Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 104 trang )
46
- Các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được
thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
- Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo luật pháp Việt
Nam
Bên cạnh đó, các ngân hàng đại lý của NHNT, Hợp tác xã và các tổ chức
tín dụng khác có đầy đủ điều kiện quy định ở điều 94 Bộ Luật dân sự.
Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh và
tham gia đầu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện
dự án đầu tư tại Việt Nam, Hộ kinh doanh cá thể cũng là đối tượng được bảo
lãnh của NHNT Hà Nội.
2.2.2 Tình hình bảo lãnh trong ngoại thƣơng tại Ngân hàng ngoại
thƣơng Hà Nội từ năm 2001 đến nay
Bảo lãnh là hoạt động quan trọng trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Nghiệp vụ này không những tạo ra một phần thu nhập cho Ngân
hàng mà nó còn tạo điều kiện tương hỗ cho các dịch vụ khác phát triển, nâng
cao uy tín của ngân hàng.
Là một trong những Ngân hàng lớn, có uy tín tại Việt Nam, Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội luôn coi trọng nghiệp vụ bảo lãnh với phương châm
mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
2.2.2.1 Tình hình chung
Nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội được tổng kết
và phân tích thành 2 nhóm chính:
- Bảo lãnh tín dụng hay bảo lãnh vay vốn
47
gồm có:
Bảo lãnh vay thương mại
Bảo lãnh vay tín dụng
- Bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể (hay bảo lãnh phát hành thư)
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hoạt
động thương mại quốc tế và cùng với sự ra đời của một số văn bản pháp luật
điều chỉnh hoạt động bảo lãnh nên tình hình hoạt động của từng nhóm bảo
lãnh có những biến động mạnh mẽ.
Bảng 2.3: Tình hình bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Đơn vị tính: triệu USD
TT
Các khoản
2001
2002
2003
2004
2005
1
Dư nợ đầu kỳ
262.7
233.1
253.6
232.5
203
2
Nhận nợ
120.1
145.5
122.8
135.1
155.5
3
Trả nợ
149.7
125
143.9
164.6
163.5
4
Dư nợ cuối kỳ
233.1
253.6
232.5
203
195
Ghi chú:
- Dư nhận nợ đầu kỳ là số tiền Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã ký
chấp nhận bảo lãnh cho người được bảo lãnh trong một giai đoạn cụ thể
(thường là 1 năm)
- Số trả nợ là số tiền ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã thực hiện trả
cho người nhận bảo lãnh hoặc được giải tỏa sau khi bảo lãnh hết hiệu lực
thường là 1 năm.
- Số dư nợ là số tiền Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đang bảo lãnh tính
đến cuối năm.
48
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Số nhận nợ trong kỳ – Số trả nợ trong kỳ.
Có thể thấy rằng số nhận nợ của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội liên
tục gia tăng qua các năm và đỉnh cao là năm 2005 đạt tới 155.5 triệu USD.
Tuy nhiên số trả nợ cũng gia tăng. Chính điều này dẫn đến số dư nợ cuối kỳ
giảm với tốc độ tương đối cao. Năm 2005 số dư nợ cuối kỳ chỉ còn 195 triệu
USD. Sự thay đổi này do một số nguyên nhân, chúng ta sẽ đi sâu vào phân
tích hoạt động của từng nhóm bảo lãnh.
2.2.2.2 Bảo lãnh vay thương mại
a. Phân tích hoạt động bảo lãnh vay thương mại
Bảo lãnh vay tương mại chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động bảo lãnh
của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Dư nợ bảo lãnh vay thương mại luôn
chiếm khoảng 65-70% tổng dư nợ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.
