Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 101 trang )
KH&CN hiện chiếm trong khoảng từ 25% đến 35% trong tổng số việc làm tại
các nước OECD và tốc độ tăng trưởng việc làm thuộc chuyên môn này đang tiếp
tục vượt quá tốc độ tăng trưởng việc làm tổng thể.
Ở Australia, lương cho đội ngũ cán bộ then chốt được nhà nước đảm bảo,
ngoài ra các cơ quan nghiên cứu (Viện, Trường) dùng nguồn tài chính từ các đề
tài đấu thầu cạnh tranh để chi trả cho hoạt động nghiên cứu, vận hành bộ máy,
chi phí hành chính… và phần còn lại được dùng thưởng thêm vào lương cán bộ.
Chính phủ có chính sách để các Viện, Trường được hưởng lợi ngày càng nhiều
từ tiền sáng chế và bản quyền và thu thuế khoa học công nghệ từ các cơ sở sản
xuất để đầu tư lại cho cơ quan nghiên cứu. Do phải sống từ nguồn thu thuế trực
tiếp của người sử dụng công nghệ nên các Viện, Trường phải rất chú ý đến yêu
cầu của thực tiễn sản xuất, nhờ đó mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và nghiên
cứu được hình thành một cách tự nhiên. Định kỳ sáu tháng một lần, các cấp quản
lý đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới và tính thành điểm rõ ràng
để làm căn cứ đề bạt, sa thải, tăng lương…Ngoài ra, hàng năm, các cán bộ đồng
nghiệp trong Viện, Trường có thể góp ý cho nhau thông qua một loạt phiếu điều
tra. Kết quả được gửi lại chính đương sự nhằm mục đích góp ý xây dựng một
cách khách quan, không dùng làm căn cứ để đánh giá, đối xử với cán bộ.
3.1.2. Singapore, Thái Lan, Trung Quốc
* Singapore: Quốc gia này coi nguồn tài nguyên giàu có nhất của đất
nước là con người, nhất là những người có trình độ cao. Chính phủ Singapore
thực sự quan tâm đến đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư làm việc trong khu vực
R&D, kể cả những người làm nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho họ. Hàng năm có
khoảng 10% số người tốt nghiệp các ngành khoa học, kỹ thuật được bổ sung vào
các đơn vị R&D trong các trường đại học.
Ở Singapore, tiền lương nói chung rất cao, đứng thứ 2 Châu Á, chỉ sau
Nhật bản. Từ năm 1981, Hội đồng lương quốc gia đã đề xuất những quy định
mới về mức tăng lương. Theo đó, bội số lương khởi điểm lớn hơn 3 lần lương tối
66
thiểu, mức tăng lương bình quân là 20% cho từng giai đoạn, 3 năm 1 lần. Mục
đích của việc làm này là nhằm thay đổi giá trị công lao động, kích thích các cơ
quan tuyển chọn, thu hút người có trình độ cao, chuyên gia giỏi. Là quốc đảo đa
dân tộc, có trình độ học vấn rất cao, Chính phủ Singapore coi trọng tiếng Anh và
tiếng mẹ đẻ, ngoài ra còn khuyến khích học thêm ngoại ngữ thứ 3; họ thực sự
quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sư làm việc trong các
khu vực R&D. Ngân sách được sử dụng cho việc trang bị các thiết bị nghiên cứu
hiện đại ở các cơ quan R&D chủ yếu cấp cho các trường đại học. Nhiều học
bổng được cấp cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, bao gồm cả tham quan,
khảo sát, tham dự các hội nghị khoa học ở trong nước và quốc tế.
Cục KH&CN quốc gia Singapore quan tâm tới các biện pháp khuyến
khích các nhà KH&CN nói chung, khu vực các cơ quan R&D nói riêng dưới các
hình thức: Giải thưởng khoa học quốc gia dành cho những cá nhân và tập thể có
đóng góp trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực của khoa học và kỹ thuật;
Giải thưởng công nghệ quốc gia để ghi nhận các hoạt động nổi tiếng trong lĩnh
vực R&D và Huy chương KH&CN quốc gia ghi nhận những đóng góp to lớn
của người có công đối với sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore.
