Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 101 trang )
huyện, thị với 111 xã, phường, thị trấn trong đó có 18 xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ
hộ nghèo 4%. Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn là 16,78% và 83,22%.
Bình Phước có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất đai màu mỡ phù hợp với
phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu, cà phê, ca cao; tài
nguyên khoán sản phong phú với 20 loại khoáng sản có tiềm năng lớn như:
quặng bôxít, đá vôi, đất sét, đá quý... Diện tích đất có rừng chiếm 48,37% so với
diện tích đất lâm nghiệp và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái để tạo điều kiện tốt cho việc
thực hiện chiến lược kinh tế-xã hội của vùng Đông Nam bộ nói chung và các
tỉnh lân cận nói riêng.
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Bình Phước
34
Nguồn nhân lực của tỉnh tham gia đủ các hoạt động từ kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội. Về số lượng, tính đến 31/12/2010 dân số đang ở độ tuổi lao
động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) của tỉnh là 575.100 người,
chiếm tỷ lệ 57,66% so với tổng dân số; ngoài tuổi lao động 318.253 người,
chiếm tỷ lệ 42,34%. Trong 575.100 người trong độ tuổi lao động có 3.246 người
chưa có việc làm thường xuyên; 571.854 người có việc làm ổn định (chiếm
64,01% so với tổng dân số), trong đó: (i) Đang tham gia làm việc thường xuyên
trong các ngành kinh tế 516.823 người, chiếm 90,38% (làm trong lĩnh vực nông,
lâm, thủy sản 359.774 người chiếm 62,91%; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
50.583 người chiếm 8,85%; lĩnh vực dịch vụ 106,466 người chiếm 18,60%); (ii)
Đang làm việc trong khu vực nhà nước 55.031 người, chiếm 9,62%.
Bảng 2.2: Lao động đang làm việc phân theo cấp quản lý
TT
Phân theo cấp
quản lý
Năm (1.000 người)
2000
2005
2008
2009
2010
1
Trung ương
20,126
22,324
26,198
25,016
25,625
2
Địa phương
288,799
369,376
440,502
472,755
491,198
Tổng số
308,925
391,700
466,700
497,771
516,832
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009 và
2010 – Cục Thống kê tỉnh Bình Phước)
Bảng 2.3: Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế
Năm (1.000 người)
Các ngành kinh tế
TT
2000
2005
2008
2009
2010
270,3
297,1
337,8
347,4
359,8
1
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
2
Khai khoáng
0,4
0,5
0,6
0,6
0,6
3
Công nghiệp chế biến, chế tạo
9,2
18,3
25,9
29,5
31,0
4
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí
-
0,3
1,4
1,9
2,0
5
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử
lý rác thải
-
-
0,4
0,4
0,4
6
Xây dựng
3,0
7,5
13,1
15,7,
16,5
35
7
Buôn bán và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy, xe có động cơ khác
8,2
18,9
31,2
36,8
38,2
8
Vận tải kho bãi
2,9
5,1
7,3
8,2
8,5
9
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
2,7
7,1
12,7
15,5
16,1
10
Thông tin và truyền thông
0,1
0,5
1,1
1,4
1,4
11
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm
0,3
0,7
1,1
1,3
1,3
12
Hoạt động kinh doanh bất động sản
0,1
0,1
0,2
0,2
0,2
13
Hoạt động chuyên môn, KH&CN
-
0,4
0,8
1,0
1,0
14
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
-
0,3
0,5
0,5
0,5
15
Hoạt động của ĐCSVN, tổ chức chính
trị-xã hội, quản lý nhà nước, an ninhquốc phòng; Bảo đảm xã hội bắt buộc
2,9
5,6
8,8
10,3
10,8
16
Giáo dục và đào tạo
5,7
9,7
13,4
14,9
15,5
17
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
1,1
2,3
3,6
4,2
4,4
18
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
0,1
0,6
1,3
1,8
1,9
19
Hoạt động dịch vụ khác
2,0
3,8
5,5
6,3
6,6
308,9
391,7
466,7
497,9
516,7
Tổng số
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009 và
2010 – Cục Thống kê tỉnh Bình Phước)
So với quy mô dân số thì lực lượng lao động của tỉnh là rất dồi dào, đạt
ngưỡng cơ cấu dân số vàng.
Về chất lượng, trong 571.854 người đang hoạt động tại các ngành kinh tế
và khu vực nhà nước có 411.735 người (chiếm tỷ lệ 72% lực lượng lao động)
chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật lao động; chỉ có 160.120
người, (chiếm tỷ lệ 28% lực lượng lao động) được đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ, kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên, cụ thể: Đại học, sau đại học 12.069 người;
cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề 6.127 người; trung cấp chuyên nghiệp
và trung cấp nghề 15.995 người, còn lại là công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghề.
Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong điều kiện mở cửa hội nhập hiện
nay.
36
Kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá: tăng trưởng GDP của
tỉnh đạt 13,2%, GDP bình quân đầu người năm 2010 là 1.069 USD (giai đoạn
2001-2005 tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 13,84%, GDP bình quân đầu người
năm 2005 là 470 USD). Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, đúng
hướng. Trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010 so với năm 2005 thì tỉ trọng nông
nghiệp giảm 9,51%, tỉ trọng công nghiệp tăng 7,41%, tỉ trọng dịch vụ tăng 2,1%.
Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt: nông nghiệp 47,15% - công nghiệp
25,45% - dịch vụ 27,40%. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chưa theo kịp với cơ cấu
của vùng và bình quân cả nước.
Bảng 2.4: So sánh cơ cấu kinh tế đến năm 2010
Cơ cấu kinh tế
Cả nước (%)
Vùng Đông Nam bộ (%)
Bình Phước (%)
Nông nghiệp
21,3
5,1
47,15
Công nghiệp
40,3
56,2
25,45
Dịch vụ
38,4
38,7
27,4
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 – Cục Thống kê tỉnh Bình Phước)
2.1.2. Hiện trạng nhân lực KH&CN tỉnh Bình Phước
* Đánh giá về nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh: Như đã đề cập ở
Chương 1 của Luận văn này, nhân lực KH&CN được hiểu theo nghĩa là những
người có trình độ từ Cao đẳng trở lên trong lực lượng nghiên cứu chuyên nghiệp,
lực lượng vừa nghiên cứu vừa tham gia giảng dạy - đào tạo và lực lượng vừa
nghiên cứu vừa quản lý từ các ban, ngành, sở, các phòng - ban khoa học ở
trường và các Trung tâm dịch vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Theo số liệu điều tra, thống kê đến tháng 7/2007, tổng số người có trình độ
cao đẳng, đại học trở lên trên địa bàn tỉnh Bình Phước là 12.077 người/khoảng
850.000 dân, chiếm 1,42% dân số. Phần lớn lực lượng này đang làm việc trong
các cơ quan nhà nước; tham gia công tác giảng dạy, y tế, hoạt động văn hoá nghệ thuật, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ (tại các cơ quan hành chính sự nghiệp
chiếm tỉ lệ 80,9%, các doanh nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ 19,1%). Đến 31/12/2010, con
37
số này tăng lên khoảng 18.196 người, trong đó: Đại học, sau đại học 12.069
người; cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề 6.127 người. Tuy nhiên, hiện
vẫn chưa có số liệu thống kê tổng thể nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh phân
theo trình độ đào tạo (tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng), theo độ tuổi, giới tính,
quê quán, chuyên ngành đào tạo, phân cấp quản lý mà chỉ có số liệu về thực
trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nêu trong Chương trình đột phá về
“Đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực” được Tỉnh ủy Bình Phước ban
hành ngày 02 tháng 8 năm 2011. Theo đó tính đến 31/12/2010, tổng số cán bộ
công chức trong toàn tỉnh là 5.029 người. Trong đó: 64 người có trình độ sau đại
học chiếm tỷ lệ 1,27%; 1.963 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 39,03%, 163
người có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 3,24%.
Có thể nói, nhân lực KH&CN hiện nay là lực lượng chủ chốt của đội ngũ
trí thức trên địa bàn tỉnh. Bằng vốn tri thức và những hiểu biết thực tiễn của
mình, đội ngũ trí thức của tỉnh đã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các
chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách về chuyển đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính họ là những người
trực tiếp tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào
dân tộc ít người. “Những đóng góp của đội ngũ trí thức thể hiện trên nhiều
phương diện nhưng nổi bật nhất vẫn là những hoạt động: nghiên cứu và ứng
dụng khoa học - kỹ thuật; sáng tạo văn học - nghệ thuật; đào tạo nhân lực, nâng
cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống… góp phần quan trọng vào quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhiều trí thức đang làm việc trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, một số người đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
(công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, khu du lịch,…) và tạo công ăn việc làm cho nhiều
người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Trên lĩnh vực KH&CN
phục vụ sản xuất và đời sống, nhiều đề tài khoa học đã được đội ngũ trí thức
trong tỉnh chủ động hoặc phối hợp với các Viện, Trường Đại học nghiên cứu
thành công. Những đề tài đó đã và đang được chuyển giao, ứng dụng vào thực
38
tiển sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực. Nổi bật là đề tài Thực
trạng và giải pháp về vấn đề di dân tự do trên địa bàn tỉnh Bình Phước; đề tài
Nghiên cứu việc trồng cây Ca cao xen dưới tán cây Điều đã khẳng định cây ca
cao thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh; đề tài Nghiên cứu sử dụng
gỗ cây Điều sản xuất ván ghép thanh và ván dăm tại tỉnh Bình Phước thực hiện
thành công đã được áp dụng sản xuất tại Công ty TNHH Đồng Phú và Công ty
cổ phần Phúc Thịnh. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh đã góp
phần nâng cao năng xuất cây Điều (từ 0,4 tấn/ha năm 2000 lên 1,3 tấn/ha năm
2004 và năm 2008, ở Phước Long, có nơi đạt năng suất từ 1,8-2,3 tấn/ha ).
