Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 104 trang )
42
với đội ngũ của cán bộ có trình độ nghiệp vụ và tác phong phục vụ nhiệt tình
NHNT Việt Nam đã thu hút được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước.
Thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I.
Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước
Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động
Hạng Ba.
Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh
toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội,
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có:
- 04 chi nhánh cấp 2
- 04 Phòng giao dịch
Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự
động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống
máy rút tiền tự động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn
cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
Đặc biệt trong chính sách phát triển, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
luôn chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông
nghiệp vụ. Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam, NHNT Hà Nội trong những năm qua đã trở thành
bạn hàng đáng tin cậy nhất của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt
thành phần kinh tế, với các nghiệp vụ bảo lãnh rất phong phú, thủ tục đơn
giản, phí hấp dẫn cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
43
2.1.2 Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng Ngoại thƣơng Hà
Nội
2.1.2.1 Huy động và sử dụng vốn
Trong suốt thời gian hoạt động Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn
thu được lãi và vốn huy động liên tục gia tăng. Do nắm bắt được chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng đầu tư của chính phủ, nhu cầu vốn
của nền kinh tế, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã có những biện pháp duy
trì và đẩy mạnh việc huy động vốn có hiệu quả.
Bảng 2.1: Tổng số vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
phân theo VND và ngoại tệ tính đến thời điểm ngày 30/12/2005
STT
1
2
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lƣợng
Tỷ trọng
44.6 %
Đồng Việt Nam
Tỷ đồng
45 352
Ngoại tệ (quy đổi USD)
Triệu $
3 524
Ngoại tệ (quy đổi VND)
Tỷ đồng
56 380
55.4 %
101 732
100 %
Tổng số
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005 - Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
So sánh với tổng số vốn VND và ngoại tệ quy đổi ra VND ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội đã đạt 101 732 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 9.8 %.
2.1.2.2 Hoạt động thanh toán quốc tế
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là loại hình ngân hàng thương mại
phục vụ cho thương mại quốc tế là chủ yếu cho nên các hoạt động kinh tế đối
ngoại luôn được chú ý phát triển. Ngân hàng ngoại thương Hà Nội hoạt động
trong lĩnh vực này từ rất sớm nên có mối quan hệ rộng khắp và có những uy
44
tín lớn đã được tạo lập trên thị trường. Là ngân hàng đối ngoại nên tổng giá trị
giao dịch qua hoạt động xuất nhập khẩu qua ngân hàng là rất lớn, chiếm tỷ
trọng cao trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước.
Bảng 2.2: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu
(Đơn vị tính: triệu USD)
Doanh thu xuÊt khÈu
N¨m
Cả
Qua
Tỷ
nƣớc NHNT trọng
Doanh thu nhËp khÈu
Cả
Qua
Doanh thu XNK
Tỷ
nƣớc NHNT trọng
Cả
nƣớc
Qua
Tỷ
NHNT trọng
2001
14731
3511
23%
15935
3845
24%
30666
7356
24%
2002
16114
4358
27%
17028
3816
22%
33142
8174
25%
2003
17498
4805
27%
18120
4134
23%
35618
8939
25%
2004
18881
5251
28%
21500
4580
21%
40381
9831
24%
2005
20265
5998
30%
20306
4980
25%
40571
10978
27%
Như vậy có thể thấy rằng tổng doanh thu thanh toán ở Ngân hàng ngoại
thương Hà Nội chiếm khoảng 25% so với cả nước. Điều này cho thấy vị trí
quan trọng và to lớn của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội trong thanh toán
quốc tế và mảng nghiệp vụ này hiện nay vẫn là thế mạnh của Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội.
2.1.2.3 Phát hành thẻ và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội là một trong những Ngân hàng đầu tiên
phát hành Thẻ thanh toán điện tử. Loại thẻ này rất thuận lợi cho việc thanh
toán không dùng tiền mặt, phục vụ chủ yếu cho các cá nhân đồng thời tạo
điều kiện cho việc mua bán hàng hóa chủ động hơn. Thêm vào đó, Ngân hàng
45
ngoại thương Hà Nội còn chấp nhận thanh toán các loại thẻ như VISA, IBC,
Master Card.