Singapore cho phép nhà khoa học làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Việc các
nhà khoa học trong các cơ quan R&D và các nhà công nghệ nổi tiếng tham gia
giảng dạy ở các trường đại học là công việc hết sức bình thường. Ngược lại hầu
như 100% các thầy giáo ở các trường đại học tham gia nghiên cứu khoa học.
* Thái Lan: Hiến pháp năm 1949 được coi là chính sách KH&CN đầu
tiên của nước này, còn vai trò của KH&CN bắt đầu được thể hiện rõ trong Kế
hoạch Kinh tế và Xã hội lần thứ 5 (1982-1986). Chính sách khoa học và nghiên
cứu của Thái Lan tập trung chủ yếu vào 4 nội dung chính là phát triển nguồn
nhân lực, hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đang xúc tiến phát triển nhân lực trong các lĩnh
67
vực KH&CN ở mọi cấp để có đủ về mặt chất và lượng, chuẩn bị cho giai đoạn
bước vào một nền kinh tế mới.
Tiền lương ở mức khởi điểm của nhân lực KH&CN trong các cơ quan
R&D Thái Lan ở mức gấp 3 lần lương tối thiểu. Tuy nhiên, tốc độ tăng lương
của họ nhanh, nhất là khi chuyển đổi trình độ và đặc biệt là sau khi được xét
phong Phó giáo sư hoặc Giáo sư. Về cơ cấu tiền lương và thưởng, nhân lực
KH&CN trong các cơ quan R&D được hưởng như đối với các chuyên viên nhà
nước. Khu vực tư nhân thường dùng hình thức thu hút thông qua cách trả lương
cao hơn khoảng 20%. Bộ các trường đại học đã bắt đầu một dự án mới, gọi là dự
án về hưu muộn đối với các giáo sư và cán bộ giảng dạy các trường đại học ở
một số chuyên ngành. Họ được tiếp tục công việc của mình sau khi đã về hưu ở
độ tuổi 60. Mục đích của dự án là tạo cơ hội để thu hút nhân lực KH&CN nhằm
làm sâu sắc thêm nguồn nhân lực, hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước.
Với kiều dân là các nhà khoa học đang sinh sống ở nước ngoài, Chính phủ
khảo sát và có kế hoạch động viên, khuyến khích họ đáp ứng các nhu cầu ở trong
nước dưới các hình thức: cố vấn về KH&CN, theo dõi và cung cấp thông tin về
KH&CN ở các nước phát triển; xác định phương pháp chuyển giao công nghệ
thích hợp nhất, tìm kiếm các cơ hội hợp tác về công nghệ với các đối tác ở nước
ngoài về nước làm việc. Ngoài ra còn khuyến khích sử dụng các chuyên gia nước
ngoài trong hoạt động giảng dạy, dẫn dắt công tác R&D... thể hiện dưới các dạng
giảm thuế thu nhập cá nhân, tăng tiền thưởng, tạo lập môi trường làm việc tốt
cho các hoạt động KH&CN.
* Trung Quốc: Chính phủ qui định hệ số chênh lệch giữa lương khởi
điểm của cử nhân trong cơ quan R&D và lương tối thiểu trong nền kinh tế là 2,7;
hệ số này ở mức trung bình khá so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên,
trong thực tế có sự khuyến khích tăng thu nhập bằng cách cho phép các nhà khoa
học và kỹ sư được dành một phần thời gian làm việc chính ngạch để tham gia
các hoạt động khác có liên quan đến phát triển KH&CN, dự án KH&CN và được
68
nhận tiền công, tiền thưởng hợp lý. Các cơ quan kinh tế (nhà nước và không của
nhà nước) được quyền ký kết hợp đồng lao động với mức lương không hạn chế.
Đối với người giỏi, mức lương có thể gấp nhiều lần so với khi làm việc cho nhà
nước. Đây là cơ chế linh hoạt về tiền lương, tuyển dụng, sử dụng nhân lực
KH&CN thu hút nhân lực thông qua các dự án, góp phần khai thác hiệu quả và
triệt để tiềm năng chất xám vì mục tiêu phát triển.
