1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

1 . Kiểu nhân vật người trí thức tiểu tư sản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.46 KB, 109 trang )


như các anh trai mình: Nhất Linh Làm giám đốc nhà xuất bản Đời nay , còn

Hoàng Đạo làm tham tá ngạch Tây. Theo hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế, chị

ruột nhà văn “chú rất nghèo vì lương nhà báo chỉ có 30 đồng…vì nghèo nên

chú chỉ ước mơ mua một chiếc ghế bành ngồi mà cung không mua được. Mãi

sau một người bạn thân biết ý nên mua biếu hai chiếc”

Người trí thức tiểu tư sản trong những tác phẩm của Thạch Lam,khi chưa

va chạm với cuộc sống, cũng mang trong mình nhiều khát vọng, băn khoăn

tìm kiếm lí tưởng sống cho cuộc đời mình. Chỉ một nét thoáng qua, nhưng

người đọc cũng bắt gặp được hình ảnh đã lùi về quá khứ của một thanh niên

hăng hái đi theo tiếng gọi của lí tưởng trong Kẻ bại trận. Tuy vậy phần lớn

những ước mơ của những con người này thật bình thường, giản dị. Đối với

Trường trong Ngày mới, “ thi đỗ rồi đi làm công sở, đó là mục đích của cả

một đời”. Nhưng khi đối diện với cuộc sống khắc nghiệt, thì ngay cả những

ước mơ nhỏ bé như thế cũng trở nên xa vời. Trong hầu hết những truyện ngắn

của Thạch Lam hình ảnh người trí thức hiện lên với một “căn bệnh” đó là

nghèo. Họ nghèo vì bị thất nghiệp hoặc bị đe doạ thất nghiệp. “Sinh thở dài,

chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở chàng làm, cái giọng nói quả quyết lạnh

lùng của ông chủ, cái nét mặt chán nản, thất vọng của mấy người anh em

cùng cảnh ngộ với chàng…Từ đó bắt đầu những sự thiếu thốn khổ sở, cho đến

bây giờ.” [47. tr87]. Sống trong một xã hội mà người ta có thể đứng vững và

làm nên nhờ những thủ đoạn, mưu mô, những thanh niên trí thức nghèo chỉ có

kiến thức sách vở và một tấm lòng thanh sạch thì sẽ là những người bị đào

thải trước tiên. Bào trong Người bạn trẻ, cũng mang một tâm sự u uất vì bị

nghi oan, một nỗi chán nản đến cao độ vì không sao tìm được cho mình một

công việc lương thiện. “Suốt mấy tháng nay tôi đi khắp các nơi ở Hà Nội mà

chẳng tìm được việc gì cả. Đến đâu người ta cũng từ chối” [47-tr171]. Đối với

những con người như thế, việc làm là một nhu cầu cần thiết. Đó không những



29



là cách để những con người nhỏ bé ấy tự khẳng định mình, mà còn là phương

tiện để giúp họ tồn tại trong xã hội. Khi hiểu được điều đó chúng ta mới thấy

được những chán nản, tuyệt vọng của họ, không có gì có thể an ủi nổi. Họ cố

gắng vươn lên để có một chỗ đứng trong xã hội dù là rất khiêm nhường.

Trong tác phẩm Cuốn sách bỏ quên tình cảnh không may của văn sĩ Thành

phải chăng có nét trùng hợp với nhà văn Thạch Lam. Đương thời sách của

Thạch Lam thường là những cuốn sách ế nhất Tự lực văn đoàn. Có thể nói

khi miêu tả cuộc sống của người trí thức, đặc biệt là người trí thức thất nghiệp,

Thạch Lam cũng đã gián tiếp miêu tả hoàn cảnh sa sút, bần cùng hoá của xã

hội Việt Nam những năm ba mươi. Ông không miêu tả chúng ở bình diện xã

hội rộng lớn, mà ông miêu tả chúng ở chiều sâu tác phẩm, trong từng cảnh đời

cụ thể.

