Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 80 trang )
66
chỉ có Bảo việt là doanh nghiệp duy nhất mang yếu tố Nhà nước kinh doanh
trong lĩnh vực này cạnh tranh với các đối thủ có hàng trăm năm kinh nghiệm.
Đến thời điểm hiện tại ( tháng 9 năm 2008) đã có 10 công ty bảo hiểm nhân thọ
100% vốn nước ngoài tham gia trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam tạo
nên một bức tranh bảo hiểm nhân thọ Việt nam thật phong phú và đa dạng. Trong
đó phải kể đến nhiều Công ty bảo hiểm nhân thọ trong khu vực như : Dai-ichi
của Nhật, Cathay Life của Đài loan, Korea Life của Hàn quốc,... là những Công
ty có sự tương đồng về văn hoá. Họ sẽ rất hiểu về con người và đát nước Việt
nam nên họ sẽ rất thuận lợi khi tham gia vào thị trường bảo hiểm Nhân thọ Việt
nam. Như vây, để đảm bảo việc tồn tại và phát triển, luôn giữ vững được vị thế
ngôi vị số 1 hoặc số 2 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam, bắt buộc Bảo
việt nhân thọ cần phải có các chiến lược lâu dài đảm bảo thực hiện các mục tiêu
đã đề ra.
Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực thì cũng
rất cần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành và
hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách quản lý, giám sát và phát triển thị
trường. Bởi vì thị trường bảo hiểm Việt nam đang trong quá trình tiếp cận với các
chuẩn mực quốc tế, muốn hội nhập phải có lộ trình, để phát triển thị trường bảo
hiểm rất cần có các thể chế rõ ràng. Trong đó có các cơ chế đăng ký các sản
phẩm bảo hiểm vì thời gian sắp tới các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phát triển mạnh
các sản phẩm bảo hiểm liên kết qua ngân hàng, liên kết đầu tư… những sản phẩm
mà chiếm tỷ trọng doanh thu cao như các nước tiên tiến trên thế giới đã triển khai
chứ không đơn thuần là các sản phẩm truyền thống đang có mặt trên thị trường
bảo hiểm nhân thọ hiện nay. Đối với Hiệp hội bảo hiểm cũng rất cần sự san sẻ
một số công việc mang tính chất quản lý Nhà nước để các doanh nghiệp chỉ tập
trung vào nhiệm vụ chính là kinh doanh mà thôi.
3.2. Mục tiêu phát triển của Bảo Việt nhân thọ:
Mục tiêu tổng quát trước mắt và lâu dài của Bảo Việt Nhân thọ xây dựng
một Công ty bảo hiểm nhân thọ mạnh nhất trong hệ thống Bảo Việt, có năng lực
cạnh tranh ngang tầm với các Công ty có vốn nước ngoài, hoạt động đầy đủ các
lĩnh vực, kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm
y tế tự nguyện và đầu tư tài chính.
67
Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010 của Bảo Việt Nhân thọ :
Tổng Doanh thu phí bảo hiểm: Tăng bình quân 15% - 20%/năm.
Bảng 5: Chiến lược kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ đến năm 2010.
Năm
Năm
Chỉ tiêu
2007
2010
1/Doanh thu phí bảo hiểm(Tỷ
3.150
8.000 Theo nguồn số liệu chiến
Diễn giải
lược đến năm 2010 của
đồng).
6.700 Bảo Việt.
- Doanh thu phí định kỳ.
2.700
- Doanh thu phí đầu tiên.
450
1.300
1.800
3.000
2/Hợp đồng hiệu lực(ngàn cái)
Toàn thị trường BHNT dự
- Hợp đồng bảo hiểm/dân số
3/Chỉ tiêu tuyển dụng đại lý
2,5%
4,2% kiến đạt 8-10%/số dân.
26.000 43.000
- Đại lý bán chuyên(người)
5.000 10.000
- Đại lý tổ chức (người)
1.000
- Đại lý chuyên nghiệp (người)
3.000
20.000 30.000
Để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu như trên Bảo Việt Nhân thọ phải có chính
sách đổi mới toàn diện, đồng bộ để đạt và giữ vững vị trí số một trên thị trường
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
3.3. Mục tiêu phát triển của Bảo Việt tới năm 2010:
- Phát triển thành một tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu trong lĩnh vực
bảo hiểm cũng như dịch vụ tài chính tại Việt Nam: Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm
phi nhân thọ, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, các dịch
vụ tài chính khác… (tín thác đầu tư, và dịch vụ tài chính khác).
- Phát triển thành một tổ chức tài chính có trình độ kinh doanh và sức cạnh
tranh quốc tế, định hướng cung cấp dịch vụ tới toàn dân.
- Phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực.
