1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

4 Điều kiện xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 136 trang )


số lượng khung cửi và sản phẩm dệt. Vì thế, trong thời kỳ này việc bầu các

chức vụ trong bộ máy thống trị làng như lý trưởng, phó lý…gặp nhiều khó

khăn. Hiện tượng này là do dân làng Vạn Phúc quan niệm ra làm lý dịch vừa

mất thời gian, không làm được nghề lại mất lòng bà con làng xóm. Vấn đề

chính ở làng làm nghề thủ công như Vạn Phúc là vấn đề kỹ thuật nghề nghiệp,

bởi kỹ thuật nghề nghiệp đem lại những nguồn thu nhập cao cho người thợ.

Những thợ dệt giỏi được phong làm Bá Hộ và có địa vị cao trong làng.

Mặt khác, ở Vạn Phúc ruộng đất ít nên tầng lớp nông dân chiếm một tỷ

lệ nhỏ trong dân số, khoảng 7% số hộ. Do số hộ ít và nguồn thu nhập thấp nên

nông dân có xu hướng chuyển sang làm nghề dệt. Tiểu thương, thợ thủ công

là hai tầng lớp chính và có uy tín trong làng.

b) Tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội của một làng Việt cổ truyền được chia thành hai loại: xã

hội trong gia đình (đi kèm với nó là dòng họ) và xã hội ngoài gia đình bao

gồm nhiều thiết chế khác nhau: xóm ngõ, phe giáp, phường hội, bộ máy chính

trị xã hội làng xã. Ở Vạn Phúc có các dòng họ: họ Nguyễn lớn nhất chiếm

61,3% dân; họ Đỗ chiếm 24,9% dân; họ Đặng chiếm 4% dân; họ Triệu chiếm

4% dân, và một số họ khác như: họ Phạm, họ Vũ, họ Cao, họ Bùi…Ở phần

này của luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu hai hình thức tổ chức: phe giáp và

phường hội bởi đây là hai hình thức tổ chức có tính riêng biệt truyền thống

của làng Vạn Phúc, tổ chức phường hội chính là tổ chức phường cửi – một tổ

chức mang tính chất nghề nghiệp.

* Tổ chức phường cửi

Tầng lớp thợ dệt chiếm phần lớn trong dân cư làng Vạn Phúc và chi

phối hầu hết các mối quan hệ trong làng. Những gia đình làm nghề dệt tập

hợp nhau lại thành một tổ chức gọi là Phường cửi.



22



Tổ chức phường cửi ra đời là do sự cần thiết phải liên hiệp và giúp đỡ

lẫn nhau giữa những người sản xuất cá thể. Tổ chức phường dệt còn bảo vệ

nghề nghiệp chuyên môn của làng, tạo những điều kiện thuận lợi cho người

lao động trong tổ chức phường dệt, bằng cách cạnh tranh với bên ngoài, giúp

đỡ bạn nghề khi gặp khó khăn.

Phường dệt của làng Vạn Phúc có những luật lệ như sau:

- Thành viên của phường cửi phải là những người dệt giỏi (thường là

ông chủ nhà hoặc con trai cả có tuổi từ 35 – 40 tuổi trở lên).

- Tôn trọng và kính nể những người tài giỏi, nhất là những người được

phong chức Bá hộ.

- Đoàn kết tương trợ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn.

- Tuyệt đối giữ bí mật nghề nghiệp không tiết lộ cho các làng khác.

Vấn đề giữ bí mật còn được quy định cụ thể như sau:

- Con gái chỉ được truyền bí quyết nghề nghiệp khi lấy chồng làng.

- Nếu con gái lấy chồng, nhất quyết không được truyền bí quyết nghề.

Nếu họ muốn làm nghề để sinh sống phải quay về làng làm cùng với gia đình.

- Nếu một trong những thành viên của phường cửi để lộ bí mật nghề

nghiệp ra bên ngoài thì sẽ bị đuổi ra khỏi làng và không bao giờ được sản

xuất những mặt hàng do phường cửi quy định.

- Không được dựng máy dệt để bán cho người làng khác.

Bên cạnh đó, phường cửi còn quy định những gia đình nào làm nghề

dệt mà chưa phải là hội viên của phường thì không được đem hàng đi bán mà

phải nhờ hội viên của phường cửi đi bán hộ. Đây là một hình thức kiểm tra

ban đầu; hàng làm ra không đẹp thì không ai bán hộ cho, việc làm này nhằm

giữ uy tín cho làng nghề. Như vậy, ngoài chức năng quản lý, phường dệt còn

có chức năng bảo vệ, giữ gìn uy tín, chất lượng sản phẩm cho làng nghề.



