Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.46 KB, 109 trang )
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA
THẠCH LAM
1. 1 Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn
Mặc dù xuất hiện từ rất sớm nhưng đến nay, phong cách vẫn là một khái
niệm rộng và đa nghĩa. Hiện nay đang tồn tại một số lượng rất lớn định nghĩa
khác nhau về phong cách, mỗi một định nghĩa đều đem đến cho người nghiên
cứu những cách tiếp cận khác nhau.
Trong khoa nghiên cứu văn học, người ta thường dùng thuật ngữ phong
cách để xác định đặc trưng phẩm chất của các hiện tượng: tác phẩm văn học,
nhà văn, trào lưu hay trường phái văn học. Nhiều nhất là khái niệm phong
cách nghệ thuật nhà văn. Có những nhà nghiên cứu văn học tiếp cận phong
cách học từ phía ngôn ngữ học,có người lại đưa vào phong cách cả tư tưởng,
đề tài, tính cách và ngôn ngữ hay cũng có người xem, phong cách là sự thống
nhất hữu cơ của tất cả các thành tố tạo nên tác phẩm văn học.
Việc nghiên cứu phong cách nhà văn là một trong những vấn đề lí luận đã
và đang gây nhiều tranh cãi, không chỉ ở Liên Xô cũ mà còn ở nhiều nước
khác trên thế giới. Có thể kể ra một số những nhà nghiên cứu đã trở nên quen
thuộc với độc giả Việt Nam như: Khrachenko M.V; Tritrerin A.V; Timôphêep
L.I; Paxpelop G.N; Xôlôkhốp A.N…ở Việt Nam, cũng có một số nhà nghiên
cứu bàn sâu về vấn đề phong cách như: Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Đình Ky,
Phan Cự Đệ, Phan Ngọc…với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
Trong thời kỳ hiện đại, dưới quan điểm của các nhà nghiên cứu văn
học, phong cách được xem như một phạm trù thẩm mỹ, một hiện tượng văn
học nghệ thuật, bao gồm trong đó tất cả sự đa dạng và phức tạp của nó. Phong
cách giờ đây được nghiên cứu trong mối quan hệ với tư tưởng, với nhà văn,
11
với thời đại hay “giữa quá trình phong cách và truyền thống phong cách” giữa
“phong cách, phương pháp, cuộc sống” hay giữa “cốt truyện và phong
cách”… Phổ biến nhất, phong cách được hiểu theo 2 cách : thứ nhất, phong
cách là tính cá thể hoặc tính độc đáo; thứ hai phong cách là hệ thống các
phương tiện biểu đạt, là hình thức nghệ thuật được xem xét trong quy luật và
các nguyên tắc hài hoà. Qua các tài liệu bàn về lí thuyết phong cách, chúng
tôi thấy nổi bật lên ba vấn đề sau đây:
1 .1 Phong cách nghệ thuật nhà văn ;là sự thống nhất các đặc tính vốn có của
tất cả các tác phẩm của nhà văn đó. Trong thực tế cho thấy, phong cách vừa
có mặt thống nhất, vừa có mặt đa dạng. Phong cách là một cái gì đó rất chung
mà không trừu tượng, có thể thâu tóm tất cả nhưng lại là hình ảnh sinh động
của nhà văn, là thần thái là linh hồn của tác phẩm nhưng cũng là tâm trạng,
cách nhìn, giọng điệu, nụ cười quen thuộc của người nghệ sĩ. Cho nên, xác
định phong cách nếu chỉ sa vào phân tích những chi tiết, những yếu tố riêng rẽ
thì không hình dung được phong cách. Ngược lại, nếu tìm hiểu phong cách mà
chỉ tập trung vào một vài nét thống nhất nào đó thì cuối cùng không nói được
một điều gì về phong cách.
Vì vậy, nói đến phong cách trước hết phải nói đến tính thống nhất của nó
như một chỉnh thể nghệ thuật. Ở một nhà văn lớn, sự thống nhất về phong
cách được thấy rõ ở hàng loạt các tác phẩm. Điều đó có nghĩa là, chúng ta có
thể nhận ra phong cách của nhà văn khi đã biết từ trước qua các tác phẩm khác
của ông ta. Phong cách là sự thống nhất cuối cùng các yếu tố trong tác phẩm
từ đề tài, chủ đề, kết cấu, hình tượng, giọng điệu…
1 .2 Phong cách là khái niệm bao gồm cả hình thức nội dung và nghệ thuật.