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã xây dựng Đề án ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2010, trong đó có Dự án
phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Triển khai chương trình đưa
công nghệ thông tin về các xã vùng sâu, vùng xa; Dự án đào tạo kỹ thuật viên tin
học cho cán bộ công chức tỉnh… ”[30;3].
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển KH&CN ngày càng cao trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước hiện nay và trước những đòi
hỏi của nền kinh tế tri thức sắp tới thì những kết quả đạt được trên đây còn rất
hạn chế. Những đóng góp của đội ngũ trí thức tỉnh Bình Phước còn ở mức khiêm
tốn. Thành quả của hoạt động KH&CN đạt được trong thời gian qua thể hiện
mức tập trung chất xám chưa cao; công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
trong lĩnh vực KH&CN mới đạt kết quả bước đầu; việc áp dụng kết quả nghiên
cứu khoa học vào sản xuất và đời sống chưa nhiều: “Đầu tư cơ sở vật chất cho
nghiên cứu, triển khai các hoạt động và dự án còn thiếu và không đồng bộ, chưa
đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển. Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức
hoạt động trong lĩnh vực KH&CN chưa được ban hành phù hợp và cụ thể hoá
kịp thời, do đó chưa thực sự kích thích, thúc đẩy và phát huy được tiềm lực trong
đội ngũ trí thức. Cơ chế, chính sách đó chưa đủ sức thuyết phục để động viên
được đội ngũ trí thức tích cực tham gia, đem hết tâm huyết, khả năng đóng góp
39
để xây dựng, phát triển cho tỉnh. Đặc biệt một số chính sách về thu hút nguồn
nhân lực đã được ban hành nhưng các quy định trong đó vẫn chưa hợp lý hoặc
chưa hấp dẫn để có thể thu hút nguồn chất xám về cho tỉnh”[30;4].
* Nguyên nhân khách quan
- Bình Phước là một tỉnh miền núi, nông nghiệp; có 41 dân tộc ít người
chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Là tỉnh đô thị hóa thấp và là tỉnh thưa dân nhất
ở Vùng Đông Nam bộ với tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn là 16,78% và
83,22%. Tỉ lệ dân di cư cao (từ khi tái lập tỉnh là trên 5% mỗi năm). Dân di cư
chủ yếu là những người dân nghèo, khó khăn về học hành và tiếp cận với những
tri thức mới. Hiện nay vẫn còn 18 xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo 4% (tỷ lệ
này năm 2005 là 9,9%). Chính vì những nguyên nhân đó nên mặt bằng dân trí
của tỉnh nói chung còn rất thấp và không đồng đều.
- Tỉnh tái lập từ 01/01/1997 với suất phát điểm rất thấp về kinh tế-xã hội,
điều này gây nên những khó khăn cho hoạt động của đội ngũ trí thức. Do khó
khăn về cơ sở vật chất mà nhiều trí thức không thể đóng góp hết năng lực, trí tuệ
của mình. Nhiều người phải nghiên cứu khoa học trong điều kiện thiếu phương
tiện, cơ sở vật chất cần thiết. Nhiều đề tài, nhiều dự án khoa học hứa hẹn sẽ đem
lại những lợi ích lớn nhưng không thể tiến hành vì thiếu kinh phí.
* Nguyên nhân chủ quan
- Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, chỉ có 28% lao động được
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên (con số này vào
năm 2007 là 18,7%). Đây là một trở ngại lớn cho đội ngũ trí thức của tỉnh trong
việc truyền thụ những kiến thức hiện đại về khoa học-kỹ thuật và nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động.
