Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 136 trang )
cảnh kinh tế tự cấp, tự túc đã đưa người dân làng Vạn Phúc đến với nghề
trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Trong quá trình phát triển kinh tế, bên
cạnh nghề nông, nghề dệt dần dần trở thành nguồn sống chính của làng. Theo
nghiên cứu của GS Nguyễn Quang Ngọc, sang thế kỉ XVI và nhất là vào các
thế kỷ XVII, XVIII, XIX bên cạnh các làng thủ công nghiệp chuyên nghiệp
đã có từ trước, xuất hiện thêm ngày một nhiều các làng, phường thủ công
nghiệp trong đó có Vạn Phúc.7
Từ lúc mới hình thành, làng Vạn Phúc là một làng nông nghiệp kết hợp
với nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, văn hóa làng có đặc trưng là văn hóa
nông nghiệp. Thời kỳ phát đạt của nghề dệt là những năm 1930 – 1940, sau
khi sản phẩm của làng mang dự hội chợ Mác -xây được chính phủ Pháp tặng
huy chương bội tinh và một số người được tặng chức danh Bá hộ, nghề dệt
thịnh đạt, buôn bán phát triển, văn hóa làng là sự kết hợp văn hóa nông
nghiệp với văn hóa thương mại.
Tính chất của không gian văn hóa làng Vạn Phúc: Không gian văn hóa
làng mang đậm yếu tố của văn hóa làng nghề. Không gian văn hóa làng Vạn
Phúc mang tính chất mở, luôn tiếp thu, học hỏi những yếu tố, nền văn hóa tiên
tiến ở trong và ngoài nước một cách có sàng lọc. Không gian văn hóa làng
Vạn Phúc so với không gian văn hóa của những làng nghề lân cận như La Cả,
La Phù…mang những đặc trưng chung của làng nghề Bắc Bộ, đó là: 1. Các
làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp; 2. Công nghệ
kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề truyền thống thường là thô sơ,
sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu, ngày nay do việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật vào sản xuất, máy móc đã thay thế bàn tay thủ công của con người. 3.
Phương pháp dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền
7
Nguyễn Quang Ngọc: Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
2009, tr 112.
19
nghề. 4. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở qui mô hộ gia đình, một số đã
có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
Quá trình biến đổi không gian văn hóa làng diễn ra trên các mặt: không
gian sống, kinh tế, văn hóa. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi không gian văn
hóa làng Vạn Phúc là do quá trình đô thị hóa mở rộng thủ đô Hà Nội, quá
trình đô thị hóa của chính làng Vạn Phúc cũng như của quận Hà Đông; quá
trình sát nhập 5 khối dân cư thuộc phường Yết Kiêu cũ vào phường Vạn
Phúc; sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Vạn Phúc với các tỉnh, thành phố khác,
với khách du lịch nước ngoài…song song với nó là sự phát triển của truyền
hình, internet, truyền thông mang tính đại chúng.
Hiện ở đình làng Vạn Phúc còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong, gồm
có đời Lê 3 đạo, đời Tây Sơn 2 đạo, đời Nguyễn 6 đạo. Trong điều kiện ít ỏi
về sự phát triển của làng Vạn Phúc trong thời kỳ phong kiến thì 11 đạo sắc
phong này cũng đưa lại cho chúng ta một số hiểu biết về sự phát triển và điều
kiện lịch sử hình thành nên không gian văn hóa làng. Đạo sắc phong năm Bảo
Hưng thứ nhất (1801) đời Tây Sơn ghi duệ hiệu Đức thánh với hơn hai mươi
mỹ tự, mà theo quy định xưa thì mỗi đợt gia phong thường chỉ là hai đến ba
mỹ tự. Đến triều Nguyễn, mặc dù đã có tiền lệ ban cấp sắc phong từ đời Lê,
Tây Sơn nhưng các vua đầu triều Nguyễn như Gia Long (1802 - 1820), Minh
Mạng (1821 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847) đều không ban sắc phong cho
thành hoàng làng Vạn Phúc. Mãi đến năm Tự Đức thứ 6 (1853), đình làng
Vạn Phúc mới tiếp tục nhận được sắc phong. Theo quy chế ban cấp sắc phong
thời xưa, một địa phương không nhận được sắc phong có hai lí do. Một là vị
thần mà dân làng tôn thờ không phải là chính thần mà là tà thần, dâm thần.
Hai là dân làng không chịu tuân theo giáo hóa của triều đình. Trường hợp
làng Vạn Phúc thuộc vào lí do thứ hai. Vì thời Tây Sơn, dân làng Vạn Phúc ra
20
sức ủng hộ phong trào. Nghĩa cử ủng hộ phong trào Tây Sơn ấy của dân làng
gây mối phản cảm đối với triều đình Nguyễn nên không có sắc phong.
