Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.83 KB, 57 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. (Kế toán doanh nghiệp, Học viện tài
chính, NXB Thống kê , 2004, trang 342)
Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền thu được từ các hoạt động đầu tư tài
chính.(Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương Mại ,trang 78)
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm :
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Trị giá hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Thu nhập khác: là những khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt
động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. (26 chuẩn
mực kế toán Việt Nam,nhà xuất bản thống kê,p.12)
Nhóm chỉ tiêu về chi phí :
Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới
hình thức các khoản tiền chi ra,các khoản khấu trừ tài sản hoặc chi phí các khoản nợ
dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu,không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông
hoặc chủ sở hữu. (26 chuẩn mực kế toán Việt Nam,nhà xuất bản thống kê,p.12).
Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu
thụ hàng hóa. (Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương Mại,trang 39).
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về
lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá
trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan
đến toàn bộ doanh nghiệp. (Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương
Mại,trang 39).
SV: Trần Thị Thanh Tú 11
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chi phí tài chính: là các chi phí ,các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính.
Chi phí khác: là các khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự kiện
hoặc các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp mang
lại. Ngoài ra, còn bao gồm các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót từ những năm
trước nay phát hiện ghi bổ sung . (Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương
Mại,trang 79).
Thuế thu nhập doanh nghiệp :
Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế
TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký hiệp định về tránh đánh
thuế hai lần.Thuế TNDN bao gồm các các loại thuế liên quan khác được khấu trừ
tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có
cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay
công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức,lợi nhuận (nếu có);hoặc thanh toán
dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của luật
thuế TNDN hiện hành.(Bộ tài chính,hệ thống CMKTVN,NXB Thống kê-2006,trang
238)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và
chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập
thuế thu nhập hoãn lại ) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ (Bộ tài chính,hệ
thống CMKTVN,NXB Thống kê-2006,trang 238).
1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh
1.1.2.1. Nội dung kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và
kết quả hoạt động khác. Cuối mỗi kỳ kinh doanh, kế toán phải tổng hợp kết quả của
tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.2.2. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh trước thuế.
SV: Trần Thị Thanh Tú 12
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh
và kết quả hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo công thức:
•
Thuế tiêu thụ đặc
Tổng doanh thu bán
Doanh thu thuần
Các khoản
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ.
=
dịch vụ trong kỳ
_
biệt, thuế xuất
giảm trừ
hàng và cung cấp
khẩu, thuế GTGT
doanh thu
_
nộp theo PP trực
tiếp
Lợi nhuận gộp về bán
=
hàng và cung cấp DV
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp DV
_
Trị giá vốn hàng bán
Lợi
nhuận
Lợi nhuận
thuần từ
Doanh thu
hoạt
động
hàng và cung
=
+
Chi phí bán
động tài
hàng, chi phí
tài chính
cấp dịch vụ
kinh
Chi phí hoạt
hoạt động
gộp về bán
_
chính
_
quản lý DN
doanh
•
Kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động
khác
Kết quả kế toán trước
Thu nhập hoạt
=
=
thuế
Chi phí hoạt động
_
động khác
Kết quả hoạt động kinh
+
doanh
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập
thuế
động khác
Tỷ suất thuế thu
Thu nhập chịu
doanh nghiệp phải nộp =
khác
Kết quả hoạt
trong kỳ
phải nộp.
Doanh thu để
Thu nhập chịu
thuế TNDN
nhập doanh nghiệp
X
=
tính thu nhập
chịu thuế trong
kỳ.
SV: Trần Thị Thanh Tú 13
Thu nhập chịu
Chi phí hợp
_
lý trong kỳ
+
thuế khác trong
kỳ.
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Kết quả kinh doanh sau thuế
Kết quả sau thuế là kết quả cuối cùng doanh nghiệp sử dụng để phân phối lợi
nhuận được xác định theo công thức:
Kết quả kế
toán sau thuế
=
Kết quả hoạt động kinh
doanh trước thuế
_
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp.
1.2 Nội dung kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1. Kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.1.1. Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN
Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp (ban hành theo QĐ
12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng BTC).Chuẩn mực quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN.Các nội dung cơ
bản của chuẩn mực liên quan đến kế toán xác định KQKD.
Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp :
Hàng quý kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý. Thuế
thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của
quý đó.
Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN thực tế phải nộp
trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế xuất thuế TNDN hiện
hành. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN
hiện hành trong báo cáo kết quả kinh doanh của năm đó.
1.2.1.2. Các chuẩn mực kế toán khác có liên quan
a. Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác (được ban hành theo QĐ số
149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC),các nội dung liên quan
đến xác định kết quả kinh doanh.
Điều kiện ghi nhận doanh thu :
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
SV: Trần Thị Thanh Tú 14
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau.
Doanh thu được xác định tương đối là chắc chắn
Có khẳ năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Xác định phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế
toán.
Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch
cung cấp dịch vụ đó.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu :
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp.
Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại
doanh thu.Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết cho từng khoản doanh
thu,nhằm phản ánh chính xác kết quả kinh doanh,đáp ứng yêu cầu quản lý và lập
báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
b. Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ – BTC
ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC) quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán HTK. Một số quy định liên quan đến kế toán xác định KQKD:
Giá gốc của HTK bao gồm : chi phí mua, chi phí chế biến, chi phí liên quan
trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị của HTK được xác định ở mỗi một doanh nghiệp bằng 1 trong 4
phương pháp sau : Phương pháp giá thực tế đích danh; bình quân gia qyền; nhập
trước xuất trước; nhập sau xuất trước.
