Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 110 trang )
thế giới thần thoại – Đó chính là yếu tố tạo nên sức cuốn hút bền bỉ của thơ Trần
Đăng Khoa với các em thiếu nhi và ngay cả những người lớn tuổi.
Biểu tượng không chỉ tồn tại ở trạng thái bất biến mà còn luôn trong quá trình
bảo lưu, bổ sung. Những biểu tượng được hình thành trong thơ Trần Đăng Khoa
trong giai đoạn đầu tiên cũng vậy. Cậu bé thần đồng ngày nào giờ trở thành một
người chiến sĩ trưởng thành, thế giới quan và nhân sinh quan của nhà thơ vì thế
cũng có những sự thay đổi. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường
Sa, Trần Đăng Khoa đã tạo nên một hệ thống biểu tượng mới, mang những tâm tư
suy nghĩ của một người lính. Tất nhiên, trong cả hai giai đoạn sáng tác, chúng ta có
thể thấy sự lặp lại của một số biểu tượng. Sự lặp lại đó là sự lặp lại về hình ảnh
phản chiếu bên ngoài, trên thực tế trong nội hàm của các biểu tượng đó đều có sự
vận động theo những suy nghĩ, cảm xúc mới của tác giả. Đó là con đường tất yếu
của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và phát triển tất yếu của biểu tượng. Biểu
tượng thơ là một dạng của biểu tượng bậc cao, mang sắc thái của tưởng tượng. Bởi
thế, đối với thơ ca, quá trình sáng tác của nhà thơ xuất hiện hai loại biểu tượng: biểu
tượng truyền thống và biểu tượng mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân. Việc lựa chọn
biểu tượng nào phụ thuộc rất lớn vào thế giới quan, nhân sinh quan và quan niệm về
văn chương của mỗi nhà thơ, chính yếu tố này sẽ tạo nên nét đặc sắc của phong
cách thơ. Đối với Trần Đăng Khoa, bên cạnh việc tiếp nhận và làm mới những biểu
tượng cũ, nhà thơ đã sáng tạo nên một hệ thống biểu tượng mới mang đậm dấu ấn
cá nhân, người đọc vì vậy cũng không thể nhầm lẫn Trần Đăng Khoa với bất kì một
tác giả nào khác, đó là bởi khi nhắc đến nhà thơ là chúng ta đang nói đến góc sân,
khoảng trời, biển đảo, mưa…Đó là những biểu tượng có ảnh hưởng rất lớn đến đời
thơ Trần Đăng Khoa. Biểu tượng thơ đa dạng phong phú khi mỗi nhà thơ đều muốn
khẳng định và sáng tạo theo cá tính riêng độc đáo của mình. Trong thơ hiện đại Việt
Nam, các biểu tượng gắn với cuộc sống, tính cách của từng tác giả. Môi trường
sống, kinh nghiệm sống từ tuổi thơ đến trưởng thành qua lao động, đấu tranh và
chiêm nghiệm có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành biểu tượng. Những ấn tượng
thời trẻ in dấu ấn rất đậm trong tư duy sáng tạo của nhà thơ, có khi qua nhiều thời
75
gian, không gian khác nhưng những ấn tượng ấy mãi còn tồn tại lúc ẩn lúc hiện, có
khi hiện ra theo ý thức, có khi ẩn sâu vào vô thức, tiềm thức, siêu thức và khi gặp
thời cơ sẽ hiện hình, lung linh tỏa sáng. Góc sân, khoảng trời cứ trở đi trở lại và
thành biểu tượng trong thơ Trần Đăng Khoa, rồi biểu tượng núi trong thơ Y
Phương, Dương Thuấn…
1.2. Những biểu tƣợng đặc sắc trong thơ Trần Đăng Khoa
1.2.1. Góc sân
Góc sân là một biểu tượng mang tính hình tượng cao trong thơ Trần Đăng Khoa.
