1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

2 Lịch sử phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 156 trang )


đầu từ ông chủ mới này, kênh HBO phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh

truyền hình thu phí phát triển nhanh nhất nước Mỹ ở thời điểm đó.

Hiện nay, hệ thống các kênh của HBO bao gồm 7 kênh hỗn hợp: HBO,

HBO 2, HBO Family, HBO Comedy, HBO Latino, HBO Signature, HBO

Zone và một kênh dịch vụ phim theo yêu cầu trên truyền hình HBO on

Demand.

Hơn 30 năm kinh nghiệm với 57 triệu thuê bao trên toàn thế giới, HBO

được xem là cánh chim đầu đàn trong danh sách vô số các kênh phim trên

toàn thế giới. HBO thu hút khán giả bằng chiêu thức "3 nhất": hay nhất mới nhất - và độc nhất bằng những bộ phim ăn khách nhất nhờ có những

hợp đồng phân phối độc quyền phim của các hãng sản xuất nổi tiếng nhất

thế giới như Columbia Tristar, DreamWorks, Paramount, Universal, Warner

Bros và từ các hãng phân phối độc lập như Castle Rock, Franchise, Morgan

Creek, New Line, Screen Gems, Studio Canal và Village Roadshow.

HBO được coi là anh cả trong số các kênh phim thu phí trên toàn thế

giới với trên 50 triệu thuê bao, hiện nay đã đang phủ sóng trên toàn thế giới

trong đó có Việt Nam.

Một trong những kênh truyền hình chuyên biệt đầu tiên trên thế giới

khác được biết đến là ESPN (Hoa Kỳ) viết tắt của Entertainment and Sports

Programming Network, kênh truyền hình chuyên về thể thao ra đời từ năm

1979, phát sóng 24h/ngày. ESPN đã mang tới những phút thư giãn với

chương trình thể thao hấp dẫn sôi động trên toàn thế giới. Với hơn 5.000 giờ

phát sóng trực tiếp mỗi năm, ESPN truyền tải hơn 65 sự kiện thể thao lớn

trên toàn thế giới bao gồm bốn giải đấu thể thao chuyên nghiệp có tiếng:

MLB (Major League Baseball – bóng chày), NBA (National Basketball –

bóng rổ), NFL (National Football League – bóng bầu dục), NHL (National

Hockey League – khúc côn cầu). Trải qua 32 năm tồn tại và phát triển,

27



ESPN tới bây giờ vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của đông đảo công chúng

yêu thể thao.

Truyền hình chuyên biệt không dừng ở đó, từ thập niên 90, MTV

(Music Television hay Kênh truyền hình âm nhạc) đã trở nên nổi tiếng nhờ

tập trung vào những đối tượng trẻ yêu âm nhạc. MTV là kênh truyền hình

cáp của Mỹ đặt trụ sở tại New York City, bắt đầu phát sóng từ 1 Tháng Tám,

1981, khởi đầu đây chỉ là kênh để chạy nhạc hình. Kể từ khi được trình

chiếu, MTV đã góp công lớn vào sự phát triển của nền công nghiệp âm nhạc.

Những câu khẩu hiệu như "Tôi muốn MTV của tôi" ("I want my MTV") đã

trở thành câu ấn tượng trong đầu nhiều người, buổi diễn của các ca sĩ và

nhóm nhạc trở nên nổi tiếng hơn; sau đó các ý tưởng dần được hình thành,

như chiếu những buổi diễn trực tiến hay phỏng vấn, tin tức giúp các nghệ sĩ

và người hâm mộ đến gần nhau hơn. Cũng từ đó, MTV đã trở thành từ thông

dụng chỉ đến âm nhạc.

Đến ngày nay, MTV vẫn tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ, như

quan hệ xã hội hay xu hướng âm nhạc, thời trang của lứa tuổi này (hiện đã

có phiên bản Việt hóa phát sóng hàng ngày với tên gọi MTV Việt Nam do

công ty TNHH BHD giữ bản quyền).

