1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

TƯ DUY THƠ HƯỚNG NGOẠI QUA MỘT SỐ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 110 trang )


pháp nhân hóa Trần Đăng Khoa đã tạo nên một thế giới cổ tích sinh động ngay

trong cuộc sống đời thường.

Bắt đầu từ những nhân vật ở trên cao như ông trăng, ông mặt trời Trần Đăng

Khoa cũng đưa vào trong thơ mình với tất cả sự ngộ nghĩnh, đáng yêu. Gọi mặt

trăng, mặt trời là các “ông”, nhưng các “ông” lại thích vui chơi như trẻ nhỏ và

thường xuyên ghé xuống sân nhà thăm cậu bé Khoa

Ông trăng nhìn thấy xôi

Là ông nhoẻn miệng cười

Áng chừng ông thích lắm

Trăng nở vàng như xôi

(Trông trăng)

Hay như trong buổi sáng sớm, nhìn thấy ông mặt trời đang dần nhô lên cao, tỏa

ánh sáng diệu kì lên vạn vật, cậu bé ngay lập tức liên tưởng đến bếp lửa hồng

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

(Buổi sáng nhà em)

Trong cách nghĩ của trẻ em, có ông thì phải có bà, vì vậy mà đã có “ông trời” rồi

thì phải có sự xuất hiện của “bà sân” để tạo nên một cặp đôi đối xứng, hài hòa với

nhau. Nhìn thấy sắc màu rực rỡ của mặt trời mà nghĩ đến bếp lửa hồng, rồi cũng

màu sắc ấy khi được chiếu sáng trên mặt sân nhà thì lúc này lại như một chiếc khăn

hồng vấn lên trên đầu bà sân. Những hình ảnh gợi tả, gợi cảm tuyệt đẹp thể hiện

trong hai câu thơ cũng đã đủ cho người đọc cảm nhận về một buổi sáng ngập tràn

nắng mới, nơi nơi vạn vật bừng tỉnh giấc, bắt đầu cho một ngày làm việc hăng say.

Tiếng gà gáy vang như chiếc đồng hồ báo thức, giục giã những quả na trên cành

nhanh chóng mở mắt, giục hàng tre nảy lên những búp măng non tơ, giục buồng

chuối trong vườn tỏa hương trứng cuốc thơm lừng…Mọi vật đều có nhiệm vụ, chức

năng riêng trong bản hòa tấu không ngừng của sự sống, hàng ngày hàng giờ vẫn

không ngừng chuyển động để tạo hương sắc cho cuộc đời. Trong khi cây cối đang

bừng bừng vận động mà dường như ngoài bé Khoa, không ai nhận ra được điều đó,



50



thì những con vật trong sân cũng bắt đầu cất tiếng, tiếp tục hòa âm vào dàn đồng

thanh đầy màu sắc ấy

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng

Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống huyên thiên một hồi

Và rồi, những hoạt động của con người cũng được nhà thơ nhí lướt qua bằng

những nét vẽ nhanh thông qua việc bác nồi đồng đang hát bùng boong trong bếp và

tiếng loẹt quẹt trong nhà của bà chổi. Tất cả mỗi nhân vật đều góp một phần nhỏ

của mình vào một bức tranh đa âm, đa màu đón chào một ngày mới. Nhưng cũng

chính những nhân vật ấy, trong khi ông trời đang phải mặc áo giáp đen ra trận thì lại

trải qua những giờ phút hả hê trong cơn mưa đầu mùa. Trong khi gió cuốn lá khô

bay đầy đường, bụi bay cuồn cuộn che khuất tầm nhìn của con người thì bụi tre bên

bờ ao đang tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đang đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc trên

cây…Lúc này những đợt sấm chớp không hề khiến cậu bé Khoa sợ hãi, thay vào đó

là cảm giác rất sung sướng, tiếng sấm ùng oàng đối với cậu lại là những tiếng cười

giòn tan khi sấm ghé xuống sân chơi. Trong cơn mưa xối xả, vạn vật nhảy múa reo

hò, thỏa thê tắm gội, gột rửa những bụi bặm lâu ngày để khoác lên mình những tấm

áo mới, chào đón mùa mới lại về.