Bảng 2.4: Bảo lãnh vay thương mại
Đơn vị tính: triệu USD
TT
Các khoản
2001
2002
2003
2004
2005
1
Dư nợ đầu kỳ
202.6
174.4
178.7
150.1
113.2
2
Nhận nợ
80.9
104.1
79.7
89.4
108.1
3
Trả nợ
109.1
99.8
108.3
126.3
91.4
4
Dư nợ cuối kỳ
174.4
178.7
150.1
113.2
129.9
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005
Hoạt động bảo lãnh vay thương mại gia tăng qua các năm. Điều này có
được là do một số nguyên nhân:
- Tình hình kinh tế xã hội nước ta
49
Từ năm 2003 đến năm nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh và ổn định,
đạt mức trung bình7.5%/năm, lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt
mức cao. [Năm 2004 tăng thu hút được hơn 4.6 tỷ USD. Năm 2005 có thể đạt
hơn 5.4 tỷ USD]. Thêm vào đó sự phát triển về thương mại quốc tế giữa Việt
Nam và các nước khác phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn này được coi là sự bùng
nổ về hợp tác quốc tế. Chính vì vậy hoạt động vay thương mại diễn ra nhộn
nhịp, bảo lãnh vay thương mại cũng có những bước phát triển.
- Môi trường pháp lý:
Hoạt động vay vốn thương mại thông qua mở L/C mua hàng trả chậm
diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của hoạt
động này, cũng như mang những rủi ro cao cho hoạt động bảo lãnh chúng.
Đó là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh không
chỉ ở riêng ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội mà diễn ra ở hầu hết các ngân
hàng thương mại.
- Nguyên nhân nội tại
Ngoài ra phải kể đến những nguyên nhân trong bản thân Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh. Trong
giai đoạn này nhiều thư bảo lãnh được mở tràn lan điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Trong năm 2003, 2004 số nhận nợ giảm có thể do một số nguyên nhân
sau:
- Ngân hàng đã nhận thức được những rủi ro cao của loại hình bảo lãnh
vay thương mại. Các doanh nghiệp trong nước mua hàng trả chậm thường do
thiếu vốn. Lợi dụng bên nước ngoài cho phép trả tiền sau một khoảng thời
gian, các doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng hóa về rồi gom tiền trả nợ cho
bên nước ngoài. Song ở khâu này không phải không có rủi ro. Có thể do sự
50
biến động về giá cả nên doanh nghiệp có thể phải bán với giá thấp hơn giá
mua hoặc thậm chí không tiêu thụ được hàng. Hoặc có thể là do sự thay đổi tỷ
giá sẽ đem đến những bất lợi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.
- Ngoài ra rủi ro của hình thức này nằm ở chính mục tiêu mua hàng ban
đầu của doanh nghiêp. Họ mua hàng trả chậm không phải để hưởng chênh
lệch giá mà mục tiêu chính là rút tiền ra khỏi ngân hàng. Nếu như việc có
được tiền thông qua hình thức tín dụng đều phải qua thủ tục rất chặt chẽ thì
lợi dụng hình thức quản lý lỏng lẻo trong hoạt động bảo lãnh nhập khẩu trả
chậm các doanh nghiệp này có được tiền một cách dễ dàng. Và khi có tiền các
doanh nghiệp có thể đầu tư sang lĩnh vực khác mà không trả cho bên nước
ngoài. Khi kinh doanh sang lĩnh vực khác, các doanh nghiệp này có thể gặp
những rủi ro và cuối cùng không có tiền thanh toán cho bên nước ngoài. Khi
đến hạn thanh toán, ngân hàng phải đứng ra trả tiền cho bên nước ngoài và
ghi nhận nợ cho doanh nghiệp và chuyển chúng thành các khoản nợ bắt buộc.
Như vậy hoạt động bảo lãnh này thu được 1% phí song lại chịu rủi ro
quá lớn. Ngân hàng không đủ khả năng kiểm soát được hàng hóa trả chậm
cũng như không kiểm soát được lượng tiền mà các doanh nghiệp thu được sau
khi bán hàng. Chính điều này Ngân hàng đã thu hẹp hoạt động của mình.
Điều này làm cho số nhận nợ của ngân hàng trong những năm gần đây có
chiều hướng giảm.
