Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 136 trang )
CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC: BIẾN ĐỔI,
PHÁT TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ
3.1 Xu hướng biến đổi: Theo hai hướng tích cực và tiêu cực
Tính cộng đồng cao là một đặc trưng cơ bản của đời sống xã hội tại các
làng quê Việt Nam. Đối với những làng nghề tính cộng đồng còn được nâng
cao lên một bậc do yếu tố tổ chức sản xuất phường hội. Vạn Phúc cũng vậy,
với nghề dệt cổ truyền hình thành từ lâu đời nên tính cộng đồng làng xã đã trở
thành một đặc điểm nổi bật, cố hữu. Hầu như mọi người trong làng xóm đều
có những mối liên hệ cùng làng, có thể là mối liên hệ họ hàng, mối liên hệ
thông qua hôn nhân và đặc biệt là mối liên hệ trong hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đời sống cộng đồng của cư dân Vạn
Phúc đã có nhiều biến đổi cùng với hàng loạt những tác động do quá trình
phát triển xã hội mang lại như: quá trình đô thị hóa mở rộng thủ đô Hà Nội,
quá trình đô thị hóa của chính làng Vạn Phúc cũng như của quận Hà Đông; sự
giao lưu kinh tế, văn hóa của Vạn Phúc với các tỉnh, thành phố khác, với
khách du lịch nước ngoài…song song với nó là sự phát triển của truyền hình,
internet, truyền thông mang tính đại chúng…tất cả chúng làm cho đời sống
văn hóa của cư dân ở Vạn Phúc giảm bớt tính cộng đồng và thay vào đó là các
hoạt động văn hóa xã hội mang tính chất gia đình và cá nhân được phát triển
mạnh. Sự biến đổi về không gian văn hóa làng dần dần hình thành nên không
gian văn hóa phường, thể hiện rõ nét qua các khía cạnh:
3.1.1 Biến đổi về kinh tế:
* Tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế Vạn Phúc:
Trong giai đoạn 2001 – 2010, kinh tế Vạn Phúc đã có những bước phát
triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, đời sống nhân dân từng
bước được cải thiện.
82
Năm 2001, tổng GDP đạt 68,15 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp là 1,68
tỷ, chiếm tỷ lệ 2,47%; Công nghiệp – Tiều thủ công nghiệp là 41,75 tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 61,26%; Thương mại dịch vụ là 24,72 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
36,27%. Năm 2010, tổng GDP đạt 137,23 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp là
1,68 tỷ, chiếm tỷ lệ 1,06%; Công nghiệp – Tiều thủ công nghiệp là 76,69 tỷ
đồng, chiếm tỷ lệ 57,69%; Thương mại dịch vụ là 56,25 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
41,25%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với xu hướng tích cực: Nông nghiệp
giảm trong khi thương mại dịch vụ tăng nhanh chóng. Năm 2001, tỷ trọng
Nông nghiệp – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ là
2,47 - 61,26% - 36,27%. Năm 2010 chỉ số này tương ứng 1,68% - 57,69% 41,25%. Như vậy trong giai đoạn 2001 – 2010, khu vực kinh tế Thương mại Dịch vụ đã có sự tăng trưởng về mặt tỷ trọng để vươn lên cùng công nghiệp
trở thành hai khu vực kinh tế chính của phường, điều này phù hợp với quá
trình phát triển đô thị hóa của khu vực.
