 56,47 dB, dao động từ 3578,75 dB. Kết quả này cao hơn so với một số nghiên cứu khác. Theo nghiên

cứu của Park và cộng sự, PTA trước phẫu thuật ở 66 BN (76 tai) là 50,9 dB

[20]. Theo Kisileysky và cộng sự, PTA trong nhóm BN dị dạng bẩm sinh

HTXC trước phẫu thuật là 53 dB [1]. Theo Vittorio Colletti và Francesco,

PTA trước phẫu thuật là 48 dB [35]. Có thể giải thích được sự chênh lệch này

do nghiên cứu của các tác giả này tập trung chủ yếu vào BN có dị dạng đơn

thuần của xương đe hoặc dị dạng đơn thuần của XBĐ, còn trong nghiên cứu

của chúng tôi bao gồm nhiều dị dạng phối hợp.

Kết quả PTA trong nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả

Lê Công Định và Đào Trung Dũng cho thấy PTA trước phẫu thuật là 57 dB

(dao động từ 41- 67 dB) [2].

Theo kết quả ở bảng 3.5 cho thấy khoảng ABG ở các tần số rộng, dao

động từ 36,41 dB đến 51,63 dB, với trung bình ABG là 44,90 dB.

Giá trị ABG trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu

của một số tác giả khác. Theo Vittorio và cộng sự, ABG trung bình trước

phẫu thuật ở 4 tần số 500, 1000, 2000, 3000 Hz là 33 dB (dao động từ 20 đến

55 dB) [35]. Theo Park và cộng sự, ABG trung bình trước phẫu thuật là 35,4

dB [20]. Giá trị ABG trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu

của các tác giả Lê Công Định, Đào Trung Dũng cho thấy ABG trung bình

trước phẫu thuật là 46 dB [2].

Với mức độ nghe kém như trên gợi ý có tổn thương của HTXC.



61



Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy nghe kém mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất

23/46 tai (50,0%), nghe kém mức độ nặng chiếm tỷ lệ 21/46 tai (45,6%).

Mức độ suy giảm thính lực phụ thuộc vào mức độ tổn thương của hệ

thống màng nhĩ- xương con. Trong dị dạng xương con, HTXC thường bị cố

định hoặc gián đoạn. Do đó BN thường có biểu hiện nghe kém mức độ trung

bình đến mức độ nặng, không thay đổi theo thời gian [6].

4.1.4. Kết quả đo nhĩ lượng

Đo nhĩ lượng là một trong các phương pháp đánh giá khách quan độc

lập với ý thức của người bệnh. Nhĩ lượng rất có giá trị trong đánh giá tổn

thương tai giữa mà ta không nhìn thấy trực tiếp. Đo nhĩ lượng giúp ta đánh

giá chức năng vòi, sự hoạt động của hệ thống màng nhĩ- xương con.

Bình thường tai nghe tốt nhất khi có sự cân bằng áp lực trong và ngoài

hòm nhĩ và bằng 0 daPa. Tất cả các tai trong nghiên cứu đều có màng tai

không thủng và vòi tai thông thoáng. Khi có bất cứ một sự thay đổi nào về áp

lực trong hòm nhĩ hay sự hoạt động của hệ thống màng nhĩ- xương con đều

dẫn đến biến đổi kết quả nhĩ lượng. Qua đánh giá nhĩ đồ của 46 tai, kết quả

cho thấy hình thái của tất cả các nhĩ đồ đều có đỉnh nhọn nằm ở áp lực 0

mmH2O. Theo Nguyễn Tấn Phong, nhĩ đồ của các BN dị dạng HTXC thuộc

nhóm chỉ biến thiên theo trục tung hay còn gọi là tung đồ nhĩ lượng [8].

Dựa vào độ thông thuận (Compliance), Jerger đã phân chia nhĩ đồ làm

3 loại: Loại A (nhĩ đồ bình thường), loại As (nhĩ đồ đỉnh thấp) và loại Ad (nhĩ

đồ đỉnh cao) [14]. Độ cao của đỉnh tùy thuộc vào sự linh hoạt của màng nhĩ

và chuỗi xương con.

Theo kết quả ở bảng 3.7 cho thấy có 8/46 tai (17,4%) có nhĩ đồ loại

A. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới độ thông thuận thì màng tai và xương

búa là 2 yếu tố có ảnh hưởng rõ hơn XBĐ [37]. Trong nghiên cứu này, có

những trường hợp chỉ tổn thương đơn độc ở XBĐ trong khi xương búa



62



vẫn bình thường thì độ thông thuận chưa bị ảnh hưởng nên nhĩ lượng có

thể bình thường. Mặt khác, có những trường hợp có tổn thương thiếu hụt

xương con phối hợp với cứng khớp hay cầu xương làm cố định xương

con, nên nhĩ đồ có thể không biến đổi.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 9/46 tai (19,6%) có nhĩ đồ dạng

