1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

I. Quá trình hình thành và phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 80 trang )


28



và bắt đầu có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau. Với quy định

này, thế độc quyền nhà nước của Bảo Việt bị phá vỡ, các tổ chức bảo hiểm theo

nhiều hình thức pháp lý khác nhau thuộc nhiều thành phần kinh tế có thể tham

gia thực hiện kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm ở Việt Nam.

Hàng loạt công ty bảo hiểm trong và ngoài nước được thành lập với nhiều

thành phần kinh tế khác nhau: 100% vốn nước ngoài; liên doanh; cổ phần như:

Bảo Minh, Bảo Long, Prudential, AIA, Chinfon-Manulife, Bảo Minh-CMG,

PIJICO , Bảo hiểm bưu điện ra đời và gần đây nhất tháng 3/2005 Bộ tài chính

cho phép thành lập bảo hiểm Prévoir thuộc một công ty bảo hiểm nhân thọ Pháp

kinh doanh bảo hiểm nhân thọ qua kênh dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Riêng 2 công

ty bảo hiểm nhân thọ của Mỹ là Ace Life và Newyork Life đã được thủ tương

Phan Văn Khải trao giấy phép kinh doanh ngay tại Mỹ nhân chuyến thăm và làm

việc tại Mỹ (tuy nhiên đến nay Newyork Life đã rút giấy phép không hoạt động

nữa) vào năm 2005 đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam thật sự sôi động

hơn và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm

nhân thọ.

1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Nhân thọ :

Năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính ra

quyết định thành lập lại Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt được Nhà

nước xếp loại "Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt", trở thành một trong 25

doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của

Bảo Việt.

Năm 1996, Bảo Việt còn đạt được một bước tiến lớn hơn nữa trong hoạt

động kinh doanh với việc đưa ra thị trường dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ, đáp ứng

được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư. Đây là dịch vụ bảo hiểm thiết yếu liên

quan đến mọi tầng lớp xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính lớn đầu tư trở lại nền

kinh tế nước nhà. Năm 2000, Bảo Việt thành lập thêm 27 Công ty bảo hiểm nhân

thọ, đưa tổng số đơn vị thành viên của Bảo Việt lên 92 đơn vị, đồng thời thực

hiện tổ chức hoạt động hai hệ thống kinh doanh bảo hiểm riêng biệt. Đầu năm

2001, Bảo Việt tiếp tục thành lập 27 công ty bảo hiểm nhân thọ và 5 chi nhánh



29



bảo hiểm nhân thọ còn lại ở các tỉnh thành, nâng tổng số đơn vị thành viên lên

124 đơn vị (trong đó 61 công ty bảo hiểm nhân thọ).

Thực hiện lộ trình đã được Bộ Tài Chính phê duyệt và nhằm từng bước

chuyên môn hoá các hoạt động của mình để tiến tới thành lập Tập đoàn tài

chính–bảo hiểm (đã được Chính phủ phê duyệt bởi QĐ số: 310/2005/QĐ/TTg

ngày 28/11/2005) . Ngày 04/12/2003 Bộ Tài Chính đã quyết định thành lập Bảo

hiểm Nhân thọ Việt nam ( Bảo Việt Nhân thọ ) là đơn vị hạch toán độc lập trực

thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, đi vào hoạt động chính thức từ

1/1/2004 với 61 công ty trực thuộc.

Trải qua hơn một thập niên (từ năm 1996), Bảo Việt Nhân thọ đã vượt qua

những khó khăn đã không ngừng vươn lên và ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh

liệt của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam mà Bảo Việt là

người mở lối. Bảo Việt đã phục vụ một lượng khách hàng khổng lồ (hơn 4 triệu),

giúp khách hàng đảm bảo khả năng tài chính, nhanh chóng ổn định hoạt động sản

xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống và tránh cho Nhà nước phải chi khoản ngân

sách lớn khi có thiên tai, tai nạn xảy ra.

