Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 104 trang )
3
đồng xây dựng...và những dịch vụ mang tính tài chính như thoả ước thấu chi,
thoả ước tham gia liên doanh, tái bảo hiểm và những cam kết tài chính khác.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hành kinh doanh quốc tế, vấn đề thuật
ngữ “bảo lãnh ngân hàng” vẫn còn bỏ ngỏ. Những từ như “bond”,
“guarantee”, “suretyship” và cả “undertaking” được dùng lẫn cho nhau với
nghĩa bảo lãnh ngân hàng và cho đến nay vẫn chưa có một thoả ước thống
nhất quốc tế nào khẳng định đâu là thuật ngữ chuẩn. Điều này cho thấy tính
chất lỏng lẻo trong việc sử dụng thuật ngữ để khẳng định bản chất một cam
kết bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động ngoại thương.
Bảo lãnh nói chung và cơ bản được NHTM phát hành, do vậy người ta
thường gọi “bảo lãnh’’ là “Bank guarantee”. Tuy nhiên, luật và tập quán của
từng nước có những khác biệt.
Theo bộ luật dân sự Việt Nam, bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên
bảo lãnh) cam kết với người có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh hay người
hưởng thụ) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được
bảo lãnh) nếu khi hết thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa
vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thoả thuận về việc
người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết của ngân hàng nhận bảo lãnh với bên
yêu cầu bảo lãnh về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà bên xin bảo lãnh cam
kết. Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thay những cam kết mà bên xin
bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Bảo lãnh ngân hàng thường cho các mục đích vay vốn trong và ngoài
nước dưới hình thức tín dụng tài chính (vay vốn bằng tiền) hoặc tín dụng
thương mại (vay vốn bằng hàng hoá hoặc mua chịu trả chậm, ký cược để
tham gia đấu thầu, đấu giá hoặc thực hiện hợp đồng hay bảo lãnh trả lại tiền
4
đặt cọc…). Như vậy bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh với mục đích kinh tế cho
các chủ thể tham gia bảo lãnh. Tất nhiên không phải bất cứ ngân hàng nào
cũng có quyền tham gia bảo lãnh mà chỉ những ngân hàng được luật pháp cho
phép và có đủ uy tín và tiềm lực tài chính.
1.1.2. Mục đích và chức năng của bảo lãnh
1.1.2.1. Mục đích của bảo lãnh
Mục đích của hoạt động bảo lãnh nói chung là:
Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh trong các quan hệ kinh tế với các
chủ thể trong nền kinh tế. Trong thương mại quốc tế, rủi ro có thể phát sinh
bất kỳ lúc nào trong các hoạt động kinh doanh cho nên người ta phải hạn chế
khả năng xảy ra rủi ro. Do chưa biết rõ nhau, nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập
khẩu phải được tổ chức có uy tín, thường là ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh
toán, còn nhà nhập khẩu cũng yêu cầu nhà xuất khẩu được ngân hàng bảo
lãnh giao hàng hay thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo lãnh còn nhằm mục đích đền bù những
thiệt hại về phương diện tài chính cho người được bảo lãnh khi nó xảy ra thiệt
hại. Thông thường trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ đã cam kết thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo
lãnh. Lúc này ngân hàng sử dụng số tiền bảo lãnh để bù đắp những thiệt hại
về phương diện tài chính cho người thụ hưởng.
1.1.2.2. Các chức năng của bảo lãnh
Thứ nhất: Bảo lãnh ngân hàng mang chức năng pháp lý.
Người bán, người nhận thầu thông qua thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng
bảo lãnh đấu thầu hoặc thông qua thư bảo lãnh tín dụng… do ngân hàng mình
mở thừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình.
5
Thứ hai: Bảo lãnh ngân hàng mang chức năng thúc đẩy.
Người bán có nghĩa vụ giao hàng, người mua có nghĩa vụ thanh toán
theo quy định của hợp đồng. Ngân hàng chỉ đứng ra bảo lãnh việc thực hiện
nghĩa vụ của doanh nghiệp. Còn việc thực hiện như thế nào là doanh nghiệp
phải lo lấy. Điều này buộc doanh nghiệp phải tính toán sao cho hiệu quả có
được trong kinh doanh là cao nhất. Việc thực hiện nghĩa vụ này ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi người xin bảo lãnh. Vì vậy bảo lãnh có tác dụng thúc
đẩy doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.