Vị trí làm việc của cán bộ KH&CN được xác định bởi cấu trúc và tỷ lệ
thích hợp của đội ngũ cán bộ trong nhiệm sở với các loại hình cán bộ có trình độ
cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Số vị trí làm việc cũng như yêu cầu về trách nhiệm,
trình độ, nhiệm kỳ…được xác định trước. Để khách quan, lãnh đạo hành chính
quyết định một hội đồng tuyển chọn, công bố trước các yêu cầu, chức trách, trình
độ đòi hỏi, nhiệm kỳ và mức lương thích hợp. Hình thức thi tuyển hoặc thử thách
cũng được áp dụng trong đánh giá cán bộ KH&CN. Kết quả của nó liên quan
trực tiếp đến việc tăng lương, thưởng, phạt, kết thúc hoặc kéo dài hợp đồng…
“Cơ chế mềm” lưu chuyển nhân tài đi: “Ở Trung Quốc xuất hiện mô hình
“kỹ sư ngày thứ bảy” vào đầu những năm 1980, khi đó các chuyên gia kỹ thuật
của một số Viện nghiên cứu và doanh nghiệp nhà nước ở Thượng Hải được đơn
vị cho phép nghỉ trước ngày nghỉ chủ nhật đến những doanh nghiệp hương trấn
ở tỉnh Triết Giang làm cố vấn. Mô hình này đã mở ra hướng lưu động nhân tài
theo “cơ chế mềm” sau này. Theo đó, các chuyên gia không cần thiết chuyển hộ
khẩu thường trú, không thay đổi công việc đang làm nhưng vẫn có thể làm việc ở
đơn vị mới theo thỏa thuận nhất định, điều này không làm cho nhân tài bị kẹt
cứng vào một chỗ, không lưu động được. Thành phố Thượng Hải ban hành biện
pháp thu hút nhân tài vào lĩnh vực dân doanh, trong đó quy định: không phân
biệt quốc tịch, văn bằng, địa vị xã hội, miễn là có biệt tài đáp ứng được yêu cầu
của thành phố thì đều được hưởng đãi ngộ theo quy định. Nhiều địa phương
Trung Quốc hiện nay nêu lên phương châm sử dụng nhân tài “bất cầu sở hữu,
đản cầu sử dụng” (không yêu cầu sở hữu chuyên gia, chỉ yêu cầu sử dụng
69
chuyên gia). Ở Thành phố Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, các xí nghiệp dân doanh
đã mời hơn chục “bộ óc ngoại” từ Thượng Hải. Các bộ óc này đang làm việc
cho các doanh nghiệp nước ngoài, mỗi tuần đến Ninh Ba vài lần, bình thường thì
qua điện thoại, e-mail để “chỉ huy từ xa”. Tỉnh Hà Bắc đề ra “công trình thu hút
chất xám” và thường xuyên có quan hệ với 193 Viện sĩ thông qua Hội Liên hiệp
Hữu nghị để giải quyết những việc cần thiết cho tỉnh. Viện Khoa học Trung
Quốc thông qua “hệ thống bình xét chuyên gia ở nước ngoài” đã thường xuyên
thu hút trên 100 nhà khoa học cao cấp ở nước ngoài làm tư vấn hoặc đối tác,
hình thành “Quỹ các học giả kiệt xuất ở nước ngoài” tạo điều kiện để chuyển từ
chất xám sang thu hút nhân tài sau này. Thành phố Quảng Châu đã thành lập
“Trung tâm thuê nhân tài”, hiện có 1025 đơn vị thuê bằng nhiều hình thức.