Kinh qua những thử thách để phát triển trong giai đoạn đổi mới, Bảo Việt

Nhân thọ tiếp tục tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển và lớn mạnh đã thực sự góp phần quan trọng

vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính Việt Nam. Chủ

động trong cạnh tranh và hội nhập về kinh doanh bảo hiểm trong khu vực và thế

giới, Bảo Việt Nhân thọ đã và đang sẵn sàng hành trang để hướng tới tương lai.



30



CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA NGÀNH BẢO HIỂM

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Các chỉ tiêu chủ yếu

1996 1999

2002 2005 2006

2007

1. Kết cấu thị trường

Tổng số DNBH, MGBH

8

15

20

32

37

40

Doanh nghiệp phi nhân thọ

6

10

13

16

21

22

Doanh nghiệp nhân thọ

3

4

8

7

9

Doanh nghiệp tái bảo hiểm

1

1

1

1

1

1

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1

1

2

7

8

8

2. Quy mô thị trường bảo hiểm 1.356 2.291 7.825 15.561 18.376 24.099

(Tỷ đồng)

Doanh thu phí BH(tỷ đồng) 1.264 2.091 6.992 13.616 14.898 17.696

+ Phi nhân thọ

1.263 1.606 2.624 5.486

6.403

8.258

+ Nhân thọ

1

485 4.368 8.130

8.495 9.438

Doanh thu đầu tư(tỷ đồng)

92

200

833 1.944

3.478 6.403

Đóng góp vào GDP(%)

0,49 0,57 1,46 1,85

1,74

2,11

+ Phi nhân thọ

0,46

0,40 0,49

0,65

0,61

0,72

+ Nhân thọ

0,12 0,81

0,97

0,81

0,83

+ Hoạt động đầu tư

0,03

0,05 0,16

0,23

0,33

0,56

Phí bảo hiểm bình quân

17

27

88

164

177

208

đầu người( nghìn đồng)

3. Đóng góp vào ổn định

909 1.494 4.949 9.373 9.957 14.199

kinh tế – xã hội

 Bồi thường và trả tiền

760 789 1.400 4.469

5.690

6.422

bảo hiểm (tỷ đồng)

 Lập dự phòng nghiệp vụ để 149 705 3.549 4.904 4.267

7.777

đảm bảo trách nhiêm đã cam

kết ( tỷ đồng)

4. Đầu tư trở lại nền kinh tế 1.232 2.664 9.955 25.724 30.661 44.945

( tỷ đồng)

5. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm

Tổng tài sản (tỷ đồng)

1.703 3.692 12.503 31.871 39.698 58.000

Tổng dự phòng nghiệp vụ

791 2.107 8.685 23.440 27.707 35.484

6.Giải quyết công ăn việc làm 7.000 30.000 76.600 143.540 118.200

149.100

( cán bộ nhân viên và đại lý)



31



II. Phân tích năng lực cạnh tranh của bảo việt nhân thọ

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảo hiểm và đặc

điểm của sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ mà nội dung cạnh tranh trong các doanh

nghiệp Bảo hiểm nhân thọ chủ yếu là vấn đề thu hút khách hàng mua sản phẩm

bảo hiểm nhân thọ của mình.

Trong vòng 15 năm qua, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP

vào ngày 18/12/1993 và đặc biệt là sau khi Luật kinh doanh bảo hiểm đã chính

thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2001 thì thực trạng của Bảo việt nhân thọ đã ngày

càng lớn mạnh, được thể hiện qua các tiêu chi cụ thể như sau:

2.1. Tài chính

Là một Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ (Tập đoàn tài

chính – bảo hiểm Bảo việt trực thuộc Bộ tài chính ) - Công ty con, từ ngày 01

tháng 01 năm 2004, Bảo việt Nhân thọ hoạt động kinh doanh với số vốn là 1.500

tỷ đồng và tổng tài sản là 13.990 tỷ đồng và là doanh nghiệp kinh doanh bảo

hiểm nhân thọ có số vốn cao nhất thị trường.