Nói phong cách là nói phẩm chất thẩm mỹ của tác phẩm văn học, nói tới
những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật cái đẹp trong đó có mang
dấu ấn dân tộc và thời đại. Bởi vậy phong cách trước hết thể hiện ở hình thức
12
nghệ thuật. Nhưng nếu như không nắm được tính độc đáo của nhà văn và tác
phẩm nghệ thuật thì cũng khó quan niệm được phong cách một cách sâu sắc.
Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh đã nói “Không tìm ra cơ sở tư tưởng của phong
cách thì không phát hiện ra quy luật nghệ thuật và tính thống nhất bên trong
của phong cách”[21, tr.76 ].
Phong cách có thể nói rõ hơn ở nội dung tư tưởng hoặc đậm nét hơn ở
hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, trên cơ sở thống nhất biện chứng giữa nội
dung và hình thức, một phong cách thiên về nội dung vẫn có liên quan đến
hình thức nghệ thuật và một phong cách thiên về hình thức vẫn có gốc rễ ở nội
dung. Như vậy khi nói đến phong cách phải nói đến sự thống nhất giữa hình
thức và nội dung, tư tưởng và nghệ thuật “Phong cách liên hệ hình thức với
nội dung, cái biểu đạt với cái được biểu đạt. Phòng cách là chất liệu nghệ
thuật trong đó được thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ. Chính ở đây bộ lộ sự
phụ thuộc của phong cách vào tư duy hình tượng, thế giới quan”(Xôkôlốp
A.N). Như vậy phong cách nghệ thuật biểu hiện cả trong nội dung và hình
thức, tạo được một chỉnh thể hoàn chỉnh và bền vững, thể hiện được cả tính
sáng tạo của nhà văn.
1 .3 Phong cách nghệ thuật tập trung trong những đặc điểm mang giá trị
phẩm chất nghệ thuật cao, được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Nói
đến phong cách là nói đến tính độc đáo của phẩm chất thẩm mĩ - nghĩa là phải
đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ thẩm mĩ khiến cho họ tìm thấy sự
khác biệt giữa tài năng này với tài năng khác. Đó là một sự khó khăn đối với
quá trình sáng tạo của nhà văn. Chính vì thế không phải nhà văn nào cũng có
phong cách, mặc dù xét cho cùng, nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng. Đặc
điểm mờ nhạt thì chưa thể có ý nghĩa gì với nghệ thuật phải là chỗ độc đáo
không thể thay thể được mới làm nên phong cách của nhà văn. Chỉ cần có sự
lặp đi lặp lại trong sáng tác nghệ thuật đã được gọi là đặc điểm, nhưng phong
13
cách phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới, phải là những sáng tạo có giá trị
bền vững, không bị phai mờ.
Mỗi một nhà văn đều có ít nhiều những đặc điểm riêng trong sáng tác,
nhưng những đặc điểm ấy phải phát triển đến một trình độ nghệ thuật nào đó
và hợp thành một chỉnh thể thống nhất, độc đáo và bền vững thì mới trở thành
phong cách. Cho nên, quá trình khẳng định phong cách của một nhà văn là
quá trình tu dưỡng nghệ thuật, quá trình nhà văn tự tìm hiểu chỗ mạnh, chỗ
yếu và bản sắc của mình. Có thể nói, phong cách là dấu hiệu trưởng thành của
một nhà văn, hơn thế nữa nó phát triển nở rộ thì đó là bằng chứng của một nền
văn học đang phát triển và trưởng thành.
Phong cách nghệ thuật độc đáo giúp cho sáng tác của người nghệ sĩ có
được bản sắc riêng. Chính cái mới lạ cái độc đáo trong phong cách nghệ thuật
giúp cho tác phẩm văn chương lay động được lòng người, tạo cho bạn đọc
hứng thú khi đọc tác phẩm. Phong cách nghệ thuật riêng độc đáo cũng là yếu
tố mới lạ kích thích bạn đọc, như cái duyên để họ bị cuốn hút bởi giọng văn,
một bút pháp, hay bị ám ảnh bởi hình tượng nghệ thuật nào đó, để rồi cái
giọng văn, hình tượng nghệ thuật đó sống mãi trong tâm hồn người đọc.