- Là một tổ chức giữ vững và đề cao được uy tín và danh tiếng, chiếm được
lòng tin của khách hàng và các cán bộ, đại lý tổ chức...
68
Nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng, Bảo Việt sẽ tiến hành củng cố và
đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm trong đó chú trọng lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ. Thời gian tới Bảo Việt phấn đấu giữ vững vị trí hàng đầu trên thị
trường, phát triển mạnh bảo hiểm nhân thọ, coi bảo hiểm nhân thọ là giải pháp
điều chỉnh cơ cấu và phát triển toàn diện của Bảo Việt, giữ vững tốc độ tăng
trưởng doanh thu phí bình quân là 20%/năm, tăng doanh thu phí khai thác mới
bình quân 15-20%/năm, duy trì hoạt động có lợi nhuận và đạt tỷ suất lợi nhuận.
Bảng 6 : Mục tiêu chiến lược của Bảo việt Nhân thọ đến năm 2010
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Đến 2010
1
Doanh thu phí BH
Tỷ đồng
3.286
8.000
2
Doanh thu tài chính
Tỷ đồng
765
900
3
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
19,10
41,50
4
Đại lý chuyên nghiệp
Người
25.000
40.000
5
Số lượng CBCNV
Người
1.700
2.000
6
Thu nhập bình quân
đồng/người/tháng
3.5
6.5
Để đạt được những yêu cầu trên, những năm tới Bảo Việt Nhân thọ sẽ thực
hiện các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thị phần của Bảo
Việt trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
3.4. Những vấn đề đặt ra cho Bảo Việt là:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Bảo Việt còn thấp
bởi trước đây Bảo Việt là một công ty bảo hiểm độc nhất trên thị trường bảo
hiểm không có đối thủ, kinh doanh mang nhiều dáng vẻ của thời bao cấp. Dẫn
đến hiệu quả kinh doanh thấp, chi phí sản xuất cao nên sức cạnh tranh đang bị
thử thách nghiêm trọng. Tốc độ tăng đầu tư của Bảo Việt thấp hơn các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó năng lực quản lý của doanh
nghiệp còn hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của chính bản thân,
năng lực mới được đầu tư chưa nhiều, chưa kịp phát huy. Năng lực hoạt động
thực tế chưa theo kịp được tình hình phát triển của thị trường đầy tiềm năng, còn
khoảng cách khá xa với đối thủ nước ngoài có mặt trên thị trường so với Bảo
Việt.
69
Vị thế của Bảo Việt Nhân thọ trên thị trường chưa thực sự đứng vững bằng
chính thực lực của mình. Thời gian đầu Bảo Việt Nhân thọ kinh doanh hiệu quả
chưa cao, trong giai đoạn lỗ kỹ thuật còn ỷ lại vào sự độc quyền và Nhà nước.
Tuy đã xây dựng được một nhãn mác riêng cho sản phẩm dịch vụ của mình
nhưng để tồn tại và phát triển bền vững và giữ vững thị trường lại đang là vấn đề
cần bàn. Chuyển dịch cơ cấu chậm, chưa theo kịp sự thay đổi của thị trường.
Việc đổi mới công nghệ tiên tiến để đáp ứng với nhu cầu kinh doanh còn khiêm
tốn và đang là một đòi hỏi cấp bách.
4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển của
bảo việt nhân thọ
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo việt nhân
thọ
Là doanh nghịêp khai mở thị trường bảo hiểm Nhân thọ và là doanh
nghiệp nội địa duy nhất của Việt nam, trong môi trường kinh doanh liên tục thay
đổi và muốn giữ vững vị trí doanh nghiệp đứng đầu thị trường thì bảo việt nhân
thọ cần phải thực hiện các giải pháp sau :
4.1. Giải pháp tái cấu trúc lại doanh nghiệp.
Nhằm thực hiện mô hình quản lý tập trung, phục vụ phân tán đem lại hiệu
quả cao hơn cho doanh nghiệp.
- Thành lập mới trung tâm giải quyết nghiệp vụ trực thuộc Tổng công ty Bảo
Việt nhân thọ .
- Thu hẹp, đơn giản hoá bộ máy tổ chức tại các Công ty thành viên.
- Chuyển hầu hết công việc quản lý liên quan đến nghiệp vụ về trung tâm tại
Tổng công ty giải quyết từ chấp nhận bảo hiểm, phát hành hợp đồng… đến giải
quyết quyền lọi sau cùng cho khách hàng.
- Các công ty thành viên chủ yếu thực hiện 2 chức năng chính là: Bán hàng và
dịch vụ sau bán hàng nhằm phát triển mạnh về doanh thu, mở rộng thị phần.