Tóm lại, các nguyên nhân trên đây khiến cho hoạt động bảo lãnh của
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội có những biến đổi theo xu hướng thu hẹp lại,
đồng thời Ngân hàng xúc tiến việc trả nợ và giá trị của các khoản trả nợ trong
giai đoạn này lớn hơn so với các khoản nhận nợ.
b. Dư nợ và dư nợ quá hạn
51
Số trả nợ của Ngân hàng ở mức cao chứng tỏ sự cố gắng của Ngân hàng
nhằm giải quyết những món nợ còn tồn đọng từ trước đến nay. Những cố
gắng trong hoạt động bảo lãnh còn thể hiện ở việc giảm số dư nợ quá hạn. Dư
nợ quá hạn là số nợ của Ngân hàng với nước ngoài đến hạn mà vẫn chưa trả
được.
Bảng 2.4: Dư nợ và dư nợ quá hạn bảo lãnh vay thương mại
TT
Các khoản
2001
2002
2003
2004
2005
1
Dư nợ (triệu USD)
174.4
178.7
150.1
113.2
129.9
2
Dư nợ quá hạn (triệu USD)
56.51
73.62
58.84
35.77
38.71
3
Tỷ lệ dư nợ quá hạn BL(%)
32.4
41.2
39.2
31.6
29.8
(Nguồn: Ngân hàng ngoại thương Hà Nội năm 2005)
Mặc dù giảm dư nợ và dư nợ quá hạn cũng giảm theo. Tuy nhiên tỷ lệ dư
nợ quá hạn vẫn ở mức cao. Tỷ lệ dư nợ quá hạn bảo lãnh trung bình khoảng
35%. Trong số dư nợ quá hạn thì hầu hết số nợ từ thời kỳ trước tồn đọng lại,
số mới có phát sinh nhưng không đáng kể.
c. Một số nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động vay thương mại
Doanh thu bảo lãnh vay thương mại tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
đang có xu hướng thu hẹp lại, tập trung phục vụ việc nhập nguyên liệu gia
công chế biến, tái xuất khẩu. Sự thu hẹp này không hẳn phản ánh sự đi xuống
của các hoạt động bảo lãnh vay thương mại mà còn mang ý nghĩa chấn chỉnh
lại hoạt động bảo lãnh trước đó đã phát triển tràn lan và nâng cao chất lượng
giảm rủi ro cho hình thức bảo lãnh này. Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh vay
thương mại có những hạn chế:
- Do ảnh hưởng của sự can thiệp của Chính phủ vào công việc kinh
doanh của Ngân hàng. Một số dự án Chính phủ chỉ thị cho Ngân hàng đứng ra
52
bảo lãnh mặc dù tính khả thi của dự án tương đối bấp bênh, khả năng hoàn
vốn cho bên nước ngoài là khó khăn. Rủi ro đó Ngân hàng hoàn toàn gánh
chịu. Do vậy, khi đưa ra quyết định Chính phủ cần cân nhắc nhiều mặt để
đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
- Còn một vấn đề còn tồn đọng trong bảo lãnh vay thương mại là vấn đề
trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ Ngân hàng. Đôi lúc đội ngũ cán bộ
Ngân hàng còn tỏ ra non kém trong quá trình tiến hành các nghiệp vụ, thiếu
hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, chưa đáp ứng được
những thay đổi của thị trường.
- Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khách quan như sự thiếu đồng bộ trong
chính sách thương mại, chính sách của nhà nước trong thời gian qua. Các cơ
quan thẩm định dự án đầu tư, thẩm định chất lượng, giá cả của hàng nhập
khẩu không quy rõ trách nhiệm rõ ràng về các kết quả thẩm định. Trong khi
đó việc chấp nhận bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu dựa vào kết quả phê duyệt
của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu có rủi ro thì cơ quan phê duyệt chỉ chịu
trách nhiệm một phần trong khi đó ngân hàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm
về mặt tài chính
2.2.2.3 Bảo lãnh vay tài chính
Cho vay tài chính là việc các tổ chức trong và ngoài nước cho các doanh
nghiệp vay vốn dưới dạng bằng tiền để dùng vào mục đích cụ thể. Để đảm
bảo việc trả nợ, ngân hàng thường được yêu cầu bảo lãnh.