2.1.2.4 Kinh doanh ngoại tệ
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội. Trong những năm gần đây do thị trường hối đoái diễn
biến phức tạo gây ảnh hưởng lớn đến nhịp độ mua bán ngoại tệ qua Ngân
hàng. Tuy nhiên hoạt động này vẫn được sự quan tâm và phát triển mạnh mẽ
của Ngân hàng.
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI.
2.2.1 Các đối tƣợng đƣợc ngân hàng bảo lãnh.
Thứ nhất, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại
Việt Nam
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
- Công ty liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai, Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo luật các tổ
chức tín dụng bao gồm:
46
- Các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được
thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
- Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo luật pháp Việt
Nam
Bên cạnh đó, các ngân hàng đại lý của NHNT, Hợp tác xã và các tổ chức
tín dụng khác có đầy đủ điều kiện quy định ở điều 94 Bộ Luật dân sự.
Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh và
tham gia đầu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện
dự án đầu tư tại Việt Nam, Hộ kinh doanh cá thể cũng là đối tượng được bảo
lãnh của NHNT Hà Nội.
2.2.2 Tình hình bảo lãnh trong ngoại thƣơng tại Ngân hàng ngoại
thƣơng Hà Nội từ năm 2001 đến nay
Bảo lãnh là hoạt động quan trọng trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Nghiệp vụ này không những tạo ra một phần thu nhập cho Ngân
hàng mà nó còn tạo điều kiện tương hỗ cho các dịch vụ khác phát triển, nâng
cao uy tín của ngân hàng.
Là một trong những Ngân hàng lớn, có uy tín tại Việt Nam, Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội luôn coi trọng nghiệp vụ bảo lãnh với phương châm
mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
2.2.2.1 Tình hình chung
Nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội được tổng kết
và phân tích thành 2 nhóm chính:
- Bảo lãnh tín dụng hay bảo lãnh vay vốn
47
gồm có:
Bảo lãnh vay thương mại
Bảo lãnh vay tín dụng
- Bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể (hay bảo lãnh phát hành thư)
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hoạt
động thương mại quốc tế và cùng với sự ra đời của một số văn bản pháp luật
điều chỉnh hoạt động bảo lãnh nên tình hình hoạt động của từng nhóm bảo
lãnh có những biến động mạnh mẽ.
Bảng 2.3: Tình hình bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Đơn vị tính: triệu USD
TT
Các khoản
2001
2002
2003
2004
2005
1
Dư nợ đầu kỳ
262.7
233.1
253.6
232.5
203
2
Nhận nợ
120.1
145.5
122.8
135.1
155.5
3
Trả nợ
149.7
125
143.9
164.6
163.5
4
Dư nợ cuối kỳ
233.1
253.6
232.5
203
195
Ghi chú:
- Dư nhận nợ đầu kỳ là số tiền Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã ký
chấp nhận bảo lãnh cho người được bảo lãnh trong một giai đoạn cụ thể
(thường là 1 năm)
- Số trả nợ là số tiền ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã thực hiện trả
cho người nhận bảo lãnh hoặc được giải tỏa sau khi bảo lãnh hết hiệu lực
thường là 1 năm.
- Số dư nợ là số tiền Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đang bảo lãnh tính
đến cuối năm.
48
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Số nhận nợ trong kỳ – Số trả nợ trong kỳ.
Có thể thấy rằng số nhận nợ của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội liên
tục gia tăng qua các năm và đỉnh cao là năm 2005 đạt tới 155.5 triệu USD.
Tuy nhiên số trả nợ cũng gia tăng. Chính điều này dẫn đến số dư nợ cuối kỳ
giảm với tốc độ tương đối cao. Năm 2005 số dư nợ cuối kỳ chỉ còn 195 triệu
USD. Sự thay đổi này do một số nguyên nhân, chúng ta sẽ đi sâu vào phân
tích hoạt động của từng nhóm bảo lãnh.
2.2.2.2 Bảo lãnh vay thương mại
a. Phân tích hoạt động bảo lãnh vay thương mại
Bảo lãnh vay tương mại chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động bảo lãnh
của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Dư nợ bảo lãnh vay thương mại luôn
chiếm khoảng 65-70% tổng dư nợ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.
