Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 136 trang )
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÔNG GIAN VĂN HÓA
LÀNG VẠN PHÚC
1.1. Một số vấn đề về không gian văn hóa làng: Khái niệm, nội
dung và tiêu chí xác định
a) Khái niệm văn hóa: Khái niệm văn hóa vẫn là vấn đề mà các học
giả trên thế giới luôn bàn cãi. Tùy theo góc độ tiếp cận sẽ có những định
nghĩa khác nhau về văn hóa.
- Từ góc độ lịch sử: văn hóa được hiểu là sự trao truyền, kế thừa văn
hóa giữa các thế hệ.
- Từ góc độ giá trị chuẩn mực: văn hóa chính là lối sống, là giá trị của
một cộng đồng người.
- Từ góc độ nhân học: Văn hóa là sản phẩm hoạt động tinh thần của con
người, phân biệt người với động vật…
Văn hóa theo định nghĩa của GS. Viện Sĩ Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác của con
người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Xung quanh khái niệm văn hóa còn có khái niệm văn hóa vật thể và
văn hóa phi vật thể hay còn gọi là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Theo
sách Culturologia1 của G.V. Drach thì văn hóa tinh thần “thuộc về văn hóa
tinh thần có hệ tư tưởng, khoa học, đạo đức, giao tiếp tinh thần, sáng tạo
nghệ thuật và tôn giáo”[tr 124 - 125] và “văn hóa tinh thần là hoạt động
hướng đến sự phát triển tinh thần của con người và xã hội, sáng tạo tư tưởng,
tri thức, các giá trị tinh thần – các kiểu ý thức xã hội” [tr 180]. Văn hóa vật
chất, ông cũng cho rằng: “Công cụ lao động, phương tiện sản xuất, quần áo,
đời sống, nhà ở, phương tiện giao thông – tất cả những gì được gọi là phương
1
G.V. Drach, 2003, Văn hóa học, tr 120 - 124
10
tiện nhân tạo để cư trú của con người và là quá trình và kết quả của hoạt động
vật chất của con người”[tr 120].
Như vậy, văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa thể hiện đời sống
tinh thần của con người dưới hình thức vật chất, là kết quả của hoạt động sáng
tạo, biến những vật chất trong tự nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng.
Văn hóa phi vật thể là một dạng tồn tại của văn hóa dưới dạng vật thể có hình
khối tồn tại trong không gian và thời gian, mà nó thường tiềm ẩn trong trí
nhớ, hành vi ứng xử của con người. Thông qua các hoạt động sống của con
người trong sản xuất, lao động và giao tiếp…mà nó thể hiện ra, khiến con
người nhận biết được sự tồn tại của nó.
b) Khái niệm không gian văn hóa:
Không gian văn hóa là một khái niệm bao gồm một phạm vi trong đó
có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống với những mối
quan hệ về nguồn gốc lịch sử, những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế
hình thành nên những đặc trưng văn hóa chung thể hiện cả ở lĩnh vực văn hóa
đảm bảo đời sống, văn hóa tâm linh cũng như các loại hình thuộc văn hóa quy
phạm. Không gian văn hóa không đơn thuần là một lãnh thổ địa dư nhất định,
nó là một môi trường thống nhất, rộng lớn do con người sống trong không
gian ấy sáng tạo nên.
Về khái niệm không gian văn hóa, theo GS.TS Ngô Đức Thịnh thì có
thể hiểu không gian văn hóa theo hai ý nghĩa, cụ thể và trừu tượng.
Theo ý nghĩa cụ thể, “coi văn hóa như là một không gian địa lý xác
định, mà ở đó mỗi hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh,
tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống. Trong đời sống
xã hội của con người, ít khi một hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại và biến
đổi một cách độc lập, mà chúng thường liên kết với nhau thành những tổ hợp.
Với ý nghĩa ấy, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa vùng, văn hóa làng, văn
11
hóa nghề nghiệp, văn hóa đô thị, văn hóa nông thôn…đều là những dạng
khác nhau của tổ hợp văn hóa”.2
Theo ý nghĩa trừu tượng, có thể hiểu không gian văn hóa như một
“trường”, để chỉ một hiện tượng hay một tổ hợp các hiện tượng (một nền văn
hóa của tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa
(ảnh hưởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trường) văn hóa rộng
hẹp khác nhau.
