1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

5 Quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 156 trang )


Đài được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1970 từ 1 ban biên tập thuộc

Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1976, Đài tách khỏi Đài Tiếng Nói Việt Nam

và chuyển trụ sở sang khu vực Giảng Võ hiện nay. Đài chính thức được đặt

tên là Đài Truyền Hình Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1987 và bắt đầu

từ đó Đài trở thành Đài Truyền hình Quốc gia. Về cơ chế quản lý, Đài

Truyền hình Việt Nam là một tổ chức thuộc chính phủ hoạt động bằng ngân

sách nhà nước. Đài trực thuộc quản lý trực tiếp của Chính phủ. Về chức

năng, với vai trò là một tổ chức thông tin, truyền thông hàng đầu ở Việt

Nam, Đài Truyền hình Việt Nam luôn giữ vai trò tích cực trên mặt trận tư

tưởng văn hoá quốc gia thông qua việc tuyên truyền thông tin tới mọi tầng

lớp nhân dân trong cả nước và kiều bào tại nước ngoài, cung cấp các chương

trình khoa học giáo dục và các chương trình giải trí cho các nhóm khán giả.

Bên cạnh đó, Đài còn là một kênh giao lưu hiệu quả cho hơn 50 dân tộc sinh

sống trên đất nước Việt Nam cũng như giữa Việt Nam và thế giới. Trong

suốt thập kỷ qua, VTV đã phát triển nhiều dịch vụ đa dạng từ phát sóng

truyền hình tới các lĩnh vực khác như sản xuất phim, Pay-TV, dịch vụ

Internet, phát hành tạp chí. Đài đã chứng minh được ảnh hưởng ngày càng

tăng của mình tới đời sống tinh thần, văn hoá và giải trí của người Việt

Nam.

Ngày 16/6/1976 việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung

tâm Giảng Võ. Tại đây đã có một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trường quay

(S1, S2, S3), tổng khống chế (master control room), máy phát 1kW kênh 6

và cột ăngten cao 60m.

Năm 1976, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm phát

hình màu. Một năm sau, 1977, Đài truyền hình Trung ương cũng bắt đầu

phát thử nghiệm truyền hình màu vào các sáng Chủ nhật. Từ giữa năm 1980,

khi Đài Hoa sen đi vào hoạt động, chương trình phát sóng của Đài truyền



20



hình Trung ương xen kẽ lúc có màu, lúc không do sử dụng nhiều chương

trình màu thu từ Đài Hoa sen.

Ngày 1/8/1986, Đài truyền hình Trung ương chuyển hẳn sang phát màu

hệ SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng, từ bỏ hoàn toàn truyền hình

đen trắng. Sở dĩ chúng ta chọn hệ màu SECAM 3b vì đây là hệ màu được

Liên Xô và phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng.

Bắt đầu từ ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình Việt

Nam chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K. Sự thay đổi này

là đúng đắn và kịp thời, định hướng thống nhất cho sự phát triển mạnh mẽ

của ngành trong những năm sau đó và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với

các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục

bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình

năm 1991. Tết âm lịch Tân Mùi (đầu năm 1991) bắt đầu truyền chính thức

bằng cách phủ sóng qua vệ tinh chương trình truyền hình quốc gia cho các

đài địa phương.

Ngày 31/3/1998, Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh

VTV1, VTV2, VTV3. Đây là một bước nhảy vọt của Đài truyền hình Việt

Nam về cả nội dung chương trình lẫn thời lượng phát sóng. VTV1 lấy nội

dung trọng tâm là chính trị - kinh tế - xã hội với thời lượng 11,5h/ngày trên

kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh. VTV2 chú trọng phần khoa học - giáo dục,

phát sóng 13h/ngày trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh. VTV3 là kênh giải

trí - văn hoá thể thao, kinh tế, thời lượng 12h/ngày trên kênh 22 UHF và

cũng được phủ sóng qua vệ sinh. Ngoài ra, đài truyền hình Việt Nam còn có

chương trình MMDS (9 kênh) và chương trình VTV4 dành cho cộng đồng

người Việt sinh sống ở nước ngoài, phát sóng qua vệ sinh, 4 giờ/ngày. Từ

10-12-2002 kênh VTV5 truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Trung ương

21



đã phát chính thức qua vệ tinh 3 lần/tuần và phát các 3 lần/tuần với thời

lượng 2 giờ để các đài địa phương thu lại và phát sóng phục vụ đồng bào

vào thời lượng thích hợp.