Khi đề cập đến thủ pháp nhân hóa trong thơ Trần Đăng Khoa, rất nhiều thế hệ

độc giả nhớ đến bài thơ “Cây dừa”, đây là một bài thơ chỉ sử dụng biện pháp nhân

hóa cây dừa mà đã miêu tả được toàn bộ vẻ đẹp của đối tượng được miêu tả. Cây

dừa vốn rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nay được cậu bé siêu nhân hóa

lên như một dũng sĩ cao to có tài “đón gió”, “gọi trăng”. Trần Đăng Khoa có suy

nghĩ như vậy là bởi lúc này cậu bé còn nhỏ tuổi, cây dừa vì thế mà luôn hiện ra

trong mắt quan sát của cậu với dáng vẻ rất kì vĩ

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm



51



Qủa dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tầu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

Đối với cậu bé cây dừa như một người bạn cao lớn, vì lúc này Khoa còn bé lắm,

mỗi lần ghé thăm người bạn này cậu bé đều phải ngẩng đầu lên thì mới nhìn thấy

hết được toàn bộ cây dừa. Điều đó lí giải cho hình ảnh mỗi quả dừa như một chú

lợn con đang nằm trên cao, mỗi tầu dừa lại giống như những chiếc lược đang chải

vào mây xanh. Hình ảnh được tái hiện lại đã đẹp, nhưng hình ảnh ấy còn có giá trị

hơn nữa khi Trần Đăng Khoa đã biết sử dụng trí tưởng tượng của mình gắn với

những vật vô tri vô giác để tạo nên những chân dung nhân vật có đặc điểm riêng,

tính cách riêng vô cùng sinh động.

Không chỉ nhân hóa những sự vật vô tri vô giác, Trần Đăng Khoa còn sử dụng

biện pháp nhân hóa đó cho những con vật. Cậu bé đã đa dạng hóa hoạt động của

từng con vật khiến chúng cũng có những chức năng, nhiệm vụ như con người, hoạt

động trong một tập thể thống nhất, mang tính xã hội hóa cao. Trong một bài thơ kể

cho em gái nghe, Trần Đăng Khoa đã liệt kê những con vật sống xung quanh mình

dưới dạng một bài thơ – đồng dao có kết cấu vòng tròn để em có thể dễ thuộc, và

cũng vô cùng tiện lợi để anh dỗ em mỗi khi em khóc

Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu

Hay hỏi đâu đâu

Là con chó vện

…Ríu ran cành khế

Là cậu chích chòe

Hay múa xập xòe

Là cô chim trĩ…

(Kể cho bé nghe)

Rồi cứ như thế, bài thơ lại được đọc lại từ đầu, những con vật được nhân hóa

mang tính cách như con người, mỗi con vật lại có những đặc điểm riêng, người đọc



52



như hình dung ra cảnh cậu bé Khoa đang giảng giải cho em nghe những đặc điểm

về từng con vật thông qua những câu thơ ngắn gọn để em dễ nhớ, dễ thuộc, thể hiện

tình cảm yêu thương dành cho em gái. Việc tính cách hóa cho từng con vật đã thể

hiện một trí tưởng tượng rất độc đáo cũng như cách sắp xếp vô cùng tài tình và khéo

léo của cậu bé. Thơ Trần Đăng Khoa được viết lên bằng tình yêu thương, tình yêu

thương ấy còn được thể hiện trong trường ca “Đánh thần Hạn” – Trường ca dựa

trên những câu chuyện cổ tích, kể về cuộc hành trình đi đánh thần Hạn của người và

vật, nhằm đem lại mưa cho thế gian. Trường ca này bởi vậy mà mang đậm tính dân

gian, thần thoại. Những con vật được Trần Đăng Khoa biến hóa thành những nhân

vật chính trong cuộc đấu tranh với thần Hạn.

Cua bay suốt một ngày

Một đêm

Đến nhà cô mây áo trắng

Đến nhà cô mây áo vàng

- Ơi dân làng

- Dân làng đi đâu đó?

