Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.83 KB, 57 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
khỏe và môi trường. Các thiết bị gia dụng, đồ dùng nhà bếp gồm dao, thìa, đũa, dĩa,
bát, đĩa, tủ vải, tủ nhựa, nồi, chảo, hộp đựng bằng sứ, nhựa, thủy tinh, …
Bởi các mặt hàng mà công ty kinh doanh cũng là mặt hàng phổ biến trên thị
trường nên sức ép cạnh tranh cao. Đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kinh doanh mặt
hàng nào để có kết quả kinh doanh cao và kinh doanh có hiệu quả, có khả năng
chiếm lĩnh thị trường…nên tiếp tục đầu tư để mở rộng kinh doanh hay chuyển sang
kinh doanh mặt hàng khác. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát các
khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán kết quả trong kỳ của doanh nghiệp.
Vì thế việc xác định đúng đắn, chính xác kết quả kinh doanh như thế nào là rất quan
trọng để cung cấp những thông tin cần thiết giúp chủ doanh nghiệp hay giám đốc
điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả
nhất. Điều này phụ thuộc vào thông tin kế toán cung cấp và phải đảm bảo tính trung
thực, tin cậy. Ngoài ra kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh còn xác
định nghĩa vụ đối với Nhà nước như xác định khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp và cung cấp số liệu cho Nhà nước và những người quan tâm.
2.1.1 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến kế toán kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp.
Các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới
kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp như: các hành lang pháp lý, văn bản
pháp luật, chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài chính; Tình hình kinh tế trong
nước; Tác động của ngành dịch vụ tư vấn xây dựng; …
* Hành lang pháp lý: Các văn bản pháp luật, chế độ kế toán của Nhà nước và
Bộ tài chính, chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, chính sách và chế độ kế toán liên tục được sửa đổi và
bổ sung rất nhiều lần, nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý kinh tế, phục vụ
việc hội nhập kinh tế sâu rộng kinh tế quốc tế, phù hợp với sự phát triển ngày càng
nhanh của nền sản xuất xã hội.
Các văn bản, thông tư hướng dẫn, công văn về sửa đổi bổ sung về chế độ kế toán
trong thời gian qua như: TT244/2009/TT-BTC (ngày 31/12/2009) về sửa đổi hệ
thống tài khoản và chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán; TT203/2009/TT-BTC (ngày
20/10/2009) sửa đổi chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ,
SV: Trần Thị Thanh Tú 24
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
TT201/2009/TT-BTC (ngày 15/10/2009) về đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối niên
độ; ngoài ra các sửa đổi về thuế TNDN, các khoản trích theo lương…Các văn bản
trên đều là công cụ để quy định các yêu cầu và nguyên tắc kế toán trong doanh
nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát
doanh nghiệp.
* Tình hình kinh tế trong nước: Đây là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công
tác kế toán kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Kinh tế Việt Nam đang trong
thời kỳ phát triển, nhu cầu về hàng hóa của người dân càng cao, đòi hỏi sản phẩm
mà doanh nghiệp làm ra không chỉ phù hợp với thị yếu người tiêu dùng mà chất
lượng còn phải siêu trội. Đồng thời với sự phát triển của công nghệ thông tin, các
thông tin được chuyển đến nhanh hơn giúp cho quá trình kế toán được mau lẹ, linh
hoạt hơn đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh.
2.1.2 Môi trường bên trong Doanh nghiệp
Khái quát về công ty TNHH Lock & Lock Hà Nội
Công ty TNHH Lock & Lock HN là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn
nước ngoài, trực thuộc tập đoàn Lock & Lock Hàn Quốc.
Tên công ty: Công ty TNHH Lock&Lock HN
Tên giao dịch: Lock & Lock HN Company Limited
Tên viết tắt:
Lock & Lock HN Co., Ltd
Địa chỉ: A304B, The Manor - KĐT Mễ Trì - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội
Mã số thuế:
0103401934.
Điện thoại:
(84-4) 37940497,
Fax:
(84-4) 37940498.
Theo giấy chứng nhận đầu tư số 011043000533 thay đổi lần thứ sáu ngày 12
tháng 8 năm 2011, tổng số vốn điều lệ của Công ty là 35.994.000.000 VNĐ, tương
đương 2.000.000 đô la Mỹ do nhà đầu tư góp bằng tiền mặt 1.000.000 USD trong
thời gian 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư 18/02/2009 và số
vốn tăng thêm 1.000.000USD sẽ được góp trong vòng 07 tháng kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ tư 07/06/2011.