- Chất lượng đội ngũ trí thức của tỉnh vẫn còn thấp. Số trí thức có trình độ
chuyên môn cao chưa nhiều, chưa có những trí thức lớn đủ sức phát động phong
trào về KH&CN. Điều này khiến cho đội ngũ trí thức của tỉnh đông mà chưa
mạnh, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu hiện nay về KH&CN.
40
- Chính sách thu hút, ưu đãi đối với nhân tài, trí thức của tỉnh thiếu đồng
bộ và chưa đủ sức hấp dẫn. Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong quản
lý đào tạo, bồi dưỡng chưa chặt chẽ và nhất quán. Một số cán bộ, trí thức của
tỉnh được tỉnh cử đi đào tạo chuyên môn sâu, sau thời gian đào tạo đã xin chuyển
vùng công tác, không quay trở về công tác tại tỉnh. Điều này khiến cho tình trạng
thiếu chuyên gia ở các lĩnh vực phục vụ đời sống và sản xuất kéo dài, không giải
quyết được.
2.1.3. Quản lý các đề tài, dự án KH&CN; bố trí nhân lực KH&CN và lựa chọn
người chủ trì các nhiệm vụ KH&CN
* Quản lý các đề tài, dự án KH&CN: Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn
của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 29/7/2008, UBND tỉnh đã ban hành các
Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND về “Quy định quản lý và thực hiện việc tuyển
chọn, xét chọn, triển khai, nghiệm thu và ứng dụng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh”,
Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND về “Quy định quản lý và thực hiện việc tuyển
chọn, xét chọn, triển khai, nghiệm thu và ứng dụng đề tài KHXH&NV cấp tỉnh”
và ngày 10/6/2010 ban hành Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND về “Quy chế
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở trên
địa bàn tỉnh Bình Phước”. Nội dung chính đề cập trong các quyết định này có thể
tóm tắt như sau:
- Các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được hình thành: (i) Do UBND tỉnh chỉ
đạo thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương; (ii) Do các
bộ, ngành Trung ương chỉ đạo phối hợp thực hiện để giải quyết vấn đề chung của
cả nước, của vùng và khu vực; (iii) Do các tổ chức và cá nhân (các sở, ban,
ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, doanh nghiệp, các nhà khoa học độc
lập) đề xuất.
- Sở KH&CN là đầu mối quản lý nhiệm vụ KH&CN ở địa phương có
trách nhiệm: (i) Hướng dẫn tổ chức và cá nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN hàng
năm, 5 năm; thành lập và tổ chức hoạt động của các Tiểu ban tư vấn chuyên
41
ngành xét chọn nhiệm vụ KH&CN; tuyển chọn tổ chức hoặc cá nhân chủ trì thực
hiện nhiệm vụ KH&CN do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo thực hiện; (ii) Tổng hợp
kết quả tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN tại các Tiểu ban và tại cuộc họp của Hội
đồng KH&CN tỉnh, xây dựng Kế hoạch KH&CN hàng năm, 5 năm trình UBND
tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt; (iii) Phê duyệt chủ nhiệm đề tài, dự án,
chương trình theo phân cấp của UBND tỉnh; (iv) Cấp kinh phí cho các nhiệm vụ
KH&CN theo tiến độ thực hiện; phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã có liên quan kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN, thanh quyết toán tài chính với các chủ nhiệm đề tài, dự án,
chương trình; (v) Tổ chức nghiệm thu, tổng kết, công bố kết quả thực hiện nhiệm
vụ KH&CN, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã tổ
chức nhân rộng kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã có trách đề xuất
và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trong lĩnh vực được phân
cấp quản lý; đề xuất với UBND tỉnh những nhiệm vụ KH&CN cần tuyển chọn tổ
chức hoặc cá nhân thực hiện và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý
việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; tổ chức nhân rộng kết quả nghiên
cứu, triển khai, thử nghiệm sau kết luận của Hội nghị tổng kết hoặc Hội đồng
nghiệm thu.
- Các cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: (i) Chỉ đạo
việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và thông qua Hội đồng KH&CN cùng
cấp trước khi đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ; (ii) Tổ chức triển khai áp
dụng kết quả đề tài vào sản xuất và đời sống sau khi đề tài được nghiệm thu;
thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu 6
tháng 1 lần trong 2 năm đầu cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Sở Khoa
học và Công nghệ.