- Chúng tôi đi

- Đánh gãy xương thần Hạn

Tuổi đời còn nhỏ, vốn sống không nhiều nhưng Trần Đăng Khoa đã dũng cảm

và mạnh dạn tiếp cận thể loại trường ca. Xét về những thành tựu nghệ thuật, trường

ca này chưa hẳn đã được xem là xuất sắc, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng

Trần Đăng Khoa đã có ý tưởng rất sáng tạo cho tác phẩm của mình. Dựa trên những

câu chuyện cổ tích, kết hợp với thể loại văn học hiện đại và những thủ pháp nghệ

thuật, đặc biệt là nghệ thuật nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã biết kết hợp yếu tố dân

gian và yếu tố hiện đại trong câu chuyện của mình. “Đi đánh thần Hạn” do đó được

xem là một tác phẩm lạ trong toàn bộ những sáng tác của Trần Đăng Khoa.



53



3.2. Những ngƣời thân trong gia đình

Trong suốt quá trình mười năm làm thơ giai đoạn thiếu nhi, thơ Trần Đăng

Khoa luôn đầy ắp hình ảnh thiên nhiên và con người trên quê hương. Miêu tả thiên

nhiên, vạn vật sinh động, thơ Trần Đăng Khoa còn đầy ắp những tình cảm ấm áp,

gần gũi với những người thân ruột thịt trong gia đình mình. Tác giả Vũ Nho khi

nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa đã nhận xét rằng: “Thơ của Trần Đăng Khoa

được viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương thắm thiết với những phẩm chất tốt

đẹp vượt trội nhất của một thần đồng” [37, tr. 29]. Cũng như đa số những nhà thơ

khác, đề tài về mẹ là một trong những đề tài được Khoa viết nhiều với những tình

cảm thiết tha, tôn kính. Cũng như bao bà mẹ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến

vất vả ấy, mẹ Trần Đăng Khoa là một người phụ nữ nông thôn, mộc mạc, giản dị,

tình cảm yêu thương dành cho con luôn được bà thể hiện trong những câu hát ru,

những câu chuyện cổ tích. Thế giới xung quanh cậu bé được mở ra với cánh của

thần kì, đó chính là từ những câu chuyện của mẹ - Một điều đã ảnh hưởng rất lớn

đến hồn thơ của cậu bé thần đồng, âm hưởng dân gian ấy chính là chất xúc tác quan

trọng giúp cậu bé có được những rung cảm đầu tiên khi bắt đầu làm thơ. “Em suốt

đời làm thơ” – Ước nguyện cháy bỏng của cậu bé Khoa ngày nào không phải được

thắp lên một cách ngẫu nhiên. Đã có lần nhà thơ tâm sự: “Tôi lớn lên ở vùng đồng

bằng chiêm trũng bên bờ sông Kinh Thày, nên tôi cứ nghĩ mãi về hòn đất – mẹ tôi

hát “Hòn đất mà vật nên nhà, mà trồng nên lúa cho ta nao lòng”. Dù vất vả tôi cũng

muốn mình phấn đấu để có thể làm được một hòn đất như thế”. Thế mới biết mẹ là

người có ảnh hưởng lớn đến đời thơ Trần Đăng Khoa đến mức nào.

Hình ảnh mẹ hiện lên trong những dòng thơ đầu tiên trong chân dung một người

phụ nữ lam lũ, tảo tần sớm hôm vì chồng vì con, đúng như hình ảnh “con cò lặn lộ

bờ sông” trong ca dao xưa. Khi mẹ vắng nhà, cậu bé Khoa đã ý thức được việc

mình phải làm để giúp đỡ mẹ, từ việc luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhỏ cỏ

vườn…để đến khi mẹ về, nhận được những lời khen ngợi của mẹ cũng là khi cậu bé

ấy nhận ra rằng

Áo mẹ mưa bạc màu



54



Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan

(Khi mẹ vắng nhà)

Trần Đăng Khoa hiểu được nỗi khó nhọc của mẹ, cậu bé cũng thấm thía được

rằng “vì con mẹ khổ đủ điều”, từ tình yêu thương dành cho mẹ, cậu đã cố gắng để

làm mẹ vui lòng. Bao nắng mưa vất vả trong bao ngày tháng cứ ngấm dần vào da

thịt mẹ, để đến hôm nay khi mẹ ốm vẫn chưa tan hết bên trong cơ thể mẹ. Bài thơ

như một ngọn lửa sáng bừng cả tập thơ, lay động trái tim biết bao thế hệ người đọc.

