1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NỊÊM VỀ THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 110 trang )


đã thể hiện trực tiếp những cảm xúc của một cậu bé chưa đầy tám tuổi với lời thơ

mộc mạc và hồn nhiên: Con bướm vàng - Con bướm vàng - Bay nhẹ nhàng - Trên

bờ cỏ - Em thích quá - Liền đuổi theo - Con bướm vàng - Nó bỏ cánh - Vút lên cao Em nhìn theo. Bài thơ có cách diễn đạt mang dáng dấp một khúc đồng dao, các câu

mở đầu và câu cuối cùng hiệp vần với nhau để có thể đọc liên tiếp, xoay tròn. Bài

thơ ra đời, gây nên sự ngạc nhiên cho người lớn và sự thích thú của những độc giả

nhỏ tuổi, mà trước hết chính là cô em gái trong nhà. Sau cái ngưỡng đầu tiên còn

nhiều bỡ ngỡ ấy, cậu bé đã từng bước bước vào thế giới thơ ca như bước vào những

câu chuyện cổ tích. Những nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa là những sự vật rất

gần gũi hàng ngày như cây cối, con vật, góc sân, những trò chơi của trẻ em nông

thôn…Thơ của cậu bé nhanh chóng được những người xung quanh biết đến và yêu

thích, tiếng đồn về một cậu bé thần đồng thơ ca ngày càng lan xa. Nhiều tờ báo

trung ương và địa phương đã đăng thơ Trần Đăng Khoa. Năm 1967, thơ Trần Đăng

Khoa lần đầu tiên xuất hiện trên báo Văn nghệ và báo Thiếu niên tiền phong nhân

dịp kỉ niệm sinh nhật Bác, đó là bài “Ảnh Bác”. Khi nói về thơ Trần Đăng Khoa, tác

giả Vân Thanh đã nhận xét: “Thơ Khoa chủ yếu là nói đến thơ của yêu thương, của

sự sống trẻ thơ, của sinh hoạt bình dị hàng ngày. Từ góc sân nhà, thơ Khoa thấm

nhuần dư vị quê hương đồng nội Việt Nam” [37, tr. 156] . Sau này, khi được hỏi về

thời gian đầu sáng tác nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thổ lộ: “Tôi đến với thơ hồn

nhiên như em bé đến với trò chơi vậy” [13, tr. 30]. Những suy nghĩ giản đơn, hồn

nhiên ấy đã thay đổi sau khi cậu bé gặp nhà thơ Xuân Diệu – Người sau này đã trở

thành một người thày rất gần gũi, thân thiết với nhà thơ thiếu nhi . Nhà thơ lớn của

nền thi ca Việt Nam hiện đại đã chỉ ra cho cậu bé thấy sự vất vả và tính nghiêm túc

trong công việc sáng tạo nghệ thuật, thơ ca không bao giờ là trò chơi cả. Những

điều này đã có tác động lớn đến nhân sinh quan của cậu bé thần đồng. Năm 1968,

tập thơ “Góc sân và khoảng trời” gồm 52 bài thơ của Trần Đăng Khoa đã được Ty

giáo dục Hải Hưng xuất bản. Cũng trong năm này, nhà xuất bản Kim Đồng đã in ấn

và phát hành tập “Từ góc sân nhà em” gồm 12 bài thơ. Tập thơ “Góc sân và khoảng

trời” của Trần Đăng Khoa sau này còn được tái bản nhiều lần. Các tờ báo trung



22



ương, địa phương, trong nước và nước ngoài đều đăng nhiều bài phóng sự và bút kí

về cậu bé thần đồng Trần Đăng Khoa. Thơ của cậu bé làng Điền Trì lần lượt được

dịch và đăng tải trên nhiều tờ báo ở các nước như Pháp, Cuba, Liên Xô, Hungari…

Năm 1970, khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, trong khoảng thời gian

yên bình ngắn ngủi đó, cậu học sinh lớp bốn Trần Đăng Khoa đã kịp quay về với

những câu chuyện cổ tích thần tiên. Không còn hình ảnh của những hố bom, những

ụ pháo trên đường làng nữa, cậu bé đã kể lại những câu chuyện thần tiên ấy bằng

một thể tài thơ lớn – Trường ca. Đây là một thể loại khó viết bởi trường ca đòi hỏi

người viết phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp kể chuyện, phương

pháp điển hình hóa trong loại hình tự sự với những đặc trưng của thơ ca. Để đạt

được điều đó bản thân người viết cần phải có sự tích lũy và vốn sống phong phú.

