1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

* Khi sử dụng máy tính và CNTT trong dạy học cần lưu ý những điểm sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 173 trang )


xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần

vui vẻ, thoải mái, dễ chịu”.

+ “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ

thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết

theo đuổi những mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình

đó. Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con

người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở,

thư giản, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây

khỏa cho mình”[28 tr384].

Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng

“chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức thể

hiện của hoạt độngchơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức.

- Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt của sự chơi và chỉ có ở con người.

Quá trình chơi diễn ra ở 2 cấp độ: cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động. Với tư

cách là hoạt động, sự chơi diễn ra theo nhu cầu của chủ thể, được điều khiển bởi

động cơ bên trong quá trình chơi. Yếu tố động cơ là căn cứ phân biệt rõ hoạt

động chơi với những dạng hoạt động khác. Hoạt động chơi là dạng chơi có ý

thức, cả nội dung văn hóa xã hội, dựa trên các chức năng tâm lý cấp cao và chỉ có

ở người, không có ở động vật [28 tr387] “Loại hoạt động nào có cấu trúc động cơ

nằm trong chính quá trình hoạt động, đó chính là hoạt động chơi”

Tóm lại, hoạt động chơi cả trẻ em và người lớn đều có cùng bản chất tự nhiên,

ngây thơ, vô tư vì nó là một trường hợp của chơi nhưng đây là dạng chơi ở người có ý

thức, có động cơ xã hội và văn hóa, có nội dung nhận thức, tình cảm, đạo đức, thẩm

mỹ. Hoạt động chơi đương nhiên là chơi nhưng không phải mọi hiện tượng chơi nào

cũng là hoạt động chơi – có nhiều hiện tượng chơi chỉ là hành vi hay động thái biểu

hiện những khả năng và nhu cầu bản năng của cá thể sinh vật hoặc người.

1.5.1.2. Trò chơi

Một số nhà tâm lý – giáo dục học theo trường phái sinh học như: K.Gross,

S.Hall, V.Stern ... cho rằng trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải



31



tỏa năng lượng dư thừa. Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ

thuần túy là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Trên quan điểm

macxit, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng, trò chơi có nguồn gốc từ

lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sang

thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục [24]. Còn tác giả Đặng Thành

Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa

+ Một là kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy

tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc

tính thách thức đối với người tham gia.

+ Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức

chơi, như chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn

luyện thân thể dưới hình thức chơi ...

Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và

thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn

giản. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì

thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó.

Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất

giác không gọi là trò chơi

1.5.2 Trò chơi dạy học

- Có những quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học. Trong lý luận dạy

học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ

chức và luyện tập ... không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều

được gọi là trò chơi dạy học. Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định

rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò

chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do

giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học.

Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những

trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm



32



cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình

thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học [44].

-Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy học của các nhà nghiên

cứu Xô Viết, tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng những trò chơi giáo dục được

lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các

nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động

viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng,

tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn

hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể

chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia

trò chơi gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ

trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các

nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập. Trò chơi

dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa

trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các

môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một

trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những

giờ học. Cần lưu ý rằng, cách gọi tên trước đây là trò chơi học tập thật ra chưa

chính xác, bởi vì học sinh không xây dựng và thiết kế chúng, ý tưởng và mục tiêu

của trò chơi không phải do học sinh đề ra, học sinh cũng không tiến hành trò chơi

mà là tham gia trò chơi. Đó là một loại hoạt động giáo dục do GV tiến hành để

dạy học là một “trò” của GV chứ không phải trò của học sinh

1.5.2.1. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học [18]

Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của một trò chơi thông thường, nhưng

về mặt cấu trúc nó kết hợp giữa các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một

tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực. Đó là một cấu trúc phức tạp bao gồm các

thành tố sau:





Mục đích chơi: Nó là nhiệm vụ học tập của học sinh trong khi tham gia chơi hay

theo dõi bạn chơi. Khi kết thúc trò chơi mức độ đạt được của mục đích chơi được



33



phản ánh ở kết quả mà học sinh thu được. Kết quả đó cũng là kết quả giải quyết





nhiệm vụ học tập.