Để xác định không gian văn hóa của một làng, một địa phương, một
vùng cụ thể, ta phải xét các yếu tố đặc trưng liên quan. Đó là các yếu tố:
- Tính trội văn hóa: Dân gian Việt Nam luôn có cảm nhận về tính
trội trong tính cách con người, trong các sản vật thiên nhiên, trong nếp sống
văn hóa giữa làng này với làng kia, vùng kia tạo nên những đặc trưng văn hóa
riêng của một địa phương đó.3
- Về tên gọi “xứ”: là một vùng đất có những tương đồng nhất định
phương diện phong thổ, khí hậu, dân cư và sinh hoạt văn hóa4. Mỗi xứ có
những nét văn hóa tiêu biểu.
- Vùng văn hóa: là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt
hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ
nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong
vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác.5
2
Ngô Đức Thịnh (2005), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Trẻ, Tr 6
3
Ngô Đức Thịnh (2005), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Trẻ, Tr 46
4
Ngô Đức Thịnh (2005), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Trẻ, Tr 49
5
Ngô Đức Thịnh (2005), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Trẻ, Tr 10.
12
c) Khái niệm văn hóa làng:
Về phương diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý. Còn
đối với người dân, người nông dân bình thường của hàng bao thế kỷ, thì
người ta chỉ biết có làng. Tập tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù
gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng.
Làng người Việt có nội hàm phong phú, đa dạng, toàn diện trên các
lĩnh vực: văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, nghệ thuật kiến trúc, lịch
sử, khảo cổ, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghi thức, lễ hội…
Tính chất khoa học của khái niệm văn hóa làng thể hiện ở chổ, dù phân
loại theo kiểu nào người ta cũng khó có thể đồng nhất phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, tâm lý, lối sống, phương thức hoạt động và ứng xử .... của cộng đồng
làng với các cộng đồng văn hóa khác, kể cả những cộng đồng đặc biệt gần gũi
như xã, hoặc các cộng đồng theo đơn vị hành chính, xã hội hoặc tôn giáo.
Vậy văn hóa làng đã hiện ra như là những khuôn thước ứng xử nằm ở
tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị đặc thù qui
định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự tổng hợp của
những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các cộng đồng.
Làng, có thể nói là cộng đồng văn hóa rất riêng, nhưng cũng rất chung
trong khuôn khổ của lề thói theo phương thức sản xuất châu Á. Cái riêng của
từng làng thì thể hiện tương đối rõ ở từng tập tục riêng, lễ hội riêng, cách thức
ứng xử riêng. Nhưng từng cái riêng ấy lại đều có một "mẫu số chung" làm
nên khuôn thước văn hóa làng.
1.2. Yếu tố địa lý, sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn cấu
thành không gian văn hóa làng Vạn Phúc
Vạn Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu thương mại, phát
triển kinh tế khi nằm tiếp giáp với quốc lộ 6 - cửa ngõ trực tiếp nối quận Hà
Đông với thủ đô Hà Nội và có tuyến đường tỉnh ĐT 430 (TL 72 cũ) chạy qua.
13
Với vị trí thuận lợi như vậy, Vạn Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành thủ công truyền thống.
Về đặc điểm địa hình, Vạn Phúc nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc
Bộ nên địa hình ở đây mang đặc điểm của địa hình vùng đồng bằng: địa hình
tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Địa
hình của làng được chia thành hai vùng: Vùng cao gồm các khu dân cư và các
cánh đồng Mân, Sen, Bồ Các, Tháp I, Tháp II và Dộc Chuôm. Vùng thấp gồm
cánh đồng Bún và cánh đồng Bồ nằm ở phía Tây Nam của làng.
Về thủy văn, làng giáp sông Nhuệ và sông đào La Khê nên việc tưới
nước cho đồng ruộng do hai con sông này cung cấp. Sông ngòi là đường giao
thông quan trọng để Vạn Phúc luân chuyển hàng hóa, phát triển nghề dệt cổ
truyền. Làng nằm bên bờ sông Nhuệ do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ
thủy văn của dòng sông này.