Nhà thơ Xuân Diệu đã có sự so sánh rất thú vị khi cho cái góc sân ấy chính là “cái
vũ trụ tí hon” của Khoa: “Chùm thơ đầu tiên của Khoa là, em đặt tên là “Từ góc sân
nhà em”. Tôi đã đến thăm cái sân ấy. Nó nhỏ lắm. Nhưng nó là cái thế giới đầu tiên
của bé Khoa, từ lúc bé chập chững biết đi, cho tới lúc bé tám tuổi, làm những câu
thơ đầu tiên. Cái vũ trụ tí hon ấy quan trọng như lòng đỏ của quả trứng gà” [37,
tr.118].
Hình ảnh cái sân ở vùng quê nào chẳng có, to nhỏ tùy kích thước nhưng rõ ràng
là nó một vai trò quan trọng, bởi đây là không gian để phơi thóc, phơi ngô, là nơi
diễn ra những sinh hoạt cộng đồng. Nhưng đối với riêng Trần Đăng Khoa, cái sân
ấy lại quan trọng theo một nghĩa khác. Từ góc sân nhỏ bé ấy, những nhân vật rất
quen thuộc và bình thường như cái chổi, nồi đồng, hạt thóc, ngọn mùng tơi…đã trở
thành những người bạn thân thiết của cậu bé. Đối với một người lớn như Xuân
Diệu, cái sân ấy “nhỏ lắm”, nhưng với cậu bé Khoa chắc chắn nó rất rộng lớn, bí ẩn
và hấp dẫn. Góc sân – Đó là cả một thế giới trẻ thơ mà Trần Đăng Khoa khám phá
ra biết bao điều thú vị, “viết về thiên nhiên có thể nói Trần Đăng Khoa là một tài
năng nổi bật trong phong trào thơ thiếu nhi” [37, tr 150). Từ góc sân nhỏ ấy, trong
buổi sáng mai rực rỡ ánh hồng, cậu bé Khoa cặm cụi ghi lại những sự kiện đang
diễn ra xung quanh như một người thư kí cần mẫn. Đối với cậu bé, góc sân ấy còn
như một nơi thú vị nhất, tạo cảm hứng nhất cho việc học bài: Em thường rải cái
nong - Ra góc sân ngồi học (Cái sân). Góc sân ấy trong ngày nắng đẹp là nơi sinh
76
hoạt chung của cả gia đình, vào mùa gặt, góc sân lại là nơi phơi thóc lúa, rơm rạ Những công việc đồng áng rất thân thuộc đối với những đứa trẻ nông thôn: Thóc
mặc áo vàng óng - Thở hí hóp trên sân (Thôn xóm vào mùa). Hình ảnh thóc mặc
áo vàng thì không có gì xa lạ trong thơ ca, nhưng thóc thở “hí hóp” thì lại là cả một
sự lạ, lạ bởi cách dùng từ mới mẻ thì ít mà lạ và gây ấn tượng cho người đọc về trí
tưởng tượng phong phú của một cậu bé tám tuổi thì nhiều. Và rồi cũng trên mảnh
sân con con ấy, trong những ngày giông bão lại trở nên xám xịt, ảm đạm khi “mưa
chéo mặt sân”, những con cóc nhảy chồm chồm ra đón cơn mưa, từ trên cao sấm
cũng biết ghé xuống sân để “khanh khách cười”. Từ góc sân ấy, Trần Đăng Khoa đã
hòa mình vào với thiên nhiên để nghe, để cảm nhận và nhìn nó bằng mọi giác quan
của mình. Đây là ngọn mùng tơi đang “nhảy múa”, xa hơn chút nữa là những cây
mía đang „múa gươm”, xa hơn chút nữa là những cây bưởi đang “bế lũ con – đầu
tròn – trọc lóc”, rồi cây dừa “sải tay bơi”, bụi tre đang „tần ngần – gỡ tóc”. Từ góc
sân nhỏ, cậu bé nhìn thấy bao điều kì diệu ở những điều quá đỗi thân thuộc và bình
thường đối với người khác. Từng gốc cây, từng con vật trong nhà, ngoài sân đều trở
thành những người bạn vô cùng thân thiết và gần gũi với cậu bé, gần gũi tới mức
