1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

 Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 129 trang )


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG VĂN HÓA

PHƢƠNG ĐÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ

CÔNG CHÚNG VỚI NHÀ BÁO





Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phƣơng Đông



1.1.1 Khái niệm “duy tình”

Văn hoá “duy tình” là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu nhắc

đến khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam. Khái niệm này nhằm nhấn mạnh

một trong những đặc điểm của người Việt là coi trọng tình cảm. Tâm lí coi

trọng tình cảm và hành vi ứng xử thiên về tình cảm của người Việt được thể

hiện trong tất cả các mối quan hệ: với xã hội, với thiên nhiên ...

Nói về lối sống duy tình, từ rất sớm, tác giả Đào Duy Anh đã nhắc

đến trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương”: “Ở trong gia tộc và con ăn ở

với nhau chỉ cốt cảm tính ..trong việc giao thiệp với người dưng hàng xứ

cũng chỉ trọng cảm tình, chỉ căn cứ vào lòng tín nghĩa” [1, tr. 327]. Trong

các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam sau này, lối sống trọng cảm tình đó

được các nhà nghiên cứu gọi tên là “duy tình” hay “trọng tình”.

Trong khi xem xét môi trường xã hội Việt Nam với 4 yếu tố, giáo sư

Trần Quốc Vượng đã dùng chữ “duy tình” ở yếu tố thứ tư "văn hóa Việt

Nam có đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước, mang tính chất tiểu nông,

duy tình với cơ cấu tĩnh (tương đối)…" [19, tr.42]. Cũng trong cuốn Cơ sở

văn hóa Việt Nam này, tác giả tiếp tục gọi tên lối sống của người Việt ta

bằng khái niệm “trọng tình”: “Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người

nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống

cố định với nhau nên phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận, lấy tình nghĩa

làm đầu” [19, tr. 71].

20



Cũng với ý nghĩa phản ánh về lối sống “lấy tình cảm làm nguyên tắc

ứng xử”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã sử dụng thuật ngữ “lối sống trọng tình”

[17, tr.158]. Hoặc khi bàn về nghệ thuật ngôn từ của người Việt, tác giả

cũng dùng thuật ngữ “văn hóa trọng tình”. Trần Ngọc Thêm cũng khẳng

định “đặc trưng của văn hóa nông nghiệp là sống trọng tình” [17, tr.296].

Như vậy, cùng một văn hóa giao tiếp nhưng có 2 cách gọi tên là “duy

tình” và “trọng tình”. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chọn sử dụng

thuật ngữ “duy tình” vì nó gợi mở đến thuật ngữ “duy lý”. “Duy tình” và

“duy lý” là hai biểu hiện đặc trưng của văn hóa phương Đông và phương

Tây. Lối sống “duy tình” này trái ngược với lối sống “duy lý” của phương

Tây. Trong khi “duy tình” đặt chữ Tình lên trên mọi mối quan hệ và lấy đó

làm nguyên tắc ứng xử với các mối quan hệ trong xã hội thì “duy lý” luôn

coi trọng quy luật khách quan, coi trọng lý trí và tư duy logic. Theo tác giả

Trần Ngọc Thêm, tư duy “trọng tình” có nguồn gốc từ nền văn hóa gốc nông

nghiệp. Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ

chức theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau

phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: “một

bồ cái lý không bằng một tí cái tình” (tục ngữ). Lối sống trọng tình cảm tất

yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Ngược lại, duy lý có

nguồn gốc từ văn hóa du mục với nguyên tắc tổ chức cộng đồng là trọng sức

mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới [17].