Tóm lại xung quanh khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn, có nhiều
vấn đề đang cần phải bàn luận. Tuy nhiên để có một khái niệm thích đáng cho
việc giải quyết vấn đề của luận văn, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm
phong cách nghệ thuật như sau:
-Nói đến phong cách nghệ thuật của nhà văn, trước hết phải nói đến tính
thống nhất của nó được bộc lộ ở hàng loạt các tác phẩm và thể hiện ở mọi
bình diện, từ đề tài, chủ đề, kết cấu, hình tượng, giọng văn, ngôn ngữ và mọi
chi tiết khác của tác phẩm.
-Nói phong cách là nói phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm văn học, nói tới
những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật của cái đẹp, điều đó được
14
lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, tạo được một chỉnh thể hoàn chỉnh và
bền vững, thể hiện được cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Phong cách trước hết thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nhưng
nếu không nắm được tính độc đáo của tư tưởng nhà văn và tác phẩm, ở đây
là tư tưởng - nghệ thuật thì cũng không quan niệm phong cách được một
cách sâu sắc. Như vậy phong cách là khái niệm bao gồm cả nội dung lẫn
hình thức nghệ thuật, tuy nhiên, phong cách thể hiện một cách cụ thể nhất,
rõ rệt nhất ở hình thức nghệ thuật.
1.2 Khái niệm truyện ngắn.
Với khái niệm Truyện ngắn, việc xác lập lại một khái niệm cũng là vấn
đề không dễ “Thật ra thì cho đến bây giờ cũng chưa có ai tìm ra được một
khái niệm thật chuẩn về tiểu thuyết hay truyện ngắn” [46, tr. 20 ], bởi truyện
ngắn cũng như tiểu thuyết luôn biến chuyển.
Truyện ngắn có nguồn gốc tiếng Italia, novella có nghĩa đầu tiên là “cái
tin”, “một chuyện mới lạ” (Tiếng Pháp; Nouvelle, tiếng Anh short story,
tiếng Trung Quốc; Đoản thiên tiểu thuyết). Trước đến nay có rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau về thể loại truyện ngắn ở khắp các châu lục. Nhà thơ
Đức, Gớt, xác định Novella là “là một câu chuyện lạ đang xảy ra làm ta
kinh ngạc” [35 tr,11 ]. Nhà văn K. Pauxtôpxki (Nga) cho rằng: “Thực chất
truyện ngắn là gi? Tôi nghĩ truyện ngắn là một truyện ngắn gọn trong đó
cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường” [35 ,tr16]. D.
Grônôpxki trong sách Đọc truyện ngắn viết “Truyện ngắn là một thể loại
muôn hình, muôn vẻ, biến đổi không cùng. Nó là một vật biến hoá như quả
chanh của Lọ Lem. Biến hoá về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo,
hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiên thực hoặc phóng túng. Biến
hoá về nội dung: thay đổi vô cùng tận…Trong thế giới của truyện ngắn, cái
15
gì cũng thành biến cố, thậm chí sự thiếu vắng tình tiết, diện biến cũng gây
hiệu quả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt” [35 , tr.12 ].
Như vậy qua các tài liệu hiện hành và ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình và các nhà văn chúng tôi thấy truyện ngắn là một khái niệm rất khó
xác định cả về phương diện nội dung và hình thức. Lí luận về truyện ngắn
trở nên phong phú hơn nhờ ý kiến, kinh nghiệm của các nhà sáng tác từ
những Sêkhốp, Môom Môham, E.Hêminuê, An-tô-nôp.. ở nước ngoài, đến
những Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc,
Nguyễn Kiên… ở nước ta.
Tuy nhiên, qua các tài liệu viết về truyện ngắn mà chúng tôi tiếp cận
được, chúng tôi thấy ý kiến của các nhà lí luận nhất là ý kiến của các nhà
sáng tác quả là có nhiều điểm không thống nhất, đặc biệt khi so sánh truyện
ngắn và tiểu thuyết về tính chất (chứ không phải độ ngắn dài)-một vấn đề
then chốt để xác định thể loại truyện ngắn. Chẳng hạn nhiều ý kiến cho
rằng, so với tiểu thuyết, truyện ngắn thường đề cập đến những vấn đề có
tính thời sự nóng hổi và thuộc về vấn đề đời sống hàng ngày của con người,
nội dung truyện ngắn đơn giản hơn, thường chỉ có một chủ đề, ít nhân vật
hơn, cốt truyện ít phức tạp, thường chỉ là một lát cắt, một khúc, hay một
khoảnh khắc nào đó của cuộc đời nhân vật…
Mặc dù chưa đi đến thống nhất về định nghĩa nhưng phần lớn các nhà
văn và các nhà nghiên cứu đều đồng ý cho rằng, truyện ngắn là một hình
thức tự sự cỡ nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một vài biến cố
trong đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật,
một khía cạnh nào đó của xã hội. Truyện ngắn có tính quy định về dung
lượng, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật cũng
như nhiều đặc điểm khác về thời gian, không gian, biến cố, chi tiết nghệ
thuật.
