Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 101 trang )
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết
1.1.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội
Mọi xã hội cũng nhƣ tự nhiên không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã
hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi trong bản
thân nó. August Comte đã tuyên bố rằng biến đổi xã hội chắc chắn sẽ xảy ra
với mọi xã hội, nó theo một con đƣờng phát triển và hƣớng tới một xã hội tốt
hơn (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001).
Biến đổi xã hội là mối quan tâm của rất nhiều nhà xã hội học, các thế
hệ các nhà xã hội học khác nhau đã đƣa ra nhiều lý thuyết khác nhau về biến
đổi xã hội, phân tích và lý giải nguyên nhân cũng nhƣ tiên đoán các loại hình
biến đổi xã hội có thể xảy ra.
Quan điểm tiến hoá về sự phát triển của xã hội còn có thể đƣợc gọi là
quan điểm tiến hoá một chiều (trong tƣơng quan với tiến hoá theo chu kỳ của
các nhà lý thuyết tuần hoàn về biến đổi xã hội). Bắt nguồn từ tiền đề lý luận là
thuyết tiến hoá sinh học của Đác-Uyn, một số nhà xã hội học đã đƣa ra thuyết
tiến hoá về xã hội, họ xem biến đổi xã hội là một quá trình phát triển với các
giai đoạn từ thấp đến cao, về cơ bản họ cùng chung nhận định rằng xã hội tất
yếu sẽ phát triển lên một trạng thái cao hơn (Richard T.Schaefer, 2003).
Đƣợc xếp vào dạng các lý thuyết tiến hoá về sự biến đổi xã hội có thể
kể đến quan điểm của các nhà xã hội học kinh điển nhƣ August Comte,
Herbert Spencer. Tiêu biểu là Spencer với quan điểm cho rằng tiến hóa xã hội
tƣơng tự nhƣ một sự tiến hóa cơ thể hay thuyết ba giai đoạn của Comte.
Thuyết xung đột luôn muốn giải thích xã hội từ động học và thƣờng
chọn biến đổi xã hội làm bƣớc khởi đầu cho phân tích cơ cấu. Điểm khác biệt
cơ bản giữa lý thuyết xung đột với các trƣờng phái lý thuyết khác trong xem
19
xét về biến đổi xã hội là ở chỗ lý thuyết xung đột coi biến đổi xã hội mang
tính khách quan, những mâu thuẫn, căng thẳng, xung đột xã hội không phải là
bệnh lý xã hội mà thuộc bản chất của xã hội, là nguồn gốc và động lực của
tiến bộ xã hội.
Karl Marx có thể đƣợc xem là lý thuyết gia tiêu biểu của trƣờng phái
xung đột, bên cạnh đó, còn có thể nhắc đến những cái tên khác nhƣ Ralf
Dahrendorf hay Randall Collin.
Các lý thuyết thuộc trƣờng phái xung đột xem xã hội bao gồm các
nhóm, các tầng lớp, các giai cấp có mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích, luôn
đấu tranh với nhau để dành đƣợc những lợi ích, nguồn lực và quyền lực. Trên
cơ sở đó, các lý thuyết xung đột xem biến đổi xã hội có nguồn gốc từ những
đấu tranh giữa các nhóm, các tầng lớp và giai cấp khác nhau trong xã hội. Lý
thuyết này cũng chỉ ra rằng các nhân tố nhƣ những phát minh mới về kỹ thuật,
các liên minh chính trị, những thay đổi về hoàn cảnh và nguồn dự trữ, về khả
năng thuyết phục, về tài chiến lƣợc và khả năng tổ chức kéo theo sự biến đổi
quan hệ quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, cho phép nhóm mới
vƣơn lên địa vị thống trị thay thế nhóm thống trị cũ đã không còn giữ đƣợc
quyền lực. Thuyết xung đột không ấn định những thể loại cố định cho làm
nguồn gốc cho sự biến đổi xã hội mà cho rằng những sự thay đổi về kỹ thuật,
chính trị - quân sự, kinh tế hay văn hoá đều có thể gây ra những trạng thái mất
cân bằng, tạo nên những xung đột xã hội làm tiền đề cho sự biến đổi diễn ra.