Các hành động hay hành động chơi là những hoạt động mà người chơi thực hiện,

thể hiện vai… Hành động chơi phản ánh nội dung của trò chơi bởi vì hoạt động

nào cũng thâu tóm trong nó chủ thể, đối tượng, công cụ, động cơ, các hành







động…

Luật chơi hay quy tắc chơi là những quy định nhằm đảm bảo sự định hướng các

hoạt động và hành động chơi nhằm đảm bảo mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập.

Luật chơi cùng với mục đích chơi quy định nội dung của trò chơi, các thuộc tính



không gian, thời gian, phương tiện chơi.

• Đối tượng hoạt động và giao tiếp là những thành tố chính của các hoạt động. Tuy

nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng cần được xác định và thiết

kế chặt chẽ, được chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng.

Các quá trình, tính huống và quan hệ là những tiến trình, biến số và

khuynh hướng của các hoạt động, hành động chơi, biểu thị tác động của luật

chơi. Dưới ảnh hưởng của luật chơi, chúng diễn ra như là các động thái của trò

chơi, nhưng hướng vào mục đích của dạy học.

1.5.2.2. Phân loại trò chơi dạy học

a) Phân loại trò chơi theo sự năng động

- Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến

cơ bắp của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt

chướng ngại. Khi dạy môn hóa chỉ có thể tổ chức loại trò chơi vận động này

trong các buổi học tập ngoại khóa .

- Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người

chơi không di chuyển, những trò chơi tĩnh như: Ai là triệu phú, rung chuông

vàng, đoán ô chữ…

b) Phân loại trò chơi theo không gian

- Trò chơi ngoài trời: Có thể tổ chức cho HS của cả một khối lớp học chơi trò

chơi tìm hiểu về các kiến thức hóa học ở ngoài sân khấu, trong một tiết sinh hoạt tập

thể.



34



- Trò chơi trong lớp: thường áp dụng trong giờ học của một lớp, trong quá

trình dạy kiến thức có thể lồng ghép các chương trình trò chơi.

c) Phân loại trò chơi theo mức độ thời gian

- Trò chơi ngắn: là những trò chơi được tổ chức trong lớp học trong một

thời gian ngắn, chỉ khoảng 5-10 phút.

- Trò chơi dài: là những trò chơi được tổ chức trong lớp học hoặc ở ngoài

sân khấu trong một thời gian dài, khoảng vài tiết học.

- Ngoài ra, người ta còn phân trò chơi theo từng thể loại như, trò chơi luyện

giác quan, nhanh nhạy, chính xác, trò chơi lý luận, trò chơi phản xạ, trò chơi luyện trí

nhớ.

- Những hình thái cơ bản của chơi xét theo bản chất tâm sinh lý của nó

(chơi đơn độc, chơi song song, chơi hội, chơi hợp tác, chơi chức năng, chơi kiến

tạo, chơi tự do, chơi có nghi thức, chơi sao chép lại mẫu, chơi có liên hệ, chơi sáng

tạo v.v....) gợi ra rằng cần phân loại trò chơi dạy học theo các cấu trúc hay chức

năng tâm sinh lý của người tham gia trò chơi, đồng thời cũng chính là đối tượng

của dạy học.

- Những chức năng tâm sinh lý chủ yếu của con người xét đến cùng, từ bé

cho đến lớn và qua suốt cuộc đời, được thể hiện trong mọi hoạt động, quan hệ,

công việc và những lĩnh vực sinh hoạt khác nhau của cá nhân, là nhận thức, biểu

cảm hay thái độ, và vận động. Ba chức năng này cũng là những lĩnh vực phát

triển hay những mục tiêu giáo dục, rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy

học.

1.5.2.3. Chức năng dạy học của trò chơi

- Xây dựng đội chơi: Đó là những trò chơi được sử dụng để cải thiện mối

quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Các thành viên sẽ

họp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm.

- Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được thiết kế và sử dụng

để

người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp. Khi một

chương trình về kỹ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cả những gì



35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (173 trang)

×