1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

CHƯƠNG III: LIÊN HỆ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.6 KB, 78 trang )


Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại,

sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ.

Chính sách tỷ giá thời kỳ này giúp TQ đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt

CCTM, CCTT và đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng

Năm 1991, Trung quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có

quản lý. Tỷ giá trao đổi của đồng NDT thường xuyên dao động, đồng NDT hầu như hạ

giá.Tỷ giá danh nghĩa giữa đồng NDT với USD tương đối ổn định ở mức 5.2 -> 5.8

NDT/USD  Lạm phát cao TQ, tác động xấu tới mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy xuất

khẩu.

Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1994 lại đây. Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống

nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi

Để khắc phục các khó khăn do thị trường tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch

mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung

quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh

thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Trung quốc đã cho đồng

nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên

8,7 NDT/USD. Kèm theo đó là các quy định xóa bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh

nghiệp thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ

thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép.

Từ năm 1994 đến nay Trung quốc đã thực hiện chuyển đổi tỷ giá theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên trên thực tế Trung quốc vẫn thực hiện cơ

chế tỷ giá cố định gắn với đồng USD. Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ

năm 1994 lại đây đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung

quốc. Trước năm 1994, Trung quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu

ổn định.



Lớp: CH21H



Page 50



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD,

Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân

dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất

nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ

lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu hàng năm.

Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách

kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối

Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ

ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch

vãng lai.

Trong năm 2005, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay

đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket), đồng

thời NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song

phương là 0,3%. Ngày 9/8/2005, Thống đốc NHTW Trung Quốc ZhouXia Chuan đã

công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật

và đồng Won Hàn Quốc, ngoài ra các đồng Bảng Anh, Ruble Nga và Baht Thái… cũng

có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều.



Lớp: CH21H



Page 51



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Bảng 4: Đồng Nhân dân tệ thời kì khủng hoảng tài chính Châu Á



Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD.

Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh

tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại

số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới

xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều

năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối

cao.

Đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ

sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế

xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng

GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối năm 2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế

giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối

của Trung quốc đứng đầu thế giới…

Lớp: CH21H



Page 52



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Tỷ giá đồng NDT thời điểm này đã bị đánh giá thấp khoảng 30% so với các đồng

tiền khác (40% so với USD và 20% so với EUR). Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật bản

cho rằng Trung quốc đang sử dụng chính sách tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất

khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn sang các nước, làm mất cân đối nghiêm trọng thị trường

vốn, tài chính quốc tế, đây là nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng. Ngày càng nhiều

nước phản đối chính sách tỷ giá của Trung quốc.



Tháng 6/2010, Trung Quốc chính thức công bố áp dụng tỷ giá linh hoạt. Tháng

6/2010, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 Trung Quốc đã chính thức công bố chấm

dứt chính sách tỷ giá áp dụng trong thời kì khủng hoảng khi nền kinh tế hồi phục trở lại

và áp lực lạm phát tăng lên. Đây được cho là biện pháp mà NHTW Trung quốc đưa ra

nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát cao, kích cầu, bước đi mới cho việc chuyển

hướng từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa. Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc tháng 5/2010

leo lên mức 3,1%, cao nhất trong 19 tháng và vượt mức mục tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lãi

suất cơ bản ở mức 5,31%. Tỷ lệ thất nghiệp 4,2%. Như vậy sau khi đồng NDT được điều

chỉnh linh hoạt, đồng nhân dân tệ đã tăng 1,8% lên mức 6,7081 nhân dân tệ/USD từ mức

6,8202 nhân dân tệ/USD sau 23 tháng tỷ giá neo cố định.

Tính đến ngày 11/8/2011, tỷ giá NDT/USD đã tăng lên 6,39. Đây là mức tăng cao

nhất kể từ tháng 6/2010. Một ngày trước đó, Fed cam kết giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0

– 0,25% đến giữa năm 2013. Số liệu công bố ngày 10/8 cũng cho thấy thặng dư thương

Lớp: CH21H



Page 53



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



mại tại Trung Quốc tháng 7/2011 lên mức cao nhất trong 2 năm. Tháng 7/2011, chỉ số

giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, mức độ cao nhất

trong 3 năm.