Điều khiến thơ Trần Đăng Khoa khác biệt với bạn bè cùng trang lứa chính là ở chỗ

cậu bé có những suy nghĩ rất chững chạc so với tuổi thực. Bài thơ cũng thể hiện một

điều cậu bé luôn hướng lòng mình, luôn quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của mẹ,

bởi vậy mới có thể thấm thía với những khó khăn, mệt nhọc đã được tích tụ trong cả

một quá trình lâu dài khiến mẹ ốm

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong người mẹ đến giờ chưa tan

(Mẹ ốm)

Nếu đã quen thuộc với những vần thơ hồn nhiên, ngộ nghĩnh của Trần Đăng

Khoa, liệu có ai bất ngờ với những câu thơ này? Đằng sau cánh màn “khép lỏng”

ấy, người ta thoáng thấy bóng dáng của người con ra vào chăm sóc mẹ. Khả năng

quan sát tinh tế, vốn sống phong phú và tình yêu mẹ sâu đậm đã cho cậu bé những

từ ngữ tràn đầy cảm xúc làm bừng sáng cả bài thơ, tạo nên sự lay động sâu thẳm

trong trái tim người đọc. Sự chín chắn, biết suy nghĩ của một cậu bé vẫn đang ở tuổi

ăn tuổi chơi ấy, ý nghĩa sâu sắc của bài thơ ấy chỉ có thể được xuất phát từ tình cảm

thiết tha, cao đẹp nhất – Tình yêu vô bờ luôn dành cho mẹ. Vị trí của mẹ trong đời

thơ Trần Đăng Khoa luôn chiếm một vai trò rất quan trọng, không chỉ được thể hiện

qua những vần thơ thiếu nhi mà ngay cả khi đã trở thành một người lính trưởng



55



thành, Trần Đăng Khoa vẫn luôn hướng về mẹ với những tình cảm cao đẹp nhất.

Tạm biệt quê hương, tạm biệt mẹ lên đường đi chiến đấu, song trong trái tim nhà

thơ, hình ảnh mẹ luôn thường trực, gần gũi. Trong bài “Thư gửi mẹ” viết tại mặt

trận Tây Nam, nhà thơ đã bỏ vần để giữ nguyên những câu chữ xù xì, thô mộc,

đúng như một bức thư gửi mẹ

Mẹ ơi, có thể trong cuộc chiến đấu này

Con sẽ ngã xuống

Ngã xuống bình thường

Như bao đồng đội của con

Để mái nhà gianh mẹ được yên ả

Dưới sắc nắng vàng

Sự hi sinh trong chiến tranh là điều khó tránh khỏi, vẫn biết là sự ngã xuống ấy

là “bình thường” nhưng nhà thơ cũng thấu hiểu nỗi đau đớn không nguôi của mẹ

nếu như ngày ấy xảy ra “Tờ giấy mỏng manh – Nhưng lại nặng hơn ngàn tấn bom –

Trút xuống tuổi già của mẹ”. Không hề lảng tránh hiện thực của cuộc chiến, song

cũng không vì vậy mà nhà thơ mất đi tinh thần lạc quan khi thì thầm động viên mẹ,

vì “Cho dù thế, mẹ cũng đừng khóc nhé”, “Xin mẹ cứ đọc Kiều – Cho căn nhà trở

lại yên tĩnh – Dưới bóng cây lảng bảng hoàng hôn”. Ngày ấu thơ, mẹ thường chỉ

lên trời, bảo đó là thiên đường với bao câu chuyện cổ tích thần tiên, khi được bay

trên bầu trời, biết bầu trời thực sự là như thế nào, thì người đầu tiên Khoa muốn