Thành phố Thẩm Quyến bằng phương thức mềm “không chuyển hộ khẩu, đôi
bên thương lượng, đi ở tự do” đã thu hút được 37 vạn cán bộ khoa học kỹ thuật
và kinh tế làm việc theo dự án. Cán bộ lãnh đạo ở các viện nghiên cứu khoa học
của nhà nước đa phần nằm trong dải 36 đến 55 tuổi. Các giáo sư lớn tuổi
thường giữ vai trò cố vấn hoặc hướng dẫn khoa học. Nhà nước Trung Quốc áp
dụng nhiều biện pháp thu hút kiều dân là các nhà khoa học gốc Hoa có trình độ
cao trở về đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, họ không chủ
trương cho những người này trở về định cư ở trong nước”11.
3.1.3. Nhận định
Các nước OECD, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc nêu trên đều quan tâm
đặc biệt tới chính sách thu hút nhân tài, thấy rõ vai trò quan trọng của vấn đề này
trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội. Các nước đều có: (i) Hệ
thống luật pháp, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động thu hút nhân
tài theo các đề án, dự án như: cho phép các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu nếu
11
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/14808/Trung-Quoc-Thuc-thi-chien-luoc-cuong-quoc-nhan-tai.html: Nguyễn
Thành Tuệ, Trung Quốc: Thực thi chiến lược cường quốc nhân tài, 02.01.2004
70
có điều kiện thì làm kiêm nhiệm. Ngoài phần thu nhập mà họ có được do công
việc, họ còn có thể phát huy khả năng trí tuệ ở các nơi cần đến họ. Đây là một
biện pháp tiết kiệm, tận dụng tri thức, chất xám, kinh nghiệm; (ii) Chính sách
tuyển dụng đội ngũ nhân lực KH&CN rõ ràng thông qua việc đặt các tiêu chuẩn
cần thiết cho đội ngũ, các yêu cầu của từng ngành nghề, tiến hành chọn người
cho công việc chứ không chọn công việc cho người và (iii) Chính sách thu hút
đội ngũ trí thức kiều dân ở nước ngoài đem kiến thức khoa học, kinh nghiệm
công tác về giúp đỡ nước nhà thông qua các hình thức hội thảo, diễn đàn, giảng
dạy và tham gia thực hiện các dự án KH&CN.
3.2. Phân tích kết quả khảo sát
Khảo sát 30 sở, ngành (sau đây gọi tắt là cơ quan nhà nước); 20 doanh
nghiệp của tỉnh Bình Phước theo danh sách được liệt kê dưới đây:
Bảng 3.1: Danh sách các tổ chức gửi phiếu khảo sát
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Cơ quan nhà nước
STT
Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Ban quản lý các Khu kinh tế
Ban quản lý dự án ngành xây dựng
Ban quản lý dự án ngành giao thông
Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng
Chi cục Bảo vệ môi trường
Hội nông dân tỉnh
Liên hiệp các hội Khoa học-Kỹ thuật
tỉnh
Phòng KT-HT huyện Bù Gia Mập
Phòng Kinh tế thị xã Bình Long
Phòng KT-HT huyện Hớn Quản
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Công Thương
Sở Xây dựng
Sở Giao thông-Vận tải
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
71
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Doanh nghiệp
TNHH MTV cao su Bình Long
TNHH MTV cao su Sông bé
TNHH MTV cao su Đồng Phú
TNHH MTV cao su Lộc Ninh
TNHH MTV Quảng cáo Thanh
Niên
TNHH TM-DV-SX Khánh Tùng
TNHH MTV cao su Bình Phước
TNHH MTV thương mại-dịch vụ
Vũ Tuấn
TNHH Lan Đoàn
TNHH Vân An
TNHH cây xanh Công Minh
TNHH Hoa Huế
TNHH Bảo Long
Công ty Cổ phần Hùng Nhơn
Công ty Mỹ Lệ TNHH
DNTN Hải Phượng
DNTN Ánh Tuyết
DNTN Cẩm Hồng
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Sở Y tế
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Nội vụ
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Trung tâm khuyến công và tư vấn
phát triển công nghiệp
Trung tâm thể dục thể thao
Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN
Cao đẳng Sư phạm Bình Phước
Cao đẳng kỹ thuật nghiệp vụ cao su
19
20
DNTN Cường Phát Tài
Điện lực Bình Phước
- Đối với khối cơ quan nhà nước: Số phiếu phát ra 30, số phiếu thu vào 26
- Đối với các doanh nghiệp: Số phiếu phát ra 20, số phiếu thu vào 16
* Công tác bố trí, giao việc cho cán bộ KH&CN: Theo số liệu khảo sát của
tác giả thì: Đối với khối cơ quan nhà nước công tác bố trí, giao việc cho cán bộ
KH&CN có 80,77% số người được hỏi cho là hợp lý; 19,23% cho là chưa hợp
lý. Đối với các doanh nghiệp, con số này tương ứng là 93,75% và 6,25%.