hương nhãn ngoài vườn vẫn kịp len lỏi vào trong giấc ngủ: Đêm hương nhãn đặc lại
- Thơm ngoài sân, trong nhà (Hương nhãn). Góc sân trong suy nghĩ của Trần Đăng
Khoa trước hết là nơi cậu bé có thể vui chơi thỏa thích với những người bạn nhỏ
tuổi của mình. Cái sân chơi dành cho trẻ em là một trong những đặc điểm quan
trọng biểu hiện cho một làng quê thuần nông, đây là nơi diễn ra mọi hoạt động của
một gia đình, thậm chí còn là không gian sinh hoạt chung của cả làng xóm. Bởi vậy,
đối với một cậu bé nông thôn như Trần Đăng Khoa, góc sân ấy là xuất phát điểm, là
nơi đầu tiên cậu bé bước chân ra với thế giới xung quanh để tìm hiểu, để vui chơi.
Nơi góc sân ấy Trần Đăng Khoa đã biết đến những sự vật, hiện tượng tự nhiên với
một khoảng không rộng lớn. Cái góc sân nhà đối với người lớn thật nhỏ bé, nhưng
đối với một cậu bé vẫn còn đang chập chững những bước đi đầu tiên vào cuộc sống
thì thật to lớn. Nói cách khác thì góc sân chính là thế giới thực tại, luôn gắn bó với
77
những tháng ngày tuổi thơ không thể nào quên với nhà thơ trưởng thành Trần Đăng
Khoa sau này.
Cảm nhận hương thơm của cây trái đang bắt đầu chín mọng, Trần Đăng Khoa
đã dùng thính giác để miêu tả sự vật chứ không đơn thuần chỉ sử dụng thị giác để
miêu tả những màu sắc đang dần có sự chuyển đổi. Cũng như với cây nhãn, cây
bưởi góc sân cũng được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, hương bưởi vẫn luôn là một
đề tài yêu thích của các nhà thơ khi viết về nông thôn, và cậu bé cũng không phải là
một ngoại lệ:
Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương
(Hoa bưởi)
Hương thơm của cỏ cây, của thiên nhiên đất trời như hòa quyện vào nhau, đi
theo cậu bé thi sĩ đi vào trong những giấc mơ. Một góc sân trong mắt quan sát của
người lớn thật nhỏ bé, nhưng đối với một em bé nhạy cảm và tinh tế cũng đủ để trở
thành một thế giới với đầy đủ đường nét, hương thơm đặc sắc nhất. Việc miêu tả
những bông hoa bưởi rụng trắng cả mảnh sân con mà vẫn còn ngát hương thơm là
một hình ảnh đẹp, không chỉ thể hiện tài quan sát mà còn cho thấy sự phát triển
vượt bậc về khứu giác của nhà thơ. Trần Đăng Khoa đã biết kết hợp việc liên tưởng
xa xôi để tạo nên hình ảnh ẩn dụ rất độc đáo trong thơ. Lúc này góc sân nhỏ ngày
nào đã biến thành “mảnh sân” – Cái “mảnh sân” này có vẻ đã nhỏ bé đi nhiều trong
mắt cậu bé nếu so với góc sân rộng lớn ngày nào. Góc sân nơi quê nhà luôn là hình
ảnh rất sâu đậm trong tâm trí nhà thơ, ngay cả thời gian sau này, khi đã trưởng
thành và trở thành nhà thơ khoác áo lính, hình ảnh ấy vẫn thường xuyên hiện lên,
thấp thoáng đâu đó trong những câu thơ Trần Đăng Khoa. Góc sân – Nói cách khác
chính là cuộc sống thời thơ ấu của nhà thơ, nơi chứng kiến những ngày cậu bé chập
chững biết đi, nơi chứng kiến những kỉ niệm vô giá trong cuộc đời một con người.