Vậy nhưng, với “lưng vốn” khiêm tốn của mình, Trần Đăng Khoa đã mạnh dạn

trình làng trường ca “Đi đánh thần Hạn”. Đây là bản trường ca hư cấu theo cốt

truyện “Cóc kiện trời” kết hợp với những yếu tố hiện đại về bút pháp nghệ thuật

của thể loại trường ca. Tác phẩm này dài gần 1000 câu được viết theo thể tự do với

những hình ảnh phóng khoáng miêu tả cảnh đoàn người đói khát bước lên lưng cua

thần, bay lên trời để đánh nhau với thần Hạn. Tất nhiên nếu so sánh “Đi đánh thần

Hạn” của Trần Đăng Khoa với những tác giả cùng thời thì tác phẩm này có vị trí

khá khiêm tốn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, ở lứa tuổi thiếu nhi mà đã

dám thử sức với một thể loại khó như thế này thì đây đã được xem như một bước

tiến thành công trên con đường thể hiện cái tôi cá nhân của Trần Đăng Khoa. Sự

hứng thú với trường ca không dừng lại ở tác phẩm đó, song song với việc sáng tác

thơ, cậu bé vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục gắn bó với thể loại đầy thách thức này.

Trong thời gian không quân Mỹ quay lại ném bom miền Bắc, làng quê yên tĩnh của

Trần Đăng Khoa cũng không thoát khỏi những trận oanh tạc của máy bay B52, cậu

bé lại miệt mài với với ý tưởng mới, và trường ca “Trừng phạt” ra đời. Không nằm

ngoài những hiện thực đang được chứng kiến từng ngày, “Trừng phạt” được xuất

hiện trên trang giấy bằng những cảm nhận của một cậu bé nông thôn về sự độc ác

của kẻ thù, những vết thương và sự mất mát trong chiến tranh cũng như thể hiện rõ



23



nét sự tàn phá của chiến tranh trên mảnh đất quê hương. Với những tác phẩm này,

những bước tiến của cậu bé thần đồng đã được ghi nhận bằng khả năng bao quát

rộng lớn cũng như khả năng miêu tả nội tâm nhân vật. Năm 1974, sự ra đời của

trường ca “Khúc hát người anh hùng” đã đánh dấu bước chuyển biến dài trên con

đường sáng tác của Trần Đăng Khoa. Khi bàn về tác phẩm này trên báo “Phụ nữ

Việt Nam” nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Thế là Khoa đã lớn thật

rồi! Mới ngày nào còn sửng sốt về tài thơ của em bé tám, chín tuổi. Bây giờ em đã

nói toàn chuyện người lớn, chuyện chính trị, chuyện thời đại, lại còn bàn luận triết lí

nữa” [30]. So với những tác phẩm dài hơi trước đây của mình, “Khúc hát người anh

hùng” của Trần Đăng Khoa có sự thay đổi rõ rệt về quy mô với việc sắp xếp các

tuyến nhân vật chính, phụ. Đề tài về người nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi không phải

là một đề tài mới, năm 1968 Trần Đăng Khoa đã viết bài “Em dâng cô một vòng

hoa” để tưởng nhớ tới người chiến sĩ cách mạng trung kiên này. Chặng đường bảy,

tám năm là khoảng thời gian tương đối dài để cậu bé có thể thấm thía sâu sắc hơn

cuộc đời chiến đấu oanh liệt của người nữ liệt sĩ. Điều khiến cho những độc giả khi