Thứ ba: Bảo lãnh ngân hàng có thể sử dụng như một công cụ tài trợ
cho các ngành kinh tế mũi nhọn và ngành kinh tế kém phát triển.
Thông qua bảo lãnh mua chịu hàng hoá, doanh nghiệp có được máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu… đảm bảo kịp thời cho sản xuất. Bản thân chính sách
bảo lãnh của ngân hàng có thể khuyến khích thúc đẩy các ngành kinh tế mũi
nhọn bằng cách tăng cường ưu tiên bảo lãnh hoặc giảm phí bảo lãnh. Nhờ bảo
lãnh, doanh nghiệp có thể có đầy đủ uy tín trong đàm phán vay vốn, dự thầu
với nước ngoài, giúp doanh nghiệp yên tâm trong quá trình thực hiện hợp
đồng.
Thứ tư: Bảo lãnh mang tính chất đền bù.
Trong trường hợp hợp đồng không thực hiện được hoặc thực hiện không
đầy đủ, người mua, người bán, người cho vay…sẽ nhận được một khoản tiền
bồi thường do thiệt hại phát sinh từ việc hợp đồng không được thực hiện.
1.1.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các NHTM
Để xử lý tốt các vấn đề thường gặp trong giao dịch và quá trình bảo
lãnh, các ngân hàng cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Thứ nhất, cần phải có nguồn tài chính vững chắc
6
Đây có thể coi là điều kiện đầu tiên quan trọng nhất để đảm bảo cho
các ngân hàng có khả năng thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh của mình. Bởi
lẽ, nghiệp vụ bảo lãnh cũng giống như rất nhiều các nghiệp vụ khác của Ngân
hàng không tránh khỏi những rủi ro trong thanh toán, các Ngân hàng phải
luôn sẵn có những khoản dự phòng trong trường hợp người được bảo lãnh
không có khả năng thanh toán. Hơn thế, một nguyên nhân nữa không kém
phần quan trọng đó là chỉ có những ngân hàng có tiềm lực tài chính vững
chắc, dồi dào mới có đủ khả năng và uy tín để đứng ra bảo lãnh, đặc biệt là
trong giao thương quốc tế.
Thứ hai, các bộ phận kinh doanh của ngân hàng giàu kinh nghiệm
và linh hoạt.
Nếu không xây dựng được một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và cơ
sở vật chất đầy đủ tiện ích, ngân hàng sẽ chỉ đóng vai trò trung gian chuyển
tiếp cho một ngân hàng khác quy mô lớn hơn để xử lý. Và điều này khiến cho
khách hàng hao tốn nhiều thời gian hơn trong khâu thanh toán bù trừ, tốn kém
hơn trong chi phí xử lý giao dịch, và còn có thể làm sai lệnh thông tin hoặc
phát sinh những vấn đề vướng mắc.
Các cấp quản lý của ngân hàng phải có năng lực thật sự, hiểu biết cặn
kẽ về công việc và quy trình tác nghiệp, nắm vững luật lệ, tập quán thương
mại trong nước và quốc tế, môi trường kinh doanh, về đặc điểm khách hàng
hiện có và khách hàng tiềm năng...Từ đó họ mới có khả năng ra quyết định
hợp lý và đúng đắn, tối ưu nhất.
Thứ ba, quan hệ ngân hàng đại lý rộng lớn, vững chắc
Ngoài việc được cơ quan có thẩm quyền (Ngân hàng Trung ương) cho
phép cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế, quy mô kinh doanh của ngân hàng
tối thiểu cũng phải đạt mức đủ để tạo uy tín kinh doanh trong lĩnh vực ngân
7
hàng, tạo điều kiện xác lập các mối quan hệ ngân hàng đại lý rộng khắp và
bền chặt.