Biểu đồ 3.2: Công tác bố trí, giao việc Biểu đồ 3.3: Công tác bố trí, giao việc
cho cán bộ KH&CN khối cơ quan cho cán bộ KH&CN khối doanh
nhà nước
nghiệp
6,25
19,23
Hợp lý
Hợp lý
Chưa hợp lý
Chưa hợp lý
80,77
93,75
* Nhân lực KH&CN đáp ứng công việc: Khối cơ quan nhà nước có 16/26
cơ quan (chiếm 61.54% số cơ quan trả lời) cho rằng trên 2/3 nhân lực KH&CN
72
đáp ứng công việc và 10/26 cơ quan (chiếm 38.46 % cơ quan trả lời) cho rằng
dưới 1/3 nhân lực KH&CN chưa đáp ứng công việc. Trong số các tiêu chí đánh
giá nhân lực KH&CN đáp ứng công việc thì tiêu chí được chọn nhiều nhất là:
“nhân lực KH&CN gắn bó lâu dài với cơ quan” (18 lựa chọn); “nhân lực
KH&CN luôn tự nâng cao trình độ” (16 lựa chọn); “công việc KH&CN của cơ
quan sẽ duy trì và phát triển tốt” (13 lựa chọn); “nhân lực KH&CN chỉ làm công
tác chuyên môn” (12 lựa chọn). Trong khi đó, các tiêu chí “chính sách quản lý,
ưu đãi nhân sự KH&CN tốt”; “người dân đánh giá hiệu quả cao”; “doanh
nghiệp đánh giá cao, không khiếu nại” mỗi loại chỉ có 2 lựa chọn. Các con số
cho thấy các cơ quan nhà nước tin tưởng công việc liên quan đến KH&CN sẽ
duy trì và phát triển tốt, trong khi chưa thực sự quan tâm đến việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng bên ngoài (người dân).
Bảng 3.4: Nhân lực KH&CN đáp ứng công việc trong cơ quan nhà nước
Trường hợp
Các tiêu chí
Đủ nhân lực KH&CN để nghiên cứu khoa học
Nhân lực KH&CN chất lượng, phân bổ đúng, tự mình tiến hành
nghiên cứu khoa học
Nhân lực KH&CN chỉ làm công tác chuyên môn
Cơ quan có bộ phận chuyên trách về KH&CN
Nhân lực KH&CN luôn tự nâng cao trình độ
Nhân lực KH&CN gắn bó lâu dài với cơ quan
Hạ tầng KH&CN tốt, thông tin nhanh, chính xác
Chính sách quản lý, ưu đãi nhân sự KH&CN tốt
Người dân đánh giá hiệu quả cao
Doanh nghiệp đánh giá cao, không khiếu nại
Cơ quan khác đánh giá cao, không có phản ánh
Công việc KH&CN của cơ quan sẽ duy trì và phát triển tốt
Tổng
Phần trăm
8
9
7.21
8.11
12
11
16
18
10
2
2
2
8
13
111
10.81
9.91
14.41
16.22
9.01
1.80
1.80
1.80
7.21
11.71
100
Có 38.46 % cơ quan trả lời cho rằng dưới 1/3 nhân lực KH&CN chưa đáp
ứng công việc. Trong số các tiêu chí đánh giá nhân lực KH&CN chưa đáp ứng
công việc thì tiêu chí được chọn nhiều nhất là: “nhân lực KH&CN đảm nhận
nhiều việc khác” (18 lựa chọn); “thiếu nhân lực KH&CN, chưa phân bổ đúng”
(13 lựa chọn); “chưa có chính sách quản lý, ưu đãi nhân sự tốt” (13 lựa chọn);
73
“chưa có bộ phận chuyên trách về KH&CN” (13 lựa chọn). Trong khi đó, các
tiêu chí “doanh nghiệp chưa đánh giá cao, còn khiếu nại”; “nhân lực KH&CN
không tự nâng cao trình độ”; “người dân có khiếu nại” lần lượt chỉ có 3, 2 và 1
lựa chọn. Đặc biệt, tiêu chí “cơ quan khác chưa đánh giá cao, có phản ánh”;
“công việc KH&CN của cơ quan sẽ không duy trì tốt và sẽ không phát triển tốt”
mặc dù đã được liệt kê trong bảng hỏi nhưng không có đơn vị nào chọn lựa. Như
vậy, cho thấy các tổ chức chưa quan tâm đến việc phát triển nhân lực KH&CN
để đáp ứng yêu cầu của khách hàng nội bộ cũng như đáp ứng yêu cầu của khách
hàng bên ngoài.