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa gốc nông nghiệp, xã hội Việt Nam

hàng ngàn năm nay là một xã hội nông nghiệp. Vì thế, căn tính nông dân và

văn hóa tiểu nông đã ăn sâu trong đời sống, tiềm thức, lối sinh hoạt và ứng

xử của con người Việt Nam, trong đó, các giá trị gia đình và cộng đồng luôn

được đặt lên trên các giá trị cá nhân. Văn hóa “duy tình” được thể hiện qua

21



tâm lý coi trọng tình cảm, qua hành vi, qua cách ứng xử của người Việt

trong tất cả các mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội

trong đó có quan hệ ứng xử giữa người với người. Đó là lối sống, là cách

ứng xử, giao tiếp thiên về khuynh hướng tình cảm, thân mật. Bên cạnh đó là

tính cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình, giữ thể diện cho nhau. Lịch sử hàng

ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng ghi nhận lối sống,

cách cư xử khéo léo, hòa hảo trong ngoại giao với các nước láng giềng đặc

biệt là sự khoan dung, cách giữ thể diện của người Việt ngay cả đối với kẻ

thù đã bị thua trận. Như vậy, “duy tình” là một đặc trưng về lối sống được

người Việt sử dụng trong toàn bộ quá trình giao tiếp, ứng xử của mình.

Tuy nhiên, yếu tố “duy tình” không chỉ tồn tại trong văn hóa Việt

Nam mà có trong nhiều nước chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông

như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Ví dụ, ở Trung Quốc, không

có mối quan hệ nào đơn thuần chỉ là mối quan hệ mà giữa chúng luôn tồn tại

một sợi dây liên hệ nào đó. Guanxi, Mianzi, Renqing và Bao cũng chính là

những khái niệm văn hóa cơ bản của người Trung Quốc, được vận dụng sâu

sắc trong các mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giao thương nói

riêng. Trong văn hóa Hàn Quốc, tình “Cheong” là một yếu tố không thể

thiếu trong nền tảng các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã

hội…

1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình”





Lấy chữ “Tình” làm nguyên tắc ứng xử



Đối với văn hóa phương Đông, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa

nước, những người trong làng sống nương tựa vào nhau, vì nhau, sống theo

tinh thần cộng đồng, do đó họ đối xử với nhau rất có tình cảm. Mọi vấn đề

nảy sinh đều được giải quyết bằng tình nghĩa họ hàng, bà con, láng giềng

22



một cách mềm dẻo. Có người ví văn hoá ứng xử phương Đông mềm dẻo và

linh hoạt như nước. Vì vậy mềm dẻo, trọng tình thực sự là một đặc trưng của

văn hoá ứng xử phương Đông. Người ta sống với nhau bằng tình cảm

thương yêu, bằng tinh thần cộng đồng, vì vậy sẵn sàng giúp đỡ nhau trong

những lúc hoạn nạn, khó khăn, theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Văn hóa

“duy tình” của người Việt được thể hiện qua tâm lý coi trọng tình cảm, qua

hành vi, qua cách ứng xử của người Việt trong tất cả các mối quan hệ với

môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong đó có quan hệ ứng xử giữa

người với người... Đó là lối sống, là cách ứng xử, giao tiếp thiên về khuynh

hướng tình cảm, thân mật. Bên cạnh đó là tính cộng đồng, trọng nghĩa, trọng

tình, giữ thể diện cho nhau.

Xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp với đặc điểm “trọng tình”

(Trần Ngọc Thêm, 2000) đó đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm,

lấy sự yêu sự ghét làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp, từ đó người Việt

dễ dàng dựa trên tình cảm mà bỏ qua cho nhau những lỗi lầm hay những bất

đồng trong cuộc sống: “Yêu nhau chín bỏ làm mười”, “Yêu nhau củ ấu cũng

tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo” hay “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét

nhau ghét cả tông ti họ hàng”, “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu

bổ ra làm mười”, “Yêu nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê

cho bằng”. Người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn.

Người Việt ứng xử trong các mối quan hệ xã hội của mình bằng cái tình, khi

cần cân nhắc giữa tình với lý thì tình được đặt cao hơn lý: “Một bồ cái lý

không bằng một tý cái tình”.