chia sẻ những cảm xúc ấy cũng chính là mẹ. Bài thơ được viết dưới dạng một bức

thư với lời đề tặng “Kính gửi mẹ ở làng quê” như những lời tâm tình của cậu bé

Khoa năm nào, thủ thỉ kể với mẹ về một khám phá mới mẻ. Trên bầu trời không có

những lâu đài nguy nga, những nàng tiên xinh đẹp như trong chuyện cổ, ở trên đây

chỉ có những đám mây thấp lúp xúp, những ngôi sao đang trôi lang thang…Và con

chợt nhận ra rằng trong con có một thiên đường, đó là ngôi nhà tranh vách đất,

trước cửa có giậu cúc tần xanh, sau lưng có mảnh ao làng…và có mẹ. Để rồi dù con

có lớn khôn thế nào, khi về bên mẹ con vẫn là “hòn đất thó của mẹ”, vẫn luôn được

sưởi ấm trong tình thương đôi mắt mẹ. “Bức thư viết bên cửa sổ máy bay” là một



56



bức thư lạ, những cảm xúc vẹn nguyên luôn giành tặng mẹ, luôn hướng về mẹ đã

thực sự đi vào lòng người bởi sức lay động cũng như sự thấm thía sâu sắc nhất về

tình mẫu tử.

Bên cạnh hình ảnh mẹ là hình ảnh của bà – Hai người phụ nữ có ảnh hưởng lớn

nhất đến tuổi thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với những câu

chuyện cổ tích thần kì, những lời ru ngọt ngào về cánh cò chớp trắng...Hình ảnh bà

trong thơ Trần Đăng Khoa thường hiện lên với những ưu tư, trầm ngâm. Chân dung

của bà được cậu bé Khoa vẽ lên bằng nhiều tư thế khác nhau. Có khi bà “ngồi yên

rất lâu”, “bóng tạc vào vách đất”, cũng có khi là hình ảnh bà đang nô đùa với đàn

cháu nhỏ. Ở bà, cậu bé tìm được cả một miền kí ức xa xưa, dấu ấn của thời gian đã

hằn sâu bằng những nếp nhăn nơi khóe mắt nhân hậu, bằng những vất vả, nhọc

nhằn, suốt đời hi sinh vì chồng con, sự xúc động thấm đẫm trong những câu thơ:

Cái bao tượng của bà - Thắt bụng dần nhỏ lại - Cả một đời lo toan - Lưng bà giờ

như gẫy (Bà và cháu). Vì sợ bà buồn, lo lắng cho bà nên trong những câu thơ cuối

bài, cậu bé viết như một lời tâm tình, một ước muốn của người cháu hiếu thảo:

Những lúc sợ bà buồn - Hương lượn vòng múa hát - Bóng chuối trùm nửa sân.

Trong lời ru của bà, cậu bé Khoa đã dần lớn lên với một tâm hồn phong phú và sự

nhạy cảm đặc biệt tinh tế, những câu hát đưa nôi ấy luôn đi theo cậu bé trên những

chặng đường tương lai xa tít phía chân trời.

Hình ảnh người bố trong thơ Trần Đăng Khoa không nhiều nếu so sánh với hình

ảnh của bà và mẹ, tuy vậy ông vẫn được cậu bé khắc họa với những nét bút rất

riêng, nếu không muốn nói là vô cùng độc đáo. Bố Trần Đăng Khoa là một người

nông dân chăm chỉ, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, vì vậy đối với cậu bé, bố

luôn là con người của công việc, thậm chí ngay cả trong những điều kiện thời tiết

khắc nghiệt thì bố vẫn hiện ra như một người đàn ông to lớn, là nơi chở che vững

chắc cho những đứa con bé bỏng. Trong khi trời “mù trắng nước – mưa chéo mặt

sân” thì: Bố em đi cày về - Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa (Mưa). Hình ảnh

bố hiện ra trong màn mưa trắng trời trắng đất như một vị anh hùng hiện lên trong

câu chuyện cổ tích nhưng cũng vô cùng gần gũi. Ẩn chứa đằng sau hình ảnh chói



57



lòa ấy là cả một tình yêu thương rộng lớn cậu bé dành cho bố cũng như sự xót xa

không nói thành lời khi nhìn thấy bố trong cơn mưa như trút vẫn đang miệt mài, vất

vả trên cánh đồng làng. Có thể nói, Trần Đăng Khoa như một người thư kí cần mẫn

ghi lại những bức tranh cuộc sống, nhưng đằng sau bức tranh ấy luôn là những tình

cảm trong sáng, hồn nhiên, sự gắn bó thân thiết, gần gũi với mọi thành viên trong

gia đình.