83
Bảng 3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế Vạn Phúc giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm
ĐV tính
2001
2004
2006
2007
2008
2009
2010
1
Tổng giá trị sản xuất
Tỷ đồng
84,65
113,39
156,34
173,84
194,26
210,32
221,65
1.1
Nông nghiệp
Tỷ đồng
2,09
2,57
2,40
2,51
2,61
2,56
2,60
1.2
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Tỷ đồng
53,56
74,31
96,49
110,00
117,12
125,54
135,14
1.3
Thương mại - Dịch vụ
Tỷ đồng
29,00
36,51
57,10
60,76
75,23
79,96
82,85
2
Tổng giá trị tăng thêm – GDP
Tỷ đồng
68,15
85,64
108,64
115,36
120,56
126,47
137,23
2.1
Nông nghiệp
Tỷ đồng
1,68
1,94
1,71
1,75
1,78
1,76
1,68
2.2
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Tỷ đồng
41,75
54,42
63,14
66,95
69,78
72,63
76,69
2.3
Thương mại - Dịch vụ
Tỷ đồng
24,72
29,28
43,85
46,79
48,45
52,08
56,25
3
GDP bình quân đầu người
Tỷ đồng
7,35
6,09
8,32
9,37
9,61
9,87
10,02
4
Cơ cấu kinh tế
%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
4.1
Nông nghiệp
%
2,47%
2,27%
1,58%
1,52%
1,48%
1,58%
1,06%
4.2
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
%
61,26% 63,55% 58,12% 58,03% 57,25% 58,10%
57,69%
4.3
Thương mại - Dịch vụ
%
36,27% 34,19% 40,36% 40,56% 41,27% 40,30%
41,25%
Nguồn: UBND phường Vạn Phúc
84
Quá trình đô thị hóa đã tác động đến việc tất yếu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, điều này tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân trong
làng. Cơ cấu lao động của Vạn Phúc phân bố trong 3 khu vực kinh tế là nông
nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại.
Nông nghiệp – một trong những ngành nghề kinh tế chính nay mất đi
vai trò quan trọng và những năm tới sẽ không còn một chút đất nào để phát
triển. Không như những làng thuần nông khác ở đồng bằng Bắc Bộ trước xu
thế công nghiệp hóa đô thị hóa, họ bị thu hồi hết đất, được đền bù và không
có nghề nghiệp, sau khi có tiền họ nghĩ đến việc tiêu pha, mua sắm, tiền hết
họ mới nghĩ đến chuyển đổi nghề nghiệp, đi làm thuê, làm mướn, làm công
nhân các khu công nghiệp. Với người dân làng Vạn Phúc – một làng thủ công
truyền thống nên sự ứng xử trước quá trình đô thị hóa diễn ra không mấy khó
khăn, sẵn nghề truyền thống của làng, những nông dân đã chuyển sang làm
nghề dệt hay các ngành nghề thương mại dịch vụ: buôn bán…Dịch vụ nhà trọ
cho thuê cũng khá triển ở Vạn Phúc. Do ở Vạn Phúc có mấy nhà máy hoạt
động trên địa bàn phường: như nhà máy nhựa Vinh Hạnh, nhà máy Dệt Len
Hà Đông và nhà máy Len Nhuộm nên đối tượng thuê trọ ở Vạn Phúc chủ yếu
là công nhân tại các nhà máy này, ngoài ra còn có một số sinh viên học tại các
trường đại học gần đây nằm trên đường Thanh Xuân đến trọ. Quy mô nhà trọ
cũng khác nhau: có nhà làm nhà cấp 4 cho thuê, có nhà xây hẳn nhà kiên cố
2,3 tầng cho thuê. Giá thuê nhà ở đây khoảng 800 – 1 triệu hoặc cao hơn một
chút tùy thuộc vào diện tích của nhà. Xu thế chính là làm nhà khép kín, đẹp.
Đóng góp về mặt kinh tế thì dịch vụ cho thuê nhà trọ cũng làm tăng thêm thu
nhập cho các hộ dân sống tại làng.
Do làng nằm trên đường quốc lộ 430 nên ở mặt đường các hộ gia đình
ở Vạn Phúc mở khoảng 95 cửa hàng kinh doanh, hoặc cho thuê khoảng 87
cửa hàng. Mở rộng hoạt động kinh doanh, nhiều người còn mở những cửa
85
hàng đáp ứng nhu cầu mới của đa số nhân dân và người ở trọ với nhiều lựa
chọn khác nhau như: cửa hàng may quần áo, 7 quán cắt tóc gội đầu, nhiều
shop quần áo – giày dép, 8 quán Internet, 6 cửa hàng rửa xe, 5 quán cà
phê…Đây hoàn toàn là những cửa hàng mới có ở làng trong những năm gần
đây nhưng do nắm bắt được thị hiếu chung, các cửa hiệu làm ăn cũng khá.