Phân tích sự biến đổi xã hội từ góc nhìn của lý thuyết chức năng phân
biệt giữa biến đổi trong hệ thống và biến đổi của hệ thống hay giữa các quá
trình cân bằng và sự biến đổi cấu trúc.
Các nhà lý thuyết chức năng xem xã hội luôn nằm trong một trật tự
quân bình tƣơng đối và sự biến đổi xã hội có nguồn gốc từ sự biến đổi các
chức năng xã hội, mỗi sự thay đổi trong một bộ phận sẽ dẫn tới sự thay đổi ở
các bộ phận khác và làm cho cả hệ thống xã hội biến đổi.
20
Ngƣợc với các nhà lý thuyết xung đột, các nhà lý thuyết chức năng - cơ
cấu không coi xung đột cũng nhƣ biến đổi xã hội là các quá trình tất nhiên mà
là những vấn đề "cần phải giải thích" và sẽ đƣợc giải thích từ những phát triển
phân rã hay sự mất cân bằng của hệ thống xã hội. Nói chung, thuyết chức
năng – cơ cấu không chấp nhận xung đột xã hội và cách mạng xã hội mà chỉ
chấp nhận tính hợp lý của hành động cải tiến. Hạt nhân hợp lý của thuyết này
là bảo đảm tính ổn định trong quá trình biến đổi xã hội (Võ Thị Mai, 2003).
Trong khi các trƣờng phái lý thuyết khác và rõ nhất là trƣờng phái tiến
hoá coi xã hội phát triển theo một phƣơng, chỉ có tiến lên, thay đổi và không
quay trở lại, trường phái tuần hoàn lại xem sự phát triển xã hội là một chu
trình khép kín với nhiều trạng thái khác nhau theo từng giai đoạn, xã hội sẽ
trải qua các giai đoạn một cách tuần tự và sẽ quay trở lại những giai đoạn ban
đầu theo một vòng tuần hoàn nhất định. Các tác giả tiêu biểu của trƣờng phái
này là Spengler và Toynbee, các ông cho rằng xã hội không ngừng phát triển
và khi tiến đến giai đoạn cuối cùng nó sẽ quay trở lại giai đoạn đầu, với họ
lịch sử đƣợc lặp lại mãi trong những chu kỳ không kết thúc
Thuyết hành vi không đề cập nhiều đến sự biến đổi xã hội. Theo thuyết
này, biến đổi xã hội đƣợc xem là "sự thay đổi không có định hƣớng của các
chuẩn mực và thể chế" hay là "sự phát triển liên tục, sự tiến hoá". Thuyết
hành vi cũng nhìn nhận sự biến đổi xã hội từ góc độ hành vi cá nhân, theo đó
biến đổi xã hội hình thành qua một quá trình mà bắt đầu là các cá nhân sau
khi hành động và có đƣợc kết quả hành động sẽ nhận thức đƣợc loại hành vi
nào đƣợc đối tác chấp nhận và nhận đƣợc đền bù thoả đáng, loại hành vi nào
sẽ không đƣợc chấp nhận và gây ra những phí tổn, trên cơ sở đó cá nhân hình
thành nên một thứ bậc những thói quen ứng xử tƣơng đối. Và đó chính là quá
trình mất đi của các cấu trúc cũ và thay thế bởi các cấu trúc mới trong xã hội.
Do đó, có thể nói rằng theo quan điểm của thuyết hành vi thì nguồn gốc của
biến đổi xã hội chính là sự lỗi thời, sự không còn phù hợp của những khuôn
mẫu hành vi cũ đòi hỏi phải thay thế bằng những khuôn mẫu mới.
21
Mỗi trƣờng phái, mỗi tác giả đều có những hạt nhân hợp lý nhất định
trong quan điểm của mình, và lẽ tất nhiên họ cũng không thể tránh khỏi
những hạn chế khi nhìn nhận về biến đổi xã hội. Chính vì vậy, việc kết hợp
các quan điểm, tận dụng những ƣu điểm, khắc phục những thiếu sót của họ sẽ
tạo ra một quan điểm dễ chấp nhận hơn cả. Chính trên cơ sở đó mà quan điểm
tổng hợp về biến đổi xã hội đƣợc coi là quan điểm phổ biến nhất trong các
nhà xã hội học hiện nay.