Trong những năm trước Cách mạng, nạn thất nghiệp dẫn đến cảnh sống

nheo nhóc, túng thiếu của trí thức đã được khá nhiều nhà văn đương thời phản

ánh. Trong tác phẩm Mực mài nước mắt của Lan Khải đã giúp được người

đọc hình dung được khá rõ hoàn cảnh đó. Họ là những người đem trái tim ánh

sáng và những hoài bão lớn lao để hoà nhập vào một cuộc đời nhỏ nhen, tù

túng. Chính vì thế mà họ liên tiếp rơi vào những bi kịch. Bắt đàu là bi kịch của

cuộc sống, cơm áo, gạo tiền. Sau đó là sự dằn vặt về tinh thần là điều không

thể tránh khỏi.

Trong truyện ngắn Đói của Thạch Lam là một tấn bi kịch nhỏ trong số

rất nhiều những bi kịch như thế về cuộc đời nghèo đói, khổ sở. Những nhân

vật trong các tác phẩm của nhà văn phải đấu tranh, vật lộn vì miếng cơm

manh áo của những người trí thức nghèo. Nhiều lúc người đọc như đang

tưởng rằng tác giả đang viết về chính cuộc đời của tác giả , vì chỉ có những

người đã từng trải qua cơn đói khủng khiếp mới có thể miêu tả tỉ mỉ, chân

thực như thế. Trong tình cảnh cùng quẫn đến tột đỉnh thì bản năng con người



30



mới có dịp bộc lộ dễ dàng hơn, bức bách hơn. Sự thật trần trụi ấy được bộc lộ

qua triết lí “ miếng ăn”. Trước kia Sinh vẫn cho rằng “miếng ăn là một sự

không đáng kể”,nhưng lúc này chàng mới thấy “cái cần mạnh mẽ của miếng

ăn là thế nào”[47. tr 91]. Như nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn

Nam Cao đã nói rằng khi người ta bị đau chân, thì khó có thể nghĩ đến điều gì

khác ngoài cái chân đau của mình. Cái đói quặn thắt ruột gan khiến Sinh khó

có thể nghĩ đến điều gì khác ngoài những ao ước tầm thường. Những nhân vật

trí thức tiểu tư sản luôn mang nặng tâm lí bi quan yếu thế trước cuộc đời

chung rộng lớn, quay trở về với cuộc đời riêng tù túng chật hẹp. Họ sa vào

những vụn vặt đời sống hàng ngày. Điều này cũng có những nét gần với

những nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao, Nguyên Hồng. Trong Sống

mòn, Thứ, San, Oanh, những con người chôn vùi cuộc đời mình ở một trường

tư nghèo nàn ở ngoại ô Hà Nội cũng sa vào những chuyện nhỏ nhặt tầm

thường mà trước đây họ từng khinh bỉ, “những bữa ăn họ cãi nhau toang

toang như họp làng”. Bữa ăn được tính toán một cách chi li, “cả hai người

mới được bốn hào, chưa đến năm hào, độ bốn hào với sáu xu gì đó”. Vì cuộc

sống khó khăn, nghèo túng đã làm cho họ trở nên bần hàn, làm cho lương tâm

họ khô héo. Nghèo khổ đã làm thui chột những hoài bão muốn vươn lên bằng

tài năng chân chính của mình và đầy họ tới hoàn cảnh sống mòn.

Những bi kịch tâm trạng do tác động của hoàn cảnh sống ở người trí

thức tiểu tư sản cũng khá rõ nét trong tác phẩm của Thạch Lam. Vì thất

nghiệp, nghèo túng, không còn lối thoát nào khác, Bào trong Người bạn trẻ đã

phải tìm đến cái chết khi chưa đầy 20 tuổi. Trước khi đến với cái chết, người

thanh niên ấy đã từng phải trải qua những giờ phút hoang mang day dứt và

tuyệt vọng. Ở trường hợp Sinh trong Đói, nhân vật không rơi vào cái chết,

nhưng tình thế thảm hại và đau xót hơn nhiều. Trước sự phản bội của người

vợ mà mình vẫn hằng tin yêu, Sinh cảm thấy “một nỗi buồn rầu chán nản vô



31



cùng...trong lòng nguội lạnh, một cảm giác lạ lùng như thắt lấy ruột gan”.