Bảng 1.1: Mực nước lớn nhất trên sông Nhuệ (qua Hà Đông)
Năm
1978
Mực nước sông Nhuệ qua
1983
1984
1985
1994
5,40
5,37
5,77
5,60
5,79
Hà Đông lớn nhất (m)
Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Tây, tháng 12-2006, Thư viện Hà Tây
Về khí hậu làng mang sắc thái của kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là
khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh,
mưa ít. Nhưng nhìn chung khí hậu ở đây ôn hòa hơn các địa phương khác, rất
thuận lợi với điều kiện sống của con người. Nét đặc trưng của kiểu khí hậu
nhiệt đới là có lượng bức xạ mặt trời dồi dào quanh năm và có nền nhiệt độ
cao, thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.
Ta có bảng số liệu nhiệt độ, không khí và độ ẩm tương đối của một số
vùng:
14
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối
THÁNG TRUNG
TRẠM
CHỈ TIÊU
BÌNH
1
Sơn Tây
Ba Vì
Vạn Phúc
Hà Nội
Nhiệt độ (0C)
2
15,9 17,1
3
4
5
6
7
20,1
23,7
27,1 28,6
28,8
8
9
10
11
12
28,2 27,1
21,6
21,1
17,6
23,1
NĂM
Độ ẩm (%)
83
85,0
87,0
87,0
84,0 83,0
83,0
85,0 83,0
83,0
81,0
81,0
83,8
Nhiệt độ (0C)
14,5
17,1
19,9
23,6
27,0 28,6
28,6
28,0 26,9
26,9
20,6
17,6
22,9
Độ ẩm (%)
84,0
85,0
86,0
86,0
83,0 81,0
82,0
85,0 84,0
82,0
80,0
80,0
83,2
Nhiệt độ (0C)
15,7
16,2
19,8
23,5
26,8 28,5
29,1
28,3 27,0 24,4
20,7
17,4
23,1
Độ ẩm (%)
85,0
85,0
88,0
89,0
86,0 84,0
82,0
86,0 85,0
84,0
81,0
80,8
84,6
Nhiệt độ (0C)
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3 28,8
28,9
28,2 27,2
24,6
21,4
18,2
23,5
Độ ẩm (%)
83,0
85,0
87,0
87,0
84,0 84,0
84,0
86,0 83,0
82,0
81,0
81,0
83,8
Nguồn: Tổng cục khí tượng thủy văn
15
Nhìn vào bảng ta thấy lượng mưa phân bố không đồng đều theo thời
gian và không gian. Do ảnh hưởng của chế độ gió mùa nên khí hậu làng cũng
giống như khí hậu của các làng khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là có sự
kế tiếp nhau của hai mùa có đặc tính khác nhau rõ rệt là mùa hè và mùa đông.
Về diện tích và dân số: Trước năm 1945: diện tích của làng Vạn Phúc
là 124,0 ha, trong đó diện tích đất ở: 18,5 ha; đất trồng trọt: 10,55 ha. Dân số
của Vạn Phúc: có 678 hộ và 3.000 nhân khẩu. Năm 2011: diện tích của làng là
143,97 ha, trong đó đất ở là 50,05 ha; đất nông nghiệp là 20,05 ha. Dân số
Vạn Phúc là 13.595 nhân khẩu, 3.209 hộ được chia thành 12 tổ dân phố. Như
vậy, Vạn Phúc là một phường đất chật người đông, đây là kết quả tất yếu của
quá trình đô thị hóa.
Năm 2004 có sự điều chỉnh và mở rộng ranh giới của phường Vạn
Phúc (ngày 1/11/2003), do đó sự tăng trưởng đột biến: năm 2003 dân số Vạn
Phúc là 5.680 người, đến năm 2004 do có sự điều chỉnh và mở rộng ranh giới,
dân số tăng thành 9.429 người. Sự mở rộng không gian sống dẫn đến mở rộng
về không gian văn hóa, không gian văn hóa Vạn Phúc không chỉ còn bó hẹp
trong làng Vạn Phúc xưa mà đã thêm những yếu tố văn hóa mới từ các khu
tập thể liên quan đến lối sống của cán bộ và công nhân viên chức của nhà máy
Len Nhuộm Hà Đông, nhà máy Cánh Kiến, nhà máy dệt Hà Đông, nhà máy
thuốc lá Thăng Long.