Nếu bên cho vay là nước ngoài thì thông thường ở những nước có chính
sách tài trợ xuất khẩu, người ta có thể cấp tín dụng trực tiếp cho bên nhập
khẩu để bên này có thể mua hàng của nước họ. Tuy nhiên ở Việt Nam do thị
trường tín dụng quốc tế không mấy phát triển nên hình thức này thường
không được lựa chọn. Thay vào đó các doanh nghiệp nước ngoài thường chọn
53
hình thức thanh toán trả chậm và yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu phát
hành thư bảo lãnh. Chính vì vậy, bảo lãnh vay tài chính ở Việt Nam không
phát triển.
Ngoài ra có thể nêu một số lý do khiến các ngân hàng nước ngoài cho
các doanh nghiệp trong nước vay tiền mặt. Đó là ở Việt Nam trong những
năm gần đây các liên doanh giữa nước ngoài và Việt Nam được hình thành rất
nhiều. Các bên góp vốn để hình thành liên doanh và vốn này được dùng để
xây dựng nhà xưởng và nhập máy móc thiết bị. Khi liên doanh đi vào hoạt
động thì nảy sinh vấn đề thiếu vốn lưu động. Do đó họ cần có sự tác động của
ngân hàng nước ta để vay vốn cho liên doanh. Ngân hàng nước ngoài yêu cầu
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đứng ra bảo lãnh các khoản vay này song do
nhiều nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng không thể kiểm soát được việc
sử dụng vốn. Chính vì vậy mà Ngân hàng ngoại thương Hà Nội không đứng
ra bảo lãnh. Vì những nguyên nhân trên hoạt động bảo lãnh vay tài chính ở
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội không tồn tại.
2.2.2.4 Nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể (bảo lãnh dưới dạng
phát hàng thư)
Nhóm bảo lãnh này có đặc điểm là hầu hết chúng được thực hiện thông
qua hình thức phát hành thư bảo lãnh của Ngân hàng. Trong loại hình này bao
gồm chủ yếu là bảo lãnh đầu thầu, bảo lãnh thực hiện hoạt động, bảo lãnh
thanh toán và bảo lãnh bảo hành.
a. Doanh thu của hoạt động bảo lãnh
Bảng 2.5: Tình hình bảo lãnh một trách nhiệm cụ thể
Đơn vị tính: triệu USD
TT
Các khoản
2001
2002
2003
2004
2005
54
1
Dư nợ đầu kỳ
60.1
58.7
74.9
82.4
89.8
2
Nhận nợ
39.2
41.4
43.1
45.7
47.4
3
Trả nợ
40.6
25.2
35.6
38.3
72.1
4
Dư nợ cuối kỳ
58.7
74.9
82.4
89.8
65.1
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Năm 2005
Có thể thấy doanh số ghi nhận nợ của loại hình phát hành thư bảo lãnh
liên tục gia tăng. Sự gia tăng này là do sự ra đời của các văn bản pháp quy:
- Quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo nghị định của Chính
phủ NĐ-52/CP ban hành ngày 8/7/1999 của Thủ tướng chính phủ.
- Quy chế đầu thầu theo Nghị định NĐ 88/CP ban hàng ngày 1/9/1999
Hai quy chế ra đời đã được xây dựng được khung pháp lý cho hoạt động
bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng… Trước đây các hoạt động dự thầu,
thực hiện hợp đồng ngân hàng đứng ra bảo lãnh song đây là hoạt động hoàn
toàn tự phát của các bên không có một khung pháp lý nào quy định rõ quyền
lợi và trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia. Chính vì vậy nhiều doanh
nghiệp đã chọn phương pháp đặt cọc hơn là bảo lãnh của ngân hàng. Một lần
nữa chúng ta lại thấy việc điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ thông qua các văn
bản pháp luật có tác động mạnh mẽ tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.