Điều này dẫn đến thói quen và tư duy “đi cửa sau”. Đây là sản phẩm

của lối sống duy tình, người Việt ít khi vận dụng tính chất duy lý vào giải



23



quyết công việc mà muốn dùng tình cảm, mối quan hệ để giải quyết vấn đề.

Điều này được cho là thuận lợi và nhanh chóng được việc hơn.

Người Việt Nam cũng có tính thích được tặng quà và nhận quà. Tặng

quà cho mọi người vào dịp lễ, tết được coi như một nét đẹp trong văn hóa

của người Việt, Chúng ta thường tặng quà cho ông bà, cha mẹ, chị em, bạn

bè, đối tác… Tặng quà ngày tết đem lại niềm vui cho cả người tặng và người

nhận. Trong việc thể hiện tình cảm giữa người với người, việc trao tặng quà

đã từ lâu trở thành một nét việc làm hết sức cần thiết. Người ta tặng quà cho

nhau nhân ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, tặng dịp lễ tết, tặng nhân ngày

tân gia, mừng cấp trên thăng chức, tặng quà lưu niệm giữa các đối tác…

Việc tặng quà chỉ đơn thuần là giúp gắn kết tình cảm giữa người với người.

Bên cạnh đó, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là những

người có mối quan hệ thân thiết thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu,

bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng

nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình

nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Điều này rất khác so với văn hóa

của người phương Tây, họ thường chỉ đi thăm viếng những người mà bình

thường mình ít có điều kiện gặp gỡ. Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có

tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt

dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi

một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon

nhất: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ “đói năm, không ai đói

bữa” (tục ngữ).





Coi trọng cộng đồng



Trong quan hệ giữa người với người, văn hoá phương Đông nặng về

tính cộng đồng và cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo. Cả hai phẩm chất này,

24



suy cho cùng, cũng là do loại hình văn hoá gốc nông nghiệp chi phối. Trong

sản xuất nông nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên một cánh

đồng, ruộng đất nhà này tiếp giáp ruộng đất nhà kia. Để có được năng suất,

những người nông dân trong làng không thể không liên kết với nhau. Chỉ có

đoàn kết con người mới chống được thiên tai. “Lụt thì lút cả làng” - vì vậy

chỉ có sự đồng tâm hiệp lực của cả làng, cả xã thì mới đắp được đập, được

đê ngăn nước. Muốn chống hạn, diệt sâu bệnh, chuột bọ... cũng cần sức

mạnh của cả làng. Môi trường canh tác mang tính tập thể như thế chính là cơ

sở để nảy sinh tính cộng đồng [17].

Đặc trưng này của văn hoá phương Đông khiến mỗi người khi hành

động luôn luôn phải nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể, xã hội. Trong làng,

người dân thường tránh những việc làm phương hại đến tập thể. Từ đây nảy

sinh quan điểm sống vì tập thể. Vì tập thể, người ta sẵn sàng hi sinh lợi ích

cá nhân. Cũng vì thế mà người phương Đông thường đề cao nghĩa vụ, trách

nhiệm (trong khi phương Tây thì coi trọng quyền lợi). Quả thực, trong việc

chống chọi với thiên tai, địch hoạ, nếu không có tinh thần trách nhiệm được

đề lên thành nghĩa vụ thì không thể có được chiến thắng.





Giữ thể diện cho nhau



Trong truyền thống của người Việt Nam, thể diện, danh dự là điều vô

cùng quan trọng. Tâm lý trọng danh dự đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, lối

sống của dân tộc ta: “Tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho sạch, rách cho

thơm”, “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”. Chính vì quá coi trọng

danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện. Ở thôn làng, thói sĩ diễn thể hiện

càng rõ ràng, trầm trọng, nhất là tục chia phần “một miếng giữa làng bằng

một sàng xó bếp”.