Còn nhớ trong tập “Bên cửa sổ máy bay”, khi được tin em gái vào đại học, Trần
Đăng Khoa đã viết một bài thơ tặng em và không quên nhắc lại những kỉ niệm thơ
ấu bên góc sân nhà – Những kí ức trong sáng, tươi vui ấy luôn là thứ hành trang
78
được tác giả trân trọng, gìn giữ trong suốt cuộc đời. Nhà thơ thấy “buồn cười” khi
nhớ lại những tháng ngày thơ ấu kì diệu của mình, đó là nơi góc sân vô cùng thân
thuộc, là cả một thế giới muôn màu trong tâm trí nhà thơ. Thái độ “buồn cười” ấy
cũng đồng thời đã thể hiện rõ nét quá trình trưởng thành của nhà thơ, sau khi trải
qua những tháng ngày bôn ba xa quê nay ngồi nhớ lại góc sân nhà mình với tất cả
tình cảm yêu mến
Anh buồn cười nhớ những buổi chiều râm
Trên góc sân nhà, anh bày cho em học
… Trên góc sân nhà, em làm cô giáo nhé
Anh làm chú học trò. Và bài học đầu tiên…
(Em vào đại học)
1.2.2. Khoảng trời
Nhắc đến đời thơ Trần Đăng Khoa, biết bao thế hệ người đọc đều nhớ đến “Góc
sân và khoảng trời” – Tập thơ đầu tay và là tập thơ thành công nhất của tác giả.
Không giống như các bạn làm thơ cùng thời, thế giới thơ của Trần Đăng Khoa xuất
phát không phải từ một không gian rộng lớn của làng quê mà từ một góc sân nhỏ.
Từ góc sân chỉ rộng như một chiếc chiếu ấy, cậu bé thi sĩ đã sớm nhìn lên cao, nhìn
ra xa hơn để tự mình khám phá ra biết bao điều kì diệu từ thế giới tự nhiên. Khoảng
trời là một trong những biểu tượng nghệ thuật độc đáo trong đời thơ Trần Đăng
Khoa. Từ khoảng trời ấy, cậu bé đã nhìn thấy ngày – đêm, đã được chứng kiến
những hiện tượng tự nhiên như nắng – mưa, gió, sương, ánh trăng…Có thể nói
khoảng trời giống như một ô cửa sổ, như một chiếc gương soi mà từ góc sân nhà
hàng ngày cậu bé vẫn nhìn lên để có thể quan sát, ngắm nhìn những hiện tượng của
tự nhiên. Khoảng trời như là một cánh cửa mở ra thế giới rộng lớn – thế giới mà
một cậu bé tiểu học chưa từng được chiêm ngưỡng, qua cánh cửa ấy Trần Đăng
Khoa đã gửi gắm biết bao ước mơ của thời thơ ấu. Có thể nói, góc sân và khoảng
trời chính là thế giới vũ trụ trong thơ Trần Đăng Khoa. Nhờ có sự xuất hiện của mặt
trăng và mặt trời cậu bé bắt đầu có ý thức phân biệt được ngày và đêm. Hàng đêm
79
ngước lên bầu trời quan sát, cậu bé phát hiện thấy mỗi lúc mặt trăng lại mang những
dáng vẻ khác nhau rất kì thú. Trong trí liên tưởng của Trần Đăng Khoa trăng lúc
“tròn như mắt cá”, lúc lại như quả bóng mà một bạn mải chơi nào đó đã đá lên
trời. lúc lại như trái cây chín mọng đang lửng lơ treo trước hiên nhà… Đến nay độc
giả vẫn không thể quên ánh trăng tròn sáng tỏ trong bài “Trăng sáng sân nhà em”
của Trần Đăng Khoa. Phải chăng chính những rung động, những cảm xúc trong
sáng, hồn hậu được nhà thơ thổi vào trong từng câu chữ đã tạo nên sức lay động
diệu kì đến những tâm hồn sâu kín nhất.