Chức năng - Nhiệm vụ của công ty:
SV: Trần Thị Thanh Tú 25
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
•
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Theo Giấy chứng nhận đầu tư: Chức năng của công ty là thực hiện quyền nhập
khẩu: thiết bị gia dụng, đồ dùng nhà bếp, thiết bị điện và sản phẩm nhân sâm. Theo
Giấy phép kinh doanh thì nội dung kinh doanh,ngành nghề kinh doanh của công ty
là: Thực hiện quyền phân phối, bao gồm bán buôn và bán lẻ: thiết bị gia dụng, đồ
dùng nhà bếp, thiết bị điện và sản phẩm nhân sâm được phép nhập khẩu nêu trên..
Công ty có nhiệm vụ giám đốc chặt chẽ trong quá trình kinh doanh, tuân thủ
đúng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực hoạt
động của công ty, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán thống kê,
thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà
ban ngành có liên quan. Đồng thời phải thực hiện đúng hạn, đầy đủ các nghĩa vụ
báo cáo, thuế với nhà nước. Mở rộng quan hệ thị trường, đồng thời tìm kiếm thị
trường mới. Kinh doanh các mặt hàng thiết bị gia dụng, đồ dùng nhà bếp, thiết bị
điện và sản phẩm nhân sâm theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Tạo công ăn việc
làm và mức thu nhập ổn định cho đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý doanh
nghiệp.
Công ty đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động được hơn 4 năm. Công
ty đã không ngừng phát triển và trưởng thành để tạo chỗ đứng trong lĩnh vực hoạt
động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, quy mô của công ty tăng lên đáng kể.
Ngoài ra công ty còn thực hiện khá đầu đủ các nghĩa vụ thuế, thanh toán với nhà
nước đầy đủ, kịp thời, và được Công Đoàn TP Hà Nội trao tặng bằng khen.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Lock & Lock HN.
SV: Trần Thị Thanh Tú 26
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán mua hàng
•
Kế toán bán hàng
Kế toán kho
Thủ quỹ
Kế toán TM, TG,
Kế toán tiền lương,
Kế toán thuế, chi phí,
công nợ.
bảo hiêm.
TSCĐ
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người điều hành trực tiếp các nhân viên kế toán
không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. là người chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động của công tác tổ chức và hạch toán kế toán tại công ty. Kế toán trưởng có
nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng Tài chính - kế toán, hướng
dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán, ghi chép tình hình hoạt động của Công ty
trên chế độ, chính sách kế toán tài chính đã quy định. Là người chịu trách nhiệm
trực tiếp về tính trung thực, chính xác của số liệu báo cáo, phân tích hoạt động và đề
xuất ý kiến tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tài chính, các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dưới quyền kế toán trưởng là các nhân viên kế toán có chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. Họ có trách nhiệm quan
lý trực tiếp, thực hiện ghi chép, phản ánh tổng hợp đối tượng kế toán phân hành mà
họ đảm nhiệm cụ thể như sau:
•
Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ trợ giúp kế toán trưởng chỉ đạo
trực tiếp công tác kế toán ở các bộ phận gồm các vận hành trên. Là người chịu trách
nhiệm về công tác hạch toán của công ty, trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình
thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin đối tượng liên quan. Ngoài ra, kế toán tổng
hợp định kỳ phải lập báo cáo tài chính và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
quản lý. Trợ giúp kế toán trưởng khi có yêu cầu.
• Kế toán mua hàng: Quản lý toàn bộ dữ liệu hàng hóa đầu vào của công ty, hạch
toán hàng hóa nhập khẩu.
• Kế toán bán hàng: Quản lý toàn bộ dữ liệu hàng bán của công ty, hạch toán, làm
chứng từ hàng bán từ các bộ phận bán hàng chuyển đến.
SV: Trần Thị Thanh Tú 27
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
•
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Kế toán kho: Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn trong kho. Là công ty thương mại và
đa dạng chủng loại hàng hóa nên khối lượng công việc của kế toán bán hàng, mua
hàng và kế toán kho khá nhiều và chi tiết.