23



Khi gia nhập vào phường cửi, gia đình phải soạn một lễ cúng ở đền

phường cửi vào dịp lễ hội hàng năm (ngày 7/1 Âm lịch). Lễ gồm có: một

mâm xôi, một con gà, một đồng bạc Đông Dương – tiền công đức cho quỹ

phường cửi.

Phường dệt Vạn Phúc đặc biệt chú trọng trau dồi nghề nghiệp, nâng cao

chất lượng sản phẩm, dìu dắt thợ trẻ. Việc kính trọng người cao tuổi, người

làm nghề lâu năm, biểu hiện tinh thần quý trọng kinh nghiệm sản xuất. Trong

thực tế, những người già được tôn trọng thường giữ một vị trí quan trọng ở

một số khâu hoặc trong toàn bộ quy trình kỹ thuật cũng như việc phổ biến

kinh ngiệm trong sản xuất. Trong hoạt động của phường cửi còn có việc thờ

cúng Thánh sư để tỏ lòng biết ơn đối với người truyền nghề cho làng.

Như vậy, phường cửi có một vai trò nhất định trong đời sống kinh tế và

xã hội thời kỳ này. Phường cửi vừa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế,

vừa ủng hộ bảo vệ nghề nghiệp. Tuy nhiên, phường cửi cũng có những mặt

hạn chế: Trước hết, đó là một tổ chức có tính cục bộ, gây ra sự đối lập giữa

người bên trong và người bên ngoài hội, nó đề cao quyền lợi của một nhóm

người nhất định. Trong việc truyền nghề, những người giỏi nghề chỉ phổ biến

kinh nghiệm một cách hạn chế trong gia đình và cho con trai trưởng.

Phường cửi được coi là một hình thức tổ chức kinh tế xã hội đặc sắc

của thời phong kiến cũng như trong thời kỳ đầu thế kỷ XX đến trước 1945

của làng Vạn Phúc.

c) Tổ chức Giáp

Giáp là một hình thức tổ chức dành riêng cho nam giới, điều này đúng

với không riêng Vạn Phúc mà còn đúng với các làng Việt cổ khác. Phụ nữ

không được vào giáp. Làng Vạn Phúc lại có 14 giáp. Dân cư của làng tự phân

thành 14 giáp theo từng họ, họ lớn thì có 2 đến 3 giáp, họ nhỏ thì thành một

giáp. Họ Nguyễn lớn nhất có 3 giáp.



24



Tên các giáp đặt theo chữ của đôi câu đối đặt ở hai dãy tảo mạc tại đình

Vạn Phúc. Đôi câu đối như sau:

“Phúc hữu lộc tài lợi thái hợp (tả)

An khang thọ khánh mỹ thiện hòa (hữu)”9

Đôi câu đối thể hiện tài văn chương, mong cầu an khang – thịnh vượng

cho dân làng. Mỗi giáp lấy một chữ gắn với chữ “vạn” mà đặt tên cho giáp:

Vạn Phúc, Vạn Hữu, Vạn Lộc, Vạn Tài, Vạn Lợi, Vạn Thái, Vạn Hợp, Vạn

An, Vạn Khang, Vạn Thọ, Vạn Khánh, Vạn Mỹ, Vạn Thiện, Vạn Hòa.

Tổ chức giáp đề ra quan hệ đặc biệt giữa người với người là quan hệ

tuổi tác. Về nguyên tắc, khi một bé trai chào đời đã được vào giáp. Nhưng

thực tế đó là hình thức ghi tên vào sổ bộ giáp. Các giáp làng Vạn Phúc qui

định ngày 2/12 Âm lịch hàng năm là ngày vào giáp của các thành đinh đến

tuổi 18.

Làng Vạn Phúc, diện tích công điền công thổ quá hẹp không cho phép

cắt khẩu phần cho từng người, bộ máy chính quyền làng xã giao cho mỗi giáp

một khoảng nào đó để cầy cấy. Mỗi giáp có trên dưới 100 người, được chia

vài ba sào ruộng. Các phe giáp giao cho các gia đình luân phiên nhau cầy cấy,

sản lượng màu thu được dùng vào công việc chung của phe giáp.

Lệ làng quy định, mỗi giáp chịu trách nhiệm tổ chức lễ hội và phục vụ

ở đình một năm. Phía ngoài tảo mạc của đình được chia thành hai dãy, mỗi

dãy bảy gian để dành cho 14 giáp hội họp trong những ngày làng có việc.

Kinh phí để duy trì hoạt động lễ hội nằm trong tiền bán màu của các giáp và

tiền bán nhiêu, xã (là những phẩm hàm không phải do triều đình ban cấp mà

do xã bán ra một cách không định kỳ để lấy tiền làm các việc công ích bất

thường). Giáp nào có nhiều tiền thì mới tổ chức rước. Đứng đầu giáp là cụ cử.