Hiện nay, quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội cho rằng biến đổi xã
hội là hệ quả sự tƣơng tác phức tạp giữa nhiều yếu tố, cả những yếu tố bên
trong và những yếu tố bên ngoài; trong những điều kiện cụ thể của từng xã
hội khác nhau, các yếu tố nhất định sẽ có những mức độ, phạm vi ảnh hƣởng
khác nhau tới sự biến đổi xã hội (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001). Đây
chính là quan điểm tổng hợp về sự biến đổi xã hội. Mặc dù đây vẫn không
phải là một cách nhìn toàn diện, hoàn hảo về sự biến đổi nhƣng ở một khía
cạnh nào đó nó có thể giúp ta khắc phục một số hạn chế của các quan điểm
trƣớc và tiến tới một nhãn quang đa diện, nhiều chiều, khách quan và khoa
học về biến đổi xã hội.
Tất cả những quan điểm nêu trên về biến đổi xã hội có thể đem lại cho
chúng ta thêm những cách nhìn, cách giải thích trong quá trình phân tích sự
biến đổi trong đời sống của đồng bào dân tộc Êđê dƣới những tác động của
các nhân tố kinh tế – xã hội, thấy đƣợc đời sống của ngƣời dân tộc Êđê cũng
là một hiện tƣợng xã hội luôn nằm trong tiến trình của sự biến đổi và chịu sự
quy định, tác động của nhiều yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội.
1.1.2. Lý thuyết xung đột
Bắt đầu phổ biến vào những năm 1960 nhƣ một sự đối trọng với trƣờng
phái Cấu trúc chức năng, lý thuyết xung đột đƣợc xem là một trƣờng phái lý
thuyết lớn trong xã hội học bắt nguồn từ những quan điểm của Marx. Các tác
giả tiêu biểu của trƣờng phái này là George Simmel, Vilfredo Pareto, Joseph
Schumpeter, Ralf Dahrendorf, Lewis Coser….
22
Hạt nhân ban đầu của thuyết xung đột là quan điểm của Marx về xung
đột giai cấp đƣợc Marx phát triển dựa trên sự phân tích xã hội tƣ bản tự do thế
kỷ 19. Theo Marx, xung đột không phải là quá trình hình thành bên ngoài các
cáu trúc xã hội và tác động vào sự phá huỷ nó mà là kết quả của xã hội và chỉ
đƣợc giải thích trong khuôn khổ đó. Với Simmel, xung đột không chỉ là kết
quả không tránh khỏi của các cấu trúc xã hội hay động cơ cần thiết cho lịch sử
mà còn là thành phần cấu thành trung tâm của chính quá trình xã hội và là đối
tƣợng độc lập của phân tích xã hội học. Thuyết xung đột của Simmel đƣợc
xem xét dƣới giác độ cá nhân, không phải các giai cấp hay xung đột quyền
lực chia rẽ toàn xã hội mà chính quan hệ xung đột giữa các cá nhân là trung
tâm. Về sau, các tác giả hiện đại khác nhƣ Joseph Schumpeter, Ralf
Dahrendorf, Lewis Coser… đã tiếp tục phát triển thuyết xung đột với những
quan điểm khác nhau. Và sự phát triển mạnh mẽ của thuyết xung đột gắn với
quan điểm của Ralf Dahrendorf về sự thống trị và xung đột.
Trong khi lý thuyết cấu trúc chức năng nhấn mạnh tính ổn định, trật tự,
cân bằng, thì lý thuyết xung đột lại nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột, sự
biến đổi xã hội. Luận điểm cơ bản của lý thuyết này là coi các nhóm xã hội
luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau về mặt lợi ích do sự
khan hiếm nguồn lực hay sự phân công lao động, sự bất bình đẳng trong phân
phối các nguồn lực, quyền lực trong xã hội. Các tác giả thuộc trƣờng phái lý
thuyết này cho rằng cần phải tập trung phân tích động cơ và đặc điểm xã hội
của các bên tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối quan hệ mâu thuẫn.
Lý thuyết xung đột cũng cho rằng xung đột tạo ra sự thay đổi không
ngừng và đó cũng là động cơ đảm bảo cho sự tiến bộ xã hội (Mai Văn Hai,
Mai Kiệm, 2003). Các nhà xung đột xã hội, khi đề cập đến vấn đề chủng tộc
và nhóm dân tộc thiểu số, thƣờng nhấn mạnh khía cạnh kinh tế và khả năng
tiếp cận quyền lực.