16
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi không có ý
đi tìm một định nghĩa chuẩn về thể loại truyện ngắn cũng như không có
tham vọng xây dựng khung đặc điểm về thể loại văn học này. Như vậy để
khảo sát về truyện ngắn không nhất thiết phải có một định nghĩa về truyện
ngắn tương ứng với mọi trường hợp trong thực tế văn học. Điều quan trọng
là xác định đâu là những bình diện quan trọng nhất xét về thể loại truyện
ngắn mà các phong cách truyện ngắn khác nhau đều bộc lộ những đặc trưng
cơ bản. Những bình diện này, một mặt phải là chung cho các loại truyện
ngắn, hay nó là những “linh kiện” không thể thiếu của cơ chế truyện ngắn,
đồng thời là nơi mà các phong cách truyện ngắn khác thể hiện những sáng
tạo độc đáo nhất.
Do vậy, xuất phát từ việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn dưới
góc độ thể loại nên chúng tôi tập trung vào những bình diện cơ bản sau của
truyện ngắn để tìm hiểu về phong cách nghệ thuật nhà văn:
-Khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật: cảm quan về thế giới và con người
-Sự sáng tạo tình huống truyện
-Kết thúc truyện, cách mở đầu, kết thúc
-Nhân vật truyện
-Nghệ thuật trần thuật
-Ngôn ngữ
Mặc dù 6 bình diện trên đây chưa bao quát được đầy đủ các vấn đề của
phong cách truyện ngắn, nhưng đó là 6 bình diện cơ bản nhất, mà trong
khuôn khổ của luận văn, cần xác định và tìm hiểu. Bên cạch đó không phải
một phong cách nhà văn nào cũng có những sáng tạo độc đáo ở cả 6 bình
diện trên. Chính vì vậy mà trong giới hạn của đề tài sẽ đi phân tích bám vào
các bình diện của phong cách nghệ thuật truyện ngắn, dựa vào đặc điểm của
mỗi tác phẩm, trong những giai đoạn sáng tác nhất định.
17
1. 3. Hành trình sáng tác của nhà văn Thạch Lam.
1. 3.1. Con người và sự nghiệp văn chương của Thạch Lam.
Thạch Lam là nhà văn đã trở nên thân thiết với bao thế hệ bạn đọc, từ
khi ra đời cho đến ngày hôm nay. Mặc dù nhà văn đã qua đời khi tuổi còn rất
trẻ. Ông mắc bệnh lao và mất khi tuổi 32 (1942) cái tuổi mà tài năng đang đến
độ chín và nổ rộ và để lại cho bạn bè niềm thương tiếc về một tài nghệ văn
chương. Dù thời gian cầm bút trong khoảng mười năm nhưng Thạch Lam đã
để lại cho đời những áng văn chương mà cho đến nay vẫn còn sự hấp dẫn với
bạn đọc. Đó là những trang truyện ngắn giàu chất trữ tình, giàu tình yêu
thương, đẹp đẽ và thấm đượm tình người.
Thạch Lam sinh ngày 7/7/1910 tại ấp Thái Hà- Hà Nội. Khi mới sinh đặt
tên là Nguyễn Tường Sáu, đến khi đi học tại trường huyện Cẩm Giàng thì khai
sinh lại là Nguyễn Tường Vinh. Năm mười lăm tuổi vì cần thêm tuổi để thi
vượt cấp ông lại khai sinh lại và lấy tên là Nguyễn Tường Lân và cái tên đó
giữ nguyên cho đến khi nhà văn qua đời. Ngoài bút hiệu Thạch Lam ông còn
một số bút danh khác như Việt Sinh, Thiện Sĩ.
Cha Thạch Lam là cụ Nguyễn Tường Nhu quê ở làng Cẩm Phổ, Hội An
(Quảng Nam). Ông nội Thạch Lam nguyên là tri huyện Cẩm Giàng (Hải
Dương), trong thời gian làm quan đã cùng một người đồng sự trở thành thông
gia. Ông Nguyễn Tường Nhu thành thân với con gái của ông Lê Quang
Thuận là bà Lê Thị Sâm, sinh hạ đựơc bảy anh em và Thạch Lam là con thứ
sáu.
