1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.6 KB, 78 trang )


Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



4.2.1.Mục tiêu ổn định giá cả:

Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ ( tỷ giá tăng) làm cho giá hàng

hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá

cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh, và tỷ trọng hàng

hóa nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao.

Và ngược lại, khi nâng giá nội tệ ( tỷ giá giảm) làm cho giá hàng hóa nhập khẩu

tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát.

Qua đó việc sử dụng chính sách tỷ giá như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được

mục tiêu bình ổn giá cả. Khi các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát,

NHTW có thể sử dụng chính sách tăng giá nội tệ, muốn kích thích gia tăng lạm phát thì

có thể sử dụng chính sách giảm giá đồng nội tệ.

4.2.2.Mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm:

Khi các yếu tố khác không đổi việc sử dụng chính sách tỷ giá làm phá giá đồng

nội tệ sẽ làm cho:

Kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trược tiếp làm tăng thu nhập

quốc dân và tăng công ăn việc làm. Phá giá đồng nội tệ làm cho những ngành sản xuất

không sử dụng hoặc ít sử dụng nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi

thế cạnh tranh về giá so với hàng nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập

và tạo thêm công ăn việc làm mới.

Ngược lại, khi các yếu tố khác không đổi, tăng giá đồng nội tệ, sẽ tác động làm

giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp.

Chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được mục tiêu

tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm. Hay khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng

có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ để kìm hãm tốc độ tăng trưởng quốc tế.

4.2.3.Mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai:

Thông qua việc thay đổi các chính sách tỷ giá sẽ tác động trực tiếp hoạt động xuất

nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, là hai bộ phận chủ yếu cầu thành cán cân vãng lai. Do dó

có thể nói chính sách tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân vãng lai.

Lớp: CH21H



Page 12



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



-Với chính sách tỷ giá định thấp đồng nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và

hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về

trạng thái cân bằng hay thặng dư.

-Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và

kích thích nhập khẩu, giúp điều chỉnh cản cân vãng lai từ trạng thái thặng dư về tráng

thái cân bằng hay thâm hụt.

-Với chính sách tỷ giá định giá cân bằng dẽ có tác dụng làm cân bằng xuất khẩu và

nhập khẩu giứ cắn cân vãng lai tự động cân bằng.

4.3.Các nội dung của chính sách tỷ giá.

4.3.1.Phá giá tiền tệ

Trong chế độ tỷ giá cố định Phá giá tiền tệ là việc Chính phủ đành tụt giá đồng nội

tệ so với đồng ngoại tệ. Biểu hiện của phá giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh tăng so

với tỷ giá được Chính phủ cam kết duy trì trước đó. Tỷ giá tăng làm đồng nội tệ giảm

giá. Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền

tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong

suốt thời gian dài TGHĐ biến động mạnh thì vấn đề xác định lại TGHĐ là điều không

thể tránh khỏi, song các nhà nước không thừa nhận điều đó, họ phá giá tiền tệ lúc nào,

mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ. Phá giá tiền tệ đã

trở thành một chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến TGHĐ và cán

cân thanh toán quốc tế.

Phá giá tiền tệ là sự tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ thấp hơn

sức mua thực tế của nó.

Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là:

+ Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá, do đó có tác

dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cán cân

thanh toán quốc tế.

+ Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài

cũng như chuyển tiền ra ngoài nước, do đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại

hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó TGHĐ sẽ giảm xuống.

Lớp: CH21H



Page 13



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



+ Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy

quan hệ cung và cầu ngoại hối bớt căng thẳng.

Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán

cân thương mại.

Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không

còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và

năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của nước đó.

4.3.2.Nâng giá tiền tệ

Trong chế độ tỷ giá cố định, nâng giá tiền tệ là việc Chính phủ tăng giá đồng nội

tệ so với các ngoại tệ. Biểu hiện của nâng giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh giảm so

với tỷ giá Chính phủ đã cam kết duy trì trước đó.

Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn

ngược lại với phá giá tiền tệ. Ngày nay, việc nâng giá tiền tệ thường do các nguyên nhân

sau:

+ Do áp lực các nước khác muốn tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá của họ

vào quốc gia có cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế dư thừa.

+ Tránh những đồng tiền mất giá “chạy trốn” vào nước mình.

+ Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốn làm “lạnh” nền kinh tế

để tránh khủng hoảng về cơ cấu thì sẽ nâng giá về tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hoá,

giảm đầu tư vào trong nước mình.

+ Phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài xây dựng một nền kinh tế của

mình “trong lòng” các nước khác nhằm giữ vững thị trường bên ngoài, vấn đề sống còn

của nền kinh tế mỗi quốc gia.

Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của

nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình

vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa.

4.3.3.Giữ tỷ giá ở mức cố định không can thiệp

4.4.Các công cụ của chính sách tỷ giá.

Lớp: CH21H



Page 14



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



4.4.1.Các công cụ trực tiếp.

-Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối

Là hoạt động của NHTW các nước trong việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì

một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi

đến một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành

can thiệp thì NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Các hoạt động thay

đổi cung tiền trong lưu thông có thể làm cho nền kinh tế bị áp lực lạm phát hoặc thiểu

phát chính vì vậy đi kèm với các hoạt động can thiệp trục tiếp thì NHTW phải sử dụng

thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hoặc bổ sung sự thiếu hụt tiền tệ

trong lưu thông .

+ Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ: Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác

động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước,

NHTW đóng vai trò là người mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân

hàng tại một mức tỷ giá nào đó.Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng

dự trữ ngoại tệ lớn.

+ Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý: Nghiệp vụ này được sử dụng để thay đổi

lượng cung tiền lưu thông từ đó làm thay đổi tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán

các giấy tờ có giá.