Nhưng mà thảm hại hơn trước sự dày vò của cái đói, Sinh đã ăn vụng trộm,

những miếng bánh, thịt ướp mà trước đó chàng đã hất đi và nguyền rủa. Ở đây

nhân vật đã đặt sự tồn tại lên trên nhân cách. Đó là những tín hiệu đầu tiên,

tuy còn rất mong manh và mang tính dự báo của quá trình tha hoá, biến đổi

nhân tính con người do tác động của hoàn cảnh. Bi kịch tâm trạng đã trở nên

khá phổ biến ở trí thức tiểu tư sản trong các tác phẩm của Thạch Lam. Những

cái tầm thường, hàng ngày, hàng giờ gặm nhấm, tàn phá tâm hồn con người.

Vì một miếng ăn, một nhu cầu vật chất tầm thường mà con người ta có thể

đánh mất lòng tự trọng và nhân phẩm. Cảm giác của Sinh sau hành động động

hèn mạt của mình, “một cái chán nản mênh mông tràn ngập cả người. Sinh

lấy hai tay ôm mặt khóc nức nở”, là biểu hiện của một bi kịch không lối thoát.

Đọc Đói ta liên tưởng đến một truyện ngắn khác của Nguyên Hồng. Truyện

Miếng bánh, ở đây có một cảnh tương tự truyện ngắn Đói. Hưng nhân vật

chính của truyện- sau khi không kiềm chế nổi lòng mình đã giấu vợ miếng

bánh, và từ đó anh sống trong tâm trạng ân hận nhục nhã đến độ “cả cổ họng

và ruột gan xoắn lại. Tâm trí Hưng nức nở. Miếng bánh nhai nhỏ ra càng như

mảnh thuỷ tinh tẩm mật cá”[48. tr 253]. Cảm giác của Nguyên Hồng tàn khốc

hơn nhưng dư vị chua chát có lẽ chưa đạt đến mức độ như của Thạch Lam.

Bởi vì bút pháp của Nguyên Hồng chưa đạt đến độ sâu lắng như Thạch Lam.

Bi kịch tâm trạng dẫn đến biến đổi tâm tính, xuất hiện ở tất cả các trí thức

tiểu tư sản trong các tác phẩm của Thạch Lam. Quanh quẩn vì miếng ăn, vì sự

chi tiêu của một gia đình, Xuân trong Ngày mới, mất cả nhân tính không thiết

gì vợ con và mẹ già. Chàng như một con thiêu thân, lao vào cuộc chơi bời để

tìm quên lãng. Bính trong Buổi sớm cũng vì chán nản mà lao đầu vào truỵ lạc

“chàng chơi mãi cho của cải hết, nhà cửa bán dần và sức khoẻ của chàng

ngày một mất đi. Một sự chua chát thấm vào tâm hồn chàng, một sự chán nản



32



cho mình và cho người khác. Có lẽ nỗi thất vọng trước sự tan vỡ những mộng

tưởng cao quý và đẹp đẽ trong đời chàng đã đẩy chàng xuống vực sâu”. Khi

những ước vọng khiêm tốn bị đổ vỡ trước thực tế phũ phàng thì những con

người ấy rơi vào bi kịch vỡ mộng. Đó là những bi kich điển hình của Văn học

phương Tây. Văn học Việt Nam trước Cách mạng, kiểu nhân vật trí thức tiểu

tư sản của Nam Cao cũng mang nhiều bi kịch, nhiều nỗi đau sâu sắc. Với kiểu

nhân vật người trí thức nghèo Thạch Lam vẫn chưa tạo được những kiểu nhân

vật như vậy mang tính điển hình cao.