Áp dụng cách nhìn nhận của lý thuyết xung đột vào đề tài, chúng tôi
nhận thấy rằng đời sống của ngƣời dân tộc Êđê tại Đăk Lăk luôn nằm trong
23
một quá trình vận động và biến đổi, quá trình đó thực chất cũng là một quá
trình giải quyết những mâu thuẫn, những xung đột giá trị (chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp, cơ cấu gia đình, thay đổi các giá trị văn hoá, các phong tục tập
quán…) diễn ra trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nƣớc cũng nhƣ những xung đột giá trị xuất phát từ quá trình tiếp biến văn hóa
với nền văn hóa Kinh. Và nhƣ Ralf Dahrendorf – một lý thuyết gia xung đột
nổi bật – đã chỉ ra, xã hội không thể tồn tại mà không có xung đột và tƣơng
đồng, không thể có xung đột trừ phi trƣớc đó đã có một tƣơng đồng nào đó
(nhƣ các bà nội trợ Pháp không thể có xung đột với những nhà đấu cờ Chi lê
vì giữa họ không có sự liên hệ nào) (Vũ Quang Hà, 2001), ngƣời Êđê có sự
liên hệ và tiếp xúc càng lớn với cộng đồng ngƣời Kinh và các dân tộc khác ở
nơi sinh sống thì giữa họ càng có cơ hội phát sinh các xung đột. Tuy nhiên,
tác giả này cũng cho rằng xung đột có thể dẫn tới tƣơng đồng và hòa hợp (Vũ
Quang Hà, 2001), nên những xung đột lợi ích và giá trị của cộng đồng ngƣời
Êđê tại Đăk Lăk với những cộng đồng khác cũng có thể là tiền đề dẫn tới sự
tƣơng đồng và hòa hợp giữa họ. Bên cạnh đó, lý thuyết xung đột còn cho ta
thấy đƣợc mâu thuẫn, xung đột chính là động lực, là nguồn gốc dẫn tới những
biến đổi trong đời sống của ngƣời Êđê tại Đăk Lăk.
1.1.3 Quan điểm Xã hội học về tộc người và các nhóm dân tộc thiểu số
Chủ đề về tộc ngƣời và quan hệ xã hội của các nhóm sắc tộc, dân tộc là
một mảng lĩnh vực nghiên cứu không mới của các nhà xã hội học. Max
Weber đƣợc xem là một trong những ngƣời đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên
cứu xã hội học về quan hệ dân tộc từ năm 1906. Weber cho rằng các đặc
trƣng sinh học không thể trở thành những nhân tố quyết định đối với sự khác
biệt giữa các nhóm dân tộc mà chính là sự thừa nhận của nhóm về các khác
biệt này cùng với những khác biệt trong giá trị và chuẩn mực mới là nguồn
gốc tạo nên sự phân biệt giữa các nhóm dân tộc khác nhau.
Xã hội học về chủng tộc chủ yếu quan tâm đến việc xem xét những
nguyên nhân và hệ quả của việc phân chia các nhóm xã hội về mặt xã hội dựa
trên cái gọi là chủng tộc của họ (Từ điển Xã hội học Oxford, 2012).
24
Theo John Macionis (1987), nhóm dân tộc thiểu số đƣợc xem là những
nhóm có hai đặc điểm chính: (1) nhận dạng đặc biệt và (2) sự lệ thuộc. Về
nhận dạng đặc biệt, tác giả này cho rằng các nhóm thiểu số đều có sự nhận
diện xã hội rất dễ nhận thấy và bản thân các thành viên trong nhóm cũng nhận
thức rõ về chủng tộc, sắc tộc của mình. Về sự lệ thuộc, các nhóm thiểu số
đƣợc xem là thƣờng có thu nhập, quyền lực, uy tín nghề nghiệp và học vấn
kém hơn so với các nhóm đa số thống trị.
Tƣơng tác và các mối quan hệ của các nhóm dân tộc thiểu số với các
nhóm đa số trong xã hội thƣờng đƣợc quy thành một số dạng chính là hợp
nhất, đa nguyên, đồng hóa, tách biệt và hủy diệt (John Macionis, 1987 và
Richard T. Schaefer, 2003). Sự hợp nhất xảy ra khi một nhóm đa số và một
nhóm thiểu số kết hợp lại với nhau để làm ra một nhóm mới (Richard T.