Hình ảnh ông trăng trên khoảng trời tinh nghịch là vậy song hình ảnh ông trời
trong thơ Trần Đăng Khoa cũng không hề chịu thua kém, thậm chí ông trời còn
được cậu bé vẽ lên với những sắc màu rất vui tươi. Trong suy nghĩ của nhà thơ
thiếu nhi, “ông trời” là một trong những nhân vật rất quen thuộc xuất hiện trong
những câu chuyện mẹ và bè vẫn kể cho em nghe. Bởi vậy khi viết về ông trời, Trần
Đăng Khoa đã xây dựng sự vật này giống như một nhân vật bước ra từ những câu
chuyện cổ tích với biết bao sức mạnh nhiệm màu. Những việc mưa, nắng do ông
trời quyết định được cậu bé tưởng tượng thành những cuộc vui chơi, những trận
chiến đấu của ông trời chống lại những thế lực đen tối. Ông trời có đầy đủ tính cách,
tình cảm như con người. Chẳng thế mà trong mắt thi sĩ thiếu nhi, khi trời mưa là lúc
ông trời “mặc áo giáp đen – Ra trận”, còn khi trời nắng là lúc ông đang mải mê làm
việc trong bếp. Việc liên tưởng đến một bếp lửa ấm áp ấy cũng xuất phát từ chính
những gì cậu bé vẫn được chứng kiến hàng ngày, đó là việc mẹ và bà hàng ngày vào
bếp nổi lửa để nấu cơm, đối với cậu bé thứ ánh sáng diệu kì mà ông trời chiếu
xuống mặt đất cũng giống như ánh sáng rực rỡ của bếp lửa hồng của mẹ vậy. Ông
trời ngày nào cũng xuất hiện trên đầu, cũng được chứng kiến nhiều cuộc vui chơi
của cậu bé với bạn bè, để rồi cùng với những tâm sự của nhà thơ nhí ông trời cũng
có những lúc vui buồn như con người. Ông vui khi nhìn thấy cậu bé mải mê chạy
theo cánh diều no gió đang bay cao, có lúc ông lại ngẩn ngơ khi tự soi mình trong
vết chân trâu vẫn còn đọng lại đầy nước mưa từ hôm trước: Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái - Diều em lưỡi liềm - Ai quên bỏ lại (Thả diều).
80
Người đọc còn gặp lại khoảng trời xanh bát ngát ấy trong cuốn “Bên cửa sổ máy
bay”, lúc này không còn là khoảng trời của những năm tháng thơ ấu nữa, thay vào
đó là cả bầu trời xanh rộng lớn. Khi đã trở thành một người lính được rèn luyện
trong quân ngũ, khoảng trời ngày nào của cậu bé Khoa giờ đã mở ra rộng lớn hơn,
mang theo những tâm tư, tình cảm và cả những triết lí sâu xa hơn. Còn in đậm trong
tâm trí người đọc ngày nào là hình ảnh một cậu bé hay vui đùa trong góc sân với
những người bạn nhỏ, cậu bé ấy còn biết gửi gắm ước mơ được bay cao, bay xa lên
khoảng trời xanh ở trên cao. Khoảng trời ấy là khoảng trời mơ ước, là thế giới với
muôn màu kì diệu, là những nơi nhà thơ thiếu nhi chưa được biết đến. Không phải
tự nhiên mà cậu bé lại chọn khoảng không trong xanh ấy là nơi chứa đựng những
ước mơ, những bí mật thầm kín nhất của mình. Những ước mơ, khát vọng của thần
đồng thi ca đã được bà và mẹ ươm mầm từ những ngày đầu chập chững tập đi.