Bảng 3.5: Nhân lực KH&CN chưa đáp ứng công việc trong cơ quan nhà
nước
Trường hợp
Các tiêu chí
Thiếu nhân lực KH&CN, chưa phân bổ đúng
Nhân lực KH&CN kém chất lượng, cần sự cộng tác, hợp đồng
hoặc thuê cơ quan bên ngoài
Nhân lực KH&CN đảm nhận nhiều việc khác
Chưa có bộ phận chuyên trách về KH&CN
Nhân lực KH&CN không tự nâng cao trình độ
Nhân lực KH&CN không gắn bó lâu dài
Hạ tầng KH&CN chưa tốt, thông tin chậm
Chưa có chính sách quản lý, ưu đãi nhân sự tốt
Người dân có khiếu nại
Doanh nghiệp chưa đánh giá cao, còn khiếu nại
Tổng
Phần trăm
13
11
15.11
12.79
18
13
2
4
8
13
1
3
86
20.93
15.11
2.33
4.65
9.30
15.11
1.17
3.49
100
Với khối doanh nghiệp, việc đánh giá nhân lực KH&CN đáp ứng công
việc theo thứ tự các tiêu chí được chọn là: “đủ nhân lực KH&CN để nghiên cứu
khoa học” (7 lựa chọn); “nhân lực KH&CN chỉ làm công tác chuyên môn” (6
lựa chọn); “nhân lực KH&CN luôn tự nâng cao trình độ” (5 lựa chọn); “nhân
lực KH&CN gắn bó lâu dài” (4 lựa chọn). Đáng chú ý là tiêu chí “nhân lực
KH&CN chất lượng, phân bổ đúng, tự mình tiến hành nghiên cứu khoa học” (2
lựa chọn), các tiêu chí : “người dân đánh giá hiệu quả cao” và “cơ quan khác
đánh giá cao, không có phản ánh” chỉ có 1 lựa chọn, còn các tiêu chí “doanh
74
nghiệp đánh giá cao, không khiếu nại”; “công việc KH&CN của doanh nghiệp
sẽ duy trì và phát triển tốt” dù đã được liệt kê trong bảng hỏi nhưng không có
đơn vị nào chọn lựa. Như vậy, nhu cầu thu hút chuyên gia của các doanh nghiệp
cũng rất lớn, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc duy trì và phát triển mối
quan hệ với khách hàng bên ngoài.