Schaefer, 2003). Ở dạng đa nguyên, xã hội tồn tại nhiều nhóm dân tộc khác
nhau nhƣng tất cả đều có vị trí xã hội cơ bản ngang bằng nhau. Sự đồng hóa
lại là quá trình qua đó các thành viên của nhóm thiểu số dần dần thay đổi các
hệ giá trị chuẩn mực và hành vi của mình theo các khuôn mẫu của nhóm đa số
thống trị. Sự tách biệt thì đề cập đến cả sự khác biệt mang tính tự nhiên và xã
hội của các nhóm ngƣời, sự tách biệt này có thể bao gồm mọi hoặc bất kỳ lĩnh
vực nào trong đời sống xã hội nhƣ nơi cƣ trú, ngôn ngữ, các phong tục tập
quán hay các cách thức sinh hoạt, các địa điểm lui tới, các tổ chức, cơ sở sử
dụng (trƣờng học, bệnh viện, nghĩa trang, khu vui chơi...). Còn sự hủy diệt
hay diệt chủng nói tới sự tiêu diệt của nhóm này đối với nhóm khác khiến cho
một nhóm thiểu số nào đó đi tới tiêu vong (John Macionis, 1987).
Trong nghiên cứu về chủng tộc, sắc tộc, các nhà xã hội học cũng lƣu ý
đến vấn đề di cƣ, vì đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
hình thành các mối quan hệ dân tộc, sắc tộc, chủng tộc tại các cộng đồng.
Bên cạnh việc chỉ ra những tác động tích cực của di dân (mà chủ yếu là về
khía cạnh kinh tế), các nhà xã hội học cũng đặc biệt chú ý tới những tranh
luận gay gắt về chủ đề này (chủ yếu bắt nguồn từ những xung đột giá trị
25
trong văn hóa) và chỉ ra rằng các định kiến về chủng tộc, sắc tộc, dân tộc và
những mong muốn gìn giữ nền văn hóa chủ đạo của nhóm vẫn luôn tồn tại
và tác động mạnh tới mối quan hệ giữa các nhóm sắc tộc, dân tộc khác nhau
(Richard T. Schaefer, 2003). Các lý thuyết chức năng luận, chủ yếu do
Robert Park và những ngƣời khác xây dựng ở Mỹ trong chiến tranh thế giới
lần thứ nhất cho là cuối cùng cũng sẽ có một sự đồng hóa của những nhóm
dân tộc thiểu số vào hệ thống phân tầng của xã hội lớn hơn, khôi phục lại sự
cân bằng xã hội đã bị xáo trộn bởi sự nhập cƣ của họ (Từ điển Xã hội học
Oxford, 2012). Tuy nhiên, quan điểm này bị lên án do cách nhìn nhận phiến
diện và mang nặng quan điểm vị chủng.
Từ quan điểm xã hội học về quan hệ dân tộc, nhìn nhận trong nghiên
cứu này, chúng tôi nhận thấy quá trình di dân của ngƣời Kinh từ các vùng đất
khác tới Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đã tạo ra những tác
động đáng kể về nhiều mặt tới đời sống của cƣ dân bản địa tại đây, trong đó
có ngƣời Êđê. Mối quan hệ giữa ngƣời Kinh và ngƣời Êđê cũng phần nào
phản ánh xu hƣớng quan hệ giữa các nhóm thiểu số và nhóm đa số thống trị
nhƣ các luận điểm xã hội học về vấn đề này đã đề cập đến, tuy nhiên cũng
hàm chứa những khác biệt nhất định do ở đây nhóm thiểu số lại là nhóm bản
địa chứ không phải là nhóm nhập cƣ.