Tuổi thơ Thạch Lam sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, Hải
Dương. Cả thời thơ ấu của ông gắn liền với phố huyện nhỏ bé này và cũng từ
những kỷ niệm này mà nhà văn đã đưa vào trang văn của mình những truyện
ngắn thành công. Và Cẩm Giàng là quê hương văn học của ông
18
Trong gia đình của Thạch Lam có bảy anh em nhưng chỉ có một chị gái
duy nhất là Nguyễn Thị Thế. Chị ở nhà lo nội trợ còn sáu anh em đều được
học hành tử tế và đỗ đạt cao. Anh cả của Thạch Lam là Nguyễn Tường Thụy
(1903) là chuyên viên cao cấp của ngành Bưu điện. Anh thứ hai là Nguyễn
Tường Cẩm (1904) là kĩ sư canh nông. Ông Cẩm là người sau nay giữ chức
quản trị cho các cơ sở văn hóa của Tự lực văn đoàn. Anh trai thứ ba là
Nguyễn Tường Tam (1905) có bút danh là Nhất Linh, là người sáng lập ra Tự
lực văn đoàn và tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay...Nguyễn Tường Long (1907)
là anh thứ tư, có bút danh là Hoàng Đạo, Tứ Ly cũng là thành viên của nhóm
Tự lực văn đoàn. người thứ năm là Nguyễn Thị Thế (1909) là mẹ của nhà văn
Thế Uyên tác giả của những hồi kí viết về gia đình Nguyễn Tường. Thạch
Lam là con thứ sáu và người em út của nhà văn là bác sĩ Nguyễn Tường Bách.
Tên của bảy anh em nhà Thạch Lam được đặt theo bộ chữ “ Thụy Cẩm
Tam Long Vinh Bách Thế”, có nghĩa là ba con rồng bằng ngọc làm đẹp vinh
hiển cho đời.
Trong số bảy anh em thì “Thạch Lam là người thông minh nhất nhà” đó
là lời nhận xét của chị gái nhà văn. Nhưng cuộc đời nhà văn lại không suôn
sẻ, luôn gặp những bất trắc, những trở ngại trong cuộc đời, từ việc công danh
cho đến gia đình. Năm lên bảy tuổi thì cha mất (khi đang làm việc tại tòa công
sứ bên Lào). Gia đình bắt đầu lâm vào cảnh khó khăn. Mẹ nhà văn đã phải
ngược xuôi đủ nghề để kiếm sống nuôi các anh em ăn học. Các anh của
Thạch Lam đi học trên Hà Nội thỉnh thoảng mới về, ở nhà chỉ có hai chị em
(nhà văn và chi gái) trông quán hàng tạp hóa cho me. Những kỉ niệm êm đềm
thời thơ ấu cùng người chị gái bên phố chợ Cẩm Giàng đã theo nhà văn vào
những câu truyện của ông sau này như: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ...
Khi nhà văn lên mười lăm tuổi ông làm lại giấy khai sinh, tăng tuổi để
vào học trường Canh Nông (Tuyên Quang) và thi đỗ vào trường Cao Đẳng
19
tiểu học. Sau một thời gian gia đình rời khỏi phố huyện Cẩm Giàng lên Hà
Nội, ông thôi không theo học trường Canh Nông và quyết định theo học
trường Albert Sarraut để thi tú tài. Đỗ tú tài một phần, ông không học tiếp nữa
mà quay về học với các anh trai tại nhà. Có một thời gian ông theo Hoàng
Đạo vào Sài Gòn ở với người anh thứ hai là Nguyễn Tường Cẩm đang làm Sở
Canh nông. Sau đó khoảng hai năm khi Hoàng Đạo bị đổi sang Lào thì ông
lại trở ra Hà Nội. Ông sống với gia đình và chuẩn bị đi du học bên Pháp cùng
Nhất Linh, nhưng chính quyền Pháp chỉ cho Nhất Linh đi. Năm 1932, Nhất
Linh sáng lập nên Tự lực văn đoàn và kể từ đây Thạch Lam bắt đầu sự nghiệp
sáng tác văn chương của mình.