tiếp xúc với tác phẩm này ngạc nhiên ở chỗ, câu chuyện được cậu bé kể lại chân

thực, sống động và cụ thể đến mức người đọc có cảm giác như chính tác giả là

người đã được chứng kiến toàn bộ câu chuyện đó vậy. Nếu như “Đi đánh thần

Hạn” vẫn còn hơi hướng của một câu chuyện dân gian với không gian và thời gian

huyền thoại, thì với “Khúc hát người anh hùng” lại là một câu chuyện có thật, ở một

làng quê cụ thể với những nhân vật cụ thể. Năm khúc với gần 1300 câu thơ, trường

ca “Khúc hát người anh hùng” được viết xen kẽ giữa thể thơ tự do và thể lục bát

khá nhuần nhuyễn, thủ pháp đan cài này tạo cho tác phẩm có giọng điệu đa dạng

“bản thơ dài có chuyển điệu, có chỗ ngừng nghỉ, trợ sức cho người đọc được thoải

mái, hưng phấn theo dõi sự việc” [32]. Đây là một tác phẩm giàu trí tuệ với những

chiêm nghiệm, những triết lí gắn với những sự vật rất quen thuộc với cuộc sống của

người nông dân.

Mái gianh ơi hỡi mái gianh

Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương



24



Có thể nói “Khúc hát người anh hùng” như một cây cầu nối tiếp giữa hai giai

đoạn sáng tác của nhà thơ, dần xa rời những vần thơ “trẻ con” và bắt đầu trên con

đường trở thành một nhà thơ “người lớn”, những vần thơ tự sự đã dần thay thế cho

những vần thơ xưng “em” mang đậm tính đồng dao của làng quê. Từ việc làm thơ

như một trò chơi, như một bản năng thì trong tác phẩm này Trần Đăng Khoa đã biết

cách tổ chức một tác phẩm lớn với những chương hồi quy mô. Điều đó thể hiện sự

phát triển vững chãi của tư duy thơ Trần Đăng Khoa, từ những bài thơ đơn lẻ nay đã

biết phát triển những câu thơ thành một hệ thống có quy mô lớn với những quy định

niêm luật tương đối chặt chẽ. “Khúc hát người anh hùng” – Tuy vẫn còn những hạn

chế khó tránh khỏi với một cây bút trẻ như Trần Đăng Khoa, nhưng cũng đã kịp để

lại dấu ấn không phai nhòa trong lòng người đọc về một bản trường ca độc đáo của

cậu bé làng Điền Trì trong bản hòa âm trường ca anh hùng rộng lớn đương thời.

“Thần đồng thi ca” có lẽ là những từ ngữ thích hợp nhất để nói về Trần Đăng

Khoa cùng những bài thơ làm từ góc sân ngày ấy. Thần đồng là vì mới tám tuổi, khi

mà chữ nghĩa chả có bao nhiêu, nhưng cậu bé đã làm thơ – rất nhiều thơ. Dù những

bài thơ đó với điểm xuất phát là trò chơi xếp chữ của một cậu bé nông thôn, nhưng

không ai có thể phủ nhận rằng chúng đều hay và rất lạ. Điều đầu tiên cuốn hút độc

giả đến với thơ Trần Đăng Khoa là vì cách xưng hô lạ lùng - “mày – tao” , mà “mày

– tao” không chỉ xuất hiện trong một lần mà còn được lặp lại nhiều lần trong các bài

khác nhau. “Mày – tao” trong thơ Khoa có đủ sự suồng sã của chốn thôn quê và

luôn ăm ắp đầy những cảm xúc hồn nhiên của trẻ thơ. Ngây thơ, hồn nhiên là một

bảo bối có sức mạnh nhiệm màu, bởi thế không có gì lạ khi đến với thơ Trần Đăng

Khoa là độc giả đến với một thế giới riêng kì diệu mà trong đó thế giới vật – người

vô cùng phong phú, đa dạng. Hồn nhiên là thế nhưng điều gây ấn tượng mạnh nhất

đối với người đọc khi đến với thế giới thơ Trần Đăng Khoa chính là sức tưởng

tượng, liên tưởng đạt đến trình độ siêu việt của nhà thơ thiếu nhi này. Tác giả Vũ