Cùng với sự bùng nổ của thể loại truyền hình chuyên biệt, đặc biệt là

dành cho đối tượng khán giả trẻ từ 13 đến 24 tuổi, Disney Channel xuất hiện

như một kênh truyền hình chuyên biệt được đông đảo khán giả trên thế giới

yêu mến. Là một kênh truyền hình chuyên biệt của Mỹ, được phát trên mạng

lưới truyền hình vệ tinh từ ngày 18 Tháng Tư năm 1983, thuộc sở hữu của

Tập đoàn Disney-ABC. Tuy khởi đầu Disney Channel chỉ là kênh truyền

hình dành cho lứa tuổi thiếu nhi nhưng trong những năm gần đây, sự đa

dạng của người xem đã tăng lên với khán giả lớn tuổi hơn, thường là thanh

thiếu niên, người lớn trẻ tuổi và gia đình trẻ.

28



Hiện nay, Disney Channel đã trở thành một kênh giải trí toàn diện cho

giới trẻ, phát tại hơn 160 quốc gia trên thế giới (có mặt trong hơn 150 triệu

hộ gia đình sử dụng cáp) với các thương hiệu nền tảng là Disney Channel,

Disney XD, Disney Junior, Disney Cinemagic, Hungama TV và Radio

Disney.

Các kênh chương trình chuyên biệt này thực sự được xây dựng chuyên

nghiệp, mang lại cảm giác hài lòng cao độ từ phía người xem. Sự chuyên

biệt về nội dung chương trình tạo sự sâu sắc, hấp dẫn, phù hợp với người

xem. Bên cạnh đó, sự chuyên biệt cả về đặc điểm của khán giả (lứa tuổi, giới

tính, khu vực) còin tạo sự đa dạng kênh kéo theo sự phong phú và hài lòng

trong chọn lựa khi giải trí hay tìm thông tin cụ thể của khán giả. Đồng thời

đây là một chiến lược phát triển thương mại hiệu quả của các đài truyền

hình, bởi lợi nhuận luôn đi kèm với sự mới lạ, cuốn hút của chương trình. Vì

lẽ đó mà việc chuyên biệt hóa các kênh truyền hình, cùng với sự phát triển

thêm các phiên bản chuyên biệt hơn trong hệ thống của từng nhà Đài là xu

hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới



2.3 Xu hướng phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới

Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ

internet, truyền hình cần phải tự thay đổi mình để đáp ứng được yêu cầu của

công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân mình. Bên cạnh việc

nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng…thì một yêu cầu đặt ra

cho truyền hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp dẫn khán

giả. Ta có thể thấy một vài thay đổi điển hình của truyền hình trong tương

lai:

 Máy ghi hình cá nhân PVR: Với PVR (Personal video recorder),

người xem có thể ghi lại nội dung truyền hình trực tiếp vào PC

29



để xem lại sau đó. Trong quá trình ghi lại các chương trình,

chúng ta có thể tạm dừng (pause), xem lại (replay), tua hình (fast

forward)… Hầu hết PVR đều được kết hợp với các dịch vụ TV

kỹ thuật số như: Sky, Freeview

 Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là

điều khá phổ biến. Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về

các gói dịch vụ để xem trực tiếp trên di động đơn giản hơn bao

giờ hết. Các công nghệ cạnh tranh như DAB-IP và DVB-H đang

được các nhà sản xuất điện thoại đưa vào để thu hút nhiều hơn

nữa khách hàng. Cũng như điện thoại việc xem show trên iPod

và máy nghe nhạc MP3 ngày càng phổ biến hơn.

 Xem video theo yêu cầu (on demand): “On demand” có nghĩa là

người xem có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn

chương trình muốn xem và không bị bó buộc về thời gian xem.

Với dịch vụ theo yêu cầu, đài truyền hình sẽ gửi tới khách hàng

những show diễn hay những bộ phim được yêu thích thông qua

việc kết nối băng thông rộng nhờ bộ chuyển đổi cho TV.

 Truyền hình Internet (IPTV – Internet Protocol Television) đã

rậm rịch xuất hiện ở Việt Nam. Công nghệ truyền hình mới này

đã giúp khán giả có thể chủ động khi theo dõi truyền hình. Vơi

IPTV, khán giả có thể theo dõi nội dụng yêu thích vào bất kỳ lúc

nào mà không lệ thuộc vào giờ phát sóng, lịch phát sóng của Đài.

Tính chuyên sâu và chuyên biệt của IPTV hướng đến từng cá

nhân riêng biệt: “Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tính “chủ

động” của truyền hình IPTV sẽ tạo nên một cuộc cách mạng,làm

thay đổi căn bản quan niệm về truyền hình. Không đơn thuần là

số hóa để truyền tải nội dung chương trình truyền qua Internet,

30



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

×