Bảng 2.4: Bảo lãnh vay thương mại
Đơn vị tính: triệu USD
TT
Các khoản
2001
2002
2003
2004
2005
1
Dư nợ đầu kỳ
202.6
174.4
178.7
150.1
113.2
2
Nhận nợ
80.9
104.1
79.7
89.4
108.1
3
Trả nợ
109.1
99.8
108.3
126.3
91.4
4
Dư nợ cuối kỳ
174.4
178.7
150.1
113.2
129.9
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005
Hoạt động bảo lãnh vay thương mại gia tăng qua các năm. Điều này có
được là do một số nguyên nhân:
- Tình hình kinh tế xã hội nước ta
49
Từ năm 2003 đến năm nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh và ổn định,
đạt mức trung bình7.5%/năm, lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt
mức cao. [Năm 2004 tăng thu hút được hơn 4.6 tỷ USD. Năm 2005 có thể đạt
hơn 5.4 tỷ USD]. Thêm vào đó sự phát triển về thương mại quốc tế giữa Việt
Nam và các nước khác phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn này được coi là sự bùng
nổ về hợp tác quốc tế. Chính vì vậy hoạt động vay thương mại diễn ra nhộn
nhịp, bảo lãnh vay thương mại cũng có những bước phát triển.
- Môi trường pháp lý:
Hoạt động vay vốn thương mại thông qua mở L/C mua hàng trả chậm
diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của hoạt
động này, cũng như mang những rủi ro cao cho hoạt động bảo lãnh chúng.
Đó là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh không
chỉ ở riêng ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội mà diễn ra ở hầu hết các ngân
hàng thương mại.
- Nguyên nhân nội tại
Ngoài ra phải kể đến những nguyên nhân trong bản thân Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh. Trong
giai đoạn này nhiều thư bảo lãnh được mở tràn lan điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Trong năm 2003, 2004 số nhận nợ giảm có thể do một số nguyên nhân
sau:
- Ngân hàng đã nhận thức được những rủi ro cao của loại hình bảo lãnh
vay thương mại. Các doanh nghiệp trong nước mua hàng trả chậm thường do
thiếu vốn. Lợi dụng bên nước ngoài cho phép trả tiền sau một khoảng thời
gian, các doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng hóa về rồi gom tiền trả nợ cho
bên nước ngoài. Song ở khâu này không phải không có rủi ro. Có thể do sự
50
biến động về giá cả nên doanh nghiệp có thể phải bán với giá thấp hơn giá
mua hoặc thậm chí không tiêu thụ được hàng. Hoặc có thể là do sự thay đổi tỷ
giá sẽ đem đến những bất lợi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.
- Ngoài ra rủi ro của hình thức này nằm ở chính mục tiêu mua hàng ban
đầu của doanh nghiêp. Họ mua hàng trả chậm không phải để hưởng chênh
lệch giá mà mục tiêu chính là rút tiền ra khỏi ngân hàng. Nếu như việc có
được tiền thông qua hình thức tín dụng đều phải qua thủ tục rất chặt chẽ thì
lợi dụng hình thức quản lý lỏng lẻo trong hoạt động bảo lãnh nhập khẩu trả
chậm các doanh nghiệp này có được tiền một cách dễ dàng. Và khi có tiền các
doanh nghiệp có thể đầu tư sang lĩnh vực khác mà không trả cho bên nước
ngoài. Khi kinh doanh sang lĩnh vực khác, các doanh nghiệp này có thể gặp
những rủi ro và cuối cùng không có tiền thanh toán cho bên nước ngoài. Khi
đến hạn thanh toán, ngân hàng phải đứng ra trả tiền cho bên nước ngoài và
ghi nhận nợ cho doanh nghiệp và chuyển chúng thành các khoản nợ bắt buộc.
Như vậy hoạt động bảo lãnh này thu được 1% phí song lại chịu rủi ro
quá lớn. Ngân hàng không đủ khả năng kiểm soát được hàng hóa trả chậm
cũng như không kiểm soát được lượng tiền mà các doanh nghiệp thu được sau
khi bán hàng. Chính điều này Ngân hàng đã thu hẹp hoạt động của mình.
Điều này làm cho số nhận nợ của ngân hàng trong những năm gần đây có
chiều hướng giảm.