Nho trong cuốn “Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca” đã khẳng định đây chính là

yếu tố đặc sắc nhất để xếp thơ Trần Đăng Khoa vào loại thơ thần đồng. Ở mỗi bài

thơ, cậu bé đều có cách nhìn, cách cảm, cách nghe riêng, cùng trí tưởng tượng, liên



25



tưởng tràn ngập sắc màu dân gian. Tất cả đều được kết hợp hài hòa, được tỏa sáng

bởi một tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng ấy đã “tỏa

hương” trong từng câu chữ, bởi vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cậu bé đã kịp tạo

dựng được vị trí của mình trên văn đàn nước nhà, một vị trí đặc biệt mà đến nay

chưa ai có được – Thần đồng thi ca Việt Nam. Đã có nhiều ý kiến khác nhau khi

đánh giá về thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn này, nhưng tất cả đều thống nhất ở

một điểm: Giai đoạn mở đầu này có ý nghĩa rất lớn với đời thơ Trần Đăng Khoa.

Đây là giai đoạn thiên về năng khiếu bẩm sinh, là đỉnh cao rực rỡ nhất mà từ trước

đến nay chưa có một nhà thơ thiếu niên nào có được. Trần Đăng Khoa chính là một

hiện tượng độc đáo trên văn đàn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.

2.2. Thơ Trần Đăng Khoa ở tuổi trƣởng thành

Sau khi hoàn thành trường ca “Khúc hát người anh hùng”, Trần Đăng Khoa

không sáng tác trường ca nữa. Tốt nghiệp phổ thông trung học, nhà thơ không vào

đại học ngay mà xung phong đi bộ đội. Năm 1985, Trần Đăng Khoa đã ra mắt bạn

đọc tập thơ “Bên cửa sổ máy bay” với chân dung một nhà thơ Trần Đăng Khoa –

người lớn. Với tác phẩm này, Trần Đăng Khoa đã chính thức khép lại những vần

thơ của chú bé thần đồng ngày nào để trở thành một nhà thơ khoác áo lính với

những suy nghĩ sâu rộng hơn và nhiều sự trải nghiệm hơn. Trong tập thơ này Trần

Đăng Khoa đóng vai trò như một người lính tiên phong, đặt những viên gạch đầu

tiên cho việc phác họa chân dung những người lính hải quân trong thời bình – Một

đề tài mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX người ta mới nói đến nhiều hơn và

kĩ hơn. Bản thân nhà thơ đã có những năm tháng sống gắn bó với đồng đội trên

quần đảo Trường Sa, viết về những người đồng đội cũng như nói lên những cảm

xúc, suy tư của bản thân, Trần Đăng Khoa một lần nữa đã thể hiện chân thực và sắc

nét một cái tôi cá nhân không thể nhầm lẫn

Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời

Đến một cái gai cũng không sống được

Sớm mở mắt nắng lùa ngun ngút



26



Đêm trong lều như trôi trong mây

(Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài)

Dưới đôi mắt nhạy cảm ấy, những đường nét tưởng như là gai góc, những màu

sắc tưởng như là khô khan, những chất liệu tưởng như là trần trụi, thô nhám của

Trường Sa, hết thảy đều biến thành thi liệu qua cảm quan nghệ thuật của Trần Đăng

Khoa. Trong thơ Trần Đăng Khoa, đá Trường Sa cũng có hồn như chiến sĩ Trường

Sa vậy: “Đá vững bền”, “đá tốt tươi”, “hòn đá ngàn năm trong nhịp đập tim

người”, “đảo đá cất thành lời”, “đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên”...Đá được diễn tả

theo lối nhân hoá đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự sống Trường Sa kiên

cường, vững chãi. Hình ảnh những người lính Trường Sa “trọc đầu” vì cắt tóc ngắn

để tiết kiệm nước ngọt gội đầu đã tạo nên những câu thơ độc đáo

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu

Nước ngọt hiếm không lẽ dành gội tóc

Lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau

(Lính đảo hát tình ca trên đảo)

