Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 80 trang )
16
đình, tránh những nguy cơ, tổn thất do cá nhân và gia đình gây ra. Ngoài ra, bảo
hiểm còn tham gia bảo vệ tài sản cho cá nhân và gia đình, cung cấp một nguồn tài
chính để bù đắp cho những thiệt hại, tổn thất liên quan đến tài sản của họ.
2.1.1.2. Đối với tổ chức: Bảo hiểm nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho
những cá nhân đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của tổ chức. Trường
hợp những người này qua đời, công ty bảo hiểm thanh toán quyền lợi cho tổ chức
được bảo hiểm. Qua đó, cung cấp một nguồn tài chính đảm bảo cho tổ chức khắc
phục những tổn thất do mất những người chủ chốt như có nguồn tài chính để tìm
kiếm, đào tạo những người thay thế. Ngoài ra, bảo hiểm còn cung cấp nguồn tài
chính cho tổ chức để bù đắp vào những rủi ro, tổn thất xảy ra đối với tài sản của
tổ chức.
Như vậy, bảo hiểm thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình, đã cung
cấp một sự an toàn tài chính cho cả cá nhân và tổ chức kinh tế – xã hội.
2.1.2. Ổn định kinh tế - xã hội:
Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại đến của cải vật chất do con người tạo
ra và chính cả bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân cư,
ngưng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nói chung, nó làm gián đoạn và
giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.
Quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập trước, khắc phục hậu quả nói trên, bằng
cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường xuyên
liên tục của xã hội. Như vậy, trên phạm vi rộng toàn bộ nền kinh tế xã hội, bảo
hiểm đóng vai trò như một công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả năng hoạt
động lâu dài và bền vững của mọi chủ thể dân cư và nền kinh tế. Với vai trò đó,
bảo hiểm khi thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, đã
phát huy tác dụng vốn có của mình: nâng cao ý thức đề phòng và hạn chế tổn thất
cho mọi thành viên trong xã hội, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
2.1.3. Trung gian tài chính:
Công ty bảo hiểm là một trong những định chế tài chính quan trọng đối với
nền kinh tế. Thông qua các sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho công chúng, nó huy
động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng, tạo lập các quỹ bảo hiểm để thực hiện
các cam kết với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi như quỹ dự phòng nghiệp
17
vụ, dự phòng chia lãi...và từ các quỹ này đầu tư trở lại nền kinh tế dưới dạng các
tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, góp vốn, liên doanh liên
kết và cho các tổ chức hoặc cá nhân vay...do vậy, các công ty bảo hiểm đã trở
thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế của nền kinh tế
quốc dân.
Sản phẩm bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt, một cam kết đảm bảo cho
sự an toàn. Hơn nữa, nó là một loại hàng hoá trên thị trường tài chính. Doanh
nghiệp bảo hiểm là một đơn vị cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội,
tham gia vào quá trình phân phối như là một đơn vị ở khâu cơ sở trong hệ thống
tài chính quốc gia.
Đã có rất nhiều ngôn từ mô tả tầm quan trọng của ngành bảo hiểm đối với
sự phát triển kinh tế xã hội:
“Bảo hiểm là cái khi cần thì không mua được”
Riêng đối với bảo hiểm nhân thọ người ta ví nó như “tay vịn của cầu
thang”
Để đánh giá sự phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào của quốc gia nào đó,
người ta thường lấy các chỉ số của 2 ngành bảo hiểm và ngân hàng của quốc gia
đó làm cơ sở quyết định. Ngành Bảo hiểm đến thời điểm hiện tại và ngày càng
khẳng định được vị trí và vai trò không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào,
quốc gia nào. Chúng ta hãy tưởng tượng một ngày nào đó nếu trong cuộc sống
này, xã hội này không có bảo hiểm, chắc chắn một điều là mọi chuyện sẽ đảo lộn
hết, thậm chí phá vỡ hết tất cả những gì chúng ta đã dày công xây dựng hàng
ngàn năm qua.