Nhân vật tiếp theo trong gia đình hay được nhà thơ nhắc tới là bé Giang – cô

em gái bé bỏng, người đã đóng góp rất lớn cho việc đưa những bài thơ của Khoa

đến với những người xung quanh. Cô em gái bé bỏng vừa là độc giả, là nhà phê

bình thơ anh Khoa đã in đậm hình ảnh của mình vào thơ anh rất tự nhiên. Xuất hiện

trong trí nhớ của độc giả là hình ảnh bé Giang “nhoẻn cười nhăn nhăn cái mũi, hở

mười cái răng” – Một sự lắp ghép thật tài tình khi miêu tả nụ cười trẻ thơ. Đối với

em, cậu bé luôn “ra dáng” là một ông anh rất “người lớn”, luôn quan tâm và biết

chăm sóc em. Từ những lời dặn dò em hàng ngày cũng được cậu bé đưa vào thơ,

vừa là để thỏa mãn niềm yêu thích làm thơ, vừa là để cô em dễ nhớ mà không quên

đi lời anh dặn. Bởi vậy bài thơ được cậu bé viết với giọng điệu khuyên nhủ, dạy

bảo, từng sự việc được nêu ra rất cụ thể

Đừng đi bêu nắng nhức đầu

Đừng vầy nghịch đất, mắt đau lấm người

Ốm đau là mất đi chơi

Làm cho bố mẹ mất vui trong lòng

(Dặn em)

Những trưa mẹ vắng nhà, cậu bé lại đưa võng ru em ngủ. Trong không gian

vắng lặng, tiếng võng kẽo kẹt đưa chầm chậm gợi lên cho Trần Đăng Khoa rất

nhiều điều, “Khoa biết nối liền cái thực tại trước mắt với cái thực tại lung linh, rạo

rực của trí tưởng tượng, của những ước mơ, những kỉ niệm tình cảm đối với những

người thân yêu trong gia đình là chất xúc tác mạnh cho vần thơ yêu thương của trẻ

thơ ra đời” - Tác giả Lê Đình Kỵ đã nhận xét như vậy trên báo văn nghệ số 452 –

1972. Khi em thức dậy anh đã có sẵn bài “ Kể cho bé nghe” với biết bao điều thú vị.



58



Bé vừa nghe chuyện vừa học cách nhận diện các vật quanh em, nó như những bài

đồng dao mới mẻ bởi những “dây điện”, “trâu sắt”, “máy bơm”, “súng trường”…Bé

Giang cứ vậy lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình. Khi bạn đọc gặp lại

bé Giang trong “Họp báo Chim họa mi” thì bé đã kịp trở thành một vị chủ nhà hào

phóng và tháo vát

Chủ nhà đã sẵn sàng

Ngả ra con lợn béo

…Chưa bàn xong công việc

Chủ nhà đã bưng lên

Toàn là chả với nem

Những khoanh khoai lang luộc

Bài thơ độc đáo nhất Trần Đăng Khoa viết dành tặng em là bài “Đánh tam cúc”,

trong bài thơ này tình cảm yêu thương không được bộc lộ trực tiếp mà ẩn chứa phía

sau những câu thơ trong trẻo, hồn nhiên mang tính nhân văn sâu sắc: Bố vào lò gạch

- Mẹ ra đồng cày - Anh đi công tác - Chị săn máy bay - Cả nhà vắng hết. Vào thời

kì chiến tranh, vì thanh niên trai tráng đã ra trận hết nên mẹ phải đi cày, vì máy bay