Ngòi bút của Trần Đăng Khoa, bằng một cách kín đáo đã đi vào chiều sâu tâm

trạng cũng như truyền đạt được những cung bậc tình cảm. Từ việc những người lính

trẻ ra đi từ đồng ruộng, nay tụ họp về đây trong tình đồng chí thiêng liêng. Những

buồn vui, nỗi nhớ cho đến cả những ước mơ bình dị nhất là được hát, được tắm

cũng được thể hiện dưới ngòi bút tinh tế của tác giả. Trong “Đợi mưa trên đảo Sinh

Tồn”, với cặp đôi “có” – “không”, “ước muốn” – “thực tế” đã miêu tả thật chân

thực tâm trạng “khát mưa” của người lính đảo… Nhà thơ viết nhiều về sóng gió

Trường Sa nhưng không làm con người chìm lấp giữa thiên nhiên. Trái lại, sóng gió

được dựng dậy làm nền để nhà thơ khắc hoạ chân dung lồng lộng, “ngang tàng như

gió biển” của chiến sĩ Trường Sa. Giai đoạn trước đây, khi viết về chú bộ đội, thơ

của Trần Đăng Khoa chỉ đơn giản một chiều, nhưng với sự trưởng thành về nhận

thức, những vần thơ sau này đã thể hiện sự trưởng thành, suy tư và chứa đựng nhiều

trăn trở hơn.



27



Điều dễ nhận thấy trong tập “Bên cửa sổ máy bay” của Trần Đăng Khoa là xu

hướng giảm yếu tố dân gian vốn là một điểm mạnh của nhà thơ. Có thể nói trong

tập thơ này, nét hồn nhiên, tươi mới, vui vẻ và lạc quan đã kém đi nhiều so với giai

đoạn thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa. Không gian làng quê vốn in đậm trong

những bài thơ ngày trước đến giờ tuy vẫn còn nhưng vẻ thơ mộng của nó dường

như chỉ còn lưu lại trong một trận mưa xuân

Mưa bay như khói qua chiều

Vòm cây nghe nhỏ giọt đều qua đêm

(Mưa xuân)

Yêu cầu về những tác phẩm thơ hiện đại nhưng vẫn không xa rời cội nguồn dân

tộc không chỉ là một thử thách to lớn đối với riêng Trần Đăng Khoa mà còn với tất

cả những người cầm bút. Trong tập thơ này, Trần Đăng Khoa đã khá đa dạng,

phong phú trong cách nhìn, cách nói, cách thể hiện trong từng thể loại thơ. Tuy vậy

thơ ông ít có sự hư cấu, tưởng tượng, liên tưởng mà thiên về tính triết lí và đề cao

yếu tố nội cảm. Nhà thơ ít nói về mình, hầu như cái “tôi” cá nhân đã hòa chung với

cái “ta” của đồng đội, dân tộc. Từ không gian làng quê, gia đình, thơ Trần Đăng

Khoa đã mở ra không gian rộng lớn bao la và đắm mình vào trong thế giới ấy. “Bên

cửa sổ máy bay” chưa hẳn là một tập thơ đặc sắc song khi tiếp nhận nó, người đọc

sẽ cảm nhận được tình cảm gắn bó sâu đậm, những suy nghĩ, những trăn trở của bản

thân tác giả trong nỗ lực tìm kiếm không ngừng để thể hiện cái tôi của mình. Việc

hướng lòng mình về quê hương yêu dấu, nơi có con sông Kinh Thày bồng bềnh

ráng tím, nơi có rặng tre xanh, cánh đồng làng, nơi có giậu cúc tần, chiều chiều “mẹ

đang đứng nhìn lên đây”…là một trong những nội dung chính của tập thơ “Bên cửa

sổ máy bay”.