1.1.4. Quan điểm về tiếp biến văn hóa
Tiếp biến văn hóa là dòng chảy tự nhiên của lịch sử loài ngƣời từ ngàn
đời nay, bất chấp các rào cản về chính trị, kinh tế, xã hội và ngôn ngữ. Bởi
thế, ngƣời ta coi tiếp biến văn hóa là một quy luật tất yếu trong sự vận động,
phát triển văn hóa của các dân tộc. Tiếp biến văn hóa xảy ra khi một xã hội
trải qua những thay đổi mạnh mẽ về văn hóa dƣới sự tác động của một nền
văn hóa khác mạnh hơn mà nó có mối liên hệ chặt chẽ. Xã hội chịu sự tác
động sẽ thay đổi những giá trị văn hóa của mình theo hƣớng điều chỉnh để
đồng thuận, thống nhất với hệ tƣ tƣởng và các khuôn mẫu văn hóa của xã hội
chiếm vị trí ƣu trội (Adamson Hoebel and Thomas Weaver, 1979).
26
Thuật ngữ “tiếp biến văn hóa” đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế
kỷ 19 trong Nhân học xã hội, bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi từ những năm
1930 và đã dần trở thành một quan điểm lý thuyết phổ biến trong tìm hiểu và
giải thích về các quá trình văn hóa. Những nghiên cứu đầu tiên về tiếp biến
văn hóa đƣợc thực hiện đối với những thổ dân da đỏ ở Mỹ trong quá trình tiếp
xúc với nền văn hóa của ngƣời da trắng và nền văn hóa Haiti với sự bắt nguồn
pha trộn của các khuôn mẫu giá trị Pháp và Tây Phi.
Một cách dễ hiểu nhất, tiếp biến văn hóa có thể đƣợc xem là hiện
tƣợng xảy ra khi những nhóm ngƣời (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác
nhau giao lƣu tiếp xúc với nhau, tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một
hoặc cả hai nhóm.
Ở một khía cạnh khác, ngƣời ta có thể xem tiếp biến văn hóa là quá
trình diễn ra khi có sự ảnh hƣởng của một nền văn hóa lớn mạnh lên những
nhóm ngƣời có tập hợp địa vị kinh tế, chính trị, xã hội yếu hơn thuộc một nền
văn hóa khác (sự ảnh hƣởng của nhóm “chủ nhà” đối với nhóm “khách” hay
là của nhóm bản xứ đối với nhóm dân nhập cƣ.)
Cách hiểu khác lại cho rằng tiếp biến văn hóa là quá trình có sự ảnh
hƣởng qua lại lẫn nhau (với mức độ không giống nhau) giữa hai nền văn hóa
« chủ » - « khách ». Thông qua quá trình này, nhiều nhân tố của hai nền văn
hóa đã hòa trộn và hợp nhất với nhau. Ðây là quan ðiểm ðýợc nhiều nhà nhân
học chia sẻ nhý Franz Boas, Redfield, Linton và Herskovits và hiện cũng
ðýợc các nhà khoa học xã hội thừa nhận.
Cũng cần phải phân biệt tiếp biến văn hóa với những khái niệm gần
nghĩa với nó nhƣ hấp thụ văn hóa hay giao lƣu văn hóa, hội nhập văn hóa.
Hấp thụ văn hóa hay tiếp thu văn hóa (enculturation) là tiến trình qua
đó các cá nhân tự sáp nhập mình vào trong nền văn hóa của nhóm xã hội gốc
của mình. Theo quan điểm xã hội học, tiếp thu văn hóa gần nhƣ một quá trình
xã hội hóa cá nhân, qua đó cá nhân học cách để đóng các vai trò xã hội và trở
thành những thành viên hợp cách của xã hội.
27
Giao lưu văn hóa (culture exchange) là hiện tƣợng xã hội phản ánh mối
quan hệ và sự ảnh hƣởng lẫn nhau về mặt văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc
(G. Endruweit và G. Trommsdorff, 2001).
Hội nhập văn hóa (inculturation) là thuật ngữ đƣợc sử dụng chủ yếu
trong lĩnh vực tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, dùng để chỉ sự gặp gỡ
giữa đức tin và các nền văn hóa. Còn trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều
nhà khoa học cho rằng không tồn tại khái niệm « hội nhập văn hóa » theo
đúng nghĩa của từ hội nhập, theo họ hội nhập chỉ dùng cho các lĩnh vực ngoài
văn hóa, còn trong văn hóa chỉ có giao lƣu và tiếp biến.