4.2. Giải pháp phát triển đa dạng hoá sản phẩm
- Phát triển sản phẩm nhóm, sản phẩm mang tính đầu tư.
- Phát triển sản phẩm liên kết đầu tư, ytế, chăm sóc sức khoẻ.
- Định hướng thị trường vào đối tợng khách hàng có thu nhập cao và ổn định.
70
- Bổ sung các Điều khoản riêng bổ trợ cho sản phẩm chính.
- Tiêu chuẩn hoá sản phẩm phù hợp với tập quán quốc tế.
4.3. Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing.
- Xây dựng chiến lược về Marketing: Tăng ngân sách, tăng quy mô, số
lượng…
- Thuê công ty quảng cáo chuyên nghiệp, tạo hình ảnh chung, đầu t tài , trợ
có cho các chương trình lớn.
- Mở rộng nghiên cứu thị trường với mục đích hoạch định chiến lược lâu dài.
- Tăng cường công tác dịch vụ khách hàng : Tặng thiếp sinh nhật, thiếp chúc
tết, các dịch vụ tư vấn du học, trả tiền tại nhà…những lợi ích ngoài sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ.
- Tăng cường quảng cáo trên các trục đường lớn (PANO).
4.4. Giải pháp phát triển kênh phân phối
- Phát triển đại lý bán chuyên, đại lý tổ chức.
- Chuyên môn hoá đại lý chuyên khai thác và chuyên thu, kết hợp với đại lý
tổng hợp.
- Tăng cường vai trò quản lý đại lý bằng các chính sách đào tạo, khuyến
khích vật chất thoả đáng.
- Huấn luyện và huấn luyện lại đội ngũ đại lý nhằm nâng cao tính chuyên
nghiệp.
- Đa dạng hoá kênh phân phối. Phát triển hình thức trực tiếp: Qua điện thoại,
Internet, ngân hàng….
4.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tuyển dụng: Mạnh dạn thu hút và tuyển dụng cán bộ giỏi có trình độ
chuyên môn cao từ thị trường sức lao động, các trường đào tạo…
- Thuê chuyên gia nước ngoài để tận dụng chất xám trong quản lý và phát
triển sản phẩm mới.
- Đào tạo: Đầu tư kinh phí, cử và khuyến khích cán bộ học tập nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo từ xa theo tiêu chuẩn quốc tế .
- Sử dụng và đãi ngộ cán bộ: Có chính sách sử dụng cán bộ đúng người, đúng
việc, có chế độ đãi ngộ và trả công xứng đáng với kết quả công việc giao.
4.6. Giải pháp công nghệ thông tin :
71
- Xây dựng phần mềm tin học hiện đại dựng trong việc thống kê rủi ro và các
tổn thất trong các nghiệp vụ bảo hiểm.
- Trang bị trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác
thống kê đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng .
72
KẾT LUẬN:
Như chúng ta đã biết nền kinh tế thế giới đang xuất hiện ngày một rõ nét:
một thị trường hàng hoá, dịch vụ chung có tính chất toàn cầu, một môi trường
đầu tư chung, một thị trường tài chính tiền tệ chung. Trong đó, lĩnh vực luôn đi
trước là thương mại và dịch vụ. Quốc tế hoá thương mại đòi hỏi phải xoá bỏ rào
cản, chấp nhận tự do buôn bán. Mỗi quốc gia đều phải mở cửa, thâm nhập vào thị
trường quốc tế, mặt khác phải chấp nhận mở rộng thị trường trong nước cho hàng
hoá nước ngoài vào. Tham gia hội nhập là hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam có
thêm cơ hội để thâm nhập vào thị trường thế giới. Bảo Việt kinh doanh loại hình
bảo hiểm nhân thọ cũng phải tuân theo quy luật vận động chung đó .
Qua phân tích thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nước
ta hiện nay và của Bảo Việt Nhân thọ cho thấy còn có mặt những bất cập. Chỉ có
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với kinh nghiệm và năng lực quản lý
tiên tiến … là có thể có khả năng cạnh tranh khi mở cửa nền kinh tế. Nếu như
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của chúng ta không có sự thay đổi về chất thì chắc
chắn sẽ không đứng vững ngay trong thị trường trong nước và điều đó cũng có
nghĩa là nguy cơ tụt hậu đang đến gần.