Giáp chịu sự điều hành của chính quyền cơ sở.

9



Nhà xuất bản: Hội nhà văn, 2001, Vạn Phúc xưa và nay, tr 29.



25



Tiểu kết chương 1

Điều kiện tự nhiên, con người, xã hội và lịch sử như trên tác động rất

lớn đến sự hình thành và phát triển của không gian văn hóa làng Vạn Phúc.

Không gian văn hóa làng Vạn Phúc là không gian văn hóa của làng nghề - mà

ở đây nghề dệt lụa tơ tằm là nghề truyền thống của làng.

Do có vị trí về tự nhiên, địa hình, khí hậu…thuận lợi, lại cạnh trung

tâm quận Hà Đông, nên giao thông đi lại dễ dàng, làng Vạn Phúc có nhiều

điều kiện phát triển kinh tế cũng như văn hóa đời sống xã hội. Con người Vạn

Phúc xuất phát là những cư dân nông nghiệp chịu thương, chịu khó, thuần

hậu, chăm chỉ lao động sản xuất nên nghề dệt được phát triển từ đời này sang

đời khác. Nghề dệt đã mang lại thu nhập cao, phục vụ đời sống của cư dân.

Với vị thế địa văn hóa như trên là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc hình

thành không gian văn hóa làng Vạn Phúc.

Trong mối quan hệ với các làng lân cận, làng Vạn Phúc nói theo

nghĩa bóng là người được hưởng lợi giữa một bên là nguồn cung cấp nguyên

liệu của các làng dọc sông Đáy và một bên là thị trường tiêu thụ sầm uất và

năng động – Thăng Long – Hà Nội. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề dệt

Vạn Phúc do những nguyên nhân: Một là, gần đường giao thông: Vạn Phúc

nằm trên những đầu mối giao thông bộ, thủy quan trọng. Nằm ở vị trí này cho

phép làng Vạn Phúc có thể kết hợp sử dụng các loại phương tiện vận chuyển

khác nhau để chở nguyên vật liệu về và chở sản phẩm đi tiêu. Hai là, gần

nguồn nguyên liệu, một số nơi cung cấp tơ tằm cho Vạn Phúc như: tơ Sơn

Đồng (Hoài Đức), Đan Phượng, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Bắc Ninh, Nam Định, xa

hơn ở Miền Nam. Tơ bóng được nhập ở Trung Quốc, Anh, Pháp, Ý…Ba là,

gần nơi tiêu thụ sản phẩm, thị trường chính. Vạn Phúc gần Hà Đông, một nơi

tập trung dân cư với mật độ cao, lại gần các chợ lớn như chợ Hà Đông, và đặc

biệt là gần Hà Nội, một trung tâm đô thị thương mại lớn xuất hiện sớm nhất



26



so với cả nước, nơi tiêu thụ các sản phẩm dệt tơ tằm tại chợ lớn Hàng Ngang

– Hàng Đào. Bốn là, sức ép về kinh tế, đây là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy

hình thành và phát triển của làng nghề. Vạn Phúc là làng đất chật, ít ruộng

đất, mật độ dân số cao, lại có nghề truyền thống từ lâu đời, để đảm bảo đời

sống và thu nhập cư dân chọn cách phát triển nghề dệt tơ tằm. Năm là, lao

động và tập quán sản xuất. Những kỹ năng, kỹ xảo của người thợ, phong tục

tập quán, quy chế của làng là những nhân tố giúp cho làng nghề tồn tại, phát

triển. Những đặc điểm để phân biệt lụa Vạn Phúc với các nơi khác đó là ở

chất liệu tơ tằm và những hoa văn dệt nổi. Cái tinh túy nhất của lụa Vạn Phúc

nằm ở kỹ thuật dệt hoa từ bao đời nay của người Vạn Phúc.

Làng Vạn Phúc - làng nghề - làng cách mạng. Người Vạn Phúc có đặc

tính nổi bật là “đoàn kết, cương trực, tự trọng, yêu quê hương, yêu tổ quốc”.

Không gian văn hóa làng nghề tràn ngập trong hơi ấm tình người, sự

cưu mang, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.



27



CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHÍNH

2.1 Khía cạnh vật thể của không gian văn hóa

2.1.1 Tổ chức không gian sống

2.1.1.1 Cấu trúc thôn, ngõ, xóm

Xưa kia Vạn Phúc có 5 xóm: Xóm Trong, xóm Ngoài, xóm Giữa, xóm

Quán, xóm Lẻ 10. Tên gọi của các xóm thể hiện vị trí các xóm và cấu trúc của

làng.