Hiện nay, tại các tỉnh và thành phố trên nước ta đều có các đài Phát

thanh và Truyền hình của tỉnh, phủ sóng khắp mọi miền đất nước. Cùng với

sự phát triển của công nghệ mới, các kênh dịch vụ truyền hình cáp, truyền

hình số vệ tinh cũng đang phát triển và không ngừng mở rộng, làm cho

truyền hình tại Việt Nam ngày một đa dạng về chất lượng, phong phú về số

lượng.



1.6 Truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu của xã hội

Con người từ khi sinh ra luôn có mong muốn nắm bắt và nhận thức thế

giới xung quanh. Báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã

hội về thông tin và giao tiếp.

Với các loại hình báo chí như: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo

mạng nhân loại thực sự đang sở hữu các phương tiện giúp nâng cao nhận

thức một cách có hiệu quả. Khi các hình báo chí hình thành và phát triển

phong phú, chính nó đang tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau về công chúng.

Công chúng vừa là nguồn nuôi dưỡng báo chí phát triển (cả về vật chất lẫn

đề tài), vừa là thành phần đánh giá, thẩm định và loại trừ báo chí. Thực tế đã

chứng minh, hiện nay công chúng truyền hình chiếm số đông so với các loại

hình báo chí khác. Đồng nghĩa với việc đó là nhà đài nếu muốn chiếm lĩnh

số đông công chúng sẽ phải quan tâm thường xuyên hơn đến nhu cầu tiếp

nhận, điều kiện tiếp nhận của khán giả.

Khó có thể hình dung hết được sức mạnh của truyền hình đối với xã

hội. hiệu quả trực tiếp mà truyền hình tạo ra là dư luận xã hội, nó tạo thành

sức mạnh tinh thần và vật chất trong đời sống. Dư luận xã hội là thái độ

22



phản ứng của đời sống xã hội đối với các sự kiện, hiện tượng, các nhân vật

có ảnh hưởng đối với tất cả những gì đang làm nên lịch sử hiện thời. Tính

chất của dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất đúng đắn chính xác của các

sự kiện, vấn đề, những quan điểm, hành động của nhân vật trong xã hội.

Truyền hình có khả năng tạo dựng dư luận xã hội nhanh hơn cả vì nó tác

động ngay tới niềm tin của công chúng vào các thông tin mà họ nhìn thấy.

Khi chiếm lĩnh được niềm tin, truyền hình sẽ dễ dàng lay động tình cảm,

hành động của các cá nhân và kích thích hiệu ứng lây lan về tình cảm. Bởi

vậy, chúng ta thấy phản ứng của xã hội đối với thông tin trên truyền hình

khá rõ ràng: Ví dụ tác phẩm phản ánh một bảo mẫu ở trường Mầm non tư

thục đánh đập, hành hạ các bé một cách tàn nhẫn. Những hình ảnh đó đã tác

động đến tình cảm của công chúng truyền hình và nó nhanh chóng tạo ra

một làn sóng dư luận xã hội về vấn đề này. Các cơ quan chức năng phải

nhập cuộc ngay để thanh lọc các trường tư thục kém chất lượng. Các bậc

phụ huynh có cơ hội nhìn nhận sự thật về nơi mình gửi gắm con cái và đề

cao cảnh giác. (Thực tế, cho đến khi tác phẩm được phát sóng, chính cha mẹ

các bé cũng không hề biết về sự việc này). Nhờ có những hình ảnh thật được

phát sóng như một minh chính rõ ràng nhờ đó quyền lợi của các bé được

đảm bảo hơn khi đến lớp. Đây là tác phẩm tiêu biểu, minh chứng cho sức

mạnh và vai trò quan trọng của truyền hình với nhận thức của công chúng.

Công chúng nhận định: phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa và

báo in bình luận, hiện nay báo mạng đang thể hiện sự tích hợp đa phương

tiện để thể hiện các chức năng của những loại hình báo chí khác. Truyền

hình đã và đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất. Có thể

nhận thấy, nhiều chương trình truyền hình hiện nay có tính thực tế cao như:

Sức sống mới phát vao 11 giờ trưa các ngày trong tuần dành cho công chúng

cách chế biến món ăn ngon, cách chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ, cách

bài trí nhà đẹp; Sức khỏe cho mọi người phát sóng vào 6 giờ 30 sáng thứ tư

23



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

×