Người đọc có thể hình dung rõ nét hình ảnh một cậu bé được mẹ cho nằm trong cái
nong, trong khi ánh mắt của cậu bé hướng nhìn lên bầu trời trong xanh thì cũng là
lúc mẹ bắt đầu kể chuyện về bầu trời. Trong những câu chuyện ấy, Trần Đăng Khoa
nhìn thấy những lâu đài nguy nga, có những nàng tiên xinh đẹp dịu hiền luôn biết
lắng nghe, chia sẻ những khổ đau của con người:
Những ngày thơ bé
Con thường nằm trong cái nong
Trải trên sân đất
Mẹ chỉ lên vòm xanh bát ngát
Bảo đấy là thiên đường
Nơi có những lâu đài nguy nga
Những nàng tiên xinh đẹp dịu dàng
Vẫn thường đến với con người khi con người đau khổ
Những nàng tiên biết trồng dâu, dệt lụa
Biết hát ca…
(Bức thư viết bên cửa sổ máy bay)
81
Khi đã lớn lên, cậu bé Khoa ngày nào lại có cơ hội được trải nghiệm lại với cảm
giác được hòa mình vào khoảng không bao la ấy, chỉ khác một điều là lúc này nhà
thơ không nhìn từ góc sân nhà lên bầu trời nữa mà đang ngồi trong máy bay, đang
bay trên những đám mây và nhìn về mặt đất. Nếu như trong những ngày thơ ấu, mỗi
khi nhìn lên bầu trời, ngắm những đám mây, ngắm sự thay đổi của vũ trụ trong
những thời điểm khác nhau mang lại cho nhà thơ những trải nghiệm thú vị…thì giờ
đây, khi đang được bay trên chính bầu trời ấy, những trải nghiệm ấy lại được nhìn
từ những suy nghĩ của một người trưởng thành với những sắc thái khác. Khi này
Trần Đăng Khoa nhận ra một hiện thực là trên bầu trời không có những nàng tiên
hay lâu đài nguy nga của năm nào, thay vào đó là những đám mây lúp xúp, cả bầu
trời trống không như cánh đồng làng sau mùa gặt hái. Thực tế hoàn toàn trái ngược
với những gì nhà thơ vẫn tưởng tượng. Trong suốt những năm tháng bước vào cuộc
sống xa nhà, tự trải nghiệm để trưởng thành, nhà thơ chợt nhận ra ý nghĩa thực của
những câu chuyện mẹ kể năm nào. Từ những câu chuyện ấy, Trần Đăng Khoa đã
nhìn thấy một bầu trời ước mơ khác, đó là một thiên đường có thực, là thiên đường
vẫn đang hiện hữu trên trần gian. Thiên đường ấy không có trong câu chuyện cổ
tích mẹ kể năm nào bởi ở đây không có lâu đài, chỉ có ngôi nhà gianh vách đất,
trước cửa có giậu cúc tần xanh ngắt, sau lưng có mảnh ao làng mà mỗi lần trăng lên
có thể nghe được tiếng cá quẫy…và quan trọng hơn cả, nơi thiên đường ấy có mẹ,
mẹ chính là nàng tiên “biết hát ca và cấy lúa”, “biết đến với con khi con đau khổ”.
Thiên đường ấy luôn có thực, luôn hiện hữu trong tâm trí nhà thơ, để rồi sau mỗi
chặng đường gian lao Con lại trở về - Sưởi ấm trong tình thương đôi mắt mẹ - Gía
lạnh tan đi – Tràn đầy niềm tin và nghị lực, để con lại có thể “cười vang như sóng
dưới bầu trời”. Nếu như trước đây những cảm xúc của Trần Đăng Khoa gửi gắm
trong thơ là những cảm xúc mang đầy cảm tính, yêu ghét được bộc lộ rất vô tư, hồn
nhiên, thì nay những bài thơ này đã thể hiện một tư duy người lớn, mang trong đó là
những suy nghĩ đầy tính nội cảm và lí trí.