Phòng tránh nguy cơ và khỏi bị gạt ra ngoài quỹ đạo phát triển chung, Bảo
Việt Nhân thọ phải đề ra được các giải pháp, hướng đi cho mình trong tương lai
để đối phó tình hình mở cửa thị trường bảo hiểm hiện nay. Bảo Việt Nhân thọ
phải nỗ lực, chủ động hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự
tồn tại và phát triển của mình. Vấn đề có tính chất quyết định là nâng cao nội lực
của nền kinh tế nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của Bảo Việt Nhân thọ nói
riêng. Chính vì vậy việc phân tích thực trạng và tình hình kinh doanh của Bảo
Việt Nhân thọ trong các năm qua, định hướng được mục tiêu và chiến lược kinh
doanh của Bảo Việt Nhân thọ trong thời gian tới là việc làm cần thiết để thành
công trong kinh doanh. Ngoài việc điều chỉnh chính bản thân doanh nghiệp của
mình, việc cần thiết không kém phần quan trọng là phải biết rõ hơn về đối thủ
cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp mình. Từ đó đề ra được các
giải pháp, hướng đi cho Bảo Việt Nhân thọ trong tương lai chiến thắng trong
cạnh tranh, mà cạnh tranh trước hết là phải cạnh tranh với chính mình.
73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Chiến lược cạnh tranh – NXB KHKT, 1996 ( Michael E. Porter).
2/ Lợi thế cạnh tranh – NXB Trẻ, 2008 ( Michael E. Porter).
3. Chiến lược đại dương xanh – NXB Tri thức (W.Chan Kim-Renee
Mauborgne).
4. Thị trường –Chiến lược- Cơ cấu (GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm).
5. Bảo Việt (2002), Báo cáo thường niên năm 2002, Hà Nội.
6. Bảo Việt (2003), Báo cáo thường niên năm 2003, Hà Nội.
7. Bảo Việt (2004), Báo cáo thường niên năm 2004, Hà Nội.
8. Bảo Việt (2005), Báo cáo thường niên năm 2005, Hà Nội.
9. Bảo Việt (2006), Báo cáo thường niên năm 2006, Hà Nội.
10. Bảo Việt (2007), Báo cáo thương niên năm 2007, Hà Nội.
11. Bảo Việt Nhân thọ (2004), Báo cáo thường niên năm 2004, Hà Nội.
8. Bảo Việt Nhân thọ (2005), Báo cáo thường niên năm 2005, Hà Nội.
9. Bảo Việt Nhân thọ (2006), Báo cáo thường niên năm 2006, Hà Nội.
10. Bảo Việt Nhân thọ (2007), Báo cáo thương niên năm 2007, Hà Nội.
11/ Tạp chí Bảo hiểm – Tập đoàn Bảo Việt năm 2002
12/ Tạp chí Bảo hiểm – Tập đoàn Bảo Việt năm 2003.
13/ Tạp chí Bảo hiểm – Tập đoàn Bảo Việt năm 2004.
14/ Tạp chí Bảo hiểm – Tập đoàn Bảo Việt năm 2005.
15/ Tạp chí Bảo hiểm – Tập đoàn Bảo Việt năm 2006.
16/ Tạp chí Bảo hiểm – Tập đoàn Bảo Việt năm 2007.
17. Bộ Kế hoạch đầu tư – Chương trình phát triển liên hợp quốc (2006),
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá thương mại dịch
vụ tài chính tại Việt Nam-ngành bảo hiểm, Hà Nội.
18. Bộ Tài chính (2002), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2002, NXB Tài
chính, Hà Nội.
19. Bộ Tài chính (2003), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2003, NXB Tài
chính, Hà Nội.
74
20. Bộ Tài chính (2004), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2004, NXB Tài
chính, Hà Nội.
21. Bộ Tài chính (2005), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005, NXB Tài
chính, Hà Nội.
22. Bộ Tài chính (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006, NXB Tài
chính, Hà Nội.
23. Bộ Tài chính (2007), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007, NXB Tài
chính, Hà Nội.
24. Học viện tài chính (2005), Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, NXB Tài chính,
Hà Nội.
25. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947 và 1994
26. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Bản tin hàng năm 2001, 2002, 2003, 2004,
2005, 2006, 2007, Hà Nội.
27. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Đánh giá tổng quan thị trường bảo hiểm Việt
Nam năm 2004, 2005, 2006, 2007, Hà Nội.
28. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2006), Hội thảo ngành bảo hiểm Việt nam sẵn
sàng hội nhập quốc tế theo cam kết WTO, Hà Nội.
29. Luật kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn (2005), NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Tập đoàn Tài chính bảo hiểm Bảo Việt (2006), Marketing trong bảo hiểm
nhân thọ, NXB Thống kê, Hà Nội.
31. Tổng cục Thống kê (2005), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra
từ năm 2002 đến 2004, Hà Nội.
32. Trường đại học KTQD (2000), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
33. Trường đại học KTQD (2003), Giáo trình Thống kê Bảo hiểm, NXB Thống
kê, Hà Nội.
34. Trường đại học KTQD (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm,
NXB Thống kê, Hà Nội.