Trong tác phẩm của Thạch Lam, tâm lí của những nhân vật trí thức được

miêu tả rất tỉ mỉ. Bởi lẽ đó là những nhân vật, những con người có đời sống

tâm hồn hết sức phong phú. Trong tác phẩm Một cơn giận, vì sự vô cớ cáu

giận của nhân vật Thanh mà cả gia đình nhà bác phu xe đã lâm vào cảnh vô

cùng khốn khó, điều đó khiến anh day dứt mãi không thôi “Hình như có một

cái gì đè nặng lên ngực làm cho tôi khó thở và lúc này hình ảnh anh phu xe

cũng hiển hiện ra trước mắt”[47. tr64].ở đây cho ta thấy người trí thức trong

một lúc nào đó những người trí thức vẫn loay hoay với những suy nghĩ về bản

thân mình. Và sau rất nhiều hối hận Thanh trong Một cơn giận đã tự nhủ thầm

“người ta có thể tàn ác một cách rất dễ dàng”. Cái cách nhìn sâu vào trong

tâm hồn, đúc rút những quy luật và phanh phui mọi góc cạnh của nó để người

đọc suy nghĩ và trăn trở theo nhân vật đã trở thành một đặc điểm rất riêng của

Thạch Lam. Điều đó đã giúp ông khắc hoạ thành công bộ mặt của những trí

thức tiểu tư sản, và các tác phẩm ông thường có tính tự truyện, bởi vì trong

những tác phẩm ấy mang dáng dấp của nhà văn. Những con người trí thức đó

thường vỡ mộng, cuộc sống bế tắc và họ cảm thấy thương hại chính mình.

Theo nhận xét của ông Đỗ Đức Thu- người bạn rất thân của nhà văn “Thạch

Lam là người giàu tình cảm, chỉ vì trường đời tạo cho anh cái thái độ dè dặt,

bắt anh phải sống cái đời con ốc trong một vỏ kín bưng. và cái tâm hồn phong



33



phú, cái đời tâm tưởng rồi rào ấy đã có lần cởi mở với thế nhân để rồi chịu

những thương tích nó làm giảm dần lòng tin ở người đời”[47. tr20].

Khi so sánh kiểu nhân vật này của Thạch Lam với các nhà văn khác như

Nam Cao chúng ta thấy có những điểm gần gũi, nhưng khác với các nhân vật

trong tác phẩm của Nam Cao, người trí thức tiểu tư sản trong tác phẩm của

Thạch Lam chưa có được những giằng co để vươn lên và cũng chưa bao giờ

phê phán mình một cách chân thành. Những nét tâm lí này được nhà văn

Thạch Lam khai thác, nhưng đang ở chỗ là những khoảnh khắc chứ chưa phải

là những mâu thuẫn dồn nén. Đây cũng là một đặc điểm riêng của Thạch Lam.

Từ những đặc điểm đó ta thấy Thạch Lam thường thành công với việc xây

dựng những nhân vật thoáng qua hơn là những nhân vật những suy tư, đấu

tranh sâu sắc. Chính vì vậy mà hình tượng người trí thức tiểu tư sản trong tác

phẩm của Thạch Lam còn thiếu sức mạnh về sự khái quát và nâng cao, những

nhân vật đó thường có chung một nguyên mẫu, một suy nghĩ và một kiểu tư

duy bế tắc. Và những nhân vật đó thường mang đậm dấu ấn của chính nhà

văn, phảng phất tâm hồn Thạch Lam. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã

nhận xét “Tất cả những nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam đều có

những cái phảng phất của tâm hồn Thạch Lam”. Điều này vừa là đặc điểm

riêng, đồng thời cũng là hạn chế của Thạch Lam thể hiện rõ nét trong những

tác phẩm viết về người trí thức.

Kiểu nhân vật người dân nghèo.

2.2.1 Những người dân nghèo.

Trong những tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam, những truyện ngắn

viết về người dân nghèo chiếm một tỉ lệ khá lớn. Họ là những người nông dân

nghèo lam lũ vất vả, hay những con người sống kiếp lầm than nơi thành thị.

Đó là hình ảnh người mẹ nghèo xóm Đoài thôn Nhà mẹ Lê, là gia đình người

phu xe cùng khổ ở ngoại ô Hà Nội trong Một cơn giân, hay cô gái nghèo phải



34



đi ở để trả món nợ truyền kiếp trong Đứa con ...Những truyện ngắn viết về đề

tài này của Thạch Lam viết trong bối cảnh lịch sử dân tộc đang trong thời kỳ

mặt trận dân chủ 1936-1939. Những năm đó cách mạng Việt Nam đang sôi

sục khí thế đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của

Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy những tác phẩm ra đời trong thời gian

này cũng ít nhiều bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử. Cho nên trong giai đoạn này

người nông dân đã xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học. Ngay trên tờ

báo Ngày nay cũng xuất hiện một chuyên mục “Bùn lày nước đọng“ chuyên

viết về dân quê. Từ năm 1937 Tự lực văn đoàn bắt đầu tặng giải thưởng cho

những tác phẩm giàu tính hiện thực như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Kim tiền