đỉnh thấp (As). Dạng nhĩ đồ này thể hiện sự kém linh hoạt của hệ thống

màng nhĩ- xương con, làm tăng trở kháng của tai giữa và độ thông thuận

giảm. Loại nhĩ đồ này gặp trong các trường hợp có cố định của HTXC

(cứng khớp hoặc có cầu xương).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 29/46 tai (63,0%) có nhĩ đồ dạng

đỉnh cao (Ad). Dạng nhĩ đồ này thể hiện sự quá linh hoạt của hệ thống màng

nhĩ- xương con, làm trở kháng của tai giữa giảm và độ thông thuận tăng. Theo

Nguyễn Tấn Phong, đây là dạng nhĩ đồ đặc trưng của gián đoạn và lỏng khớp

xương con (nhĩ đồ dạng “đuôi chuột”) [8] [38]. Trong nghiên cứu của chúng

tôi, loại nhĩ đồ này gặp trong các trường hợp thiếu hụt xương con.

4.1.5. Đặc điểm về cắt lớp vi tính xương thái dương

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: có 34/46 tai (73,9%) có hình ảnh tổn

thương thiếu hụt xương con trên phim chụp CLVT xương thái dương, chiếm

tỷ lệ cao nhất, trong đó có 17/46 tai (36,9%) thiếu một xương con và 17/46 tai

có thiếu hụt phối hợp nhiều xương con. Trong hình thái thiếu hụt một xương

con đơn thuần, hình ảnh thiếu hụt xương đe chiếm tỷ lệ cao nhất 10/46 tai

(21,7%), thiếu hụt XBĐ chiếm tỷ lệ 7/46 tai (15,2%) và không có trường hợp

nào có hình ảnh thiếu hụt xương búa đơn thuần. Trong hình thái thiếu hụt

phối hợp nhiều xương con, hình ảnh thiếu hụt phối hợp hai xương đe- XBĐ

chiếm tỷ lệ cao nhất 13/46 tai (28,2%), chỉ có 1/46 tai (2,2%) có hình ảnh

thiếu hụt phối hợp cả 3 xương con.

Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Swartz, có 5/8 tai

(62,5%) có hình ảnh thiếu hụt phối hợp 2 xương đe- XBĐ, có 2/8 tai (25,0%)

tổn thương cả 3 xương con, chỉ có 1/8 trường hợp (12,5%) tổn thương 1 xương



63



con là XBĐ. Theo nghiên cứu của tác giả, XBĐ là xương bị tổn thương nhiều

nhất [36]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Có 36 tai trong tổng số 46 tai nghiên cứu phát hiện thấy các tổn thương

là: Thiếu hụt xương con, cầu xương. Như vậy tỷ lệ phát hiện chung tổn

thương của CLVT theo nghiên cứu này là 36/46 tai chiếm tỷ lệ 78,3%. Tỷ lệ

này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt là 60,6% [34].

Có 10/46 tai (21,7%) không phát hiện tổn thương trên phim chụp

CLVT. Nguyên nhân có thể do: Một là: tổn thương các khớp xương con

(cứng khớp, lỏng khớp) không đánh giá được trên phim chụp CLVT. Điều

này giải thích hiện tượng hình ảnh chụp CLVT bình thường trên BN có nghe

kém dẫn truyền. Hai là: XBĐ không phải lúc nào cũng nhìn thấy được trên

phim CLVT do kích thước nhỏ, chỉ các lát cắt mỏng hơn 0,5 mm mới cho

thấy được toàn bộ XBĐ [18]. Ba là: chỉ các cầu xương lớn mới có thể phát

hiện được trên phim chụp CLVT. Vì vậy, chúng tôi đề nghị nên chụp CLVT

xương thái dương với các lát cắt mỏng hơn 0,5 mm để có thể đánh giá chính

xác được các hình ảnh tổn thương của chuỗi xương con.

CLVT cũng xác định sự hiện diện của đế đạp và cửa sổ tròn, đây là

những thông tin rất quan trọng cho phẫu thuật CHXC. Thông khí của hòm

tai, thượng nhĩ và xương chũm bình thường, không có hiện tượng mờ hay

đặc xương giúp loại trừ các tổn thương viêm. Không có hình ảnh ổ giảm tỷ

trọng (ổ xốp xơ tai) đặc biệt là ở vùng trước cửa sổ bầu dục. CLVT cũng

không phát hiện thấy dị dạng của ống tai trong, ốc tai, tiền đình, cống ốc tai

và cống tiền đình; điều này giúp loại trừ nguy cơ phun trào ngoại dịch

(Gusher) gây điếc tai trong [30].