Sau khi kết thúc chương trình học tập tại Trường viết văn Nguyễn Du, năm

1986 Trần Đăng Khoa sang Liên Xô tu nghiệp bảy năm tại Viện văn học thế giới

M.Gorki. Đến năm 1992, ông về nước và tham gia công tác tại tạp chí Văn nghệ

quân đội. Trong thời gian này, ngoài việc tiếp tục sáng tác thơ, ông còn viết văn,

viết báo, tham gia bình luận văn học. Những bài viết chân dung văn học và đối thoại



28



của ông được đăng trên các báo tạo nên những ấn tượng trong lòng độc giả về một

nhà thơ Trần Đăng Khoa hóm hỉnh, tinh quái và rất sâu sắc. Năm 1998, tập khảo

luận „Chân dung và đối thoại” của ông ra đời, đã gây một tiếng vang lớn trên văn

đàn nước nhà. Những cuộc tranh luận trên văn đàn chủ yếu xoay quanh việc xem

xét và đánh giá những bài viết của ông từ mọi góc độ, mọi khía cạnh đã tạo nên cơn

sốt cho bất kì ai quan tâm đến tác phẩm này. Chỉ trong một thời gian ngắn “Chân

dung và đối thoại” đã được tái bản đến 9 lần – Một kết luận cho việc công chúng

quan tâm đến đời sống văn học nghệ thuật nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

Nói đến “Chân dung và đối thoại” nhà phê bình Trần Đình Khôi cho rằng “Chân

dung và đối thoại làm cho phê bình, bình luận gần gũi với đời sống văn học, với

nhà văn và sự cảm nhận văn chương cuả người đọc, giúp công chúng tiếp cận văn

học, trở lại với văn hóa đọc mà gần đây bị văn hóa nghe nhìn lấn át” [18]. Cuốn

sách không chỉ đề cập tới các tác giả mà còn đặt ra những vấn đề của đời sống văn

học đương đại: thẩm định lại các giá trị văn chương, phát hiện những điều mới mẻ,

thậm chí những điều khó nói và dễ đụng chạm. Bản thân tác giả trong một bài phát

biểu đã thẳng thắn nhận định: “Đây chỉ là những cảm nhận của riêng tôi trước

những giá trị văn chương, bởi thế sự chủ quan, phiến diện cực đoan vốn là dấu ấn

của tư duy cá nhân thực khó mà tránh khỏi” [3]. Mặc dù còn tồn tại những hạn chế

do thiên kiến chủ quan, song không thể phủ nhận rằng “Chân dung và đối thoại” đã

góp thêm một tiếng nói thẳng thắn, dân chủ trong phê bình. Đối với tác giả, có lẽ

sau “Góc sân và khoảng trời” qua 30 năm cầm bút làm thơ, đến nay ông đã khởi

động một hành trình kiếm tìm mới. Với sự chuyển hướng đầy khởi sắc của thần

đồng thơ ca năm nào, Trần Đăng Khoa đã tự khẳng định được vị trí của mình trên

văn đàn ở một địa hạt mới. “Chân dung và đối thoại” được xem là một cột mốc mới

trong hành trình sáng tác của Trần Đăng Khoa.

Từ tháng 6 năm 2004, khi đang mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân

Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện

nay ông giữ chức Giám đốc của Hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.



29



2.3. Quan niệm thơ qua “Chân dung và đối thoại”

Tập khảo luận “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa ra đời năm 1998

đã đánh dấu sự trở lại trên văn đàn của nhà thơ sau một thời gian dài im hơi lặng

tiếng. Thông qua việc khắc họa chân dung và đối thoại cùng các nhân vật của Trần

Đăng Khoa người đọc cũng đã phần nào hiểu được những quan niệm về thơ của

chính tác giả.