25



Người Trung quốc từng có câu “con người cần thể diện như cây cần

có vỏ”. Ở Trung Quốc, trong các mối quan hệ, việc giữ thể diện cho nhau rất

được coi trọng bởi đặc trưng văn hóa của người Trung Quốc luôn trong danh

dự, giữ gìn danh tiếng cho người đối thoại hoặc bên liên quan.

Việc tạo dựng và giữ gìn thể diện đối với người phương Đông xưa mà

nói, còn quý hơn cả mạng sống. Có thể nói, thể diện được xem như là một

trong những yếu tố quan trọng làm nên một mối quan hệ xã hội và tác động

đến việc xây dựng thành công mối quan hệ này. Thời gian và những biến

động xã hội đã khiến giá trị của thể diện giảm đi nhiều, để đạt được mục

đích người ta dám từ bỏ nhiều thứ, trong đó có thể diện. Tuy nhiên, không

thể phủ nhận được sự quan trọng của nó trong các yếu tố của đời sống [19].





Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo



1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của mối quan hệ





Khái niệm mối quan hệ



Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2009, tr.799, Nxb.

Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học) thì: “Quan hệ là sự gắn liền về mặt nào

đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có sự biến đổi,

thay đổi thì có thể tác động đến sự sự vật kia”. Định nghĩa này đề cập đến sự

tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bên trong mối quan hệ, nhưng lại chỉ

nhấn mạnh mối quan hệ của các “sự vật”, mà không đề cập đến mối quan hệ

giữa con người với nhau.

Mối quan hệ (Relationship) trong từ điển tiếng Anh có nghĩa là mối

liên hệ, mối quan hệ, đồng thời nó cũng biểu thị sự giao thiệp hay liên lạc

với ai đó.



26



Trong lĩnh vực QHCC, rất nhiều chuyên gia cho rằng, việc xây dựng,

duy trì, phát triển mối quan hệ (relationship) là một trong những chức năng

chính của nghề này. Ferguson (1984) là học giả đầu tiên trong lĩnh vực

QHCC kêu gọi việc coi mối quan hệ là đơn vị nghiên cứu trọng tâm của lĩnh

vực QHCC. Khảo sát 171 bản tóm tắt và các nghiên cứu toàn văn trên tạp

chí khoa học “Public Relations Review” từ năm 1975 đến năm 1984,

Ferguson đã đề nghị phải có một định nghĩa thống nhất về mối quan hệ, và

gợi ý có thể phân tích một mối quan hệ dựa trên các yếu tố như: động/ tĩnh,

mở/ đóng, hài lòng/ không hài lòng… (Huyen, 2009).

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ferguson, hàng loạt các nhà khoa học về

QHCC đã bắt tay tìm kiếm các định nghĩa về mối quan hệ - đơn vị nghiên

cứu được coi là quan trọng nhất của lĩnh vực QHCC. Có rất nhiều góc độ

tiếp cận khác nhau được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Chẳng hạn,

tiếp cận từ góc độ ảnh hưởng của mối quan hệ, Ledingham and Bruning

(1998) định nghĩa mối quan hệ là “tình trạng tồn tại giữa một tổ chức và các

nhóm công chúng chủ yếu của nó trong đó hành động của mỗi bên đều ảnh

hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị hoặc đời sống văn hóa của bên kia”.

Trong khi đó, từ góc độ đặc điểm của mối quan hệ, Huang (1998) thì cho

rằng mối quan hệ là “mức độ mà một tổ chức và công chúng của nó tin

tưởng lẫn nhau, chấp nhận việc bên nào có quyền gây ảnh hưởng đến bên

kia nhiều hơn, mức độ hài lòng về nhau, và cam kết hợp tác với nhau”.

Những yếu tố trong định nghĩa này đã được Huang (1998) xác định thang đo

lường, đánh giá mức độ cụ thể. Định nghĩa này cũng được giới nghiên cứu

đánh giá rất cao và liên tục sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu

QHCC về sau.





Đặc điểm Mối quan hệ

27



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

×