Việc Trung Quốc cho phép đồng NDT của mình tăng giá so với các đồng tiền

khác phần nào đã làm giảm áp lực đối với Trung Quốc từ phía các nước phương Tây, tuy

nhiên theo các chuyên gia đánh giá thì đồng NDT vẫn đang ở mức thấp hơn so với thực

tế tới 30-40%

Năm 2012: Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị

thực nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, theo đó tạo ra thế bất lợi cho các nước khác. Chính

phủ Trung Quốc thiết lập tỷ giá tham chiếu giữa USD và nhân dân tệ là 6,3328 nhân dân

tệ một USD, so với tỷ giá hôm qua là 6,3259 nhân dân tệ. Ngân hàng trung ương Trung

Quốc cho phép USD dao động trong biên độ 0,5% quanh mức tham chiếu trên trong

ngày.

1.2.Tác động tích cực và hạn chế chính sách tỷ giá Trung Quốc

Việc duy trì chính sách đồng Nhân dân tệ yếu trong thời gian dài bên cạnh việc

phối hợp đồng bộ với các công cụ tỷ giá, các chính sách tiền tệ đã giúp nền kinh tế Trung

Quốc có những lợi thế nhất định về mặt thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế. Tuy

nhiên, Trung Quốc cũng đang phải hứng chịu những hệ lụy từ chính sách tỷ giá của

mình.

Tác động tích cực:

- Tạo ưu thế cạnh tranh thương mại cho các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc

trên trường Quốc tế, kích thích sản xuất trong nước.

- Chính sách duy trì đồng NDT yếu được xem như là một biện pháp bảo hộ của

Trung Quốc đối trong thương mại quốc tế: một mặt vừa kích thích xuất khẩu, mặt khác

lại hạn chế nhập khẩu. ( Hàng hóa XK của TQ trở nên rẻ đi đối với nước ngoài, hàng hóa

nhập khẩu vào TQ trở nên đắt đỏ hơn)

- Đạt thặng dư thương mại liên tiếp nhiều năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

Hạn chế chính sách tỷ giá Trung Quốc:



Lớp: CH21H



Page 54



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



- Các khoản vay bằng ngoại tệ và rủi ro đầu tư trong tương lai tăng lên khi các nhà

đầu tư dự kiến về tính không ổn định của tỷ giá hối đoái

- Tình hình tài chính bất ổn

- Tăng sự phụ thuộc nền kinh tế vào yếu tố bên ngoài

- Bóp méo nền kinh tể thế giới cụ thể các nước có quan hệ thương mại với TQ

Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm 2013, tỷ giá giao dịch của nhân dân tệ

so với USD trên thị trường đã liên tục tăng lên. Trên bảng giao dịch ngày 11/01/2013,

đồng nhân dân tệ đã tăng tới 81 điểm cơ bản lên 6,2712 RMB/USD, mức tăng cao nhất

trong 19 năm trở lại đây.

1.3.Ảnh hưởng tới Việt Nam:

Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều

tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm

2009 đạt 20,751 tỷ USD, hết quý I năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ

năm trước. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường Trung quốc ngày càng lớn về

giá trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm 2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12

tỷ USD, năm 2009 11,53 tỷ USD, và quý I năm 2010 là 2,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục

thống kê). Mặt khác nhập siêu từ Trung quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt

nam, theo số liệu của bộ công thương công bố và báo cáo tổng hợp của tác giả Nguyễn

Duy Nghĩa, nguyên Phó Văn phòng bộ Thương mại cho thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung

quốc so với nhập siêu của cả nước đã và đang duy trì ở mức rất cao, năm 2001 là 18,7 %,

năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và dự đoán năm 2010 là

94,4%. Đây thực sự là những khó khăn của ngoại thương nước ta, trong khi ta luôn xuất

siêu với các thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Úc, song nhập siêu từ thị trường Trung quốc

ngày một tăng và duy trì ở mức cao chưa từng có. Do đó, muốn hạn chế nhập siêu của

Lớp: CH21H



Page 55



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Việt nam thì phải có những biện pháp thực sự hiệu quả để giảm thâm hụt thương mại với

Trung quốc.



1.4.Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá – Bài học cho Việt Nam

Đối với ý kiến cho rằng nên để đồng Việt nam mất giá nhiều hơn nữa để khuyến

khích xuất khẩu.