Khoảng trời được xem là một trong những biểu tượng đẹp nhất trong thơ Trần
Đăng Khoa. Trong mỗi giai đoạn phát triển của sự nghiệp, biểu tượng này vẫn luôn
82
có sự gắn bó thân thiết với nhà thơ. Bầu trời đã được tác giả đặt trong những góc
nhìn đối lập, khác nhau, nhưng dù là ở góc độ nào, dù mang ý nghĩa thực tế hay
tượng trưng thì biểu tượng này vẫn luôn mang tính tích cực giúp Trần Đăng Khoa
có những trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc đời.
1.2.3. Mƣa
Trong đôi mắt tươi vui, hồn nhiên của trẻ thơ, những cơn mưa luôn mang lại
những điều thú vị, đó là những trải nghiệm mới mẻ mà không phải ngày nào cũng
được chứng kiến, mà mỗi lần chứng kiến lại nhìn thấy mưa có những sắc màu khác
nhau như sự lấp lánh của một cái cầu vồng đầy đủ sắc màu. Mưa trong thơ Trần
Đăng Khoa không phải là những cơn mưa mùa đông xám xịt, ảm đạm, lạnh lẽo mà
là những trận mưa rào mùa hè vô cùng rất sôi động. Mưa không phải là một hiện
tượng tự nhiên có thể gây nên những tác động to lớn với cuộc sống con người mà
mưa chỉ đơn giản là một bản hòa ca với những con vật quen thuộc vẫn cùng cậu bé
thi sĩ vui chơi nơi góc sân nhà. Bởi thế, mỗi khi mưa về cậu bé lại được chứng kiến
sự thay đổi của vạn vật, mọi vật dường như đang hò reo, nhảy múa hát ca cùng
những âm thanh vui tươi của mưa. Đối với đề tài này, Trần Đăng Khoa chú trọng
ngay từ việc miêu tả những tín hiệu đầu tiên báo mưa trên bầu trời
Khi cơn mưa đen rầm đằng Đông
Khi cơn mưa đen rầm đằng Tây
Khi cơn mưa đen rầm đằng Nam, đằng Bắc
(Con cò trắng muốt)
Vì mưa ở đây là mưa của mùa hè nên mọi sự thay đổi khi mưa về được diễn ra
rất nhanh, bốn phía mây đen kéo về, che kín bầu trời, không khí xung quanh chợt
chuyển động, và sấm bắt đầu xuất hiện. Trần Đăng Khoa Khoa đã tái hiện lại toàn
bộ cảnh một cơn mưa rào mùa hạ cùng với trí tưởng tượng đặc biệt phong phú,
những hiện tượng tự nhiên chợt hiện ra mờ ảo như những trận đánh đầy sắc màu kì
diệu trong những câu chuyện cổ cậu bé vẫn được nghe bà kể: Sắp mưa – Sắp mưa –
Những con mối – Bay ra – Mối trẻ - Bay cao – Mối già – Bay thấp… Khắp nơi vạn
83
vật đều đang trong tư thế chuẩn bị đón chờ một cơn mưa lớn. Thế rồi: Chớp - Rạch
ngang trời - Khô khốc - Sấm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười (Mưa). Mưa!