-Biện pháp kết hối

Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ

phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép

kinh doanh ngoại hối.

Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị

trường ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp này là tăng cung ngoại tệ để đáp ứng

nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội

tệ.

-Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ



Lớp: CH21H



Page 15



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng người

mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ .Tất cả các biện pháp này để

giảm áp lực thiếu hụt ngoại tệ, tránh đầu cơ và giữ cho tỷ giá cố định.

Với xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính thì

các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên không phù hợp. Chính vì vậy xu

thế thế giới là ngày càng hạn chế can thiệp hành chính và chuyển sang sử dụng các công

cụ thị trường.

4.4.2.Các công cụ gián tiếp.

-Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các NHTM

vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Lãi

suất tái chiết khâu là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và

nó có tác động đến tỷ giá hối đoái. Đây là một công cụ điển hình đạt được nhiều hiệu quả

cao trong các công cụ tác động gián tiếp đế tỷ giá.

Khi dự trữ tiền mặt giảm xuống gần bằng với tỷ lệ an toàn tối thiểu thì NHTM cần

cân nhắc việc có nên tiếp tục cho khách hàng hay không và chi phí của các khoản cho

vay đó khi nhu cầu rút tiền của các khách hàng cũ tắng cao đột biến (nếu xảy ra) như thế

nào.

Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thì trường thì các NHTM sẽ

tiếp tục cho vay cho đến khi tiền mặt dự trữ đạt đến tỷ là an toàn tối thiểu bởi vì nếu xảy

ra trường hợp các ngân hàng này thiếu tiền thì chính họ sẽ đi vay của NHTW về để thanh

toán lại cho khách hàng mà vẫn không bị lỗ.

Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường thì các NHTM sẽ không mại

hiểm cho vay quá nhiều mà sẽ hạn chế lại các khoản tín dụng sao cho đảm bảo khả năng

thanh toán.

Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu thì mặt bằng lãi suất thị trường sẽ tăng hấp

dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm nội lên giá và ngược lại.

-Thuế quan



Lớp: CH21H



Page 16



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm, nội tệ lên giá

(và ngược lại).Vì vậy cho nên không nên áp đặt một mức thuế quá cao sẽ dẫn tới khả

năng xuất khẩu bị giảm sút (do nội tệ lên giá), thuế quan cũng gây ra tệ nạn buôn lậu,

thuế càng cao buôn lậu càng tăng và những điều này làm giảm phúc lợi chung do đó làm

giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế.

Đối với những nước có nền sản suất non trẻ thì thuế quan cũng là một cách để bảo

hộ trước sự tấn công của hàng hoá các nước khác.

-Giá cả

Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất

khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất.Trợ giá xuất khẩu làm cho khối

lượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho

một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu, nội tệ giảm giá.

Trợ cấp chia làm 2 loại: trực tiếp bổ trợ tức là trực tiếp chi tiền cho nhà xuất khẩu

và gián tiếp bổ trợ tức là ưu đãi về tài chính về một số mặt hàng cho nhà xuất khẩu như

ưu đãi về thuế trong nước, thuế xuất khẩu…..

Đây được xem như là một thủ đoạn để lũng đoạn thị trường thế giới.

-Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM

Khi thị trường khan hiếm ngoại hối thì NHTW có thể tăng dự trữ ngoại hối đối

với các khoản ngoại tệ huy động được của các NHTM, chi phí huy động ngoại tệ tăng

cao, các NHTM phải hạ lãi suất huy động để tránh bị lỗ, khiến cho việc nắm giữ ngoại tệ

trở nên kém hấp dẫn so với việc nắm giữ nội tệ, tăng cung ngoại tệ trên thị trường.

-Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ



Lớp: CH21H



Page 17



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM

1997 ĐẾN NĂM 2012.

1.CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN 2012.

1.1.Bối cảnh kinh tế, chính trị.

1.1.1.Tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh

hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8%

năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong

khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ . Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

bình quân thời kỳ 2007-2011 đạt 6,8%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai

đoạn nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có

xu hướng giảm dần: từ tốc độ tăng trường GDP năm 2006 là 8,23%, đến năm 2007 đánh dấu

mốc Việt Nam gia nhập WTO tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc đạt mốc 8,46% và sau đó

tụt giảm mạnh mẽ xuống còn 6,31% năm 2008 và xuống thấp nhất trong vòng 5 năm xuống

còn 5,32% vào năm 2009. Đến năm 2010 nền kinh tế có sự khởi sắc với tốc độ tăng trưởng

GDP 6,78%, nhưng lại tụt xuống mức 5,89 vào năm 2011.

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 1997-2011 (%)



Lớp: CH21H



Page 18



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Nguồn: TCTK.

Tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,03%, theo công bố

tại cuộc họp báo chiều 24-12 của Tổng cục Thống kê. Mức này thấp hơn đáng kể so với

dự báo gần nhất là 5,2 - 5,3%. Cụ thể, GDP quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III

tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%. So với năm 2011, GDP năm nay giảm 0,86%.

1.1.2.Lạm phát.

Lịch sử kinh tế vĩ mô Việt Nam có 4 lần lạm phát lớn nhất: Mất cân đối tiền hàng

năm 1986-1991, khủng hoảng tài chính khu vực 1997-2000, lạm phát do tác động của

kinh tế thế giới năm 2008, và hiện tại. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm

phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%,

-0.6% và 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á

năm 1997 – 1998. Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai

đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007,

chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm. Năm 2008 là

một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI

đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã

lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng

22.97%. Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều

Lớp: CH21H



Page 19



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

×