Mỹ đang điên cuồng trên bầu trời nên chị mới có nhiệm vụ “săn máy bay”, cả nhà

đều ra mặt trận sản xuất và chiến đấu nên bé Giang phải thui thủi ở nhà một mình

chơi tam cúc với con mèo khoang. Một lớp học cấp tốc đã được dựng lên để giúp

mèo con nhận biết về mỗi quân bài tam cúc, Giang nhường nhịn để mèo khoang

giành phần thắng, để cuộc chơi được tiếp tục. Đã vui chơi, ai cũng muốn giành phần

thắng, thế nhưng bé Giang phải nịnh con mèo vì sợ nó chán, nó sẽ không chơi với

mình nữa. Thế giới xung quanh trẻ thơ không hề có sự phân chia người – vật bởi

người và vật luôn là những người bạn tốt, luôn gắn bó với nhau. Bài thơ cũng đã đề

cập gián tiếp đến cảnh ngộ của những em bé trong chiến tranh, không có bom đạn

nhưng cuộc chiến vẫn thật khốc liệt, người lớn ra trận hết chỉ còn lại trẻ con ở

nhà… Rồi buổi sáng cũng trôi qua, bé Giang đã làm đúng lời anh dặn: không đi

chơi xa, không nghịch đất…Đã nghe khói bếp - Nhà ai thơm bay. Đó là khói nấu



59



cơm trưa khi “nắng dừng trước cửa”, nhưng hình như còn thấp thoáng đâu đó làn

khói cay đang làm nhòe mắt của người anh vô cùng yêu thương em mình.

Không chỉ trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” mà cô em gái bé bỏng ngày

nào của Trần Đăng Khoa còn xuất hiện trong tập “Bên cửa sổ máy bay” với những

tình cảm thương yêu, gần gũi không hề phai nhạt của người anh trai. Năm 1979, khi

tác giả đang ở mặt trận biên giới Tây Nam, nghe tin em gái đã vào đại học, nhà thơ

đã vui mừng viết bài thơ “Em vào đại học” để dành tặng riêng cho em

Anh nhớ ngày nào em còn thơ ngây

Mẹ ra đồng cày, bố vào lò gạch

Chị trực chiến xa, cả nhà vắng hết

Em thơ thẩn một mình, đánh tam cúc với mèo khoang

Những hình ảnh yêu thương thuở nhỏ ùa về, đối với nhà thơ bé Giang ngày nào

giờ đã trở thành cô giáo, vui, tự hào vì em đã trưởng thành trong cuộc sống còn

nhiều gian khổ, thiếu thốn, còn đối với độc giả - những người luôn dõi theo đời thơ

Trần Đăng Khoa, dường như Thúy Giang vẫn là cô bé đáng yêu ngày nào ngồi chơi

tam cúc với con mèo khoang, vẫn là cô bé luôn được anh mình che chở, vỗ về.

Những lời nhắn nhủ, khuyên răn, những điều lo lắng cho em của Trần Đăng Khoa

đã biến hình ảnh cô em gái trở thành một hình tượng thơ chan chứa tình cảm yêu

thương, đáng yêu và vô cùng ngộ nghĩnh.

3.3. Anh bộ đội

Trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ của dân tộc, trong

ánh mắt trẻ thơ hình ảnh chú bộ đội gần gũi, bình dị mà dũng cảm. Từ hiện thực quê

hương đang chìm đắm trong những tháng ngày chiến tranh khói lửa thì hình ảnh chú

bộ đội cụ Hồ đã dần xuất hiện trong các bài thơ của các nhà thơ thiếu nhi. Gắn bó

với quê hương trong suốt quá trình đắp bồi nhân cách, cuộc sống chiến đấu và lao

động của toàn dân tộc đã ngấm vào Trần Đăng Khoa một cách tự nhiên và sâu sắc.

Cuộc chiến tranh leo thang ác liệt ngày có ảnh hưởng rộng lớn đến mọi tầng lớp,

mọi thế hệ. Trai làng lần lượt tòng quân, người thày thân yêu của cậu bé cũng lên



60



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

×