Vạn Phúc là cái nôi của cách mạng, là cơ sở của Đảng bộ Hà Đông, sau

năm 1975 hòa bình lập lại, có sự thay đổi về cấu trúc và tên gọi các xóm.

Xóm Ngoài tách làm hai, thành lập xóm Đoàn Kết và Quyết Tiến; xóm Giữa

đổi tên thành xóm Chiến Thắng, một phần xóm Trong và một phần xóm Giữa

gộp lại thành xóm Độc Lập, phần còn lại của xóm Trong lập thành xóm Hồng

Phong, một phần xóm Quán và xóm Lẻ gộp thành xóm Bạch Đằng, phần còn

lại của xóm Quán đổi tên thành xóm Hạnh Phúc. Sau hòa bình, tên các xóm

cũng được thay đổi mang ý nghĩa của chiến công vang lừng chói lọi - Bạch

Đằng; mang tên của vị lãnh đạo hoạt động cách mạng - Hồng Phong và hơn

hết là thể hiện tinh thần đoàn kết, đấu tranh cách mạng - Quyết Tiến, Đoàn

Kết, Chiến Thắng. Xóm Độc Lập, Hạnh Phúc thể hiện ước mơ, nguyện vọng

chân chính của nhân dân khi đã trải qua những năm tháng chiến tranh khốc

liệt. Làng Vạn Phúc lúc này có cấu trúc theo mô hình ô bàn cờ, theo trục

đường chính của làng các xóm được tỏa đi hai bên.

Năm 2005, Vạn Phúc sát nhập thêm 5 khối, trước thuộc phường Yết

Kiêu quản lý, đó là các khối: khối 6, khối 7, khối 8, khối 9 và khối 10. Sự

thay đổi về không gian hành chính dẫn đến thay đổi về cấu trúc làng, cấu trúc

10



Ban chấp hành Đảng bộ xã Vạn Phúc, 1986, Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ

và nhân dân Vạn Phúc, tập 1, tr 11.



28



làng lúc này theo mô hình cụm phân tán. Ngày nay Vạn Phúc có 12 tổ dân

phố, trên cơ sở của 7 xóm cũ của Vạn Phúc và 5 khối mới sát nhập.

Các tổ dân phố được phân bố như sau:

- Lấy trục đường Vạn Phúc (trước là đường 430) làm trục phân cách,

thì có 4 tổ bên kia đường: tổ 6, tổ 7, tổ 8, tổ 10, đây là các tổ thuộc phường

Yết Kiêu cũ, nay nhập vào phường Vạn Phúc. Dân cư ở đây chủ yếu là cán

bộ, công nhân viên chức của nhà máy Len Nhuộm Hà Đông, nhà máy Cánh

Kiến, nhà máy dệt Hà Đông, nhà máy thuốc lá Thăng Long sinh sống.

- Bên này đường có 8 tổ: tổ 9 và 7 xóm (cũ) của Vạn Phúc.

Về cấu trúc ngõ, xóm: được phân thành hai trục

- Trục lấy từ cầu Am đến dọc bờ sông được gọi là tuyến phố cầu Am.

Địa giới tính từ cầu Am đến cồng làng cạnh chùa Vạn Phúc có các tổ: tổ 9; tổ

Đoàn Kết; tổ Quyết Tiến; tổ Độc Lập; tổ Chiến Thắng.

- Trục từ cổng chùa Vạn Phúc đi đến Miếu gọi là tuyến lụa Vạn Phúc.

Địa giới tính từ tuyền lụa Vạn Phúc ra đường Lê Văn Lương kéo dài có 3 tổ:

Bạch Đằng, Hạnh Phúc, Hồng Phong.

Các tổ dân phố nằm liền kề nhau, phân cách bởi đường đi trong làng.

Các tổ dân phố, các ngõ dù chỉ là những phân thể của làng về mặt cư trú, lại

có cuộc sống riêng của chúng, cuộc sống của xóm, cuộc sống của ngõ: “Bán

anh em xa mua láng giềng gần”, những ứng xử tập thể ấy mà tiếng nói dân

gian đã mô thức hóa thành khẩu ngữ, quy chiếu vào thành quan hệ giữa người

với người trong phạm vi xóm và ngõ, hơn là trong phạm vi cả làng.

Sự thay đổi về tên gọi và không gian sống dẫn đến sự thay đổi về văn

hóa, về lối sống của làng Vạn Phúc. Các tên gọi xưa: Xóm Trong, xóm Ngoài,

xóm Giữa, xóm Quán, xóm Lẻ, thể hiện vị trí của các xóm trong cấu trúc

làng, đọc tên các xóm ta thấy sự bình dị, đơn giản trong nghĩa từ. Các tên gọi

mới: Hạnh Phúc, Bạch Đằng, Quyết Tiến, Chiến Thắng…nghĩa của từ đã



29



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

×