16
Bảng 1.3: Hiện trạng dân số Vạn Phúc
Stt
Chỉ tiêu
1
2
2.1
2.2
3
3.1
3.2
4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
Dân số trung bình
Mức gia tăng
Tăng tự nhiên
Tăng cơ học
Tỷ lệ gia tăng
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
Tỷ lệ gia tăng cơ học
Cơ cấu dân số
Số người dưới 15 tuổi
Dân số trên tuổi lao động
Dân số trong độ tuổi lao động
Tổng số cặp kết hôn
Tổng số hộ
Quy mô hộ bình quân
5
Mật độ dân số
Năm
Đv
tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009
2010
2011
Người 5.579 5.613 5.680 9.429 9.574 9.750 9.890 10.168 10.389 10.564
Người 135
64
163
139
145
176
140
278
221
175
Người 93
63
131
103
131
130
135
201
195
157
Người 42
1
32
36
14
46
5
77
26
18
%
2,42 1,14 2,87 1,47 1,51 1,81 1,42
2,73
2,12
1,65
%
1,67 1,12 2,31 1,09 1,37 1,33 1,37
1,97
1,87
1,48
%
0,75 0,02 0,56 0,38 0,15 0,47 0,05
0,75
0,25
0,17
Người
Người
Người
cặp
hộ
Người
người
/ km2
3.212 3.125 3.045 4.789
464
601
727 1145
1.903 1.905 1.908 3.495
70
70
79
112
1.560 1.600 2.275 2.417
3,58 3,52 2,50 3,90
4.756
1330
3.488
132
2.560
3,74
4.900
1400
3.590
100
2.620
3,77
5.025
1460
3683
115
2680
3,82
5.150
1505
3704
123
2705
3,85
5.290
1560
3714
118
2736
3,89
3.874 3.910 3.944 6.548 6.649 6.771 6.868
6.967
7.102
7.189
Nguồn: UBND phường Vạn Phúc
17
4.843
1350
3.557
130
2.600
3,75
Như vậy, Vạn Phúc có nguồn nhân lực khá dồi dào là điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế xã hội, song nó cũng là một sức ép đáng kể lên địa
phương trong việc bố trí việc làm đáp ứng nhu cầu việc làm trong tương lai.
Tính cách con người: Là một xã ở gần tỉnh lỵ lại giao lưu trao đổi hàng
hóa với nhiều nơi, nhân dân Vạn Phúc có điều kiện tiếp thu và xây dựng cho
mình những nét hay nét đẹp trong cốt cách con người. Mặt khác, địa phương
có lịch sử lập cư gồm những người khảng khái không chịu khuất phục cường
quyền của giai cấp thống trị đã từ nhiều phương tới. Họ kéo đến đây dựng
thôn, lập ấp quần tụ, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau. Do vậy người Vạn Phúc có
đặc tính nổi bật là “đoàn kết, cương trực và tự trọng”.6
1.3 Điều kiện lịch sử
Làng Vạn Phúc xưa có tên là Vạn Bảo, vốn là trang Vạn Bảo, xã
Thượng Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Hiện trên tấm bia đá Văn chỉ của làng
được xây dựng từ thời Tây Sơn, cũng ghi thôn Vạn Bảo, xã Thượng Thanh
Oai. Sang thời Nguyễn, xã Thượng Thanh Oai có bốn thôn là: Cầu Đơ, Văn
Quán, Kiều Trì, Vạn Bảo, riêng làng Vạn Bảo nằm biệt lập ở bên kia sông
Cầu Am nên khi chia lại địa giới hành chính, làng được đổi sang thuộc tổng
Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến đầu thế kỷ XX,
do kiêng húy tên vua Thành Thái là Bảo Lân nên mới đổi thành Vạn Phúc.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà
Tây. Năm 2008, do sự sát nhập tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội, nên Vạn
Phúc trở thành phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Theo các cụ trong làng kể lại, thì từ xa xưa, người Mỗ Lao ở bên kia
sông Nhuệ đã chuyển sang bên này sông lập trại sinh sống. Khi mới định cư,
người Vạn Phúc chỉ sống bằng nghề trồng cây lương thực và chăn nuôi. Hoàn
6
Ban chấp hành Đảng bộ xã Vạn Phúc (1986), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ
và nhân dân Vạn Phúc, tập 1, tr 18.