* Quy trình tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ
KH&CN được áp dụng như sau:
42
- Đối với nhiệm vụ KH&CN hình thành theo đề xuất của các tổ chức và cá
nhân: (i) Tổ chức hoặc cá nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN được đưa vào Kế
hoạch hoạt động KH&CN hàng năm sẽ được ưu tiên lựa chọn chủ trì thực hiện
nhiệm vụ KH&CN đó; (ii) Không giao nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức, cá
nhân không đủ khả năng thực hiện; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
tiến độ các nội dung công việc đã được phê duyệt mà không có lý do chính đáng,
quyết toán và nộp kinh phí thu hồi của các nhiệm vụ KH&CN được giao năm
trước không đúng quy định; (iii) Các tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ
KH&CN cấp tỉnh được phép giao cho các tổ chức và cá nhân khác có đủ điều
kiện về trang thiết bị, nhân lực, kinh nghiệm… tiến hành một phần công việc
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt.
- Đối với nhiệm vụ KH&CN do UBND tỉnh hoặc các bộ, ngành trung
ương trực tiếp chỉ đạo thực hiện: (i) Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành tuyển
chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN do UBND tỉnh chỉ đạo; (ii)
Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có tính chất đặc biệt quan trọng hoặc có độ bảo mật
cao sẽ do UBND tỉnh tiến hành lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện theo phương
thức riêng; (iii) Ủy quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập
Ban chủ nhiệm đề tài, dự án và chương trình KH&CN cấp tỉnh. Trường hợp đặc
biệt sẽ do UBND tỉnh trực tiếp chỉ định Chủ nhiệm đề tài, dự án hoặc chương
trình KH&CN.
* Bố trí nhân lực KH&CN tại tỉnh Bình Phước: Bố trí nhân lực là một
vấn đề hệ trọng trong công tác xây dựng, tổ chức dự án. Hiệu quả lao động của
nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý và khoa học của cách phân bổ và bố
trí nhân lực trong cơ quan, đơn vị. Chính sách bố trí, giao nhiệm vụ cho người
lao động thể hiện khía cạnh biết dùng người của lãnh đạo, của tổ chức và của
một quốc gia. Theo các quy định thể hiện trong các văn bản nhà nước, việc tuyển
dụng phải dựa trên cơ sở nhu cầu, vị trí làm việc và tiêu chuẩn nghiệp vụ của
43
ngạch công chức tuyển vào, nghĩa là việc bố trí cũng phải đảm bảo thích hợp
giữa công việc và khả năng của người lao động.
“… Tỉnh còn thiếu đội ngũ trí thức có trình độ cao (những cán bộ khoa
học-kỹ thuật có tầm cỡ, uy tín; những chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực: khoa
học, công nghệ, kỹ thuật, kinh doanh, nghề nghiệp...). Lực lượng trí thức hiện có
chưa được quy tụ, tập hợp tốt để phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, thực hiện
những hoạt động KH&CN ở mức cao, chuyên sâu. Lớp trí thức trẻ được đào tạo
căn bản nhưng vẫn chưa tạo được sự đột phá, sức bật cho phát triển KH&CN và
kinh tế-xã hội của tỉnh”[30; 4] Từ khi được tái lập đến nay, tỉnh chưa có một
cuộc điều tra, khảo sát nào về thực trạng bố trí nhân lực KH&CN tham gia
nghiên cứu khoa học trong các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp liên
quan đến hoạt động KH&CN. Một số kết quả khảo sát sơ bộ về vấn đề này sẽ
được tác giả đề cập ở Chương 3.
* Lựa chọn người chủ trì các nhiệm vụ KH&CN: Bên cạnh các điều
kiện về cơ chế chính sách, đãi ngộ cán bộ thì việc phân bổ các đề tài nghiên cứu
khoa học tại các đơn vị nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Bình Phước có ảnh
hưởng đến việc bố trí hay lựa chọn người chủ trì các nhiệm vụ KH&CN. Kết quả
điều tra, khảo sát sẽ được tác giả đề cập ở chương 3
Việc giao nhiệm vụ chủ trì chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học tuân
thủ quy trình tuyển chọn đã nêu ở trên phần lớn dựa vào định hướng nghiên cứu
của đơn vị nhưng việc chọn người chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN (đề tài,
đề án, dự án) chủ yếu dựa vào uy tín và do quan hệ của chủ trì đề tài. Theo ông
Nguyễn Ngọc Lai, Trưởng phòng Quản lý khoa học-Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Bình Phước cho biết: “Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhiều đề
tài khoa học mà người chủ trì ở vị trí hành chính, là cán bộ làm công tác kiêm
nhiệm. Họ là lãnh đạo các đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH&CN nên thời gian dành
cho nghiên cứu khoa học rất thấp (khoảng 20% thời gian làm việc), thiếu chủ
động sáng tạo, do vậy chất lượng nghiên cứu không cao”. Như vậy, việc coi
44