Công tác đầu tư tài chính hiện nay tập trung tại Tập đoàn phát huy thế

mạnh tập trung vốn đầu tư và đa dạng hình thức đầu tư, danh mục đầu tư, tạo thế

và lực cạnh tranh tốt, bảo toàn và phát triển vốn, hạn chế tối đa rủi ro, đảm bảo

những cam kết cũng như giảm phí cho khách hàng và tăng dịch vụ bổ trợ trong

sản phẩm của Bảo Việt. Tuy nhiên, nhìn chung khoản mục tiền gửi vẫn chiếm tỷ

trọng quá lớn trong danh mục đầu tư, Trái phiếu Chính phủ chiếm đa số, gửi

ngân hàng thương mại khiến lợi nhuận của toàn danh mục đầu tư không cao, ảnh

hưởng đến khả năng cạnh tranh trong dài hạn của Bảo Việt. Chưa thực hiện việc

đa dạng hoá hình thức đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư dài hạn

2.2. Khả năng thâm nhập thị trường, thị phần, mạng lưới phân phố, hoạt

động Marketing, quảng cáo khuyếch trương.

Là doanh nghiệp nội địa duy nhất kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bảo việt

nhân thọ có lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về văn hoá của người Việt

nam nên có lợi thế và khả năng thâm nhập thị trường.

Trong thời gian 2 năm 2006 và 2007 Bảo việt đã nhường ngôi vị số 1 cho

Prudential và đứng kế cận đối thủ này ở vị trí số 2.



32



Mạng lưới phân phối:

Bảo việt nhân thọ là doanh nghiệp duy nhất có mạng lưới phân phối phủ kín

64 tỉnh thành trong cả nước với 61 Công ty thành viên, 500 văn phòng phục vụ

và 25.000 đại lý với trên 4 triệu khách hàng. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay

gắt buộc các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực này phải đa dạng hoá kênh phân

phối sản phẩm. Theo thống kê từ các nước đang phát triển, các kênh phân phối

đang được sử dụng phổ biến hiện nay là :

Các kênh truyền thống



Các kênh trực tiếp



Các kênh mới



- Môi giới



- Qua điện thoại



- Ngân hàng



- Đại lý



- Qua thư tín



- Cửa hàng



- Đại diện thương mại



- Qua Internet



- Dịch vụ bán lẻ



- Qua các nhà tuyển dụng



Tỷ trọng 85%



Tỷ trọng 2%



Tỷ trọng 13%



Thực trạng hiện nay của Bảo Việt Nhân Thọ, kênh phân phối sản phẩm

còn đơn điệu, chủ yếu dựa vào hệ thống Đại lý cá nhân, Đại lý tổ chức chưa

nhiều, việc liên kết bán sản phẩm chéo vẫn còn rất ít. Hơn nữa, việc tổ chức hệ

thống phân phối thông qua đại lý vẫn còn nhiều bất cập, do :

- Chính sách đại lý chưa ổn định, có quá nhiều thay đổi trong chiến lược tổ

chức do Bảo Việt Nhân thọ vừa tổ chức, vừa rút kinh nghiệm.

- Nguồn hoa hồng, khen thưởng và phúc lợi cho đại lý còn hạn chế, thấp

hơn so với các Công ty Bảo hiểm Nhân thọ khác. Đặc biệt tại các thành phố lớn

nơi mà thị trường sức lao động cao, chi phí đắt đỏ… làm tăng sức cạnh tranh

trong việc tuyển dụng và giữ chân đại lý.

* Hoạt động Marketing:

- Hoạt động marketing chưa được đầu tư đúng mức, chưa mang tính

chuyên nghiệp cao.

- Tổ chức hoạt động Marketing chưa đa dạng, chưa thực hiện đầy đủ các

chức năng Marketing. Hoạt động này đang dừng lại ở công tác PR và phục vụ sau

bán hàng.

- Địa bàn nhạy cảm nhất và doanh thu lớn nhất của Bảo Việt Nhân thọ là

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm cung cấp mọi thông tin, một



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

×