của Vi Huyền Đắc. Báo Ngày Nay đăng Con trâu và Sau luỹ tre của Trần

Tiêu, hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Năm 1939 bàn về đạo

làm người Hoàng Đạo có viết trong Mười điều tâm niệm : “Con người phải

sống có lí tưởng và điều có ích cho xã hội“. Tinh thần dân tộc, thái độ phê

phán bọn địa chủ quan liêu, bóc lột, sự cảm thông chân thành đối với những

nỗi khổ cực của người dân quê sau luỹ tre xanh được thể hiện trong tác phẩm

Đoạn tuyệt (1934-1935), Tối tăm, Đôi bạn của Nhất Linh...Những sự kiện

như vậy chứng tỏ rằng số phận của những người bình dân cũng là một điều

băn khoăn đối với các nhà văn chủ nghĩa lãng mạn nói chung và Tự lực văn

đoàn nói riêng. Trong số những nhà văn ấy thì Thạch Lam được người đọc

nhìn nhận khác các bạn văn của ông như: Nhất Linh, Hoàng Đạo. Bởi có lẽ

những người dân nghèo thành thị hay thôn quê xuất hiện trong tác phẩm của

ông, không phải là một sự a dua chạy theo xu thế của các nhà văn đương thời,

mà hình tượng nhân vật nay xuất hiện khá lâu trong tác phẩm của ông. Nhưng

điều quan trọng hơn là hình tượng nhân vật này trong các tác phẩm của Thạch

Lam được ông miêu tả, giới thiệu một cách cặn kẽ với một tình cảm yêu

thương chân thành. Như vậy cũng không thể quy kết các nhà văn Tự lực văn



35



đoàn là giả dối, hay là cơ hội chủ nghĩa, nhưng trong lĩnh vực này chúng ta

phải thừa nhận Thạch Lam là người thành thực hơn cả. Chính nhà văn cũng đã

từng phát biểu về vấn đề này “Ít lâu nay, những tiểu thuyết viết về dân quê khá

nhiều. Một số nhà văn, vì theo thời thượng hay vì một cái sở thích văn chương

đột ngột đã từ bỏ những nhân vật phi thường hay lãng mạn để quay đầu nhìn

về người nhà quê chân lấm tay bùn trên thửa ruộng. Người này trở nên nhân

vật chính trong tác phẩm của họ”. [49. tr 48]. Khác với họ ngày từ những sáng

tác đầu tay của mình, Thạch Lam đẫ hướng về người nghèo với một tình cảm

chân thành. Hình ảnh người dân nghèo hiện lên với những nỗi nghèo khổ thật

đa dạng. Đó là câu chuyện thương tâm của một gia đình đông con nghèo khổ.

Người mẹ của đàn con đói nghèo khổ vì không có miếng ăn phải đi ăn xin bị

nhà giàu xua chó cắn dẫn tới cái chết thương tâm Nhà mẹ Lê. Đó là cảnh

khốn cùng của gia đình người phu xe nghèo, không đủ tiền nộp phải trốn biệt

xứ để lại mẹ già, người vợ nheo nhóc và đứa con sài chết vì không có nổi một

đồng xu mua thuốc, là một tiếng kêu bi thương tha thiết “Trong cái hang tối

tăm bẩn thỉu ấy sống một đời sống khốn nạn những người gầy gò, người con

gái sống kiếp tôi đòi cũng được miêu tả thât cụ thể”. “Chị Sen cúi mình dưới

gánh nước nặng trĩu, lách cửa bước vào những bước khó nhọc và chậm chạp.

Cái đòn gánh cong xuống và rên rỉ trên vai, nước trong thùng sánh toé ra mỗi

bước đi” [50 tr 75 ]. Mặc dù phải làm việc đến kiệt sức, người con gái tội

nghiệp ấy vẫn phải thường xuyên chịu những cơn thịnh nộ của bà chủ. Ở

truyện ngắn Cô hàng xén, sau khi lấy người chồng nghèo, gánh nặng gia đình

quá lớn với gia đình đã khiến cuộc đời trở thành một sự đoạ đày đối với một

có gái vốn dĩ là xinh đẹp và đáng yêu. Quanh năm suốt tháng lam lũ, mà cái

nghèo vẫn không buông tha. Cuộc đời của những con người ấy chỉ là chuỗi

dài những vất vả lo toan dường như vượt quá sức chịu đựng của họ.