4.2. Đối chiếu kết quả thính lực, nhĩ lượng và chụp cắt lớp vi tính với

hình ảnh tổn thương trong phẫu thuật

4.2.1. Đặc điểm tổn thương xương con trong phẫu thuật



64



4.2.1.1. Hình thái tổn thương

∗ Nhận xét về các hình thái tổn thương xương con

Theo kết quả ở bảng 3.9 cho thấy trong dị dạng xương con gặp cả ba

hình thái tổn thương thiếu hụt xương con, cứng khớp xương con và cầu

xương. Hình thái thiếu hụt xương con chiếm tỷ lệ 41/46 tai (89,1%), trong đó

thiếu hụt xương con đơn thuần gặp nhiều hơn thiếu hụt xương con phối

hợp. Cứng khớp xương con có 16/46 tai chiếm tỷ lệ 34,7%, cầu xương có

7/46 tai chiếm tỷ lệ 15,2%. Các hình thái tổn thương phối hợp gặp trong

nghiên cứu bao gồm: thiếu hụt xương con và cứng khớp, thiếu hụt xương

con và cầu xương, phối hợp cả ba hình thái thiếu hụt xương con, cứng khớp

và cầu xương. Như vậy, các hình thái tổn thương dị dạng xương con đa

dạng, bao gồm cả tổn thương của xương con và của hệ khớp, có thể đơn

độc hoặc phối hợp nhiều xương.

∗ Hình thái tổn thương thiếu hụt xương con

Theo kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, có 41 tai có thiếu hụt xương con.

Trong hình thái thiếu hụt một xương con, hay gặp nhất là thiếu hụt xương đe

có 11/41 tai chiếm tỷ lệ 26,8%, sau đó đến thiếu XBĐ đơn thuần có 8/41

chiếm tỷ lệ 19,5%. Chỉ có 2/41 tai có thiếu xương búa đơn thuần chiếm tỷ lệ

4,9%. Tỷ lệ thiếu hụt XBĐ trong nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn so

với y văn đã mô tả cho thấy dị dạng XBĐ đơn độc chiếm 40% trong các

trường hợp dị dạng xương con [6]. Tỷ lệ thiếu hụt xương đe trong nghiên cứu

này thấp hơn của Vittorio và cộng sự cho thấy thiếu hụt xương đe đơn độc

chiếm tỷ lệ 65,9% [35]. Tỷ lệ thiếu hụt xương búa đơn thuần trong nghiên

cứu của chúng tôi cũng phù hợp với y văn đã mô tả, thiếu hụt xương búa đơn

thuần là một tổn thương rất hiếm gặp [6]. Theo nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Thế Đạt, trong 22 BN dị dạng xương con không có trường hợp nào

có dị dạng xương búa đơn thuần hoặc phối hợp với các xương khác [34].



65



Trong hình thái thiếu hụt phối hợp nhiều xương con, hay gặp nhất là

thiếu hụt phối hợp 2 xương đe- XBĐ, có 17/41 tai chiếm tỷ lệ 41,5%. Tỷ lệ

này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Vittorio là

15,2% [35]. Theo nghiên cứu của các tác giả Lê Công Định, Đào Trung

Dũng, tỷ lệ này là 85,7% [2]. Giảỉ thích sự khác biệt này do cỡ mẫu nghiên

cứu của chúng tôi nhỏ, nghiên cứu của các tác giả khác tập trung chủ yếu vào

nhóm BN có tổn thương thiếu hụt xương con, còn trong nghiên cứu của chúng

tôi bao gồm cả các BN có tổn thương cố định xương con.

Theo kết quả của nghiên cứu cho thấy hình thái tổn thương thiếu hụt

XBĐ và phối hợp xương đe- XBĐ hay gặp. Trong thiếu hụt xương đe hình

thái hay gặp là thiếu ngành xuống xương đe. Điều này có thể giải thích dựa

vào nguồn gốc phôi thai học do ngành xuống xương đe và XBĐ đều có nguồn

gốc từ cung mang II (sụn Reichert) nên hay gặp dị dạng phối hợp và XBĐ do

có nguồn gốc từ cung mang I và II, có thời gian phát triển phôi thai học lâu

nhất nên hay bị dị dạng nhất [6].

∗ Hình thái tổn thương các khớp xương con

Theo kết quả ở bảng 3.11, không có trường hợp nào có tổn thương lỏng

khớp xương con. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp các trường hợp cứng

khớp xương con. Hay gặp nhất là tổn thương cứng khớp XBĐ- tiền đình, có

13/16 tai chiếm tỷ lệ 81,2%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Park và cộng sự

là 36/66 trường hợp (54,5%) [20]. Theo nghiên cứu của các tác giả [39] [40], cố

định đế đạp đơn độc chiếm tỷ lệ 20- 35% các dị dạng xương con. Cố định đế đạp

bẩm sinh là hậu quả của sự cố định giữa lá bàn đạp và dây chằng vòng và là

nguyên nhân gây ra nghe kém dẫn truyền với màng tai bình thường.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3/16 tai có cứng khớp búa- đe,

chiếm tỷ lệ 18,8% và không có trường hợp nào cứng khớp đe- đạp. Kết quả

này của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả [6] [19] cho thấy cứng khớp

XBĐ- tiền đình là hình thái hay gặp nhất và cứng khớp búa- đe là tổn thương



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

×