Thứ tư, bảo đảm mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ giữa ngân hàng với
các cơ quan tổ chức cung ứng dịch vụ như các tổ chức bảo hiểm và bảo lãnh
tín dụng xuất khẩu, quỹ hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, cục xúc tiến thương
mại...Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể tận dụng những ích lợi từ những dịch
vụ của các tổ chức này cung cấp nghiệp vụ, đồng thời có biện pháp xác lập
cấu trúc dịch vụ ngân hàng cung ứng phù hợp.
1.1.4. Các bên tham gia trong hoạt động bảo lãnh
Từ khái niệm trên chúng ta thấy việc tham gia bảo lãnh phải có ít nhất
ba chủ thể kinh tế trở lên:
- Người hưởng bảo lãnh (người thứ nhất)
- Người yêu cầu bảo lãnh (người thứ hai)
- Người nhận bảo lãnh (người thứ ba)
Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh:
Thứ nhất: Bảo lãnh được phát hàng theo yêu cầu của người hưởng
nhằm bảo đảm quyền lợi của họ trong hợp đồng thương mại. Cụ thể người
bán hay người mua đều có thể là người hưởng lợi.
Thứ hai: Ngân hàng đứng ra bảo lãnh tức là cam kết trách nhiệm của
mình sẽ bồi thường thiệt hại cho người hưởng trong trường hợp người được
hưởng bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thương mại.
Thứ ba: Về hình thức: Bảo lãnh ngân hàng thường là thư bảo lãnh, một
chữ ký chấp nhận hối phiếu, một L/C mở nhập hàng trả chậm … thực chất là
cam kết đảm bảo trả tiền cho người hưởng.
Về nội dung: Đó là hình thức đảm bảo nợ của ngân hàng. Việc bảo lãnh
đảm bảo cho quyền lợi người hưởng một cách chắc chắn, bên cạnh đó thúc
8
đẩy người xin bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Do bảo lãnh là đảm bảo
đối nhân (dùng uy tín bảo lãnh) nên bảo lãnh rất thích hợp với hai đối tác ở
cách xa nhau trong thương mại quốc tế. Ngân hàng bảo lãnh không phải bỏ ra
một khoản vốn nào mà chỉ dùng uy tín của mình là có thể thu lệ phí cho mình.
Đó chính là điều mà ngân hàng bảo lãnh chịu chia sẻ rủi ro với người hưởng.
Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là trách nhiệm về tài chính. Đây là
trách nhiệm không huỷ ngang và trả tiền ngay khi các điều khoản trong thư
bảo lãnh được tuân thủ.
Ngân hàng không có chức năng làm trọng tài phán xử các khiếu nại hoàn
thiện hợp đồng hoặc đền bù vỡ nợ. Bản thân thư bảo lãnh đã quy định ngân
hàng có trách nhiệm thực hiện ngay các yêu cầu của người hưởng trước khi
làm rõ những bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu sau này ngân
hàng tìm được bằng chứng về sự gian lận của người được hưởng thì ngân
hàng có quyền đòi là tiền bảo lãnh từ người hưởng, việc này tách biệt hẳn với
việc ngân hàng bảo lãnh cho người xin bảo lãnh.
Sơ đồ bảo lãnh:
Người hưởng bảo
lãnh
Người yêu cầu bảo
lãnh
Người nhận bảo
lãnh
1.2. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TRONG NGOẠI THƢƠNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Tính tất yếu của việc phát triển hoạt động bảo lãnh trong các
NHTM ở Việt Nam
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
9
Kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kế trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại quốc tế
(TMQT). Tốc độ xuất khẩu trong suốt thập kỷ qua gia tăng mạnh mẽ từ mức
2042 triệu USD năm 1991 lên tới 14308 triệu USD năm 2000. Nguồn thu từ
xuất khẩu trong những năm qua đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho
nhập khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á từ
cuối năm 1997, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng chững
lại do đây là thị trường chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tăng
trưởng xuất khẩu năm 1998 chỉ là 0.91% so với 27.69% năm 1997.