36



Trong những trang viết của mình, sự thành thực là một tiêu chí mà

Thạch Lam luôn tâm niệm trong quá trình sáng tác. Vì vậy, ông đã lên tiếng

phê phán những nhà văn lãng mạn chỉ biết lí tưởng hoá nông thôn và ca ngợi

cái thi vị của công việc đồng áng. Ông viết trong tiểu luận Theo dòng “ Một

cái tục lệ khác là vẻ nên thơ của công việc đồng áng. Nên thơ với nhà văn

đứng xem, phải. Nhưng sự thực không có công việc nào vất vả nặng nhọc

bằng. Bình minh tươi đẹp chỉ là còi hiệu bắt đầu làm việc” [49 tr 50]. Sự thật

ẩn đằng sau luỹ tre có vẻ thơ mộng ấy là những kiếp người sống đày đoạ khổ

cực trăm bề của người nông dân. Không những họ khổ vì công việc nặng nhọc

mà còn phải chịu bao nhiêu áp bức bất công trong xã hội. Những cảnh khổ sở

đớn đau ấy người đọc có thể bắt gặp đâu đó trong các tác phẩm của Thạch

Lam. Điều đáng nói ở đây là sự thành thực mà nhà văn tâm niệm không phải

chỉ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của nhà văn, mà nó có một cơ sở thực tế vững

chắc. Đó là sự hiểu biết khá đầy đủ về đối tượng miêu tả của nhà văn. Tuy là

nhà văn trong một trường phái văn học lãng mạn, nhưng Thạch Lam lại có

điều kiện gần gũi và đồng cảm với người lao động nghèo. Bản thân nhà văn

cũng đã từng nếm trải bao nỗi cay đắng chua chát của cuộc đời người trí thức

nghèo có đầu óc những túi thì luôn trống rỗng. Như vậy có thể nói Thạch Lam

có một vốn sống, một vốn hiểu biết khá sâu sắc về người lao động nghèo. Chỉ

một nhận xét nhỏ của ông cũng chứng tỏ ông am hiểu tâm lí của những người

nông dân “Sự thực người nhà quê chỉ yêu quý ruộng đất chừng nào họ là chủ

ruộng đất ấy thôi. Và khi người nhà quê từ chối không chịu bỏ làng ra tỉnh

hay đi nơi khác kiếm ăn ấy là vì sự giàng buộc của những thói quen sinh

hoạt, những thói quen vật chất hay tinh thần hơn là lòng tha thiết với đồng

ruộng” [49 tr50]. Chính vì nhà văn là người cũng đã từng sống trong cảnh

nghèo khổ cho nên Thạch Lam mới hiểu và thông cảm cho cuộc đời của

những con người nghèo khổ. Ông hiểu và thông cảm cho cuộc sống bấp bênh



37



không có tương lai của họ. Đó chính là điểm khác biệt giữa Thạch Lam và các

nhà văn trong Tự lực văn đoàn.

Những con người nông dân suốt ngày vật lộn với miếng cơm, manh áo

hiện lên khá chân thực trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê của Thạnh Lam. Cái đói