Kinh tế của làng phát triển theo xu hướng của thời mở cửa, nhiều ngành
nghề kinh doanh mới ra đời tạo thu nhập cho người dân, nhất là những nông
dân trong hoàn cảnh đất nông nghiệp bị thu hẹp, ngành nông nghiệp không
còn giữ vai trò chính nữa. Kinh tế phát triển nên đời sống nhân dân Vạn Phúc
được nâng cao, tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, bên cạnh những mặt tích
cực, còn những mặt hạn chế, mặt trái của thời mở cửa, của quá trình đô thị
hóa. Đó là những mặt hạn chế về văn hóa, xã hội, bản sắc của không gian văn
hóa làng ngày bị mai một. Điều này thể hiện qua sự biến đổi về không gian
văn hóa và lối sống của con người trước sự giao thoa, lai căn của những nền
văn hóa mới.
Con người dần quen với những dịch vụ mới
Vạn Phúc trước đây là một làng kinh tế đảm bảo đời sống mang tính tự
cấp, tự túc. Người dân tự sản xuất ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống bản
thân mình. Gạo là do việc trồng lúa, rau trồng trong vườn, cá được đánh ngoài
sông, mương. Hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra rất ít.
Ngày nay, nền kinh tế phát triển, nhu cầu về đời sống nâng cao. Ngoài
các sản phẩm nông nghiệp tự sản xuất, con người còn có nhu cầu trao đổi và
cần các nhu cầu dịch vụ mới. Các dịch vụ này được đáp ứng ngay trong làng,
do các cửa hàng kinh doanh các nhu yếu phẩm mọc lên rất nhiều. Hàng quán
mọc lên san sát, chợ làng có đầy đủ các loại thực phẩm, quán cà phê, cửa
hàng cắt tóc, gội đầu, xe ôm, xe taxi…luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu con
người.
86
Con người dần quen với những sinh hoạt văn hóa mới: từ những hoạt
động văn hóa văn nghệ quần chúng đến những hiện tượng văn hóa mới như:
phát thanh, truyền hình, băng, đĩa, karaoke…mỗi thứ có những mặt tích cực
và hạn chế của nó, thậm chí có thể hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động văn hóa
truyền thống phát triển. Toàn phường có 3 đài truyền thanh do đó kịp thời
thông tin đến người dân những chủ trương, chính sách của nhà nước, tình
hình của địa phương. Những hoạt động có tính chất nhà nước về văn hóa mới
như tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, những câu lạc bộ
thơ, nhạc, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường, truyền thông dân số, mít
tinh, kỷ niệm, hội nghị, giăng đèn, kết hoa, biểu ngữ nhân những ngày lễ lớn
của đất nước…đều là những sinh hoạt văn hóa hiện đại tồn tại với cuộc sống
hàng ngày của người Vạn Phúc.
Con người dần quen với lối sống mới
Do làng nằm ở ven đô nên lối sống thị thành ảnh hưởng rất rõ nét.
Ngày trước, đất rộng, rác thải chủ yếu là rác thải nông nghiệp dễ phân hủy
nên người ta quen vứt đâu thì vứt. Hiện nay, đất chật người đông, vấn đề ô
nhiễm môi trường là một gánh nặng của địa phương. Để thu dọn rác thải, làng
có đội chuyên thu dọn rác. Nhưng đó chỉ là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác
thải của đời sống. Làng Vạn Phúc là một làng nghề tiều thủ công. Vấn đề ô
nhiễm môi trường làng nghề, tại các cơ sở dệt nhuộm vấn đề vệ sinh môi
trường đang được đặt ra gay gắt. Qua khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất, qua
phỏng vấn 15 hộ dân cư không làm nghề hoặc làm ở mức độ rất nhỏ của làng
nghề dệt Vạn Phúc cho ta thấy toàn bộ các xưởng dệt nhuộm nằm xen kẽ
trong khu dân cư, có qui mô vừa và nhỏ, hoạt động mang tính chất kinh tế hộ
gia đình, sản xuất liên tục suốt ngày đêm nên ảnh hưởng về tiếng ồn trực tiếp
đối với người lao động cũng như các thành viên hộ gia đình và dân cư xung
quanh. Môi trường làng nghề bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải được thải ra
87
trực tiếp không qua xử lý từ các hộ chuội nhuộm. Đồng thời hệ thống ao hồ
chứa nước thải không những bị thu hẹp mà còn chứa thêm một lượng nước
thải của công ty Dệt nhuộm và nhà máy Dệt len Hà Đông, do đó mức độ ô
nhiễm càng trầm trọng.