18
cảnh kinh tế tự cấp, tự túc đã đưa người dân làng Vạn Phúc đến với nghề
trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Trong quá trình phát triển kinh tế, bên
cạnh nghề nông, nghề dệt dần dần trở thành nguồn sống chính của làng. Theo
nghiên cứu của GS Nguyễn Quang Ngọc, sang thế kỉ XVI và nhất là vào các
thế kỷ XVII, XVIII, XIX bên cạnh các làng thủ công nghiệp chuyên nghiệp
đã có từ trước, xuất hiện thêm ngày một nhiều các làng, phường thủ công
nghiệp trong đó có Vạn Phúc.7
Từ lúc mới hình thành, làng Vạn Phúc là một làng nông nghiệp kết hợp
với nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, văn hóa làng có đặc trưng là văn hóa
nông nghiệp. Thời kỳ phát đạt của nghề dệt là những năm 1930 – 1940, sau
khi sản phẩm của làng mang dự hội chợ Mác -xây được chính phủ Pháp tặng
huy chương bội tinh và một số người được tặng chức danh Bá hộ, nghề dệt
thịnh đạt, buôn bán phát triển, văn hóa làng là sự kết hợp văn hóa nông
nghiệp với văn hóa thương mại.
Tính chất của không gian văn hóa làng Vạn Phúc: Không gian văn hóa
làng mang đậm yếu tố của văn hóa làng nghề. Không gian văn hóa làng Vạn
Phúc mang tính chất mở, luôn tiếp thu, học hỏi những yếu tố, nền văn hóa tiên
tiến ở trong và ngoài nước một cách có sàng lọc. Không gian văn hóa làng
Vạn Phúc so với không gian văn hóa của những làng nghề lân cận như La Cả,
La Phù…mang những đặc trưng chung của làng nghề Bắc Bộ, đó là: 1. Các
làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp; 2. Công nghệ
kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề truyền thống thường là thô sơ,
sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu, ngày nay do việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật vào sản xuất, máy móc đã thay thế bàn tay thủ công của con người. 3.
Phương pháp dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền
7
Nguyễn Quang Ngọc: Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
2009, tr 112.
19
nghề. 4. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở qui mô hộ gia đình, một số đã
có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
Quá trình biến đổi không gian văn hóa làng diễn ra trên các mặt: không
gian sống, kinh tế, văn hóa. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi không gian văn
hóa làng Vạn Phúc là do quá trình đô thị hóa mở rộng thủ đô Hà Nội, quá
trình đô thị hóa của chính làng Vạn Phúc cũng như của quận Hà Đông; quá
trình sát nhập 5 khối dân cư thuộc phường Yết Kiêu cũ vào phường Vạn
Phúc; sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Vạn Phúc với các tỉnh, thành phố khác,
với khách du lịch nước ngoài…song song với nó là sự phát triển của truyền
hình, internet, truyền thông mang tính đại chúng.
Hiện ở đình làng Vạn Phúc còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong, gồm
có đời Lê 3 đạo, đời Tây Sơn 2 đạo, đời Nguyễn 6 đạo. Trong điều kiện ít ỏi
về sự phát triển của làng Vạn Phúc trong thời kỳ phong kiến thì 11 đạo sắc
phong này cũng đưa lại cho chúng ta một số hiểu biết về sự phát triển và điều
kiện lịch sử hình thành nên không gian văn hóa làng. Đạo sắc phong năm Bảo
Hưng thứ nhất (1801) đời Tây Sơn ghi duệ hiệu Đức thánh với hơn hai mươi
mỹ tự, mà theo quy định xưa thì mỗi đợt gia phong thường chỉ là hai đến ba
mỹ tự. Đến triều Nguyễn, mặc dù đã có tiền lệ ban cấp sắc phong từ đời Lê,
Tây Sơn nhưng các vua đầu triều Nguyễn như Gia Long (1802 - 1820), Minh
Mạng (1821 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847) đều không ban sắc phong cho
thành hoàng làng Vạn Phúc. Mãi đến năm Tự Đức thứ 6 (1853), đình làng
Vạn Phúc mới tiếp tục nhận được sắc phong. Theo quy chế ban cấp sắc phong
thời xưa, một địa phương không nhận được sắc phong có hai lí do. Một là vị
thần mà dân làng tôn thờ không phải là chính thần mà là tà thần, dâm thần.
Hai là dân làng không chịu tuân theo giáo hóa của triều đình. Trường hợp
làng Vạn Phúc thuộc vào lí do thứ hai. Vì thời Tây Sơn, dân làng Vạn Phúc ra
20