Bảng 3.6: Nhân lực KH&CN đáp ứng công việc trong các doanh nghiệp
Trường hợp
Các tiêu chí
Đủ nhân lực KH&CN để nghiên cứu khoa học
Nhân lực KH&CN chất lượng, phân bổ đúng, tự mình tiến hành
nghiên cứu khoa học
Nhân lực KH&CN chỉ làm công tác chuyên môn
Có bộ phận chuyên trách về KH&CN
Nhân lực KH&CN luôn tự nâng cao trình độ
Nhân lực KH&CN gắn bó lâu dài
Hạ tầng KH&CN tốt, thông tin nhanh, chính xác
Chính sách quản lý, ưu đãi nhân sự KH&CN tốt
Người dân đánh giá hiệu quả cao
Cơ quan khác đánh giá cao, không có phản ánh
Tổng
Phần trăm
7
2
20.00
5.71
6
3
5
4
3
3
1
1
35
17.14
8.57
14.28
11.43
8.57
8.57
2.86
11.43
100
Đối với khối doanh nghiệp, trong số các tiêu chí đánh giá nhân lực
KH&CN chưa đáp ứng công việc thì tiêu chí được chọn nhiều nhất là: “chưa có
bộ phận chuyên trách về KH&CN” (13 lựa chọn); “nhân lực KH&CN kém chất
lượng, cần sự cộng tác, hợp đồng hoặc thuê cơ quan bên ngoài” (10 lựa chọn);
“hạ tầng KH&CN chưa tốt, thông tin chậm” (10 lựa chọn). Đáng chú ý là các
tiêu chí: “người dân có khiếu nại”; “doanh nghiệp chưa đánh giá cao, còn khiếu
nại”; “cơ quan khác chưa đánh giá cao, có phản ánh” và “công việc KH&CN
của doanh nghiệp sẽ không duy trì tốt và sẽ không phát triển tốt” có trong bảng
hỏi nhưng các doanh nghiệp không chọn lựa; tiêu chí “nhân lực KH&CN không
gắn bó lâu dài” và tiêu chí “chưa có chính sách quản lý, ưu đãi nhân sự tốt” chỉ
nhận từ 1-2 lựa chọn. Như vậy, khối doanh nghiệp chưa có định hướng dài hạn
cho việc phát triển nhân lực KH&CN. Có 2 khả năng: KH&CN chưa được doanh
75
nghiệp coi trọng trong hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp thấy không cần
thiết phải ứng dụng KH&CN để phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Bảng 3.7: Nhân lực KH&CN chưa đáp ứng công việc trong doanh nghiệp
Trường hợp
Các tiêu chí
Thiếu nhân lực KH&CN, chưa phân bổ đúng
Nhân lực KH&CN kém chất lượng, cần sự cộng tác, hợp đồng
hoặc thuê cơ quan bên ngoài
Nhân lực KH&CN đảm nhận nhiều việc khác
Chưa có bộ phận chuyên trách về KH&CN
Nhân lực KH&CN không tự nâng cao trình độ
Nhân lực KH&CN không gắn bó lâu dài
Hạ tầng KH&CN chưa tốt, thông tin chậm
Chưa có chính sách quản lý, ưu đãi nhân sự tốt
Tổng
Phần trăm
6
10
12.00
20.00
5
13
3
1
10
2
50
10.00
26.00
6.00
2.00
20.00
4.00
100
* Nhân lực KH&CN tham gia nghiên cứu khoa học: Đối với khối cơ quan
nhà nước có 15.11% số người được hỏi cho là thiếu nhân lực KH&CN; 12.79%
cho là nhân lực KH&CN kém chất lượng, cần sự cộng tác, hợp đồng hoặc thuê
cơ quan bên ngoài.
Đối với khối doanh nghiệp, con số này tương ứng là 12% và 20%.
* Phân bổ đề tài, dự án KH&CN:
Bên cạnh các điều kiện về cơ chế chính sách, đãi ngộ cán bộ thì việc phân
bổ các đề tài nghiên cứu khoa học tại các đơn vị nghiên cứu khoa học trên địa
bàn tỉnh Bình Phước có ảnh hưởng đến việc bố trí hay lựa chọn người chủ trì các
nhiệm vụ KH&CN.
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy: Đối với khối cơ quan nhà nước có
35.48% số các nghiên cứu khoa học được phân bổ dựa vào uy tín và do quan hệ
của chủ trì đề tài; 58.07% số các nghiên cứu khoa học được phân bổ dựa vào
định hướng nghiên cứu của đơn vị; 6.45% do tính khoa học của đề tài được xét
duyệt.
Đối với khối doanh nghiệp thì con số này tương ứng là: 18.52%; 66.67%
và 14.81%.
76