Theo thống kê của Y tế phường Vạn Phúc cho thấy người dân chủ yếu
mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp, tiêu hóa, dịch cúm. Một dấu hiệu
đáng quan tâm là số tử vong do ung thư chiếm tỉ lệ khá cao, mỗi năm có trung
bình 3 người chết vì ung thư.
Tiến hành khảo sát trực tiếp, có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương,
chúng tôi khảo sát một số cơ sở dệt nhuộm, các xưởng sản xuất ở đây ngay
trong khuôn viên gia đình, xen kẽ khu dân cư. Chỉ có một cơ sở đầu tư một
khoản kinh phí 50 triệu đồng/năm để cải tảo mở rộng nhà xưởng và 150 triệu
đồng/năm cho mua sắm trang thiết bị máy móc cải tiến công nghệ phát triển
sản xuất. Thực tế cho thấy các xưởng sản xuất rất chật hẹp (trên dưới 100 m2/
hộ) và các máy dệt được cơ giới chạy bằng thoi điện thay cho dệt chân như
ngày xưa. Khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò
than công suất rất nhỏ. Thuốc nhuộm họ thường mua của Trung Quốc trên thị
trường tự do nên không kiểm soát được lượng hóa chất dùng hàng ngày của
các gia đình.
Theo thống kê của trạm y tế Vạn Phúc trong năm 2001 đã có 88 người
và năm 2002 đã có 48 người bị tai nạn lao động đến y tế cấp cứu do chấn
thương.
88
Bảng 3.2: Số liệu kết quả đo đạc một số yếu tố vệ sinh môi trường lao
động tại các cơ sở dệt nhuộm
TT
Vị trí đo
Nhiệt
Độ Tốc độ
Ánh
Tiếng
Nồng
0
độ C ẩm %
gió
sáng
ồn
độ bụi
m/s
LUX
dBA
mg/m3
Tiêu chuẩn VSCP
32
80
0,5
500
75
4,0
1
CS số 1
- Đầu PX
- Giữa PX
68-72
0,1
300
72-75
- Cuối PX
25-26
68-74
0,1
350
92-93
- Cạnh máy dệt
23-24
69-71
0,2
320
77-80
- Văng sấy
24-25
69-71
0,1
400
90-92
- Cửa lò hơi
24-25
68-72
0,1
380
73-76
- Cách lò hơi 0,5 m
26-28
70-86
0,2
680
77-78
- Cuối PX
23-25
70-82
0,2
450
70-72
- Máy dệt trơn
25-26
81-84
0,1
500
85-90
- Máy dệt hoa
23-25
72-78
0,2
650
81-83
1,15
- Máy guồng
23-24
72-76
0,1
450
78-84
1,10
- Máy suốt
2
24-25
1,10
23-24
74-82
0,1
500
80-82
1,40
- Cửa lò than
24-25
72-80
0,1
520
73-76
- Cách lò than 0.5m
28-30
76-81
0,2
700
68-72
-Cạnh thùng nhuộm 26-28
77-80
0,2
880
65-71
1,20
1,30
CS số 2
- Đầu PX
- Giữa PX
3
1,10
CS số 3
Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc
89
1,40
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy người lao động làm việc tại các
cơ sở dệt nhuộm đều phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn từ 72 dBA – 93
dBA, vượt tới 18 dBA so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép của Bộ y tế. Kết
quả phỏng vấn người lao động cũng có tới 83,3 % trả lời bị ảnh hưởng nhiều
bởi tiếng ồn và 67% làm việc trong điều kiện thiếu gió, 50% ảnh hưởng do
bụi bông…Một số ít người làm việc ở khâu nhuộm vải còn phải tiếp xúc với
điều kiện vi khí hậu không thuận lợi, hơi than và thuốc nhuộm độc hại. Hầu
như người lao động chưa được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như nút
chống ồn, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động. Các cơ sở cũng không có các
biện pháp xử lí nước thải nhuộm trước khi thải ra hệ thống chung của làng
nghề gây ô nhiễm môi trường dân cư.
Kinh tế làng nghề càng phát triển thì mặt trái của làng nghề - vấn đề
ô nhiễm môi trường ngày càng gây bức xúc trong người dân. Nhưng đứng
trước vấn đề thu nhập và đảm bảo đời sống, người dân làng nghề Vạn Phúc
phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm.