Việc này Trung quốc đã làm thành công. Song qua nghiên cứu cho thấy đặc điểm

của nền kinh tế Trung quốc năm 1994, năm Trung quốc thực hiện phá giá đồng nhân dân

tệ không giống như Việt nam. Trước đó Trung quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt để

phá giá tiền tệ. Từ việc định hướng phát triển của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, việc

xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, cho đến việc

kết hối ngoại tệ, cân đối ngoại tệ, cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu đều phù hợp với việc

phá giá tiền tệ. Đối với Việt nam việc phá giá tiền tệ mạnh có thể liên quan đến 2 vấn đề,

phá giá có lợi cho xuất khẩu song giá đồng USD cao không có lợi cho nhập khẩu, nhập

Lớp: CH21H



Page 56



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, mặt khác cơ cấu thương mại của Việt

nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cho xuất khẩu giảm theo. Để

làm rõ vấn đề này, cần tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt

nam gia tăng trong những năm gần đây.

Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu

được nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh

hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Những kinh nghiệm thành công

cũng như các khó khăn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc là những bài học quý giá

cho các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam nghiên cứu và vận dụng. Chính sách

tỷ giá cũng cần được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế và

những mục tiêu đề ra qua từng thời kỳ.

2.CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA THÁI LAN

2.1.Chính sách tỷ giá các giai đoạn và tác động tới kinh tế:

Giai đoạn trước 1997

Thái Lan bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa đất nước từ năm 1961, khi bắt đầu kế

hoạch phat triển năm năm lần thứ nhất. Tốc độ tăng trưởng GDP trong thập niên 60

khoảng 8%/năm, trong thập niên 70 khoảng 7%/năm và trong thập niên 80 khoảng

8%/năm. Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người tăng từ mức 440 USD năm 1995 lên

3012 USD năm 1996. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 39% trong nền kinh tế vào năm 1961

giảm xuống còn 26,7% năm 1976 và chỉ còn 10,4% năm 1996. Giá trị xuất khẩu theo đầu

người đạt 630 USD/người năm 1991 đã tăng lên 1177 USD/Người năm 1996.

Như vậy, nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan suốt hơn ba thập kỷ từ

1961 đến 1996, ta thấy rất yên tâm, vì tốc độ GDP bình quân hàng năm luôn từ 7% đến

8%, Thái Lan lúc nãy được cả thế giới khâm phục và ví như một con hổ của Châu Á.

-Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém hiệu quả

Lớp: CH21H



Page 57



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Tăng trưởng GDP ở mức cao, kéo dài nhiều thập kỷ, cộng với lãi suất tiết kiệm

trong nước cao (bình quân tại thời điểm bấy giờ là 16,3% trong khi ở Mỹ là 7,6%) và tỷ

giá hối đoái gần như cố định đã tạo nên một môi trường kinh doanh hấp dẫn với các nhà

đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính, cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại.

Như vậy, các doanh nghiệp trong nước, nếu vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng, công ty

nước ngoài như Mỹ thì chỉ chịu lãi suất khoảng ½ lãi suất vay trong nước. Nếu các

doanh nghiệp tận dụng khả năng sử dụng vốn bên ngoài này không quan tâm thực sự đến

hiệu quả sử dụng vốn vay thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm, dù tổng giá trị sản lượng có thể

tăng.

Một điểm đặc biệt ở Thái Lan là trong giai đoạn 1991 – 1996, đầu tư trực tiếp của

nước ngoài vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính (gián tiếp) và sử

dụng vốn vay ngắn hạn của nước ngoài. Tổng đầu tư trực tiếp thời kỳ này là 11,791 tỷ

USD, tổng đầu tư trực tiếp thuần là 2,857 USD, do vậy tổng đầu tư gián tiếp thuần là

8,844 tỷ USD. Trong khi đó, tổng đầu tư tài chính thuần (cổ phần, cổ phiếu) là 16,4 tỷ

USD và tổng vay ngắn hạn thuần là 60,4 tỷ USD. Như vậy, trong tổng số vốn nước ngoài

thuần đã đổ vào Thái Lan thời kỳ 1991 – 1996 là 85,293 tỷ USD thì đầu tư trực tiếp chỉ

chiếm khoảng 10,36% và đầu tư gián tiếp 19,23% và tín dụng, vay ngắn hạn là 70,4%.

Việc sử dụng tới gần 90% tổng đầu tư tài chính thuần và tín dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực

tài chính rất lớn lên các công ty, vì phải trả lãi thường xuyền và bằng ngoại tệ, hậu quả là

nếu quản lý kinh doanh không tốt thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty sẽ

thấp. Và thực tế, tỷ suất thu hồi hay tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân các

doanh nghiệp đã giảm từ 8%/năm năm 1991 xuống còn 1%/năm năm 1996. Trong một

nền kinh tế mà lãi suất cho vay là 16,3%/năm còn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

là 1%/năm thì rõ ràng đã đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng “phá sản doanh nghiệp”.