Có thể tham khảo bảng so sáng sau đây của GS. Trần Ngọc Thêm (Trần
Ngọc Thêm, 2003) để phân biệt rõ sự khác nhau giữa tiếp biến văn hóa và
những khái niệm tƣơng đồng:
CÁC KHÁI
NIỆM
Tiếp
xúc
Giao
TỤ
lƣu
Hội
nhập
Khuyếch tán
Thôn tính
Giáo hóa
CÁC ĐỐI TƢỢNG
Tƣơng quan lực
Vai trò
Thái độ
lƣợng
chủ động
của chủ thể
bất kỳ
bất kỳ
tôn trọng lẫn nhau
coi là tƣơng
đƣơng
khác bậc
QUAN HỆ
Trao
đổi
-
cả hai
tôn trọng lẫn nhau
có
bậc thấp
tôn trọng đối tác
có
không tƣơng
đƣơng
không tƣơng
đƣơng
lớn
tự nhiên, không để
ý đến đối tác
cƣỡng bức
đối tác
không
không tƣơng
đƣơng
lớn
cƣỡng bức
đối tác
không
lớn
có
Kết quả
ảnh hƣởng
lẫn nhau
bậc thấp tham gia
vào bậc cao
nhỏ tiếp nhận lớn
lớn tiếp nhận nhỏ,
cả hai cùng biến
đổi
nhỏ bị diệt và đổi
theo lớn
Theo từ điển bách khoa Columbia, « tiếp biến văn hóa là một quá trình
trong đó thành viên của một nhóm văn hóa này chấp nhận những niềm tin và
hành vi của một nhóm văn hóa khác. Thƣờng thì tiếp biến văn hóa diễn ra
theo hƣớng nhóm thiểu số tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi và ngôn ngữ của
nhóm chi phối, nhƣng nó cũng có thể là một quá trình hai chiều, nhóm chi
28
phối cũng có thể tiếp nhận những khuôn mẫu đặc thù nhất dịnh của nhóm
thiểu số » (The Columbia Encyclopedia, 2008)
Nói tóm lại, có thể hiểu tiếp biến văn hóa là một quá trình trong đó
diễn ra sự thay đổi thái độ, hành vi, giá trị, niềm tin của một người hay một
nhóm người từ một nền văn hóa này do kết quả của sự tương tác với một nền
văn hóa khác.
Và dù hiểu theo cách nào, chúng ta cũng thấy rằng tiếp biến văn hóa là
hệ quả xã hội tất yếu xuất phát từ tính năng động và khuynh hƣớng mở rộng
của các nền văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
Tiếp biến văn hóa là trọng tâm nghiên cứu của Nhân học văn hóa
nhƣng nó cũng có thể là chủ đề đáng quan tâm của nhiều ngành khoa học,
trong đó có Xã hội học. Dƣới góc độ Xã hội học, tiếp biến văn hóa đƣợc xem
xét chủ yếu nhƣ những hệ quả xã hội của quá trình di dân toàn cầu
(G.Endruweit và G.Trommsdorff, 2001).
Các nhà xã hội học nhìn nhận tiếp biến văn hóa nhƣ một khía cạnh của
quá trình xã hội hóa cá nhân, qua đó các cá nhân thuộc một nền văn hóa này
tiếp nhận những mô hình hành vi, các chuẩn mực, các quy tắc hay các giá trị
của một nền văn hóa khác.
Các nhà xã hội học cho rằng mức độ tiếp biến văn hóa và tốc độ thẩm
thấu văn hóa phụ thuộc vào khoảng cách không gian, vào chất lƣợng khả năng
tƣơng tác với nhóm khách, vào thời gian tiếp xúc và nhu cầu tiếp biến văn hóa
(G.Endruweit và G.Trommsdorff, 2001). Bên cạnh đó, độ tuổi của cá nhân
khi bắt đầu quá trình tiếp biến văn hóa cũng là một biến số độc lập đặc biệt
quan trọng tác động đến mức độ và tốc độ của quá trình tiếp biến.
Đối với xã hội học, tiếp biến văn hóa không là một khái niệm trừu
tƣợng, trái lại, để có thể nghiên cứu hiện tƣợng này, các nhà xã hội học cần
thao tác hóa khái niệm tiếp biến văn hóa thành những chỉ báo cụ thể, trên cơ
sở đó họ có thể đo đạc đƣợc mức độ cũng nhƣ tốc độ của một quá trình tiếp
biến cụ thể.
29