• Thủ quỹ: Trực tiếp thu, chi tiền mặt tại quỹ, quản lý việc thu tiền, chi tiền, hàng
ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt, tiền gửi. Ngoài ra thủ quỹ còn kiêm nhiệm vụ
xuất hóa đơn GTGT sau khi kế toán bán hàng đã làm xong phiếu xuất từ phần mềm
và chuyển sang. Khách hàng rất nhiều nên lượng hóa đơn giá trị gia tăng xuất ra của
•
công ty cũng rất lớn.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, công nợ: Theo dõi tình hình thu - chi tiền mặt, theo dõi
tình hình biến động tăng giảm của các khoản tiền gửi ngân hàng. Lập bảng kê thu chi và đối chiếu với thủ quỹ. Đồng thời theo dõi các khoản phải thu khách hàng,
phải trả nhà cung cấp và định kỳ đối chiếu công nợ, phân tích tình hình nợ của
•
khách hàng.
Kế toán lao động tiền lương, bảo hiểm: Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số
liệu về số lượng lao động thời gian lao động và kết quả lao động ; tính lương làm
việc, lương tăng ca, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp ; phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng sử dụng lao động. Lập báo cáo về lao
động, tiền lương.
• Kế toán thuế, chi phí, TSCĐ: Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu về số
lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển
TSCĐ, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định. Tính toán và
phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động.
Tiến hành tập hợp chi phí công ty theo từng theo bộ phận, theo mục đích quản lý,
theo quy định của bộ tài chính. Theo dõi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với
nhà nước và lập báo cáo quyết toán thuế theo định kỳ.
•
Môi trường làm việc trong công ty
Bộ phận kế toán cũng là những người lao động trong công ty chính vì vậy
môi trường làm việc thoải mái, tạo nhiều điều kiện cho họ yên tâm làm việc,
phấn đấu trong công tác. Họ có yên tâm làm việc thì hiệu quả công tác kế toán
trong công ty mới cao. Bên cạnh đó công ty luôn tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật
chất làm việc cho các bộ phận. Các trang thiết bị như máy tính, mạng internet,
máy in, máy photo… được công ty trang bị đầy đủ.
SV: Trần Thị Thanh Tú 28
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
•
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Nhân tố con người
Con người đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán cảu công ty là
những người có trình độ chuyên môn vững vàng, có trách nhiệm cao trong công
việc. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy của nhà
lãnh đạo sẽ quyết định những phương thức kinh doanh phù hợp nhất với công ty.
Với kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng chuyên môn và long yêu nghề của nhân
viên thì đó là điều kiện thuận lợi để công ty ngày càng phát triển.
•
Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán là hợp lý với hoạt
động kinh doanh của đơn vị. Vận dụng hình thức này đảm bảo lãnh đạo tập trung
đối với công tác kế toán của TCT, đảm bảo chức năng cung cấp thông tin về
hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, đầy đủ chính xác. DMC là một doanh
nghiệp có quy mô lớn, số lượng công việc cần hạch toán nhiều nên việc phân
công các kế toán viên theo từng bộ phân như vậy sẽ giúp các kế toán viên
chuyên môn hóa trong từng phần hành của mình, tích lũy kinh nghiệm, giải
quyết các công việc một cách nhanh chóng. Bên cạch đó đội ngũ kế toán đa phần
là những người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc,
luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau tạo ra môi trường làm việc tốt giúp công việc
được hoàn thành đúng thời gian quy định.
•
Chế độ chính sách với người lao động của công ty
Lãnh đạo công ty luôn tạo điều kiện để các nhân viên kế toán thực hiện đúng
luật, phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định đúng kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty trong từng kỳ kế toán. Chế độ tiền lương tiền
thưởng thỏa đáng, giữ chân được nhân viên.
2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Lock & Lock Hà
Nội
2.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Lock & Lock Hà Nội.
SV: Trần Thị Thanh Tú 29
Lớp: K45D3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Kế toán – Kiểm toán
* Hệ thống kế toán sử dụng:
Là doanh nghiệp vừa, 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty đã đăng ký với cơ
quan Thuế áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính áp dụng sổ sách hình thức Nhât ký chung
trên phần mềm kế toán SAP vào việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung;
Sổ Nhật ký đặc biệt; Sổ Cái; Các sổ, thẻ kế toán chi tiết và “nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ”.
Biểu 2.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
* Chứng từ kế toán sử dụng:
-
Hóa đơn GTGT
-
Phiếu giao hàng
SV: Trần Thị Thanh Tú 30
Lớp: K45D3