Bảng 5: Số liệu nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1991 – 1998

Năm



1991



1992



1993



1994



Tăng trưởng GDP (%)

Tỷ giá hối đoái



7.0

25.2



7.1

25.3



8.2

25.3



8.6

25



Lớp: CH21H



Page 58



199

5

8.7

25.1



1996



1997



1998



6.7

25.6



-0.4

47.2



-8.3

41.3



Bài tập nhóm 5



Lạm phát

Xuất khẩu (tỷ USD)

Nhập khẩu (Tỷ USD)



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



5.7

28.2

-34.2



4.1

32.1

-36.2



4.6

36.4

-40.1



Cán cân thương mại (tỷ -5.9

-4.16 -4.3

USD)

Cán cân tài khoản vãng lai -7.59 -6.3

-6.36

(tỷ USD)

Cán cân tài khoản vốn (tỷ 11.7 9.47 10.5

USD)

Đầu tư trực tiếp thuần (tỷ 1.85 1.97 1.57

USD)

(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu phát triển 1/2003)



5.1

44.4

-48.2



5.8

55.4

63.4

-7.7



4.8

54.4

-60.9



5.6

56.7

-55.1



8.1



-9.5



-1.5



12.3



-14.7



-3.02



14.3



14.1



13.5

21.9



10.5



-15.8



-9.5



0.87



1.38



1.4



3.34



-3.7

-8.08



-40.6



-Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả

Trước nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và do có phần thiếu kiểm soát hiệu quả

kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay nên các ngân hàng và công ty tài chính Thái Lan

rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho doanh nghiệp trong nước. Tổng số nợ

nước ngoài của hệ thống ngân hàng Thái Lan so với cung tiền đã tăng từ 2,8% năm 1991

lên 28,69% năm 1996. Tổng số nợ nước ngoài so với tổng số tài sản nước ngoài mà hệ

thống ngân hàng đang có tăng từ 171% năm 1991 lên 694% năm 1996. Trong cùng thời

gian này, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA của hệ thống ngân hàng Thái Lan đã giảm chỉ

còn 0,99%. Rõ ràng, Thái Lan đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng thứ hai “phá sản các

ngân hàng”.

-Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán

Trong suốt các năm 1991 – 1996, cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị thâm

hụt, tổng cộng là 35,26 tỷ USD. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 1996 tới 14,7 tỷ USD.

Một lý do của tình trạng này là do xuất khẩu bị kìm hãm, nhập khẩu được khuyển khích

khi tỷ giá danh nghĩa gần như cô định (25 Baht/USD), lạm phat trong nước cao hơn so

với Mỹ (5% so với 3%) làm cho đồng Baht bị lên giá so với đồng USD. Để bù đắp khoản

thâm hụt cán cân thương mại 35,26 tỷ USD và để có vốn đầu tư với mức 40% GDP mỗi

năm thì con đường không tránh khỏi là phải đi vay tiền nước ngoài. Vì vậy, nợ nước

Lớp: CH21H



Page 59



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



ngoài của Thái Lan không ngừng tăng từ 35,99 tỷ USD năm 1991 lên 89 tỷ USD năm

1996, gấp khoảng 2,47 lần trong vòng 5 năm và bằng 54% GDP. Mặc dù số nợ này được

dùng để tăng dự trự quốc gia, từ 18,4 tỷ USD năm 1991 lên 38,7 tỷ USD năm 1996, song

do đầu tư tài chính và tín dụng chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư nước ngoài hàng năm, nên

số nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số nợ nước ngoài 1995 và 51% năm 1996,

và nợ ngắn hạn năm 1995 và 1996 gấp 1,18 lần dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tức là Thái Lan

đã mất đi khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ năm 1995. Nếu như các nhà đầu tư Thái

Lan cũng phải thả nổi đồng Baht, thì chính họ sẽ bán cổ phiếu, trái phiếu, đòi nợ ngắn

hạn, đổi từ Baht sang USD, làm tăng cầu ngoại tệ đột ngột. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ

tăng, dự trự ngoại tệ cạn kiệt, nguy cơ mất khả năng thanh toán của quốc gia sẽ ngày

càng cao.

Tóm lại từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1997, Thái Lan đã xuất hiện 4 nguy cơ

khủng hoảng ở mức cao, cụ thể ở sơ đồ dưới đây:

Bảng 6: Các tiền đề và cơ chế khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái Lan



Lớp: CH21H



Page 60



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

×