b. Dư nợ quá hạn của nhóm bảo lãnh một trách nhiệm cụ thể
Dư nợ quá hạn của hình thức bảo lãnh là con số thể hiện mức độ thanh
toán cho các bên nhận bảo lãnh của Ngân hàng. Đây là con số phần nào nói
lên chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Đối với hình thức này dư nợ quá hạn
hầu như không có. Cụ thể:
Bảo lãnh dự thầu:
55
Trong các vụ đấu thầu để đảm bảo cho người trúng thầu giữ nguyên cam
kết của mình, các bên dự thầu phải có sự đảm bảo của ngân hàng. Trị giá của
đơn bảo lãnh khoảng 5% tổng giá trị của hợp đồng. Trong hình thức này,
ngân hàng thường yêu cầu người được bảo lãnh đặt cọc 100% số tiền được
bảo lãnh Bởi vì ngân hàng khó đánh giá mức độ tin cậy của người dự thầu.
Trong trường hợp này Ngân hàng ngoại thương Hà Nội sẽ không gặp một
chút rủi ro nào. Với tỷ lệ đặt cọc là 100% số tiền bảo lãnh, hình thức này gần
như mất đi tính chất “bảo lãnh” của nó và có lẽ chỉ như một hình thức dịch vụ
đơn thuần. Song các nhà đầu tư dự thầu vẫn thường chấp nhận bảo lãnh của
ngân hàng hơn là đem tiền đặt cọc tại chỗ cho người mở thầu. Bởi vì hầu hết
các doanh nghiệp có tài khoản ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội, việc
chuyển tiền tương đối đơn giản, hoàn toàn chỉ trên giấy tờ, do đó họ sẽ yên
tâm hơn so với việc trao tiền cho người mở thầu. Vì vậy hình thức này vẫn có
chỗ đứng. Với hình thức này, tỷ lệ đặt cọc là 100%, do vậy không có dư nợ
quá hạn.
Bảo lãnh thanh toán
Hình thức này ra đời sớm hơn so với hình thức bảo lãnh dự thầu, bảo
lãnh thực hiện. Đặc điểm của hình thức này thường có 2 loại đặt cọc:
- Đặt cọc 100% đối với các doanh nghiệp mà không Ngân hàng không
đủ tin tưởng
- Đặt cọc 0-5% đối với các doanh nghiệp lớn, có khoản tiền lớn trong tài
khoản ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Chính vì những nguyên nhân trên số dư nợ quá hạn hầu như không có.
Tuy nhiên nó cũng phản ánh một điều chưa thật hợp lý khi ngân hàng nhận
100% ký quỹ, thế chấp để đứng ra bảo lãnh thì lúc này các khâu như thẩm
định không phải tiến hành nữa. Như vậy nghiệp vụ bảo lãnh không còn mang
56
tính chất trợ cấp tín dụng của nó nữa. Do đó, đối với các doanh nghiệp có dự
án khả thi mà không đủ 100% tiền ký quỹ những vẫn muốn được Ngân hàng
bảo lãnh thì Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được.
c. Nhận xét về nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể
Việc mở rộng các hoạt động bảo lãnh đồng thời nâng cao chất lượng bảo
lãnh luôn được Ngân hàng đặt ra. Nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội hiện nay được xem là nghiệp vụ mang tính
dịch vụ đơn thuần mà thiếu đi tính chất tín dụng của nó. Nhiệm vụ trước mắt
của Ngân hàng là thực hiện những thay đổi nhằm hoàn thiện nhóm bảo lãnh
này theo hướng tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng nhằm thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng. Con số dư nợ của nhóm bảo lãnh có xu hướng gia tăng
trong những gần đây.Tuy nhiên Ngân hàng cần có những biện pháp thúc đẩy
sự tăng trưởng của nhóm bảo lãnh này. Tóm lại, qua sự phân tích từng nhóm
bảo lãnh ở trên, chỉ có hai nhóm bảo lãnh chính là thực sự hoạt động và phát
triển ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cuối năm
TT
Các khoản
1
Vay thương mại
2
Bảo lãnh cho một trách
nhiệm cụ thể
Tổng
2001
2002
2003
2004
2005
74.8%
70.5%
64.6%
55.8%
66.6%
25.2%
29.5%
35.4%
44.2%
33.4%
100%
100%
100%
100%
100%
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Năm 2005