Năm ông hai mươi lăm tuổi ông lập gia đình. Vợ ông là một người con
gái quê ở Ninh Bình, bà Nguyễn Thị Sáu là một người phụ nữ hiền lành nết
na, đoan trang yêu thương chồng con, khi Thạch Lam qua đời, bà đã ở vậy và
nuôi con khôn lớn.
Thạch Lam trong con mắt của người thân là người “mắt nâu và sâu, tóc
hơi đỏ” [1. tr352]. Theo chị gái kể lại rằng: Vinh có một cái áo mà cậu rất
thích “ Trong số đó có cái áo ma ga mà bà tôi bào người ta dệt bằng tóc, mua
cho thằng cả từ mười năm rồi” Vinh rất thích lấy ra sờ đi sờ lại cái áo này rồi
hỏi: Bà ơi người ta lấy tóc của ai mà dài thế ? Vinh ưa cái áo đó lắm vì mặc
ấm mà không bẩn vì bụi dính vào chỉ đập mấy cái là sạch. Tuy quý cái áo như
thế nhưng đến mùa đông thấy con chị Lê bên hàng xóm rét run cả ngày không
dám ra đường chơi cứ chúi vào ổ rơm Vinh đã cởi ra cho nó mặc.” Khi chị Lê
mang sang trả Vinh đã nói “cháu cho nó vì thấy nó rét quá. Cháu không thích
cái áo ấy nữa vì nó làm bằng tóc, mặc ngứa lắm. Cháu đã có cái áo di lê này
là đủ ấm rồi” [1. tr 352] Vinh đã biết nói khéo để chị Lê nhận nó mà không
thấy áy náy.
20
Khi còn nhỏ Thạch Lam là người có niềm say mê khám phá sự vật, muốn
nắm bắt được những gì mà mình cảm thấy thích thú. Chị gái của nhà văn kể
lại rằng ông thích ngắm tàu chạy qua phố “Hôm nào đi học, em tôi cũng cố đi
sớm để lên cầu đứng lọt vào cột sắt đợi tàu chạy qua”. Vinh còn mê bánh xe
tàu hỏa đến mức mạo hiểm “Nó giằng tay tôi chạy vọt lên, bò tới trước bánh
xe lấy tay sờ lấy làm thú lắm. Nó vẫy tay tôi theo vào gầm toa với nó: [46 .
tr354]. Hết say xe lửa Vinh lại chuyển sang mê thỏ “suốt ngày nó ngồi ngắm
hai con thỏ bạch mắt đỏ của một người quen cho” : [1. tr 354]. Sự say mê rất
trẻ thơ đó có thể là những khởi đầu của những tình cảm với thế giới xung
quanh và tạo cho nhà văn lòng yêu mến, say mê và nâng niu cuộc sống.
Trong số những anh em trong gia đình Thạch Lam là người có cuộc sống
vất vả về vật chất. Lấy vợ xong, ông ra ở căn nhà tranh ở đầu làng Yên Phụ:
“Nhà mái tranh, cổng gỗ giữ nguyên vẻ thanh sơ, tuy rằng nếu muốn chủ nhân
lợp mái ngói, xây tường gạch”, nhưng tuyên bố “ở được nhà lá, nằm được
giường tre, ăn được rau đậu mà vẫn tìm thấy cái đẹp của mái lá, cái êm của
giường tre, cái ngon của rau đậu mới là biết sống có nghệ thuật” {46 .tr 391].
Cuộc sống của Thạch Lam nghèo nhưng thanh lịch. Ông nghèo nhất so với
mấy anh em, lương làm báo chỉ có ba mươi đồng “không bao giờ nhận sự
giúp đỡ của ai, dù của mẹ hay các anh” [ 1 .tr 356].
Trong cuộc sống đời thường Thạch Lam là một người khá ít nói, rất
điềm đạm không bao giờ to tiếng với bất cứ ai. Về quan hệ bạn bè ông ít giao
du và ít bạn. Nếp sống của Thạch Lam tuy thanh bạch, thích yên tĩnh, nhưng
căn nhà ở Hồ Tây luôn đón những người bạn bạn thân thiết đến với tác giả.
Thạch Lam nghèo nên có lần tổ chức trung thu ông viết “viết thiếp mời bạn bè
đến dự nhưng lại chữa thêm là ai tới phải mang một món ăn theo”[1. tr536]
Năm 1932 Nhất Linh thành lập Tự lực văn đoàn, từ đây Thạch Lam bắt
đầu sự nghiệp cầm bút của mình. Ông sáng tác bài cho các báo Phong Hóa,
21