Mưa thật rồi: Mưa - Ù ù như xay lúa - Lộp bộp - Lộp bộp - …Đất trời - Mưa trắng
nước - Mưa chéo sân - Sủi bọt (Mưa). Những câu thơ ngắn gọn, súc tích là điều
khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến một cuộc vui chơi thỏa thích đang được cậu
bé tường thuật trực tiếp, rất chi tiết, rõ ràng cùng diễn biến vô cùng sôi động. Cách
miêu tả cơn mưa của Khoa có nhiều hình ảnh liên tưởng sáng tạo gây bất ngờ cho
người đọc. Tiếng sấm ùng oàng như muốn làm vỡ tung bầu trời - Đối với những
đứa trẻ khác đi kèm với sự sợ hãi thì đối với nhà thơ, đó lại là tiếng cười giòn tan
của một em bé đang mải mê chơi đùa. Trong thế giới tưởng tượng, liên tưởng đầy
sự màu nhiệm ấy, cậu bé thích thú ngắm nhìn vạn vật đang tưng bừng mở hội đón
mưa
Cây lúa mừng vui phấp phới
Dây khoai nảy lá xanh mới
Cau xòe tay hứng giọt mưa rơi
Ếch nhái uôm uôm mở hội
Cá múa tung tăng
(Con cò trắng muốt)
Mưa không chỉ đem lại lợi ích cho những người nông dân trên cánh đồng mà còn
là một ngày hội thực sự đối với những sự vật đang mải mê đắm mình trong làn nước
mát. Cây lúa ngoài đồng reo hò mừng rỡ, trong vườn dây khoai cũng nhờ có dòng
nước mát lành đó mà nảy lên những lá xanh non mơn mởn…đến ếch nhái cũng
đang mải mê bản hòa tấu cho ngày hội có mưa, trong ao cá bơi lội tung tăng như
đang múa, cóc đang nhảy chồm chồm trên mặt sân giờ đã ướt loáng nước…tất cả
đều hả hê chào đón cơn mưa.
Khi đã ở tuổi trưởng thành, mưa vẫn là một hình ảnh đẹp, tràn đầy sức sống
trong thơ Trần Đăng Khoa. Điều khác biệt duy nhất vào lúc này là nhà thơ không
được chứng kiến toàn cảnh sân nhà mình với những con vật đang nhảy múa như
ngày xưa mà thay vào đó là ước mơ về những cơn mưa trên hải đảo xa xôi. Nơi
84
Trường Sa này, mỗi giọt mưa như những hạt vàng, đem lại sự sống cho mọi sinh vật
sống nơi đây. Trên những hòn đảo“dưới chân mây – trên đầu sóng nước” ấy, những
thiếu thốn đầu tiên phải kể đến là thiếu nước ngọt - Điều tưởng như đơn giản đối
với người sống trong đất liền, thì ở đây đó lại là ước mơ cháy bỏng của những
người lính.
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Khi mưa về, mọi vật nơi đây sẽ có sự biến đổi diệu kì, tất cả như được tái sinh
trên vùng đá sỏi khô cằn. Không có sự xuất hiện của những con vật như trên mặt
sân nhà ngày còn thơ bé, ở đây chỉ có những con người đang ngày đêm mong chờ
cơn mưa tới
Những màu mây sẽ thôi không héo quắt
Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hóa thành đất liền
Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ
Rồi khao nhau
Bữa tiệc linh đình toàn nước ngọt
Ôi ước gì được thấy mưa rơi…
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn)
Ước mơ thoạt nghe giản dị ấy lại vô cùng khó khăn đối với những người lính
đảo, vốn vẫn sống giữa xung quanh bốn bề là nước nhưng để chờ đợi những giọt
nước mưa ngọt lành thì lại là một vấn đề không hề đơn giản. Ước mơ nhiều khi vẫn
chỉ là ước mơ, bởi lẽ mây đang giăng giăng ngoài khơi xa, chớp vẫn lấp lóe đâu đây
dưới chân mây, nhưng mưa thì ở đâu vẫn không hề thấy. Niềm khát khao ấy càng
cháy bỏng hơn trong suốt quá trình mong mưa, lúc đầu họ ước mơ có những trận
mưa rào thật lớn
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Rồi sau đó ước mơ ấy lùi dần, nhỏ bé hơn
85