Tình trạng này một phần do mức cầu về hàng hóa của Việt Nam giảm
sút đáng kể, bên cạnh đó khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt
Nam cũng là mối quan tâm hàng đầu. Theo số liệu mới đây của cuộc điều tra
về hiện trạng phát triển kinh doanh và khu vực tư nhân của Viện nghiên cứu
và quản lý kinh tế trung ương thì có tới 86/336 (chiếm 24.2%) doanh nghiệp
Việt Nam đang có hoạt động xuất khẩu thì cho rằng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp mình kém và rất kém, chỉ có 32/336 (chiếm 9.5%) doanh
nghiệp cho rằng mình có đủ khả năng cạnh tranh, số còn lại cho rằng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình ở mức trung bình và không thể xác
định được mức độ về khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh kém và rất
kém chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp
nhẹ. Nói cách khác, khả năng cạnh tranh có vẻ kém dường như bộc lộ ở
những ngành cần nhiều vốn và đòi hỏi công nghệ cao.
Trong khi lộ trình tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang tới
gần thì danh tiếng, uy tín cũng như quy mô của doanh nghiệp Việt Nam vẫn
còn rất nhỏ bé. Mặc dù trong lĩnh vực xuất nhập khẩu số lượng các doanh
10
nghiệp tham gia tăng lên nhanh chóng nhưng năng lực và hiệu quả của các
doanh nghiệp còn khá hạn chế. Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp nhập
khẩu của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2000 chỉ
có 38% số doanh nghiệp được điều tra có số vốn đăng ký trên 1000 USD,
31% có số vốn đăng ký từ 50 nghìn đến 100 nghìn USD và 31% có số vốn
đăng ký dưới 50 nghìn USD. Cũng theo số liệu điều tra này, chỉ có 7% doanh
nghiệp đạt kim ngạch trên 1 triệu USD, 13% doanh nghiệp đạt kim ngạch từ
500 nghìn đến 1 triệu USD, 51% doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 100-500
nghìn USD, còn lại là dưới 100 nghìn USD trong năm 1999.
Để tối ưu hóa hoạt động xuất nhập khẩu và sử dụng triệt để tiềm năng
kinh tế trong nước, thương mại Việt nam cần phải được tập trung hỗ trợ, làm
tốt các giai đoạn xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô và cấp doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp cần được khuyến khích đổi mới cơ cấu mặt hàng
và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
trong khu vực.
Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của khu vực thương mại Việt
Nam là củng cố thị trường cũ, mở rộng thị trường mới và nâng cao vị thế của
sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để làm được việc này, bên cạnh
những chính sách về xuất nhập khẩu, Việt Nam cần có một cơ chế bảo lãnh
xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều
kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập dần dần với hệ thống thương
mại toàn cầu.
Điều này khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong
việc thúc đẩy và mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu thông qua việc đáp ứng
nhu cầu tín dụng cũng như vấn đề uy tín cho các doanh nghiệp. Và trong hệ
11
thống các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các doanh nghiệp, hoạt động
bảo lãnh là một trong những hoạt động tối ưu cả về uy tín cả về nhu cầu vốn.
Mặt khác, các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, luật pháp quy
định các quan hệ giao dịch tài chính-tiền tệ phải được bên thứ ba là định chế
tài chính hoặc ngân hàng bảo lãnh. Do vậy khi các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài đòi hỏi phải có một
tổ chức đầy đủ tư cách pháp lý đứng ra bảo lãnh theo yêu cầu của họ. Từ các
yêu cầu trên có thể thấy rằng cần thiết phải phát triển hoạt động này tại Việt
Nam.
Về mặt lý thuyết như đã trình bày ở trên, hoạt động bảo lãnh có thể
được thực hiện bởi một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Nhưng thực tế đây
chỉ là chức năng bổ sung của các doanh nghiệp này, hơn nữa các tổ chức này
ở Việt Nam hoạt động kinh doanh còn đơn điệu, mới chỉ tập trung vào một số
nghiệp vụ truyền thống như kinh doanh bảo hiểm (đối với công ty bảo hiểm),
cho thuê tài chính (đối với công ty tài chính)…Vì vậy, có thể nói ở Việt Nam,
chỉ có hệ thống các ngân hàng thương mại mới có đầy đủ các năng lực tài
chính, uy tín và chuyên môn để thực hiện hoạt động bảo lãnh cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Mặt khác, hệ thống các ngân hàng thương mại luôn
luôn có khả năng cung cấp một hệ thống các sản phẩm-dịch vụ tạo điều kiện
thuận lợi cho các quan hệ xuất nhập khẩu diễn ra một cách thuận lợi như dịch
vụ thanh toán, chiết khấu….
Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
đã thực hiện được sứ mệnh của mình là hệ thống các sản phẩm, dịch vụ và hệ
thống các giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ đã hỗ trợ đắc lực cho các doanh
nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường quốc tế và từng bước khẳng định
được thương hiệu Việt Nam với thế giới.
12
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu từ phía bản thân các ngân hàng thương
mại
Hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam đang đổi mới theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh
tế, hiệu quả hoạt động chưa cao. Hiện nay 80% doanh thu của các NHTM
Việt Nam đều từ hoạt động tín dụng, các nghiệp vụ các rất ít ỏi và đơn điệu
nên chưa thực sự là NHTM của nền kinh tế thị trường.
Tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ và các nghiệp vụ khác trong tổng thu
nhập còn quá nhỏ so với tiềm năng và lợi thế của các NHTM như số liệu của
một số ngân hàng được coi là hàng đầu của Việt Nam dưới đây:
Bảng 1.1. Tỷ trọng thu nhập dịch vụ bảo lãnh trên tổng doanh thu
Năm
Tỷ trọng thu dịch vụ/Tổng doanh thu (%)
NHCT
NHNT
NH á Châu
1999
5.4
12.6
14.1
2000
4.1
13.1
15.3
2001
6.2
14.6
16.1
2002
5.7
15.8
17.3
2003
6.6
16.8
18.4
2004
6.8
17.2
19.3
Tỷ trọng trung bình
5.8
15.1
16.8
Nguồn: Ngân hàng công thương, VCB, Ngân hàng Á Châu
Trong khi đó nước ta tín dụng ngân hàng hoạt động trong một môi
trường kinh tế và pháp luật chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, hiệu lực pháp chế
thấp, thiên tai thường xảy ra nên độ rủi ro cao, làm giảm sút kết quả kinh
13
doanh của các NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam cần
phải tiếp tục đổi mới hoạt động, tìm ra những giải pháp hữu hiệu phục vụ
khách hàng tốt hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính mình. Một
trong những hướng đi đó là phải đa dạng hóa các hoạt động. Do đa dạng hóa
các hoạt động giúp các ngân hàng phân tán rủi ro, làm tăng lợi nhuận, thúc
đẩy các hoạt động cùng phát triển và đặc biệt làm tăng khả năng cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, theo một số nghiên cứu gần đây của nhiều nhà kinh tế cho
thấy, hoạt động ngoài bảng cân đối đã thực sự giúp các ngân hàng hạn chế
những biến động trong thu nhập ròng. Đồng thời cùng với việc ngân hàng sử
dụng các công cụ ngoại bảng, sự biến động trong mức chênh lệch giữa thu từ
lãi và chi phí trả lãi trong những năm gần đây cũng không còn quá lớn.
Do vậy, hoạt động bảo lãnh là một trong những hoạt động chiếm ưu thế
do có chi phí tương đối thấp và tính đòn bẩy cao.
Bên cạnh đó, khi các NHTM thực hiện hoạt động bảo lãnh có nghĩa là
ngân hàng đang uy tín và danh tiếng của mình để đảm bảo cho các doanh
nghiệp của Việt Nam trong mối quan hệ với bạn hàng quốc tế. Như vậy, ngân
hàng vừa có thế giúp các khách hàng của mình hoàn tất được thương vụ với
đối tác vừa có thể quảng bá hình ảnh của mình khắp thế giới một cách vô
cùng hiệu quả hơn bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào khác.Trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế khi các cam kết của Việt Nam với các tổ
chức cá nhân quốc gia được thực hiện, các NHTM Việt Nam sẽ có một sân
chơi bình đẳng với các NHTM nước ngoài cả về uy tín và danh tiếng khi thực
hiện hoạt động bảo lãnh cũng như các hoạt động khác là một nguồn lực có giá
trị lớn lao,tạo lên sức cạnh tranh của các ngân hàng.
Có thể nói cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, hoạt động
bảo lãnh trong ngoại thương của các NHTM giữ một vị thế nhất định trong