Các chi phí không tính vào giá gốc của hàng tồn kho.
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
c. Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay (Ban hành và công bố theo Quyết định số
165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của BTBTC) quy định và hướng
dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận
chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi
các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở
dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
SV: Trần Thị Thanh Tú 15
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.2.2. Kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định số
15)
1.2.2.1. Chứng từ
Kế toán xác định kết quả sử dụng kinh doanh sử dụng chủ yếu là các chứng từ tự
lập như:
Bảng tính kết quả hoat động kinh doanh, kết quả hoạt động khác.
Các chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính và các hoạt
động khác
Bảng xác định CLTT chịu thuế
Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Bảng xác định CLTT được khấu trừ
Bảng xác định tài sản thuế tu nhập hoãn lại
1.2.2.2. Tài khoản sử dụng
•
Bán hàng và cung cấp dịch vụ:
-
Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho hàng hóa, dịch vụ
-
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632
Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào bên nợ tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
-
Tổ chức sổ kế toán:
•
Hoạt động tài chính:
-
Chứng từ sử dụng: Kế toán xác định kết quả tài chính sử dụng chủ yếu các
chứng từ tự lập như:
+ Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác.
+ Các chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính và hoạt
động khác.
+ Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế -> Bảng xác định thuế thu nhập
hoãn lại phải trả
+ Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ -> Bảng xác định tài sản
thuế thu nhập hoãn lại
SV: Trần Thị Thanh Tú 16
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
-
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Tài khoản sử dụng: Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính sử dụng các
tài khoản kế toán sau: TK 511, 512, 515, 711, 632, 635, 641, 642, 811, 421, 911,
821, 243, 347, …
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Dùng để xác định kết quả kinh
doanh sau một kỳ hạch toán. Kết cấu của TK 911 như sau:
Bên Nợ:
+ Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng bán trong kỳ
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ
cho hàng bán trong kỳ
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ
+ Cuối kỳ kết chuyển chi thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Cuối kỳ kết chuyển số lãi từ hoạt động trong kỳ.
Bên Có:
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
trong kỳ
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu tài chính trong kỳ
+ Cuối kỳ kết chuyển thu nhập hoạt động khác
+ Cuối kỳ kết chuyển thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Cuối kỳ kết chuyển số lỗ từ các hoạt động trong kỳ
•
Tổ chức sổ kế toán:
Hoạt động khác:
Kế toán xác định kết quả trước thuế của hoạt động khác:
-
Cuối kỳ kế toán kết chuyển thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
SV: Trần Thị Thanh Tú 17
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
-
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí khác, kế toán ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK – Chi phí hoạt động khác
•
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tài khoản sử dụng:
-
TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
-
TK 243: Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
-
TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành: Tài khoản này dùng để phản ánh chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của doanh nghiệp.
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 8211: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không có
số dư cuối kỳ.
Tài khoản 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
phát sinh trong năm của doanh nghiệp.
Nội dung và kết cấu:
Bên Nợ:
-
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi
nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại
SV: Trần Thị Thanh Tú 18
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
phải tả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
được trong năm)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận từ số chênh lệch
-
giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tải sản thuế
thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát
-
sinh bên Nợ TK 8212- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh
trong năm vào bên có Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài
-
sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế
thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm).
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài
-
sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm trong năm).
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát
-
sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh
trong năm vào bên Nợ TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”
TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” không có số dư cuối
kỳ.
1.2.2.3. Phương pháp kế toán
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá
hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế
trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521
Có TK 531
SV: Trần Thị Thanh Tú 19
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Có TK 532
- Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển doanh thu thuần bán hàng phát sinh
trong kỳ vào TK 911- xác định KQKD, kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 911
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp
trong kỳ và các khoản chi phí khác được ghi trực tiếp vào giá vốn hàng bán, kế toán
ghi :
Nợ TK 911
Có TK 632
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ ghi :
Nợ TK 911
Có TK 641
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ ghi :
Nợ TK 911
Có TK 642
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính ghi:
Nợ TK 515
Có TK 911
- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 711
Có TK 911
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí tài chính ghi :
Nợ TK 911
Có TK 635
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí khác phát sinh trong kỳ ghi :
Nợ TK 911
Có TK 811
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ ghi:
SV: Trần Thị Thanh Tú 20
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Nợ TK 911
Có TK 821
- Kết chuyển số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421
- Kết chuyển số lỗ phát sinh trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 421
Có TK 911
1.2.2.4. Sổ sách kế toán
Việc ghi chép, tổng hợp, hệ thống hóa số liệu kế toán từ chứng từ để lập BCTC
là khâu tập trung mọi nghiệp vụ kinh tế và vận dụng các phương pháp kế toán. Do
đó, công tác tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán hợp lý sẽ
phát huy được chức năng giám đốc của kế toán, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp
thời, các chỉ tiêu cần cho quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng một trong 4 hình thức kế toán :
•
Hình thức Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là
sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định
khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi
Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
•
Hình thức Nhật ký – Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo
nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng
SV: Trần Thị Thanh Tú 21
Lớp: K45D3