Mở đầu tác phẩm Trần Đăng Khoa đã trân trọng đặt vào đó chân dung nhà thơ

Tố Hữu, điều này xuất phát từ tình cảm kính trọng của tác giả với chính đối tượng

của mình. Vì vậy không có gì lạ khi từ nét vẽ đầu tiên cho đến khi đặt cây bút

xuống, Trần Đăng Khoa vẫn luôn khẳng định vai trò của Tố Hữu trong văn học Việt

Nam hiện đại, ông là “một nhà thơ lớn”, “một nhà thơ lãng mạn”, “một bút pháp

bậc thày”…Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã khẳng định: “ Tố Hữu chính là

người thư kí của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng Việt Nam” [13,

tr.10]. Bút pháp, tài nghệ bậc thày của Tố Hữu đã dựng lên hàng loạt những trang

sử thơ hào hùng của dân tộc, từ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, qua “Gió lộng”, “Ra trận” rồi

đến “Máu và hoa”…Có thể nói, “viết về lịch sử thì không ai bằng được ông”. Đối

với đồng nghiệp, Tố Hữu là một nhà thơ của nhân dân, nhưng đối với riêng tác giả,

ông còn là một người thày đã giúp đỡ cậu bé Khoa từ những ngày đầu tiên chập

chững bước vào làng thơ. Người đọc chắc hẳn cũng không thể nào quên hình ảnh

Tố Hữu ngồi chép lại những câu thơ của mình từ trí nhớ của độc giả để tặng cho

báo Đại đoàn kết. Trần Đăng Khoa đã khẳng định: “Thật chẳng có gì sung sướng

hơn được nhân dân thuộc thơ mình. Đấy là tấm huân chương cao quí nhất mà nhân

dân đã trao tặng thi sĩ. Hạnh phúc lớn lao ấy, tạo hóa đâu có ban phát cho nhiều

người” [13, tr.25]. Tính sử thi là một chất liệu vô cùng quan trọng trong sự phát

triển của thơ ca cách mạng nước ta, qua việc khắc họa chân dung nhà thơ Tố Hữu,

chúng ta nhận thấy rằng Trần Đăng Khoa đánh giá rất cao thơ ca cách mạng cũng

như luôn đề cao chất sử thi trong thơ mà nhà thơ Tố Hữu là một tác giả tiêu biểu.

Trong tác phẩm này, Trần Đăng Khoa có ý kéo những “chân dung” ông khắc

họa lại gần hơn với công chúng, bởi vậy ông có dụng ý đưa đời sống lên trước tác



30



phẩm. Chân dung nhà thơ Xuân Diệu cũng được ông khắc họa theo cách này.

Người đọc không tiếp cận Xuân Diệu với những “Vội vàng”, “Giục giã”, “Đây mùa

thu tới”…mà được tiếp xúc với nhà thơ trong cuộc sống hàng ngày. Xuân Diệu là

người đa tài, vừa viết văn vừa làm thơ, lại vừa là một nhà phê bình sắc sảo “Phê

bình thơ khó khăn lắm…Thế nên mình cứ phải khó tính, cứ phải làm con gà mái

đứng gác cửa chuồng. Mặc dù là cái việc lườm nguýt bất lịch sự đó chẳng hay ho

gì” [13, tr.48]. Có thể nói, chính Trần Đăng Khoa đã đưa người đọc tới những vùng

xa khuất ẩn phía sau ánh hào quang lung linh của ngọn tháp thi ca Xuân Diệu để

hiểu hơn về cuộc đời một người nghệ sĩ. Đến với chân dung nhà thơ Xuân Diệu –

Người thày đã dìu dắt Trần Đăng Khoa trong những tháng ngày đầu tiên chập

chững bước vào làng thơ, ông đề cao quan điểm làm việc nghiêm túc và cẩn trọng

của thày mình. Đó là sự khẳng định nghề thơ là một công việc khó khăn, cao cả và

vinh quang. Nếu bản thân người nghệ sĩ không khắt khe với chính mình thì sẽ

không thể cho ra đời những tác phẩm có giá trị - Bài học này đã trở thành kim chỉ

nam định hướng cho suốt đời thơ Trần Đăng Khoa.