Tóm lại, các nguyên nhân trên đây khiến cho hoạt động bảo lãnh của
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội có những biến đổi theo xu hướng thu hẹp lại,
đồng thời Ngân hàng xúc tiến việc trả nợ và giá trị của các khoản trả nợ trong
giai đoạn này lớn hơn so với các khoản nhận nợ.
b. Dư nợ và dư nợ quá hạn
51
Số trả nợ của Ngân hàng ở mức cao chứng tỏ sự cố gắng của Ngân hàng
nhằm giải quyết những món nợ còn tồn đọng từ trước đến nay. Những cố
gắng trong hoạt động bảo lãnh còn thể hiện ở việc giảm số dư nợ quá hạn. Dư
nợ quá hạn là số nợ của Ngân hàng với nước ngoài đến hạn mà vẫn chưa trả
được.
Bảng 2.4: Dư nợ và dư nợ quá hạn bảo lãnh vay thương mại
TT
Các khoản
2001
2002
2003
2004
2005
1
Dư nợ (triệu USD)
174.4
178.7
150.1
113.2
129.9
2
Dư nợ quá hạn (triệu USD)
56.51
73.62
58.84
35.77
38.71
3
Tỷ lệ dư nợ quá hạn BL(%)
32.4
41.2
39.2
31.6
29.8
(Nguồn: Ngân hàng ngoại thương Hà Nội năm 2005)
Mặc dù giảm dư nợ và dư nợ quá hạn cũng giảm theo. Tuy nhiên tỷ lệ dư
nợ quá hạn vẫn ở mức cao. Tỷ lệ dư nợ quá hạn bảo lãnh trung bình khoảng
35%. Trong số dư nợ quá hạn thì hầu hết số nợ từ thời kỳ trước tồn đọng lại,
số mới có phát sinh nhưng không đáng kể.
c. Một số nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động vay thương mại
Doanh thu bảo lãnh vay thương mại tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
đang có xu hướng thu hẹp lại, tập trung phục vụ việc nhập nguyên liệu gia
công chế biến, tái xuất khẩu. Sự thu hẹp này không hẳn phản ánh sự đi xuống
của các hoạt động bảo lãnh vay thương mại mà còn mang ý nghĩa chấn chỉnh
lại hoạt động bảo lãnh trước đó đã phát triển tràn lan và nâng cao chất lượng
giảm rủi ro cho hình thức bảo lãnh này. Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh vay
thương mại có những hạn chế:
- Do ảnh hưởng của sự can thiệp của Chính phủ vào công việc kinh
doanh của Ngân hàng. Một số dự án Chính phủ chỉ thị cho Ngân hàng đứng ra
52
bảo lãnh mặc dù tính khả thi của dự án tương đối bấp bênh, khả năng hoàn
vốn cho bên nước ngoài là khó khăn. Rủi ro đó Ngân hàng hoàn toàn gánh
chịu. Do vậy, khi đưa ra quyết định Chính phủ cần cân nhắc nhiều mặt để
đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
- Còn một vấn đề còn tồn đọng trong bảo lãnh vay thương mại là vấn đề
trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ Ngân hàng. Đôi lúc đội ngũ cán bộ
Ngân hàng còn tỏ ra non kém trong quá trình tiến hành các nghiệp vụ, thiếu
hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, chưa đáp ứng được
những thay đổi của thị trường.
- Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khách quan như sự thiếu đồng bộ trong
chính sách thương mại, chính sách của nhà nước trong thời gian qua. Các cơ
quan thẩm định dự án đầu tư, thẩm định chất lượng, giá cả của hàng nhập
khẩu không quy rõ trách nhiệm rõ ràng về các kết quả thẩm định. Trong khi
đó việc chấp nhận bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu dựa vào kết quả phê duyệt
của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu có rủi ro thì cơ quan phê duyệt chỉ chịu
trách nhiệm một phần trong khi đó ngân hàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm
về mặt tài chính
2.2.2.3 Bảo lãnh vay tài chính
Cho vay tài chính là việc các tổ chức trong và ngoài nước cho các doanh
nghiệp vay vốn dưới dạng bằng tiền để dùng vào mục đích cụ thể. Để đảm
bảo việc trả nợ, ngân hàng thường được yêu cầu bảo lãnh.
Nếu bên cho vay là nước ngoài thì thông thường ở những nước có chính
sách tài trợ xuất khẩu, người ta có thể cấp tín dụng trực tiếp cho bên nhập
khẩu để bên này có thể mua hàng của nước họ. Tuy nhiên ở Việt Nam do thị
trường tín dụng quốc tế không mấy phát triển nên hình thức này thường
không được lựa chọn. Thay vào đó các doanh nghiệp nước ngoài thường chọn