1.4 Điều kiện xã hội
a) Phân tầng xã hội
Nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp và quỹ ruộng đất của làng Vạn Phúc
có ảnh hưởng nhất định đến phân tầng xã hội trong làng. Do ruộng đất ít,
nghề dệt lại phát triển mạnh, nên ở Vạn Phúc không có địa chủ. Đây là nét
khác biệt giữa làng Vạn Phúc với các làng dệt khác trong khu vực, ví dụ làng
Kiến Hưng thời kỳ này có 11 địa chủ. Trong làng có 16 hộ tiểu chủ là khá giả
nhất làng, mỗi nhà có từ 4 đến 5 mẫu ruộng, có 5 – 6 khung dệt và thuê mướn
khoảng chục thợ làm việc. Là một làng dệt thủ công truyền thống nên tầng lớp
đông đảo nhất trong làng là thợ thủ công. Đây là lực lượng sản xuất chính của
làng, chiếm tới 85% số dân, chi phối hầu hết các mối quan hệ trong làng.
Ngoài các tầng lớp trên, Vạn Phúc còn có một số ít quan lại nặng đầu
óc phong kiến, thủ cựu. Tuy nhiên số này đã về hưu, kinh tế không thuộc loại
giàu có, không duy trì được uy thế chính trị.
Như vậy, trong cơ cấu tầng lớp xã hội ở làng Vạn Phúc thì tầng lớp thợ
thủ công là đông đảo nhất. Quan niệm về thứ bậc trong xã hội ở làng Vạn
Phúc trước 1945 có sự khác biệt so với những làng nông nghiệp khác ở đồng
bằng Bắc Bộ. Các làng nông nghiệp thì vai trò của hai tầng lớp sĩ và nông
được đề cao. Nhưng ở làng Vạn Phúc, có uy tín trong làng lại là những gia
đình Bá Hộ8, gia đình buôn bán lớn (tầng lớp tiểu chủ). Thứ bậc “Sĩ, nông,
công thương” trong quan niệm truyền thống chi phối quan hệ làng xã hàng
ngàn năm bị phá vỡ. Tầng lớp công thương được đề cao. Những người giàu
có không chỉ tính bằng số lượng ruộng đất, thóc gạo hay trâu bò mà tính bằng
8
Những người dệt gấm ở làng được thưởng mề đay và được phong chức Bá hộ như: cụ Bá
Vẽ, ông Bá Hai, ông Bá Ba, ông Bá Nhỡ…
21
số lượng khung cửi và sản phẩm dệt. Vì thế, trong thời kỳ này việc bầu các
chức vụ trong bộ máy thống trị làng như lý trưởng, phó lý…gặp nhiều khó
khăn. Hiện tượng này là do dân làng Vạn Phúc quan niệm ra làm lý dịch vừa
mất thời gian, không làm được nghề lại mất lòng bà con làng xóm. Vấn đề
chính ở làng làm nghề thủ công như Vạn Phúc là vấn đề kỹ thuật nghề nghiệp,
bởi kỹ thuật nghề nghiệp đem lại những nguồn thu nhập cao cho người thợ.
Những thợ dệt giỏi được phong làm Bá Hộ và có địa vị cao trong làng.
Mặt khác, ở Vạn Phúc ruộng đất ít nên tầng lớp nông dân chiếm một tỷ
lệ nhỏ trong dân số, khoảng 7% số hộ. Do số hộ ít và nguồn thu nhập thấp nên
nông dân có xu hướng chuyển sang làm nghề dệt. Tiểu thương, thợ thủ công
là hai tầng lớp chính và có uy tín trong làng.
b) Tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội của một làng Việt cổ truyền được chia thành hai loại: xã
hội trong gia đình (đi kèm với nó là dòng họ) và xã hội ngoài gia đình bao
gồm nhiều thiết chế khác nhau: xóm ngõ, phe giáp, phường hội, bộ máy chính
trị xã hội làng xã. Ở Vạn Phúc có các dòng họ: họ Nguyễn lớn nhất chiếm
61,3% dân; họ Đỗ chiếm 24,9% dân; họ Đặng chiếm 4% dân; họ Triệu chiếm
4% dân, và một số họ khác như: họ Phạm, họ Vũ, họ Cao, họ Bùi…Ở phần
này của luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu hai hình thức tổ chức: phe giáp và
phường hội bởi đây là hai hình thức tổ chức có tính riêng biệt truyền thống
của làng Vạn Phúc, tổ chức phường hội chính là tổ chức phường cửi – một tổ
chức mang tính chất nghề nghiệp.
* Tổ chức phường cửi
Tầng lớp thợ dệt chiếm phần lớn trong dân cư làng Vạn Phúc và chi
phối hầu hết các mối quan hệ trong làng. Những gia đình làm nghề dệt tập
hợp nhau lại thành một tổ chức gọi là Phường cửi.
22