Điều đặc biệt nữa là từ khi có một lượng lớn người ngụ cư vào làng
để ở trọ, người dân dần phải thích nghi. Lối sống, cách nghĩ có thể rất khác
nhau bởi người trong làng là thuần nhất một nền văn hóa chung, còn những
người đến trọ ở Vạn Phúc đến từ nhiều miền quê với nền văn hóa khác. Việc
ảnh hưởng xáo trộn với văn hóa bản thổ là điều đang diễn ra.
Làng Vạn Phúc đang chuyển từ văn hóa truyền thống sang văn minh
công nghiệp hiện đại. Những đặc trưng văn hóa truyền thống không thể không
bị ảnh hưởng, có những chuyển biến tích cực, nhưng cũng nhiều chuyển biến
tiêu cực, vấn đề đặt ra là phải có biện pháp giữ gìn và phát huy những nét văn
hóa truyền thống tốt đẹp – đặc trưng của không gian văn hóa làng.
90
3.1. 2. Biến đổi văn hóa
3.1.2.1 Biến đổi không gian sống của làng Vạn Phúc
* Không gian làng truyền thống
Vạn Phúc - làng ven đô truyền thống là một cộng đồng dân cư, đơn vị
kinh tế xã hội, là môi trường văn hoá. Làng là một đơn vị cơ bản bao gồm
những thành tố: công trình công cộng truyền thống, nhà ở, không gian giao
tiếp công cộng. Các thành tố này đan xen hoà quyện gắn bó chặt chẽ tạo thành
một không gian thực thể chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống.
Cổng làng có vai trò to lớn trong tâm thức của người dân. Cổng làng
mở ra không gian kiến trúc của làng. Vạn Phúc có bốn cổng: Hai cổng nằm
trên tuyến phố lụa Vạn Phúc, mỗi cổng ở một đầu tuyến phố. Hai cổng nằm
trên tuyến đường cầu Am. Các cổng này đều mới được xây dựng lại.
Ảnh chụp 11: Cổng làng Vạn Phúc mới xây dựng năm 2011
91
Đình làng Vạn Phúc là kiến trúc của đình tiêu biểu cho kiến trúc đình
thời Nguyễn. Đình thờ thần hoàng làng là bà Ả Lã Đê Nương đã có công dạy
nghề cho làng.
Chùa Vạn Phúc kết cấu chữ đinh, là một kiến trúc Phật giáo thờ Phật
theo phái Đại thừa. Ngôi chùa đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng của làng và là di sản văn hóa quý giá, là niềm tự hào của nhân dân
quê hương.
Đền là nơi tôn thờ bà tổ nghề dệt. Bà là người giúp việc cho Thành
hoàng, dạy dân làng làm nghề dệt. Để tưởng nhớ công ơn của bà dân làng
Vạn Phúc đã lập đền thờ bà.
Miếu là nơi bà thành hoàng hóa ngày 25 tháng Chạp năm 868. Ông Cao
Tần (cháu của Cao Biền) về tế lễ bà và cho lập bàn thờ tại miếu.
Bên cạnh các công trình công cộng, nhà ở là một thành tố quan trọng
trong không gian kiến trúc làng. Nhà ở trước cách mạng tháng Tám, hầu hết
nhà ở của cư dân Vạn Phúc, 50% là nhà tranh vách đất, gần 50% là nhà ngói
xây gạch vôi cát, còn lại một số ít nhà có điều kiện làm được nhà tầng. Không
gian xung quanh nhà có ao, có vườn cây xanh lá. Con người và thiên nhiên
nơi đây hòa vào nhau tạo nên một bức tranh thơ mộng mà trữ tình.
Nối liền các nhà với nhau là hệ thống đường làng, ngõ xóm. Đường
làng trước đây bằng đất, sau đó được lát bằng gạch. Ở làng có phong tục nhà
chú rể phải xây 5 đến 10 mét đường lát gạch cho làng, nên mỗi khi có đám
cưới, đường làng lại thêm phần sạch đẹp bởi những viên gạch đỏ được xây
nối thẳng hàng.
Không gian nơi đây như một bức tranh thủy mạc. Con người và thiên
nhiên hòa vào nhau, các mảng màu sáng tối kết hợp làm nên một đặc trưng
riêng của làng Vạn Phúc mà vẫn có nét chung với các làng khác ở đồng bằng
Bắc Bộ.
92