gõ cửa từng nhà người dân nghèo ngụ cư như bác Hiền, bác Đối và nhất là nhà

mẹ Lê. Đối với cái gia đình chưa bao giờ sung túc này thì những ngày nhịn

đói liên tục đã trở nên bình thường và thường xuyên, không lối thoát. Mặc dù

dứt ruột vì thương con vì cái đói, cái rét hành hạ, đến nỗi thịt da thâm tím lại

như thịt con trâu chết, người mẹ khốn khổ ấy vẫn không sao kiếm được việc

làm khả dĩ có thể kiếm chút ăn cho chúng cầm hơi. Có thể nói, vấn đề miếng

cơm manh áo đã xuyên suốt truyện ngắn của Thạch Lam. Cái nghèo khổ

truyền kiếp như thấm sâu vào trong cuộcc sống của những người dân lao

động. Nó như một cái nợ ám ảnh, đeo đẳng suốt cuộc đời họ, “Bác Lê tưởng

nhớ lại cả cuộc đời mình từ lúc bé đến bây giờ chỉ toàn là những ngày khổ sở

nhọc nhằn. Cái nghèo không biết tự bao giờ đã vào nhà bác. Lúc sinh ra bác

đã thấy nó rồi và từ đấy nó cứ theo liền bác mãi” [47 tr 36]. Cái chết của bác

Lê là sự vận động tất yếu của những kiếp người lầm than. Nó để lại trong lòng

người đang sống những nỗi ám ảnh, nhưng với người chết có lẽ đó là một sự

giải thoát, để thoát khỏi kiếp sống lầm than.

Như vậy trong các tác phẩm của Thạch Lam hình ảnh người nông dân

nghèo ở thành thị và nông thôn chiếm một vị trí khá quan trọng. Nhà văn có

một tình thương dành cho số phận của những con người nghèo khổ bất hạnh.

Nhân vật người dân nghèo trong tác phẩm của Thạch Lam thường là những

nhân vật chính diện, còn những kẻ nhà giàu thường mang tính cách xấu xa.

Hoặc nhân vật có tính cách địa chủ như trong truyện Đứa con, tàn bạo như cụ

Bá trong Nhà mẹ Lê, ngốc nghếch như Bân trong Sợi tóc. .. Lòng căm ghét

những kẻ giàu có nhưng xấu xa của Thạch Lam tuy âm thầm, nhưng dữ dội,



38



nó gần như là một nỗi ám ảnh. Có lần Khái Hưng đọc đến tên một người bạn

giàu sang Thạch Lam chau mày nói “ồ tôi ghét hắn ta lạ...trong cái má hắn ta

phinh phính, cái bụng hắn ta xệ xệ: [47 tr, 2]. Đây cũng có lẽ là tâm sự chung

của những người tiểu tư sản có học, có đọc, luôn suy nghĩ về nhân tình thế

thái. Họ ghét cái đầu óc trưởng giả, cái nhân cách của kẻ trọc phú, không biết

sống một cách thanh tao, thậm chí còn hết sức độc ác với những người nghèo

khổ.

Cách xây dựng kiểu nhân vật người nghèo trong tác phẩm của Thạch

Lam cũng mang một phong cách rất riêng. Họ được miêu tả bằng một số

đường nét, chi tiết đơn sơ mang tính chất chấm phá nhưng vẫn hết sức chân

thật. Cuộc đời họ không thi vị hóa như một số văn sĩ lãng mạn khác, nhưng

ông cũng không miêu tả đến tận cùng những nỗi khổ sở điêu đứng có thể làm

bi thảm thêm cuộc đời họ. Ở mảng đề tài này những tác phẩm của Thạch Lam

có nét gần gũi với những nhà văn đương thời như Nam Cao, Nguyên Hồng..

Nhưng Thạch Lam nhìn hiện thực và đánh giá nó theo con mắt của riêng ông.

Những truyện ngắn của Nguyên Hồng làm sống dậy cuộc sống lam lũ, cơ cực

bần cùng của những người lao động nghèo khổ, ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm

các thành phố lớn như ngoại ô Bạch Mai, ô Yên Phụ, bãi Phúc Xá, bãi Nhà

Dầu ở Hà Nội...hay xóm Chợ con (Hải Phòng)..Nhân vật của Nguyên Hồng

hiện lên với nỗi khổ cùng cực được miêu tả một cách khá tỉ mỉ. Trong những

xóm nhà lá lợp tôn chen chúc, lúp xúp với những ngọn đèn leo lét ấy đêm đêm

vẫn vang lên những tiếng vo vo của đàn muỗi và tiếng ú ớ trong giấc ngủ mệt

nhọc của những người lao động nghèo...Những ngày mùa hè luôn luôn có

tiếng ầm ầm xô xát nhau vì những chuyện nhỏ nhặt. Đọc truyện của Nam Cao

người ta bắt gặp rất nhiều những cảnh cãi vã, chửi bới, đánh chửi nhau của

những con người vốn đã khổ trăm bề. Còn tác phẩm của Thạch Lam trước cái

khổ trăm bề con người chỉ biết âm thầm chịu đựng một mình “mỗi nhà đều



39



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

×