Đối với ngành bảo hiểm nhân thọ thì do phát triển muộn hơn và nó cũng có
vị trí, vai trò khác hơn so với bảo hiểm phi nhân thọ vì đối tượng tham gia bảo
hiểm chủ yếu là cá thể. Họ tham gia bảo hiểm nhân thọ để được tiết kiệm, bảo vệ
và đầu tư. Họ muốn chuẩn bị cho bản thân và gia đình họ có một kế hoạch tài
chính ổn định và bền vững trong suốt cuộc đời. Một điều mà không thể thiếu
được trong bất kỳ gia đình nào trên thế giới này, duy chỉ có điều là không phải ai
cũng có điều kiện để tham gia được bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, đối với cả nền
kinh tế của mỗi quốc gia, ngành Bảo hiểm Nhân thọ giúp mang lại một nguồn
vốn rất lớn để tái đầu tư lại nền kinh tế, đây coi như là một khoản đầu tư nội địa.
18
Tại Việt nam, kế hoạch này đến năm 2010, nguồn vốn do ngành bảo hiểm Nhân
thọ tái đầu tư lại nền kinh tế vào khoảng 52.000 tỷ đồng (đến hết năm 2007 con
số này đã là : 44.945 tỷ đồng. Chỉ có bảo hiểm nhân thọ mới giúp họ thực hiện
được mong muốn này và điều này thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của
ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng trong quá trình phát
triển kinh tế –xã hội như thế nào.
2.2. Các yếu tố cạnh tranh trong quá trình phát triển ngành bảo hiểm
Do đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là kinh
doanh sản phẩm vô hình, nên trong quá trình phát triển các doanh nghiệp bảo
hiểm thường cạnh tranh với nhau bởi các yếu tố sau:
- Sản phẩm
- Hệ thống kênh phân phối
- Dịch vụ bán hàng
- Hoạt động marketing
- Công nghệ thông tin
- Nguồn nhân lực
- Đầu tư tài chính .
III. Kinh doanh bảo hiểm ở các nước phát triển và một vài kinh nghiệm
cho phát triển thị trường bảo hiểm ở việt nam
Đối với thị trường bảo hiểm Việt nam, mặc dù Bảo việt là doanh nghiệp
tiên phong, tuy nhiên so với các nước trên thế giới thì chúng ta đi sau họ hàng
trăm năm và như vậy rõ ràng họ hơn hẳn chúng ta về nhiều mặt trong đó phí bình
quân đầu người tham gia bảo hiểm ở các quốc gia này cũng hơn hẳn chúng ta
nhiều lần.
Riêng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, tỷ trọng người dân tham gia bảo
hiểm nhân thọ ở Việt nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số, trong khi đó ở Nhật bản tỷ
lệ người dân tham gia Bảo hiểm nhân thọ là: 90%, Singapore là: 50% và ngay tại
Indonesia cũng là: 10%
Một số con số cụ thể về phí bảo hiểm bình quân đầu người tại Việt nam
và các nước phát triển trên thế giới.
19
Tại Việt nam : Phí bảo hiểm bình quân đầu người năm 2007: 208.000
đồng/ người tương đương 13 USD /
người.
Phí BH bình quân đầu người ở một số
nước Đông Nam Á (USD/người)
188
200
150
100
30.5
50
0
54.6
10.5 10.6
Trung
Quoc
Chõu
Thailand
6.1
Philippines
Phớ BH bỡnh quõn đầu
người (USD/người)
Chõu Phi
30.7
Đông và Trung Âu
31.8
Chõu Mĩ Latinh
42
Đông và Nam Á
56.6
Cỏc thị trường mới nổi
46.1
Nguồn: SwissRe Sigma Report No.5/2006
Như vậy, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, để ngành bảo hiểm
trong nước phát triển tương xứng theo kịp với các nước trong khu vực và thế giới
ngoài việc học tập kinh nghiệm quản lý, hoạt động, triển khai các dịch vụ mới…,
đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng
cao nhận thức của người dân về bảo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm để nâng cao
tỷ lệ người mua bảo hiểm cũng như tăng phí bảo hiểm bình quân đầu người lên
cao góp phần tăng doanh thu phí của ngành, nâng cao tỷ trọng phí trên GDP cao