Quan điểm coi việc sáng tạo nghệ thuật là một hành trình khó khăn, gian khổ,

Trần Đăng Khoa còn khẳng định lại một lần nữa trong bức chân dung viết về nhà

văn Lê Lựu – Một trong những người bạn thân thiết của ông. Lê Lựu trong góc nhìn

của Trần Đăng Khoa luôn là “một tảng đá nguyên khối xù xì của thiên nhiên hoang

dã mà đời sống và văn minh thế giới không thể đẽo gọt được” [13, tr.77]. Tuy nhiên

khi bước vào địa hạt của văn chương thì chúng ta nhận ra chân dung một Lê Lựu

hoàn toàn khác, nhà văn này phải “lặn ngụp bì bõm, xẻ xắn từng khối chữ trên trang

giấy”. Bởi thế mới có một Lê Lựu “không chấp nhận sự nhạt nhẽo tầm

thường…Ngay cả khi tác phẩm hình thành rồi, có vấn đề, có cốt truyện, có nhân vật

hẳn hoi rồi, Lê Lựu vẫn viết một cách vất vả, chật vật” [13, tr.80]. Trần Đăng Khoa

vẽ chân dung người bạn thân thiết của mình với vẻ hài hước, dí dỏm và đề cao công

việc của bạn nhưng cũng đồng thời khẳng định lại với độc giả một lần nữa: Sáng tác

văn chương không phải một trò chơi, đó là một công việc nghiêm túc, vất vả nhưng

vô cùng vinh quang.



31



Trong những ngày tháng ấu thơ, Trần Đăng Khoa được mệnh danh là thần đồng

thơ ca. Với một tư duy trong sáng, hồn nhiên, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời những

bài thơ sâu sắc và độc đáo mà trước hết là để dành cho chính mình, sau đó là dành

cho gia đình, cho những người bạn xung quanh. Khi đã trở thành một nhà thơ người

lớn, Trần Đăng Khoa càng ý thức được rằng chính tính chất trẻ thơ hồn nhiên, trong

sáng của những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường ấy đã tạo nên giá trị cho những

vần thơ của mình. Bởi vậy trong cuốn “Chân dung và đối thoại”, khi nhận xét về

thơ Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa đã đánh giá cao chất trẻ thơ trong những

tác phẩm của nhà thơ này. Dường như Hoàng Nhuận Cầm là một nhà thơ không có

tuổi, tuy là một nhà thơ khoác áo lính nhưng Hoàng Nhuận Cầm luôn “mang chất

trẻ thơ ra mặt trận” [13, tr.171]. Hình ảnh người lính trong thơ ông khác với thơ

Trần Đăng Khoa. Còn nhớ những vần thơ viết về người lính của Trần Đăng Khoa là

những con người ngạo nghễ trước sóng gió Trường Sa, thì trong thơ Hoàng Nhuận

Cầm người lính lại là những người học trò cầm súng ra trận, bởi vậy những người

lính này “in đậm tính nết trẻ con” [13, tr.172]. Thơ trong kháng chiến là thế, thơ

Hoàng Nhuận Cầm viết trong thời hậu chiến cũng không thay đổi, yếu tố trẻ thơ vẫn

được nhà thơ này duy trì với những âm thanh trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ. Việc

khẳng định một trong những yếu tố tạo nên “thương hiệu” cho thơ Hoàng Nhuận

Cầm là chất trẻ thơ trong từng tác phẩm, bản thân tác giả Trần Đăng Khoa cũng một

lần nữa đề cao tính chất này trong việc sáng tác thơ. Bởi lẽ chất trẻ thơ trong sáng

cũng chính là một trong những nguyên liệu quan trọng tạo nên phong cách thần

đồng trong thơ Trần Đăng Khoa.

Thơ hay không chỉ căn cứ vào các biện pháp tu từ hay việc sử dụng ngôn từ đẹp,

hình ảnh đẹp…mà còn dựa trên cái hồn của người nghệ sĩ được thể hiện trong thơ.

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ như vậy. Nói đến tác giả này là chúng ta đang đề

cập đến một người nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam.

Nguyễn Đình Thi không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà thơ mà còn với

nhiều tư cách khác nhau như là một nhà biên kịch, một kiến trúc sư…Trong phạm

vi “Chân dung và đối thoại” Trần Đăng Khoa chỉ bàn luận đến tác giả này với tư



32



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

×